TNG CC TIU CHUN O LNG CHT LNG

  • Slides: 44
Download presentation
TỔNG CỤC TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN ĐO LƯỜNG

TỔNG CỤC TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN ĐO LƯỜNG 996 GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 Trần Quý Giầu Phó Vụ trưởng Vụ Đo lường Tổng cục TCĐLCL – Bộ KH&CN

NỘI DUNG 1. Vai trò hoạt động đo lường trong phát triển KT-XH, hội

NỘI DUNG 1. Vai trò hoạt động đo lường trong phát triển KT-XH, hội nhập quốc tế. 2. Hệ thống đo lường quốc gia Việt Nam. 3. Giới thiệu Đề án đo lường 996. 4. Căn cứ pháp lý triển khai Đề án. 5. Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án. 6. Phương án triển khai các nhiệm vụ của Đề án. 7. Kết luận và kiến nghị 2

I. VAI TRÒ HOẠT ĐỘNG ĐO LƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ

I. VAI TRÒ HOẠT ĐỘNG ĐO LƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI, HỘI NHẬP QUỐC TẾ 3

4

4

VAI TRÒ HOẠT ĐỘNG ĐO LƯỜNG 5

VAI TRÒ HOẠT ĐỘNG ĐO LƯỜNG 5

Thành tựu § Nhà nước đã ban hành hệ thống các văn bản quy

Thành tựu § Nhà nước đã ban hành hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, yêu cầu kỹ thuật về đo lường đáp ứng cơ bản yêu cầu quản lý nhà nước và nhu cầu về đo lường của doanh nghiệp, người dân. § Hệ thống chuẩn đo lường của từng lĩnh vực đo cũng đã được xác lập gồm chuẩn quốc gia và các chuẩn có độ chính xác thấp hơn là chuẩn chính và chuẩn công tác § Hệ thống các tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường trên địa bàn cả nước đã được xác lập và phát triển § Việt Nam đã là thành viên của bốn (4) tổ chức quốc tế và khu vực về đo lường, đã đăng ký và tham gia một số Ban kỹ thuật/tiểu ban kỹ thuật của tổ chức đo lường quốc tế § Việt Nam đã được quốc tế thừa nhận khả năng đo và hiệu chuẩn (CMC) cho 31 phép CMC 6

7

7

Tòa nhà Trung tâm Viện Đo lường Việt Nam – Khu CNC Hòa Lạc

Tòa nhà Trung tâm Viện Đo lường Việt Nam – Khu CNC Hòa Lạc 8

Bất cập § Trong nhiều lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp chưa

Bất cập § Trong nhiều lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp chưa chủ động xây dựng và triển khai thực hiện hệ thống các hoạt động tự bảo đảm đo lường. § Công nghiệp sản xuất phương tiện đo, chuẩn đo lường còn nhiều hạn chế, trình độ thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu trong nước § Hạ tầng đo lường quốc gia của Việt Nam còn yếu chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu về đo lường của doanh nghiệp Việt Nam và hiện chỉ được xếp thứ 6 trong các nước ASEAN § Việt Nam chưa tham gia sâu rộng vào các ban kỹ thuật hoặc tiểu ban kỹ thuật của các tổ chức quốc tế về đo lường 9

§ Cơ chế, chính sách hiện hành chưa bao quát toàn bộ hoạt động

§ Cơ chế, chính sách hiện hành chưa bao quát toàn bộ hoạt động đo lường, chưa đáp ứng yêu cầu thúc đẩy phát triển hoạt động đo lường để hỗ trợ doanh nghiệp Việt nam tăng cường năng lực cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế; § Số lượng nhiệm vụ khoa học và công nghệ về đo lường cấp quốc gia được thực hiện thời gian qua là rất ít và thường là các nhiệm vụ độc lập do chưa có chương trình, đề án khoa học và công nghệ riêng về đo lường; § Chưa tổ chức thực hiện chương trình đảm bảo đo lường tại doanh nghiệp như nhiều quốc gia khác § Nhà nước chưa tập trung bố trí kinh phí từ ngân sách và huy động các nguồn lực quốc gia đầu tư phát triển hạ tầng đo lường quốc gia đáp ứng nhu cầu về đo lường của doanh nghiệp § Chưa có chính sách, biện pháp cụ thể ưu đãi, hỗ trợ hiệu quả cho hoạt động sản xuất phương tiện đo, chuẩn đo lường tại Việt Nam § Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao năng lực dịch vụ về đo lường, hoạt động hợp tác quốc tế và đặc biệt là hoạt động thông tin, tuyên truyền về đo lường chưa được chú trọng đúng mức, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước, chưa thu hút được tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tham gia nhằm tăng cường nhận 10 sách về đo lường. . . thức và tích cực, chủ động thực hiện chính

III. ĐỀ ÁN “TĂNG CƯỜNG, ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG ĐO LƯỜNG HỖ TRỢ DOANH

III. ĐỀ ÁN “TĂNG CƯỜNG, ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG ĐO LƯỜNG HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP VIỆT NAM N NG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030” (ĐỀ ÁN 996) 11 11

I. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN 1. Mục tiêu chung a) Phát triển hạ

I. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN 1. Mục tiêu chung a) Phát triển hạ tầng đo lường quốc gia theo hướng đồng bộ, hiện đại, đáp ứng hội nhập quốc tế và nhu cầu đảm bảo đo lường chính xác cho hoạt động doanh nghiệp, phù hợp điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam, phù hợp với quy hoạch phát triển bộ ngành, địa phương. b) Tập trung hỗ trợ doanh nghiệp trong một số ngành, lĩnh vực ưu tiên; xây dựng và triển khai hiệu quả Chương trình bảo đảm đo lường tại doanh nghiệp; Tăng cường hoạt động đo lường gắn chặt với hoạt động doanh nghiệp. c) Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động đa dạng các nguồn lực trong xã hội để đóng góp phát triển hoạt động đo lường. d) Xây dựng và áp dụng hiệu quả bộ tiêu chí quốc gia đánh giá các lĩnh vực đo lường để tăng cường hiệu quả, hiệu lực công tác quản lý nhà nước về đo lường; thực hiện chuẩn hóa năng lực, hoạt động của các tổ chức kinh doanh dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường. đ) Tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, phổ biến sâu rộng về vai trò, tầm quan trọng hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp. 12

2. Mục tiêu cụ thể a) Đến năm 2025: - Phát triển hạ tầng

2. Mục tiêu cụ thể a) Đến năm 2025: - Phát triển hạ tầng đo lường quốc gia đáp ứng công nhận đủ 41 chuẩn đo lường quốc gia theo quy hoạch đã được phê duyệt; công nhận ít nhất 200 phép đo hiệu chuẩn được quốc tế thừa nhận trong khuôn khổ Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau toàn cầu về đo lường (CIPM-MRA); - Thống nhất chung định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật đo lường từ cấp quốc gia đến cấp bộ ngành, địa phương; - Phát triển được ít nhất 100 chất chuẩn, chuẩn đo lường, phương tiện đo các loại đáp ứng nhu cầu đảm bảo đo lường chính xác cho doanh nghiệp; - Bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ về đo lường ít nhất 10. 000 cán bộ tham gia hoạt động đo lường; - Triển khai Chương trình đảm bảo đo lường thông qua hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường và hoạt động xây dựng phương pháp đo cho ít nhất 50. 000 doanh nghiệp bao gồm doanh nghiệp có vốn nhà nước và doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân; - Triển khai áp dụng bộ tiêu chí quốc gia đánh giá các lĩnh vực đo lường ít nhất 1000 phòng thí nghiệm được công nhận trong cả nước cho các lĩnh vực đo lường để tăng cường hiệu quả, hiệu lực công tác quản lý nhà nước về đo lường; thực hiện chuẩn hóa năng lực, hoạt động của các tổ chức kinh doanh dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường. 13

b) Đến năm 2030: - Phát triển hạ tầng đo lường quốc gia đáp

b) Đến năm 2030: - Phát triển hạ tầng đo lường quốc gia đáp ứng công nhận ít nhất 300 phép đo hiệu chuẩn được quốc tế thừa nhận trong khuôn khổ Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau toàn cầu về đo lường (CIPM-MRA); - Phát triển được ít nhất 250 chất chuẩn, chuẩn đo lường, phương tiện đo các loại đáp ứng nhu cầu đảm bảo đo lường chính xác cho doanh nghiệp; - Bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ về đo lường ít nhất 20. 000 cán bộ tham gia hoạt động đo lường; - Triển khai Chương trình đảm bảo đo lường thông qua hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường và hoạt động xây dựng phương pháp đo cho ít nhất 100. 000 doanh nghiệp bao gồm doanh nghiệp có vốn nhà nước và doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân; - Triển khai áp dụng bộ tiêu chí quốc gia đánh giá các lĩnh vực đo lường ít nhất 2000 phòng thí nghiệm được công nhận trong cả nước cho các lĩnh vực đo lường để tăng cường hiệu quả, hiệu lực công tác quản lý nhà nước về đo lường; thực hiện chuẩn hóa năng lực, hoạt động của các tổ chức kinh doanh dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường. 14

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CỦA ĐỀ ÁN 1. Đổi mới, sửa

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CỦA ĐỀ ÁN 1. Đổi mới, sửa đổi chính sách tạo thuận lợi hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp: - Xây dựng, ban hành Danh mục ngành, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh trọng tâm cần tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế đến năm 2025; rà soát, bổ sung Danh mục đến năm 2030; - Xây dựng, ban hành bổ sung chính sách tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động đo lường; thúc đẩy xã hội hóa hoạt động đo lường; nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy thương mại hóa các sản phẩm từ kết quả nghiên cứu, ứng dụng và phát triển khoa học công nghệ đo lường; - Rà soát, bổ sung phương tiện đo, chuẩn đo lường, chất chuẩn vào Danh mục các sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển; - Xây dựng, ban hành bộ tiêu chí quốc gia đánh giá các lĩnh vực đo nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đo lường; thực hiện chuẩn hóa năng lực, hoạt động của các tổ chức kinh doanh dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường. 15

2. Tăng cường phát triển hạ tầng đo lường quốc gia: - Xây dựng,

2. Tăng cường phát triển hạ tầng đo lường quốc gia: - Xây dựng, phát triển hạ tầng kỹ thuật đo lường cấp quốc gia và các ngành lĩnh vực theo hướng đồng bộ, hiện đại và đáp ứng hội nhập quốc tế; - Phát triển mạng lưới các tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường đáp ứng các yêu cầu của bộ tiêu chí quốc gia đánh giá các lĩnh vực đo lường để phục vụ nhu cầu về đo lường của doanh nghiệp; - Tập trung phát triển hạ tầng đo lường cấp quốc gia; duy trì hệ thống chuẩn đo lường quốc gia, đảm bảo độ chính xác và tính liên kết chuẩn đo lường quốc gia của Việt Nam đến chuẩn đo lường quốc gia, chuẩn đo lường quốc tế có độ chính xác cao hơn của các Viện đo lường quốc gia trong khu vực và trên thế giới; - Tăng cường công tác nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng về khoa học công nghệ đo lường; - Bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ về đo lường ở trong và ngoài nước cho các cán bộ tham gia hoạt động đo lường của các bộ ngành, địa phương và doanh nghiệp; - Tăng cường nghiên cứu phát triển, thương mại hóa chất chuẩn, chuẩn đo lường, phương tiện đo phù hợp tiêu chuẩn quốc tế để đáp ứng nhu cầu đảm bảo đo lường chính xác trong nước và hướng tới xuất khẩu. 16

3. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đo lường:

3. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đo lường: - Tăng cường phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiêp về công tác quản lý hoạt động đo lường; - Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá việc áp dụng bộ tiêu chí quốc gia đánh giá các lĩnh vực. 4. Triển khai công tác hỗ trợ doanh nghiệp đảm bảo chất lượng sản phẩm hàng hóa: - Hỗ trợ doanh nghiệp triển khai áp dụng Chương trình đảm bảo đo lường thông qua hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường và hoạt động xây dựng phương pháp đo; - Hỗ trợ doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm đáp ứng yêu cầu của bộ tiêu chí quốc gia đánh giá các lĩnh vực đo; - Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia nghiên cứu, ứng dụng công nghệ đo lường tiên tiến trong quá trình sản xuất theo quy định pháp luật hiện hành. 17

5. Tăng cường hợp tác quốc tế: - Tham gia tích cực vào hoạt

5. Tăng cường hợp tác quốc tế: - Tham gia tích cực vào hoạt động của các tổ chức quốc tế và khu vực về đo lường hiện Việt Nam là thành viên; - Đẩy mạnh trao đổi, hợp tác nghiên cứu, đào tạo, chuyển giao công nghệ với các cơ quan, tổ chức đo lường các quốc gia/nền kinh tế trong khu vực và thế giới; - Mở rộng tham gia đàm phán, ký kết các thỏa thuận song phương và đa phương nhằm thừa nhận lẫn nhau kết quả đo, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, sản phẩm hàng hóa tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại. 6. Tập trung đẩy mạnh công tác truyền thông về hoạt động đo lường: - Tổ chức Diễn đàn đo lường doanh nghiệp Việt Nam thường niên, Hội nghị khoa học kỹ thuật đo lường toàn quốc định kỳ 5 năm và các Hội nghị, hội thảo liên quan; tổ chức thi đua, khen thưởng đối với tổ chức, cá nhân thực hiện tốt hoạt động đo lường; - Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền chính sách, pháp luật, nâng cao nhận thức của doanh nghiệp và xã hội về hoạt động đo lường nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đo lường. 18

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN: 1. Nguồn kinh phí thực hiện Đề

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN: 1. Nguồn kinh phí thực hiện Đề án - Kinh phí thực hiện Đề án gồm kinh phí từ ngân sách nhà nước, đóng góp của doanh nghiệp và các nguồn hợp pháp khác. - Nguồn kinh phí chi thường xuyên ngân sách nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ: Đổi mới, sửa đổi chính sách tạo thuận lợi hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp; Tăng cường phát triển hạ tầng đo lường quốc gia; Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đo lường; Hỗ trợ doanh nghiệp đảm bảo chất lượng sản phẩm hàng hóa; Tăng cường hợp tác quốc tế; Đẩy mạnh công tác truyền thông về hoạt động đo lường. - Nguồn kinh phí chi đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước để thực hiện nhiệm vụ: Đầu tư phát triển hạ tầng đo lường quốc gia. 2. Quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện các nhiệm vụ của Đề án áp dụng theo quy định pháp luật về ngân sách nhà nước và các quy định có liên quan. 19

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN 1. Bộ Khoa học và Công nghệ

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN 1. Bộ Khoa học và Công nghệ a) Chủ trì xây dựng kế hoạch và triển khai các nội dung của Đề án; hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức sơ kết và tổng kết tình hình thực hiện Đề án; định kỳ hằng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình triển khai Đề án. b) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổ chức nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách nhằm tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường để hỗ trợ doanh nghiệp; hàng năm phê duyệt các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia về đo lường; xây dựng và phê duyệt Danh mục ngành, lĩnh vực sản xuất kinh doanh trọng tâm cần tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường đến năm 2025, rà soát bổ sung danh mục đến năm 2030; tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện chương trình đảm bảo đo lường theo tiêu chí nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế của doanh nghiệp theo từng ngành, lĩnh vực trong Danh mục. 20

1. Bộ Khoa học và Công nghệ c) Chủ trì xây dựng kế hoạch,

1. Bộ Khoa học và Công nghệ c) Chủ trì xây dựng kế hoạch, dự toán, phân bổ và giao dự toán kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho hoạt động khoa học và công nghệ và các nguồn kinh phí hợp pháp khác để triển khai Đề án. d) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương rà soát hạ tầng kỹ thuật đo lường bảo đảm thống nhất chung định hướng phát triển từ cấp quốc gia đến cấp bộ, ngành, địa phương nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong nước nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế. đ) Ban hành, đưa vào triển khai áp dụng bộ tiêu chí quốc gia đánh giá các lĩnh vực đo lường. e) Phối hợp các bộ, cơ quan liên quan tham gia đàm phán các thỏa thuận song phương và đa phương về thừa nhận lẫn nhau kết quả đo trên cơ sở của Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau toàn cầu về đo lường. 21

2. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ a) Bộ, cơ

2. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ a) Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm: - Căn cứ chức năng nhiệm vụ, nhu cầu và điều kiện phát triển hoạt động đo lường của ngành, chủ trì, đề xuất và phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng và phê duyệt các nhiệm vụ thuộc Đề án trong phạm vi quản lý nhà nước theo thẩm quyền và quy định của pháp luật liên quan; - Chủ trì, phối hợp Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện việc bảo đảm đo lường chính xác trong doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý nhà nước; - Chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn về đo lường của doanh nghiệp khi tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu; - Huy động, bố trí các nguồn kinh phí phù hợp để triển khai các nội dung của Đề án. b) Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ bố trí kinh phí chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển trên cơ sở kế hoạch, dự toán kinh phí thực hiện Đề án do Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng và khả năng cân đối ngân sách hàng năm. 22

3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong

3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm: a) Căn cứ nhu cầu phát triển hoạt động đo lường tại địa phương, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, triển khai thực hiện các nhiệm vụ thuộc Đề án trên địa bàn theo quy định của pháp luật. b) Hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành, lĩnh vực thuộc Danh mục và các doanh nghiệp tham gia hoạt động về đo lường trên địa bàn áp dụng triển khai các cơ chế chính sách theo nội dung của Đề án. c) Định kỳ hoặc đột xuất khi có yêu cầu, tổ chức tổng kết, báo cáo kết quả triển khai các nhiệm vụ Đề án trong phạm vi, thẩm quyền được giao, các vấn đề phát sinh cần giải quyết cho Bộ Khoa học và Công nghệ để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. 4. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp dựa trên nhu cầu thực tế của doanh nghiệp, thành viên: a) Tham gia phối hợp với các bộ ngành, địa phương để hỗ trợ, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân, hội, hiệp hội thành viên tham gia thực hiện nội dung của Đề án. b) Phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ 23 chức tuyên truyền, phổ biến Đề án đến các doanh nghiệp liên quan để tham gia thực hiện.

CĂN CỨ PHÁP LÝ TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN 996 1. Quyết định số 996/QĐ-TTg

CĂN CỨ PHÁP LÝ TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN 996 1. Quyết định số 996/QĐ-TTg ngày 10 tháng 8 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”; 2. Quyết định số 82/QĐ-BKHCN ngày 16 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc phê duyệt Kế hoạch triển khai Đề án “Tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến 2025, định hướng đến 2030”; 24

V. KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “TĂNG CƯỜNG, ĐỔI MỚI HOẠT

V. KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “TĂNG CƯỜNG, ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG ĐO LƯỜNG HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP VIỆT NAM N NG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030” (Các nhiệm vụ do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì) 25 25

TT 1 Nội dung công việc Thời gian thực hiện Đơn vị chủ trì

TT 1 Nội dung công việc Thời gian thực hiện Đơn vị chủ trì Đơn vị phối hợp Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện Đề án 1. 1 - Tuyên truyền, phổ biến trên các phương tiện Quý I/2019 Tổng cục - Các đơn vị truyền thông tin đại chúng về các nội dung của Đề án; và các năm TĐC trong và ngoài Bộ tiếp theo KH&CN; - Tổ chức lồng ghép các hoạt động thông tin, tuyên truyền về các nội dung của Đề án cho các - Vụ Pháp chế; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; - Văn phòng Bộ; - Trả lời phỏng vấn theo đề nghị của các cơ quan - Các bộ, ngành, địa thông tin truyền thông. phương và đơn vị liên quan. 1. 2 Hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương tổ chức Hàng năm Tổng cục - Vụ Pháp chế; thực hiện các nhiệm vụ thuộc Đề án theo phân TĐC - Vụ Kế hoạch – Tài chính; công: - Vụ KHCN các ngành kinh - Văn bản hướng dẫn triển khai Đề án; tế-kỹ thuật (Vụ CNN); - Hội nghị, hội thảo phổ biến, hướng dẫn thực - Vụ Phát triển KH&CN địa hiện Đề án; phương (Vụ ĐP); - Trực tiếp làm việc với một số bộ, địa phương - Các bộ, ngành, địa về triển khai Đề án. phương và doanh nghiệp liên quan. 26

2 Triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Đề án Thời gian thực

2 Triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Đề án Thời gian thực hiện Sửa đổi, bổ sung chính sách tạo thuận lợi hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp 2. 1. 1 Nghiên cứu, xây dựng, ban hành Danh mục ngành, Năm 2019 lĩnh vực sản xuất, kinh doanh trọng tâm cần tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường Đơn vị chủ trì Đơn vị phối hợp Tổng cục TĐC - Vụ Pháp chế; - Vụ CNC; - Vụ CNN; - Các bộ, ngành, địa phương và đơn vị liên quan. - Vụ Pháp chế. 2. 1. 2 Xây dựng, ban hành bộ tiêu chí quốc gia đánh giá Năm 2019 các lĩnh vực đo 2. 1. 3 Nghiên cứu, xây dựng, ban hành bổ sung chính 2020 -2030 sách tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động đo lường; thúc đẩy xã hội hóa hoạt động đo lường; thúc đẩy thương mại hóa các sản phẩm từ kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực đo lường, ứng dụng và phát triển khoa học và công nghệ đo lường 2. 1. 4 Rà soát, bổ sung phương tiện đo, chuẩn đo lường, 2019 -2025 chất chuẩn vào Danh mục các sản phẩm công nghệ 27 cao được khuyến khích phát triển Tổng cục TĐC - Vụ Pháp chế; - Vụ CNN; - Các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp liên quan. - Vụ Pháp chế; - Vụ CNC.

2. 2 Tăng cường phát triển hạ tầng đo lường quốc gia 2. 2.

2. 2 Tăng cường phát triển hạ tầng đo lường quốc gia 2. 2. 1 Xây dựng, phát triển hạ tầng kỹ thuật đo lường cấp quốc gia và các ngành lĩnh vực - Xây dựng, trình phê duyệt, tổ chức thực hiện dự án đầu tư Chuẩn đo lường quốc gia - Xây dựng, trình phê duyệt và triển khai thực hiện dự án tăng cường trang thiết bị hàng năm Thời gian Đơn vị chủ trì thực hiện Đơn vị phối hợp 2019 2030 Tổng cục TĐC - Vụ Kế hoạch - Tài chính; - Văn phòng Bộ. - Vụ Kế hoạch - Tài chính; - Các bộ, ngành, địa phương liên quan. Đầu tư nguồn lực để duy trì hệ thống chuẩn đo lường quốc gia 2019 2030 Tổng cục TĐC - Vụ Kế hoạch - Tài chính. 2. 2. 2 Phát triển mạng lưới các tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường 2019 – 2030 Tổng cục TĐC - Vụ Kế hoạch - Tài chính; - Vụ CNN; - Vụ ĐP; - Các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp liên quan. - 28

2. 2 Tăng cường phát triển hạ tầng đo lường quốc gia 2. 2.

2. 2 Tăng cường phát triển hạ tầng đo lường quốc gia 2. 2. 3 Tăng cường công tác nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng về khoa học công nghệ đo lường Thời gian thực hiện 2. 2. 4 Bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ về đo lường cho các cán bộ tham gia hoạt động đo lường 2019 2030 2. 2. 5 Nghiên cứu, sản xuất, thương mại hóa chất chuẩn, chuẩn đo lường, phương tiện đo 2019 2030 29 Đơn vị chủ trì Đơn vị phối hợp Tổng cục - Vụ Kế hoạch - Tài chính; TĐC - Vụ CNN; - Vụ CNC; - Quỹ Nafosted. Tổng cục - Vụ TCCB; TĐC - Các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp liên quan. Tổng cục - Vụ CNN; TĐC - Vụ Kế hoạch - Tài chính; - Các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp liên quan.

2. 3 Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước Thời gian

2. 3 Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước Thời gian Đơn vị chủ trì về đo lường thực hiện 2. 3. 1 Phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, doanh Hàng năm Tổng cục nghiệp về công tác quản lý hoạt động đo lường TĐC (xây dựng văn bản quản lý, phổ biến hướng dẫn thực hiện, thanh tra, kiểm tra hoạt động đo lường) 2. 3. 2 Tổ chức triển khai; kiểm tra, đánh giá việc áp Hàng năm dụng bộ tiêu chí quốc gia đánh giá các lĩnh vực đo lường (Hệ thống quản lý, các tiêu chí về cơ sở hạ tầng kỹ thuật đo lường cần có để hoạt động…) 30 Tổng cục TĐC Đơn vị phối hợp - Vụ Kế hoạch - Tài chính; - Vụ CNN; - Vụ ĐP; - Các bộ, ngành, địa phương liên quan. - Các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp liên quan.

2. 4 Triển khai công tác hỗ trợ doanh nghiệp đảm bảo chất lượng

2. 4 Triển khai công tác hỗ trợ doanh nghiệp đảm bảo chất lượng sản phẩm hàng hóa 2. 4. 1 Tổ chức tư vấn, đào tạo, hỗ trợ doanh nghiệp triển khai áp dụng Chương trình đảm bảo đo lường Thời gian thực hiện Đơn vị chủ trì Đơn vị phối hợp Hàng năm Tổng cục TĐC 2. 4. 2 Hỗ trợ các doanh nghiệp triển khai nghiên cứu, Hàng năm ứng dụng đo lường tiên tiến thông qua việc tham gia một số chương trình khoa học và công nghệ cấp bộ, quốc gia (CHương trình 712, Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia, CHương trình công nghệ cao…) 2. 4. 3 Hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia các chương Hàng năm trình xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại của nhà nước, Hội chợ công nghệ và thiết bị Việt Nam (Techmart), Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia (Techfest), các hội chợ, triển lãm trong nước và quốc tế Tổng cục TĐC - Vụ CNN; - Vụ ĐP; - Các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp liên quan - Vụ CNC, CNN; - Các tổ chức, doanh nghiệp liên quan 31 Cục Thông - Tổng cục TĐC tin - Các tổ chức, doanh KHCNQG nghiệp liên quan

2. 5 Tăng cường hợp tác quốc tế Thời gian thực hiện Đơn vị

2. 5 Tăng cường hợp tác quốc tế Thời gian thực hiện Đơn vị chủ trì Đơn vị phối hợp Hàng năm Tổng cục TĐC 2. 5. 2 Tổ chức khóa đào tạo, tấp huấn, trao đổi kinh Hàng năm nghiệm với các quốc gia có ngành đo lường phát triển và thuê các chuyên gia nước ngoài có chuyên môn về đo lường. 2. 5. 3 Tham gia Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau toàn cầu Hàng năm về đo lường 2. 5. 4 Trao đổi, hợp tác nghiên cứu, đào tạo, chuyển Hàng năm giao công nghệ với các cơ quan, tổ chức đo lường các quốc gia/nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới Tổng cục TĐC - Vụ HTQT; - Các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp liên quan. - Vụ HTQT; - Vụ Pháp chế. - Vụ HTQT; - Các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp liên quan. 2. 5. 1 Tham gia làm thành viên của các diễn đàn quốc tế, khu vực về đo lường, ban và tiểu ban kỹ thuật 32 Tổng cục TĐC

2. 6 Đẩy mạnh công tác truyền thông về hoạt động đo lường 2.

2. 6 Đẩy mạnh công tác truyền thông về hoạt động đo lường 2. 6. 1 Tổ chức Diễn đàn đo lường Việt Nam Thời gian thực hiện Đơn vị chủ trì Hàng năm Tổng cục TĐC Năm 2020 và định kỳ 05 năm/lần Tổng cục TĐC 2. 6. 3 Tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề khác Hàng năm về đo lường Tổng cục TĐC 2. 6. 4 Truyền thông các thông tin về hoạt động đo lường trên báo, đài, vô tuyến, tạp chí và trên mạng xã hội Tổng cục TĐC 2. 6. 2 Tổ chức hội nghị khoa học kỹ thuật đo lường toàn quốc Quý I/2019 và các năm tiếp theo 33 Đơn vị phối hợp - Vụ HTQT; - Văn phòng Bộ; - Các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp liên quan. - Văn phòng Bộ; - Vụ CNN; - Các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp liên quan. - Các đơn vị truyền thông trong và ngoài Bộ KH&CN.

3 Các nội dung khác 3. 1 Xây dựng văn bản quy định/hướng dẫn

3 Các nội dung khác 3. 1 Xây dựng văn bản quy định/hướng dẫn quản lý Đề án Thời gian thực hiện Đơn vị chủ trì Quý I/2019 Tổng cục TĐC 3. 2 Cân đối, bố trí kinh phí thực hiện các nhiệm vụ của Đề án Hàng năm 3. 3 Kiểm tra tình hình thực hiện Đề án tại các bộ, ngành, địa phương Định kỳ và đột xuất 3. 4 Báo cáo hàng năm; Sơ kết, tổng kết các giai đoạn thực hiện Đề án (sơ kết 3 năm, 5 năm, tổng kết đề án) 34 Đơn vị phối hợp - Vụ Pháp chế; - Vụ Kế hoạch-Tài chính; - Các đơn vị liên quan khác. Vụ Kế hoạch - Tổng cục TĐC; – Tài chính - Vụ CNN; - Vụ ĐP. Tổng cục - Vụ Kế hoạch – Tài chính; TĐC - Vụ CNN; - Vụ ĐP; - Các bộ, ngành, địa phương liên quan. Tổng cục - Vụ Kế hoạch – Tài chính; TĐC - Vụ CNN; - Vụ ĐP; - Các đơn vị liên quan.

V. KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “TĂNG CƯỜNG, ĐỔI MỚI HOẠT

V. KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “TĂNG CƯỜNG, ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG ĐO LƯỜNG HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP VIỆT NAM N NG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030” (Các nhiệm vụ do các bộ, địa phương chủ trì) 35 35

STT Nội dung công việc Đơn vị chủ trì 1 Xây dựng, phát triển

STT Nội dung công việc Đơn vị chủ trì 1 Xây dựng, phát triển hạ tầng kỹ thuật đo lường các ngành, lĩnh vực theo định hướng chung 2 Bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ về đo lường cho các cán bộ tham gia hoạt động đo lường Tăng cường công tác nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng về khoa học công nghệ đo lường Nghiên cứu, sản xuất, thương mại hóa chất chuẩn, chuẩn đo lường, phương tiện đo Tổ chức triển khai áp dụng bộ tiêu chí quốc gia đánh giá các lĩnh vực đo Tổ chức tư vấn, đào tạo hỗ trợ doanh nghiệp triển khai, áp dụng Chương trình đảm bảo đo lường Tổ chức tuyên truyền các nội dung của Đề án 3 4 5 6 7 36 Đơn vị phối hợp Các bộ, ngành, - Tổng cục TĐC; địa phương - Vụ CNC; - Vụ Kế hoạch – Tài chính; - Vụ địa phương. Các bộ, ngành, - Tổng cục TĐC. ĐP Các bộ, ngành, - Tổng cục TĐC; ĐP - Vụ CNC. Các bộ, ngành, - Tổng cục TĐC. ĐP Các bộ, ngành, - Tổng cục TĐC; ĐP - Các Đơn vị truyền thông của Bộ KH&CN.

VI. PHƯƠNG ÁN TRIỂN KHAI CÁC NHIỆM VỤ ĐỀ ÁN 996 37 37

VI. PHƯƠNG ÁN TRIỂN KHAI CÁC NHIỆM VỤ ĐỀ ÁN 996 37 37

PHƯƠNG ÁN TRIỂN KHAI CÁC NHIỆM VỤ ĐỀ ÁN 996 Chính phủ Hướng dẫn,

PHƯƠNG ÁN TRIỂN KHAI CÁC NHIỆM VỤ ĐỀ ÁN 996 Chính phủ Hướng dẫn, triển khai các nhiệm vụ của Đề án đo lường 996 Bộ, Ngành, Địa phương, Doanh nghiệp 38

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỔNG CỤC TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỔNG CỤC TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG Mục tiêu, Nhiệm vụ, Giải pháp của Đề án 996 Quyết định số 82/QĐBKHCN Quyết định số 850/QĐTĐC Bộ KH&CN, TĐC quyết định phê duyệt các nhiệm vụ triển khai hàng năm, trung hạn theo kế hoạch đã được phê duyệt Thực hiện triển khai các nhiệm vụ đã được phê duyệt Xây dựng, đề xuất các nhiệm vụ hàng năm, trung hạn: giai đoạn 2021 – 2025 và giai đoạn tiếp theo, theo kế hoạch đã được phê duyệt tại quyết định số 82/QĐ-BKHCN và 850/QĐ-TĐC 39 Đánh giá kết quả triển khai các nhiệm vụ; Tổng hợp các kết quả triển khai các nhiệm vụ của các bộ ngành, địa phương, doanh nghiệp để báo cáo Thủ tướng

CÁC BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ Căn cứ chức năng nhiệm vụ, nhu cầu

CÁC BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ Căn cứ chức năng nhiệm vụ, nhu cầu và điều kiện phát triển hoạt động đo lường của bộ, ngành Muc tiêu, Nhiệm vụ, giải pháp Đề án 996 Quyết định số 82 /QĐBKHCN và số 850/QĐTĐC Quy hoạch phát triển ngành, vùng miền Phối hợp Bộ KH&CN để xây dựng các nhiệm vụ thực hiện hàng năm, trung hạn giai đoạn : 2021 – 2025 Bộ, cơ quan ngang bộ quyết định phê duyệt các nhiệm vụ triển khai theo kế hoạch 40 Thực hiện triển khai các nhiệm vụ theo kế hoạch được duyệt Đánh giá kết quả triển khai các nhiệm vụ; Báo cáo Thủ tướng

ĐỊA PHƯƠNG Căn cứ nhu cầu phát triển hoạt động đo lường của địa

ĐỊA PHƯƠNG Căn cứ nhu cầu phát triển hoạt động đo lường của địa phương, Mục tiêu, Nhiệm vụ, Giải pháp của Đề án 996 Quyết định số 82 /QĐBKHCN và số 850/QĐ-TĐC Các đơn vị trực thuộc xây dựng, đề xuất các nhiệm vụ triển khai thuộc Đề án 996 Cơ quan có thẩm quyền quyết định phê duyệt các nhiệm vụ triển khai hàng năm, từng giai đoạn 2021 -2025, giai đoạn tiếp theo Quy hoạch phát triển KT-XH của địa phương 41 Thực hiện triển khai các nhiệm vụ đã được duyệt Đánh giá kết quả triển khai các nhiệm vụ; báo cáo Thủ tướng

VII. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 42 42

VII. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 42 42

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: 1. Các bộ ngành, địa phương cần tập trung

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: 1. Các bộ ngành, địa phương cần tập trung xây dựng kế hoạch tổng thể thực hiện Đề án đo lường 996 căn cứ trên chức năng nhiệm vụ, nhu cầu phát triển hoạt động đo lường của bộ, ngành, địa phương và bám sát mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Đề án; 2. Tập trung huy động các nguồn lực xây dựng, triển khai các nhiệm vụ cụ thể trên cơ sở kế hoạch tổng thể theo từng giai đoạn; 3. Thống nhất chung định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật đo lường từ cấp quốc gia đến cấp bộ ngành, địa phương; 4. Lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương quan tâm, tập trung chỉ đạo để triển khai tốt các nhiệm vụ của Đề án nhằm hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế. 43

Trân trọng cảm ơn sự theo dõi của các Quý vị đại biểu!

Trân trọng cảm ơn sự theo dõi của các Quý vị đại biểu!