TRNG I HC GIO DC KHOA CC KHOA

  • Slides: 63
Download presentation
 TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC KHOA CÁC KHOA HỌC GIÁO DỤC TỔ CHỨC

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC KHOA CÁC KHOA HỌC GIÁO DỤC TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NUÔI DƯỠNG, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ TRONG TRƯỜNG MẦM NON Hà Nội, 2017

MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỀ Về kiến thức: Trình bày được các yêu cầu, nội

MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỀ Về kiến thức: Trình bày được các yêu cầu, nội dung, quản lý hoạt động dạy học, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non trong bối cảnh hiện nay. Kỹ năng: Vận dụng được lý luận quản lý giáo dục, quản lý nhà trường và kinh nghiệm thực tiễn vào quản lý các hoạt động dạy học, nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ; đồng thời giải quyết có hiệu quả các tình huống quản lý các hoạt động này trong các cơ sở giáo dục mầm non. Thái độ: Ý thức được các yêu cầu mới về thực hiện chương trình giáo dục mầm non, từ đó có ý chí hành động đổi mới quản lý hoạt động giáo dục của nhà trường mầm non.

NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ 1. Quản lý hoạt động dạy học ở trường mầm

NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ 1. Quản lý hoạt động dạy học ở trường mầm non 2. Quản lý các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ

1. Quản lý hoạt động dạy học 1. 1 Quan điểm chỉ đạo, yêu

1. Quản lý hoạt động dạy học 1. 1 Quan điểm chỉ đạo, yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục MN trong giai đoạn mới 1. 2 Quản lý thực hiện chương trình giáo dục mầm non, thực hiện phổ cập MN 5 tuổi 1. 3 Những bài học kinh nghiệm và tình huống về tổ chức triển khai chương trình giáo dục mầm non/ 4

* Một số khái niệm cơ bản Quản lý là một hoạt động thiết

* Một số khái niệm cơ bản Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực hoạt động cá nhân nhằm đạt mục đích của tổ chức. Mục tiêu của quản lý là hình thành một môi trường trong đó con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất. (H. Koontz) Quản lý là hoạt động có ý thức của chủ thể quản lý (nhà quản lý) đến đối tượng quản lý trong 1 tổ chức nhằm phối hợp hành động của mọi người trong tổ chức làm cho tổ chức đạt được các mục tiêu đề ra một cách hiệu quả nhất. /

* Một số khái niệm cơ bản (tiếp) Quản lý giáo dục: là hoạt

* Một số khái niệm cơ bản (tiếp) Quản lý giáo dục: là hoạt động có ý thức của nhà quản lý nhằm đạt tới mục tiêu quản lý. Nhà quản lý cùng với đông đảo đội ngũ giáo viên, học sinh, các lực lượng xã hội. . . bằng hành động của mình biến mục tiêu đó thành hiện thực. Quản lý hoạt động dạy học thực chất là những tác động của chủ thể quản lý vào quá trình dạy học (được tiến hành bởi tập thể giáo viên và học sinh, với sự hỗ trợ đắc lực của các lực lượng xã hội) nhằm bảo đảm thực hiện đầy đủ các mục tiêu, kế hoạch dạy học và nội dung chương trình giảng dạy theo đúng tiến độ thời gian quy định nhằm bảo đảm quá trình dạy học đạt được chất lượng cao. /

1. 1 Quan điểm chỉ đạo, yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục

1. 1 Quan điểm chỉ đạo, yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục mầm non trong giai đoạn mới 1. 1. 1 Quan điểm chỉ đạo đổi mới chương trình giáo dục MN * Khái niệm “Chương trình giáo dục mầm non” Có nhiều cách hiểu khác nhau về chương trình giáo dục mầm non như: • Chương trình là bản kế hoạch cho phép trẻ đạt tới những kết quả mong muốn • Chương trình là nội dung giảng dạy của giáo viên, là những gì trẻ cùng giáo viên tạo ra, là những cái mà trẻ học được • Chương trình là tất cả những gì diễn ra ở trên lớp trong suốt quá trình sinh hoạt của cô và trẻ Có thể hiểu chương trình giáo dục mầm non bao gồm mục tiêu giáo dục, nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục trẻ, các điều kiện thực hiện quá trình giáo dục trẻ và đánh giá quá trình giáo dục đó. /

Có hai loại chương trình: - Chương trình khung mang tính nguyên tắc (ổn

Có hai loại chương trình: - Chương trình khung mang tính nguyên tắc (ổn định) được ban hành làm cơ sở cho cán bộ chỉ đạo và giáo viên dựa vào đó để biên soạn chương trình chi tiết. - Chương trình chi tiết (mang tính linh hoạt) cho việc chăm sóc, giáo dục trẻ tại địa phương mình. * Quan điểm xây dựng chương trình giáo dục mầm non Chương trình GDMN mới (chương trình khung) đã tiếp thu những tinh hoa của chương trình GDMN trong và ngoài nước. Tư tưởng cốt lõi của chương trình được thể hiện một cách nhất quán theo các quan điểm sau: ü Chương trình GDMN được xây dựng trên quan điểm tích hợp theo chủ đề, chú trọng hình thành cho trẻ những năng lực chung, hướng đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, trí tuệ, tình cảm đạo đức - thẩm mĩ. /

ü Chương trình GDMN lấy trẻ làm trung tâm, tạo điều kiện cho trẻ

ü Chương trình GDMN lấy trẻ làm trung tâm, tạo điều kiện cho trẻ phát triển liên tục. GV là người tổ chức, hướng dẫn, tạo cơ hội cho trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo trong các hoạt động của trẻ ü Chương trình GDMN chú trọng đến hoạt động chủ đạo, coi hoạt động giao lưu xúc cảm trưc tiếp với người lớn của trẻ hài nhi, hoạt động với đồ vật của trẻ ấu nhi và hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo là hoạt động trung tâm của chương trình. ü Chương trình GDMN phù hợp với nhu cầu, hứng thú và đặc điểm lứa tuổi cũng như đặc điểm cá nhân của từng trẻ. ü Chương trình GDMN đảm bảo đáp ứng sự đa dạng của các vùng miền và các đối tượng trẻ. /

Thảo luận: Nêu cấu trúc cụ thể của chương trình giáo dục mầm non.

Thảo luận: Nêu cấu trúc cụ thể của chương trình giáo dục mầm non.

* Cấu trúc chương trình giáo dục mầm non: CTGDMN được cấu trúc thành

* Cấu trúc chương trình giáo dục mầm non: CTGDMN được cấu trúc thành 3 phần: - Phần một: Những vấn đề chung - Phần hai: Chương trình giáo dục nhà trẻ - Phần ba: Chương trình giáo dục mẫu giáo 3 -6 tuổi. Những vấn đề chung bao gồm các nội dung: Mục tiêu giáo dục mầm non; Quan điểm xây dựng và phát triển chương trình; Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục mầm non và đánh giá trẻ; Cấu trúc chương trình; Quy định về hướng dẫn thực hiện chương trình. Chương trình giáo dục nhà trẻ và mẫu giáo đều bao gồm 6 phần mục: - Mục tiêu: phần này đề cập mục tiêu phát triển toàn diện cuối độ tuổi về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm - xã hội và thẩm mĩ. - Kế hoạch thực hiện: phần này nêu lên phân phối thời gian trong năm học và chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ ở các cơ sở Giáo dục mầm non. /

- Nội dung: gồm nội dung nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe và nội

- Nội dung: gồm nội dung nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe và nội dung giáo dục. Nội dung giáo dục được xây dựng theo các lĩnh vực phát triển và theo độ tuổi: Đối với nhà trẻ có 4 lĩnh vực phát triển thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm - xã hội - thẩm mĩ. Đối với lứa tuổi mẫu giáo được chia làm 5 lĩnh vực. - Kết quả mong đợi: Phần này mô tả những gì trẻ trong độ tuổi cần và có thể thực hiện nhằm định hướng cho GV tổ chức hướng dẫn có hiệu quả các hoạt động giáo dục theo 5 lĩnh vực trên, chuẩn bị tốt cho trẻ khi nhập học ở trường phổ thông. - Các hoạt động giáo dục, hình thức tổ chức và phương pháp giáo dục: Phần này đề cập đến các hoạt động giáo dục cơ bản, các hình thức tổ chức và phương pháp giáo dục trẻ - Đánh giá sự phát triển của trẻ: Phần này đề cập đến mục đích, nội dung, phương pháp, thời điểm, cách đánh giá trẻ hàng ngày và đánh giá sự phát triển của trẻ theo giai đoạn. /

Thảo luận: Nêu những điểm mới của chương trình giáo dục mầm non.

Thảo luận: Nêu những điểm mới của chương trình giáo dục mầm non.

* Những điểm mới của chương trình giáo dục mầm non: ü Nội dung

* Những điểm mới của chương trình giáo dục mầm non: ü Nội dung chương trình gồm những nội dung cốt lõi, cơ bản và phù hợp với từng độ tuổi. ü Chương trình có độ mở, giúp giáo viện(GV) chủ động và linh trong việc thực hiện chương trình vận dụng phù hợp với trẻ với điều kiện thực tế của trường, lớp, vùng miền, địa phương. ü Các hoạt động giáo dục, hình thức tổ chức và phương pháp giáo dục; đánh giá sự phát triển của trẻ được đưa vào như là một thành tố của chương trình. ü Kết quả mong đợi được đưa vào chương trình nhằm định hướng cho giáo viên tổ chức, hướng dẫn có hiệu quả các hoạt động giáo dục phát triển thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm - xã hội, thẩm mỹ, chuẩn bị tốt cho trẻ khi vào học ở trường PT. /

1. 1. 2 Yêu cầu đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo

1. 1. 2 Yêu cầu đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục trẻ MN Định hướng đổi mới xây dựng chương trình GDMN được thể hiện như sau: - Mục tiêu GD • Mục tiêu được xây dựng cho trẻ cuối độ tuổi nhà trẻ và mẫu giáo theo các lĩnh vực phát triển của trẻ nhằm hướng đến phát triển toàn diện cho trẻ • Chú trọng hình thành ở trẻ những chức năng tâm lí, năng lực chung của con người. Phát triển tối đa tiềm năng vốn có, hình thành những kĩ năng sống cần thiết cho trẻ phù hợp với yêu cầu của gia đình, cộng đồng, xã hội • Chuẩn bị tốt cho trẻ vào học giai đoạn sau.

- Nội dung GD: • Nội dung GD được xây dựng và cấu trúc

- Nội dung GD: • Nội dung GD được xây dựng và cấu trúc theo các lĩnh vực: phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ; phát triển tình cảm – xã hội và phát triển thẩm mĩ. • Nội dung chăm sóc, giáo dục trẻ được đổi mới theo hướng đảm bảo tính tích hợp giữa nội dung nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe với GD phát triển, nâng cao chất lượng CS-GD trẻ trong trường mầm non hiện nay. • Bổ sung một số nội dung thiết thực đảm bảo GD toàn diện và gắn với cuộc sống thực hàng ngày của trẻ. • Nội dung GD được tổ chức theo hướng tích hợp chủ đề. Các chủ đề được xây dựng mở rộng dần từ đơn giản đến phức tạp, từ gần đến xa, từ bản thân trẻ đến gia đình, môi trường tự nhiên và môi trường xã hội gần gũi với trẻ. /

 • • - Phương pháp GD trẻ: Coi trọng việc tổ chức cho

• • - Phương pháp GD trẻ: Coi trọng việc tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động với các hình thức phong phú đa dạng, đáp ứng nhu cầu, hứng thú và hoạt động tích cực của trẻ. Tạo cơ hội cho trẻ hoạt động, trải nghiệm, khám phá bằng vận động thân thể và giác quan dưới nhiều hình thức Chú trọng tổ chức hoạt động chủ đạo của từng lứa tuổi Chú trọng trẻ “học như thế nào” hơn là “học cái gì”, coi trọng quá trình hơn kết quả hoạt động. Coi trọng tổ chức các môi trường cho trẻ hoạt động Chú trọng việc giao tiếp gắn bó giữa người lớn với trẻ, và trẻ với trẻ Phối hợp các phương pháp một cách hợp lí nhằm phát huy ở trẻ tính chủ động, tích cực hoạt động đảm bảo trẻ “học mà chơi”, ”chơi mà học”. Coi trọng tiếp cận cá nhân trong chăm sóc, giáo dục trẻ. /

- Đánh giá sự phát triển của trẻ: • Có sự phối hợp nhiều

- Đánh giá sự phát triển của trẻ: • Có sự phối hợp nhiều phương pháp, hình thức đánh giá • Chú trọng đánh giá sự tiến bộ của từng trẻ, trên cơ sở đó GV điều chỉnh kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục cho phù hợp với hoạt động thực tế và với trẻ • Coi trọng đánh giá trẻ thường xuyên quan sát hoạt động hàng ngày. Tóm lại, chương trình GDMN mới là chương trình mềm dẻo, linh hoạt, có độ mở, giúp GV linh hoạt lựa chọn nội dung, PP giáo dục trẻ cho phù hợp. Nhưng nó cũng đòi hỏi GV liên tục học hỏi và trau dồi kinh nghiệm để giúp trẻ phát triển tốt nhất theo yêu cầu đặt ra. /

1. 2 Quản lý thực hiện chương trình giáo dục mầm non, thực hiện

1. 2 Quản lý thực hiện chương trình giáo dục mầm non, thực hiện phổ cập mầm non 5 tuổi 1. 2. 1 Xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình giáo dục Kế hoạch giáo dục trẻ là một bản dự kiến về mục tiêu, nội dung, hình thức và cách tiến hành công tác giáo dục trẻ trong một khoảng thời gian nhất định. Có nhiều loại kế hoạch: • Kế hoạch dài hạn (kế hoạch năm học, kế hoạch học kì); • Kế hoạch ngắn hạn (kế hoạch tháng, kế hoạch cho cả chủ đề, tuần, ngày, kế hoạch cho từng loại hoạt động cụ thể. Kế hoạch năm học là kế hoạch tổng thể cho toàn bộ chương trình giáo dục trẻ hoặc cho từng lĩnh vực giáo dục của chương trình. /

Các nguyên tắc xây dựng kế hoạch giáo dục: 1. Xây dựng KH phải

Các nguyên tắc xây dựng kế hoạch giáo dục: 1. Xây dựng KH phải quán triệt mục tiêu GDMN: Xác định rõ mục tiêu cần đạt được đối với trẻ và phải hướng mọi hoạt động đạt được mục tiêu đó 2. Xây dựng kế hoạch phải đảm bảo tính khoa học và thực tiễn - Phải nắm vững chương trình GDMN, quan điểm chỉ đạo và quản lý thực hiện chương trình, đặc điểm phát triển tâm sinh – lý, vốn kinh nghiệm của trẻ ở từng độ tuổi để xác định nội dung, biện pháp, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục một cách hợp lý, rõ ràng, chính xác. - Tùy theo điều kiện về tài chính, CSVC, nhân lực của từng trường, mỗi trường phải xây dựng kế hạch riêng phù hợp với điều kiện trường mình để có tính khả thi. - Người xây dựng kế hoạch cần xem xét kết quả thực hiện KH năm học trước, chủ đề trước để xây dựng cho phù hợp. /

Các nguyên tắc xây dựng kế hoạch giáo dục (tiếp): 3. Xây dựng kế

Các nguyên tắc xây dựng kế hoạch giáo dục (tiếp): 3. Xây dựng kế hoạch phải đảm bảo tính phát triển: Việc lựa chọn mục tiêu, nội dung yêu cần đạt trong kế hoạch phải ở mức độ cao hơn so với khả năng hiện có của nhà trường. Trong các hoạt động phải có sự kế thừa, có chọn lọc. 4. Xây dựng KH phải đảm bảo tính toàn diện: Nội dung kế hoạch phải thể hiện được tất cả các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ nhằm tạo nên những tác động sư phạm mang tính tổng hợp. 5. Đảm bảo tính pháp lệnh của kế hoạch: Kế hoạch thực hiện chương trình được xây dựng trên cơ sở chương trình GDMN do BGD& ĐT ban hành. Đồng thời nhà quản lý phải có trách nhiệm quản lý và tạo điều kiện để giáo viên thực hiện có hiệu quả các loại kế hoạch. /

Bài tập: Hãy xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình giáo dục mầm

Bài tập: Hãy xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình giáo dục mầm non của 1 năm học ở trường của anh/chị.

1. 2. 2 Chỉ đạo đổi mới phương pháp giáo dục ở trường MN

1. 2. 2 Chỉ đạo đổi mới phương pháp giáo dục ở trường MN Phương pháp giáo dục mầm non là cách thức, con đường hoạt động hợp tác cùng nhau giữa giáo viên với trẻ nhằm thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ giáo dục đặt ra ở lứa tuổi mầm non. Đổi mới phương pháp giáo dục mầm non là đổi mới cách thức hoạt động phối hợp thống nhất giữa giáo viên và trẻ mầm non trong hoạt động giáo dục theo hướng phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của trẻ MN Đổi mới PPGD mầm non phải làm sao giúp trẻ mầm non phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. Chỉ đạo đổi mới PPGD ở trường MN là hoạt động của nhà quản lý tác động đến giáo viên để họ tự giác, nỗ lực thực hiện đổi mới PPGD trẻ. /

Bài tập: Nêu những cách thức/biện pháp để chỉ đạo đổi mới phương pháp

Bài tập: Nêu những cách thức/biện pháp để chỉ đạo đổi mới phương pháp giáo dục tại trường mầm non của anh/chị

Gợi ý một số biện pháp chỉ đạo đổi mới PPGD - Nâng cao

Gợi ý một số biện pháp chỉ đạo đổi mới PPGD - Nâng cao nhận thức về đổi mới PPGD theo hướng phát huy tính tích cực của trẻ cho GV, cán bộ QL trường MN: tuyên truyền, quán triệt các chủ trương đổi mới PPGD ở trong các văn bản pháp luật - Xây dựng kế hoạch cụ thể về thực hiện đổi mới PPGD trong nhà trường - Phân cấp quản lý trong giám sát hoạt động chuyên môn, chú trọng tăng cường đổi mới PPGD trong sinh hoạt chuyên môn - Tổ chức các hội thảo, hội thi về đổi mới PPGD - Bồi dưỡng cho GV về đổi mới PPGD và sử dụng CNTT trong đổi mới PPGD - Giao lưu, trao đổi kinh nghiệm về sử dụng các PPGD tích cực với các trường. - Xây dựng chuẩn đánh giá và thường xuyên kiểm tra, đánh giá định kì, đột xuất về hoạt động đổi mới PPGD - Khen thưởng, khuyến khích những cá nhân thực hiện tốt - Cung cấp đầy đủ các điều kiện, phương tiện để thực hiện việc đổi mới PPGD. /

1. 2. 3 Triển khai phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi Phổ

1. 2. 3 Triển khai phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong giáo dục mầm non nhằm chuẩn bị tốt nhất cho trẻ vào lớp 1 đối với tất cả các vùng miền trong cả nước. Mục tiêu chung: Bảo đảm hầu hết trẻ em năm tuổi ở mọi vùng miền được đến lớp để thực hiện chăm sóc, giáo dục 2 buổi/ngày, đủ một năm học, nhằm chuẩn bị tốt về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ, tiếng Việt và tâm lý sẵn sàng đi học, bảo đảm chất lượng để trẻ em vào lớp 1. /

Bài tập: Nêu cách thức/biện pháp thực hiện phổ cập giáo dục mầm non

Bài tập: Nêu cách thức/biện pháp thực hiện phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi tại trường/địa phương của anh/chị?

Gợi ý các biện pháp triển khai phổ cập GDMN 5 tuổi: - Xây

Gợi ý các biện pháp triển khai phổ cập GDMN 5 tuổi: - Xây dựng kế hoạch phổ cập - Tham mưu và phối hợp với chính quyền địa phương, đẩy mạnh xã hội hóa GD trong việc tổ chức thực hiện phổ cập: tuyên truyền chủ trương phổ cập, xin thông tin lý lịch các cháu, phối hợp với thôn, xóm điều tra thực tế - Triển khai kế hoạch phổ cập và phân công nhiệm vụ đến từng giáo viên - Điều tra dân số, cập nhật thông tin theo hộ gia đình bằng phiếu điều tra, phần mềm điều tra - Thiết lập hệ thống sổ sách điều tra.

Bài tập: Chọn 1 trong 2 1. Lập kế hoạch triển khai thực hiện

Bài tập: Chọn 1 trong 2 1. Lập kế hoạch triển khai thực hiện phổ cập giáo dục MN cho trẻ 5 tuổi tại trường anh/chị trong năm học này. 2. Viết báo cáo kết quả triển khai thực hiện phổ cập giáo dục MN cho trẻ 5 tuổi tại địa phương nơi trường anh/chị phụ trách trong năm học vừa qua.

1. 2. 3 Kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục trẻ Đánh giá

1. 2. 3 Kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục trẻ Đánh giá sự phát triển của trẻ là quá trình thu thập thông tin về trẻ một cách có hệ thống và phân tích, đối chiếu với mục tiêu của Chương trình giáo dục mầm non, nhận định về sự phát triển của trẻ nhằm điều chỉnh kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ một cách phù hợp. Mục đích đánh giá: Đánh giá sự phát triển của trẻ trong giáo dục mầm non nhằm xác định mức độ phát triển của trẻ so với mục tiêu của từng độ tuổi để có biện pháp thích hợp giúp trẻ tiến bộ. /

Ý nghĩa của việc đánh giá sự PT của trẻ: Ðánh giá sự phát

Ý nghĩa của việc đánh giá sự PT của trẻ: Ðánh giá sự phát triển của trẻ qua các HÐ, qua các giai đoạn cho ta biết được những biểu hiện về tâm sinh lý của trẻ hàng ngày, sự phát triển toàn diện của trẻ qua từng giai đoạn, khả năng sẵn sàng, chiều hướng PT của trẻ ở những giai đoạn tiếp theo từ đó có thể phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau: • Ðánh giá trẻ thường xuyên giúp giáo viên có được các thông tin về sự tiến bộ của trẻ trong một thời gian dài; • Xác định được những khó khăn, những nguyên nhân cụ thể trong sự PT của trẻ làm cơ sở để giáo viên đưa ra các quyết định giáo dục tác động phù hợp đối với trẻ; • Giúp giáo viên biết được hiệu quả của các hoạt động, mức độ kết quả đạt được theo dự kiến, làm sáng tỏ những vấn đề nhất định đòi hỏi phải có kế hoạch bổ sung. /

Ý nghĩa của việc đánh giá sự PT của trẻ (tiếp): • Ðánh giá

Ý nghĩa của việc đánh giá sự PT của trẻ (tiếp): • Ðánh giá là cơ sở để xác định những nhu cầu giáo dục cá nhân đứa trẻ, căn cứ cho việc xây dựng kế hoạch tiếp theo; • Làm cơ sở để trao đổi, đưa ra những quyết định phối hợp trong giáo dục trẻ với cha mẹ trẻ, với giáo viên nhóm/lớp hoặc cơ sở giáo dục khác nơi sẽ tiếp nhận trẻ tiếp theo; • Làm cơ sở đề xuất đối với các cấp quản lý giáo dục trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ của nhóm/ lớp/ trường/ địa phương. /

Nội dung đánh giá: - Đánh giá sự phát triển thể chất - Đánh

Nội dung đánh giá: - Đánh giá sự phát triển thể chất - Đánh giá sự phát triển nhận thức - Đánh giá sự phát triển ngôn ngữ - Đánh giá sự phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội - Đánh giá sự phát triển thẩm mĩ/ Phương pháp đánh giá - Quan sát tự nhiên - Trò chuyện với trẻ - Phân tích sản phẩm hoạt động của trẻ - Sử dụng tình huống - Trao đổi với phụ huynh - Sử dụng bài tập (kiểm tra trực tiếp)

Các hình thức đánh giá: - Đánh giá hàng ngày - Đánh giá theo

Các hình thức đánh giá: - Đánh giá hàng ngày - Đánh giá theo giai đoạn Tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ số đánh giá: là các mức độ yêu cần đạt ở mỗi khía cạnh, lĩnh vực cụ thể. Mỗi tiêu chuẩn gồm các tiêu chí, mỗi tiêu chí gồm các chỉ số đánh giá cụ thể. /

Bài tập: 1. Nêu cách thức/biện pháp kiểm tra đánh giá kết quả giáo

Bài tập: 1. Nêu cách thức/biện pháp kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục trẻ? 2. Những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện đánh giá trẻ?

Gợi ý biện pháp kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục trẻ -

Gợi ý biện pháp kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục trẻ - Nâng cao nhận thức cho GV, tập thể SP về tầm quan trọng của kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục trẻ thông qua cung cấp văn bản, tài liệu KT, ĐG trong các buổi sinh hoạt chuyên môn. . . - Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá chi tiết theo tuần, theo tháng ở từng nội dung cụ thể: KT chất lượng trẻ, KT hồ sơ, KT vệ sinh, KT hoạt động giảng dạy (dự giờ). - Lập ban kiểm tra, đánh giá trong trường có trình độ, năng lực KT, ĐG - Kiểm tra thường xuyên bằng nhiều hình thức: kiểm tra toàn diện, chuyên đề, kiểm tra theo định kỳ, kiểm tra đột xuất. Từ đó có biện pháp chỉ đạo cụ thể giúp cho giáo viên có cách thức, xây dựng kế hoạch giáo dục tốt hơn. - Bồi dưỡng năng lực kiểm tra, đánh giá cho GV. /

1. 3 Những bài học kinh nghiệm và tình huống về tổ chức triển

1. 3 Những bài học kinh nghiệm và tình huống về tổ chức triển khai chương trình giáo dục mầm non Anh/chị hãy nêu những kinh nghiệm thực tiễn của mình trong việc tổ chức triển khai chương trình giáo dục mầm non mới: - Những thuận lợi là gì? - Những khó khăn? - Bài học kinh nghiệm? / 37

2. Quản lý hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ 2. 1 Công tác

2. Quản lý hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ 2. 1 Công tác tuyển sinh 2. 2 Quản lý trẻ ở trường 2. 3 Tổ chức và chỉ đạo các hoạt động giáo dục để trẻ em phát triển toàn diện, hài hòa 2. 4 Những bài học kinh nghiệm và tình huống về quản lý các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc để đảm bảo an toàn và sức khỏe cho trẻ. /

Khái niệm: Hoạt động giáo dục là hoạt động sự phạm được tổ chức

Khái niệm: Hoạt động giáo dục là hoạt động sự phạm được tổ chức trong nhà trường một cách có kế hoạch, có mục đích dưới vai trò chủ đạo của nhà giáo dục, người được giáo dục tích cực, chủ động tự giáo dục, tự rèn luyện nhằm hình thành những phẩm chất, nét tính cách tốt đẹp theo yêu cầu xã hội. Quản lý hoạt động giáo dục là những tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý tới các yếu tố liên quan đến hoạt động giáo dục (cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh học sinh) trong trường mầm non nhằm đạt mục tiêu giáo dục mầm non trong giai đoạn hiện nay. /

2. 1 Công tác tuyển sinh Quy trình tuyển sinh: 1. LẬP KẾ HOẠCH

2. 1 Công tác tuyển sinh Quy trình tuyển sinh: 1. LẬP KẾ HOẠCH TUYỂN SINH: - Mục đích, yêu cầu tuyển sinh: thực hiện công tác phát triển và phổ cập giáo dục; huy động 100% trẻ 5 tuổi ra lớp, 75% trẻ khuyết tật ở thể nhẹ trong độ tuổi MN ra lớp; thực hiện nghiêm túc và công khai, công bằng công tác tuyển sinh. - Đối tượng tuyển sinh: Xác định đối tượng TS, quy định độ tuổi TS, chỉ tiêu/số lượng TS từng độ tuổi - Phương thức tuyển sinh: xét tuyển - Yêu cầu về hồ sơ tuyển sinh: đơn xin học, bản sao giấy khai sinh, hộ khẩu foto. . . - Thời gian tuyển sinh: theo kế hoạch từng trường - Phân công nhiệm vụ, trách nhiệm: Lập Hội đồng tuyển sinh và phân công nhiệm vụ cá nhân phụ trách từng việc cụ thể. /

Quy trình tuyển sinh (tiếp): TỔ CHỨC THỰC HIỆN: - Tư vấn tuyển sinh:

Quy trình tuyển sinh (tiếp): TỔ CHỨC THỰC HIỆN: - Tư vấn tuyển sinh: tư vấn cho PHHS thông tin về chương trình đào tạo, các khoản phí trong năm, dịch vụ khác. . - Đăng kí ghi danh: PH đăng ký ghi danh cho HS tại phòng tuyển sinh và nộp phí ghi danh, trường lập danh sách trẻ đăng kí dự tuyển. - Khảo sát tâm lý, thể lực HS (nếu có) và lập danh sách trẻ đủ điều kiện xét tuyển - Tiếp nhận hồ sơ tuyển sinh: PH hoàn thiện hồ sơ đăng ký nhập học và nộp lại nhà trường - Hoàn thiện học phí: PH nộp học phí theo quy đinh - Nhập học: lập danh sách trẻ trúng tuyển và cấp thẻ nhập học cho những HS đó. /

Thảo luận: Nêu quy trình tuyển sinh tại trường của anh/chị? Những khó khăn

Thảo luận: Nêu quy trình tuyển sinh tại trường của anh/chị? Những khó khăn nhà trường thường gặp trong công tác tuyển sinh là gì? /

2. 2 Quản lý trẻ ở trường 2. 2. 1 Tổ chức huy động

2. 2 Quản lý trẻ ở trường 2. 2. 1 Tổ chức huy động và tiếp nhận trẻ em trong độ tuổi trên địa bàn đến trường theo quy định, thực hiện phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi Quyết định số 239/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Đề án Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi giai đoạn 2010 -2015 nêu rõ: • Hàng năm, huy động 95% trở lên số trẻ em năm tuổi ra lớp, trong đó có ít nhất 85% số trẻ trong độ tuổi được học 2 buổi/ngày trong một năm học (9 tháng) theo Chương trình giáo dục mầm non mới do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. /

Biện pháp huy động và tiếp nhận trẻ em trong độ tuổi trên địa

Biện pháp huy động và tiếp nhận trẻ em trong độ tuổi trên địa bàn đến trường: • Triển khai các văn bản về công tác phổ cập GD cho GV và CMHS được biết. • Điều tra chính xác trẻ trong độ tuổi từ 0 - 72 tháng tuổi ở địa phương và kết hợp tuyên truyền về công tác phổ cập qua các kênh thông tin. • Tuyên truyền vận động cộng đồng, nhân dân đưa trẻ đến trường (thông qua hệ thống thông tin ở địa phương, qua các cuộc họp phụ huynh, qua việc dự giờ, thăm lớp của ban đại diện phụ huynh). • Chuẩn bị đầy đủ về cơ sở vật chất và giáo viên để tiếp nhận học sinh đến lớp • Thực hiện xã hội hóa công tác phổ cập giáo dục: phối hợp với gia đình trong chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ; phối hợp với các tổ chức chính trị, doanh nghiệp để đầu tư phát triển trường lớp. /

Thảo luận: Nêu những thuận lợi và khó khăn trong công tác tổ chức

Thảo luận: Nêu những thuận lợi và khó khăn trong công tác tổ chức huy động và tiếp nhận trẻ em trong độ tuổi trên địa bàn đến trường? /

2. 2. 2 Tổ chức giáo dục hòa nhập cho trẻ em có hoàn

2. 2. 2 Tổ chức giáo dục hòa nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em khuyết tật trong nhà trường. - Giáo dục hòa nhập là "hỗ trợ mọi học sinh, trong đó có trẻ khuyết tật, cơ hội bình đẳng học tập và làm việc với những hỗ trợ cần thiết trong lớp học phù hợp tại trường phổ thông nơi trẻ sinh sống nhằm chuẩn bị trở thành những thành viên đầy đủ của xã hội". - Mục tiêu GD hòa nhập: • Giúp trẻ khuyết tật học được nhiều hơn từ bạn bè bình thường, từ giáo viên và nhà trường, đồng thời cũng đem đến cho trẻ bình thường cơ hội học hỏi kinh nghiệm từ những mặt mạnh và yếu của những bạn bè khuyết tật. • Giáo dục hòa nhập giúp cho mọi trẻ, kể cả trẻ mầm non bình thường và trẻ khuyết tật được phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm. trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách và chuẩn bị cho trẻ vào lớp một. • Giáo dục hòa nhập còn giúp trẻ khuyết tật được can thiệp sớm và hỗ trợ gia đình trẻ khuyết tật trong công tác can thiệp sớm/

Biện pháp tổ chức giáo dục hòa nhập cho trẻ em có hoàn cảnh

Biện pháp tổ chức giáo dục hòa nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em khuyết tật trong nhà trường: • Bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên bằng nhiều hình thức về công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật. • Thực hiện chương trình, nội dung giáo dục hòa nhập một cách linh hoạt, phù hợp từng đối tượng khuyết tật. • Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện cho trẻ • Tổ chức cho trẻ khuyết tật tham gia các hoạt động phong phú • Bồi dưỡng kĩ năng giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật cho GV • Đầu tư sáng tạo trong làm đồ dùng, đồ chơi • Phối hợp gia đình, nhà trường, xã hội trong công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật/

Thảo luận: Nêu những thuận lợi và khó khăn về tổ chức giáo dục

Thảo luận: Nêu những thuận lợi và khó khăn về tổ chức giáo dục hòa nhập cho trẻ em khuyết tật trong trường thầy, cô? /

2. 2. 3 Thực hiện các chế độ chính sách, bảo vệ quyền trẻ

2. 2. 3 Thực hiện các chế độ chính sách, bảo vệ quyền trẻ em - Quyền trẻ em là tất cả những gì trẻ em cần có để được sống và lớn lên một cách lành mạnh và an toàn. Quyền trẻ em nhằm đảm bảo cho trẻ em không chỉ là người tiếp nhận thụ động lòng nhân từ của người lớn, mà các em là những thành viên tham gia tích cực vào quá trình phát triển. - Các quyền cơ bản của trẻ em (theo luật Việt Nam): Trong Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và trong Hiến pháp năm 2013, quyền trẻ em được quy định: • Quyền được khai sinh và có quốc tịch • Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng • Quyền được sống chung với cha mẹ • Quyền được tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể nhân phẩm và danh dự. /

 • Quyền được chăm sóc sức khỏe • Quyền được học tập •

• Quyền được chăm sóc sức khỏe • Quyền được học tập • Quyền được vui chơi giải trí hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch • Quyền được phát triển năng khiếu • Quyền có tài sản • • - Các văn bản pháp luật về bảo vệ quyền TE? Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2005) Chỉ thị số 20 -CT/TW ngày 05/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới; Chỉ thị số 1408/CT-TTg ngày 01/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em; Chính phủ ban hành 10 Nghị định; Thủ tướng Chính phủ ban hành 12 Quyết định; Ban hành 12 Thông tư và Thông tư liên tịch; 1 Quyết định của Bộ trưởng; 2 kế hoạch liên ngành. /

Thảo luận: Thực trạng xâm hại trẻ em ở địa phương? Những khó khăn

Thảo luận: Thực trạng xâm hại trẻ em ở địa phương? Những khó khăn thực hiện các chế độ chính sách bảo vệ quyền trẻ em?

- Biện pháp thực hiện các chế độ chính sách, bảo vệ quyền trẻ

- Biện pháp thực hiện các chế độ chính sách, bảo vệ quyền trẻ em? • Tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em cho GV và phụ huynh HS biết. • Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực, bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng làm việc với trẻ em cho GV • Nhà trường thực hiện công tác tham mưu và làm cộng tác viên bảo vệ, chăm sóc trẻ em tại địa phương • Tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí cho trẻ em tại trường: hội thi, diễn đàn, hội diễn văn nghệ, câu lạc bộ. . . • Không đánh đập, ngược đãi, trẻ em tại trường, lớp, đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ. • Chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ tốt trong nhà trường • Vận động và phát triển các quỹ khuyến học, quỹ bảo trợ trẻ em. . . /

2. 3 Tổ chức và chỉ đạo các hoạt động giáo dục để trẻ

2. 3 Tổ chức và chỉ đạo các hoạt động giáo dục để trẻ em phát triển toàn diện, hài hòa. 2. 3. 1 Tổ chức chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở trường MN Nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ: - Nuôi dưỡng là sự nuôi nấng và chăm sóc để tồn tại sức khỏe và phát triển. Vấn đề quan trọng của nuôi dưỡng là phải thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể đang phát triển. - Chăm sóc là những hành động cần thiết phải làm để thỏa mãn nhu cầu và mong đợi của người được chăm sóc theo cách mà họ mong muốn. /

Mục tiêu hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc: Luật GD nêu rõ GDMN thực

Mục tiêu hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc: Luật GD nêu rõ GDMN thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 3 tháng đến sáu tuổi. • Trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, cơ thể phát triển hài hòa, cân đối • Giàu lòng thương, biết quan tâm, nhường nhịn những người gần gũi, thật thà, lễ phép, mạnh dạn, hồn nhiên. • Yêu thích cái đẹp, biết giữ gìn cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp ở xung quanh. • Thông minh, ham hiểu biết, thích khám phá tìm tòi, có một số kĩ năng sơ đẳng. /

- Nội dung hoạt động nuôi dưỡng chăm sóc bao gồm: chăm sóc dinh

- Nội dung hoạt động nuôi dưỡng chăm sóc bao gồm: chăm sóc dinh dưỡng, chăm sóc giấc ngủ, chăm sóc vệ sinh, chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an toàn (Điều 24 - số 05/2014/TT-BGD) - Yêu cầu hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc: + Về công tác nuôi dưỡng: • Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm • Đảm bảo chất lượng bữa ăn: mức ăn, thực đơn, nước uống • Chế biến thực phẩm và thức ăn • Nguyên tắc quản lý nuôi dưỡng: không vi phạm khẩu phần ăn, công khai thực đơn, thực phẩm, đơn giá hàng ngày + Về chăm sóc: • Đảm bảo an toàn về thể chất và tinh thần cho trẻ • Chăm sóc sức khỏe: tiêm chủng, chế độ ăn, ngủ • Thực hiện vệ sinh hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng. /

Biện pháp quản lý nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ • Xây dựng kế hoạch

Biện pháp quản lý nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ • Xây dựng kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ theo chuẩn phát triển của trẻ • Thực hiện tốt chế độ dinh dưỡng, đảm bảo cho trẻ ăn đủ bữa trong ngày. • Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm • Chăm sóc sức khỏe tốt, phòng bệnh, phòng dịch an toàn: tổ chức cân đo, tiêm chủng, khám sức khỏe định kì • Tập huấn cho giáo viên về chăm sóc dinh dưỡng và bảo vệ sức khỏe trẻ em • Tuyên truyền cho phụ huynh về chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại trường và tại nhà. • Xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác tổ chức ăn, ngủ cho trẻ tại trường • Thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trong trường: kiểm tra thực phẩm, vệ sinh, việc cho ăn của GV. . . /

2. 3. 2. Phối hợp với gia đình chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ MN

2. 3. 2. Phối hợp với gia đình chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ MN Trách nhiệm của nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập Phối hợp với cơ quan, các tổ chức chính trị - xã hội và cá nhân có liên quan nhằm: • Tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ cho cha mẹ và cộng đồng; thực hiện phòng bệnh, khám sức khoẻ định kỳ cho trẻ em trong nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập. • Huy động các nguồn lực của cộng đồng chăm lo sự nghiệp GDMN; góp phần xây dựng cơ sở vật chất; xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn; tạo điều kiện để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, CS-GD trẻ em. Theo điều 46 - ĐIỀU LỆ TRƯỜNG MẦM NON (Ban hành kèm theo Quyết định số 14 /2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).

Nội dung phối hợp giữa trường mầm non với gia đình • Phối hợp

Nội dung phối hợp giữa trường mầm non với gia đình • Phối hợp thực hiện chương trình chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho trẻ • Phối hợp thực hiện chương trình giáo dục trẻ: tham gia xây dựng kế hoạch GD, tham gia thực hiện các nội dung GD • Phối hợp trong việc tổ chức ngày lễ, ngày hội và các sự kiện ở trường MN • Tham gia lao động vệ sinh trường lớp, làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ • Phối hợp kiểm tra đánh giá công tác CS-GD trẻ Hình thức phối hợp của nhà trường với gia đình • Qua bảng thông báo • Trao đổi thường xuyên hàng ngày khi đón trả trẻ • Họp phụ huynh định kỳ • Tổ chức các buổi sinh hoạt, các hội thi, các đợt kiểm tra sức khỏe. . • Thăm gia đình học sinh/

- Ích lợi của việc phối hợp với gia đình chăm sóc, nuôi dưỡng

- Ích lợi của việc phối hợp với gia đình chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ MN: Tạo được sự thống nhất giữa gia đình và nhà trường nội dung phương pháp cách thức tổ chức chăm sóc giáo dục trẻ ở lớp học cũng như ở gia đình, tránh được những mâu thuẫn về cách chăm sóc giáo dục trẻ giữa gia đình và nhà trường, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành thói quen và các phẩm chất nhân cách tốt ở trẻ. Phối kết hợp không chỉ giúp cha mẹ và giáo viên có kiến thức chăm sóc trẻ một cách có khoa học mà còn giúp cho cha mẹ hiểu được thêm công việc của giáo viên ở lớp cũng như giáo viên hiểu được hoàn cảnh và điều kiện sống của trẻ ở gia đình để có biện pháp giáo dục phù hợp, tạo nên mối quan hệ thân thiết cởi mở, thân thiện giữa phụ huynh và giáo viên. - Những điều nên và không nên trong việc xây dựng mối quan hệ với gia đình: tôn trọng, không phân biệt, công nhận và chấp nhận thách thức, coi trọng sự khác biệt/

2. 3. 3. Quản lý việc đánh giá kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc

2. 3. 3. Quản lý việc đánh giá kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em Đánh giá kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ là hoạt động thu thập thông tin về vấn đề nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ. Phân tích và so sánh thông tin với mục tiêu chương trình/chuẩn đánh giá nhằm định hướng, điều chỉnh chương trình Chăm sóc – Giáo dục trẻ Mục tiêu đánh giá: Xác định mức độ đạt được so với chuẩn. Tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu trong quá trình chăm sóc – giáo dục để từ đó điều chỉnh việc tổ chức, chăm sóc – giáo dục sao cho phù hợp với trẻ. /

Các nội dung cần đánh giá: • Những biểu hiện về tình trạng sức

Các nội dung cần đánh giá: • Những biểu hiện về tình trạng sức khỏe của trẻ (khi mới đến lớp và trong ngày). • Sự tăng trưởng, phát triển của trẻ: cân nặng, chiều cao (dựa theo chuẩn phát triển độ tuổi) • Cảm xúc, hành vi và thái độ của trẻ trong các hoạt động. • Những kiến thức và kỹ năng của trẻ Các phương pháp đánh giá: • Nhật kí nhóm/lớp • Hồ sơ cá nhân trẻ Các hình thức đánh giá Đánh giá trong các hoạt động hàng ngày Đánh giá theo giai đoạn/

2. 4 Những bài học kinh nghiệm và tình huống quản lý Nêu những

2. 4 Những bài học kinh nghiệm và tình huống quản lý Nêu những bài học kinh nghiệm và tình huống về quản lý các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc để đảm bảo an toàn và sức khỏe cho trẻ em của anh/chị.

TR N TRỌNG CÁM ƠN!

TR N TRỌNG CÁM ƠN!