UBND HUYN I T PHNG GIO DC V
UBND HUYỆN ĐẠI TỪ PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TẬP HUẤN GIÁO VIÊN DẠY HỌC M NHẠC Ở TIỂU HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Đại Từ, ngày 24 tháng 4 năm 2019
Giới thiệu về khóa tập huấn Bối cảnh Các trường tiểu học và GV hiện đang giảng dạy môn m nhạc theo Chương trình và SGK hiện hành (giai đoạn từ 2002 -2006), việc tập huấn GV về dạy học m nhạc theo định hướng phát triển năng lực là điều cần thiết, giúp GV nâng cao chất lượng dạy học môn m nhạc và từng bước tiếp cận, chuẩn bị thực hiện quá trình đổi mới Chương trình và SGK mới từ năm học 20202021 của Bộ GDĐT.
Mục tiêu: Sau khóa tập huấn, GV có thể: - Xác định được những đặc điểm của dạy học m nhạc ở tiểu học theo định hướng phát triển năng lực. - Thực hành được một số nội dung và phương pháp dạy học m nhạc theo định hướng phát triển năng lực. - Điều chỉnh được kế hoạch dạy học m nhạc ở tiểu học cho phù hợp. - Tập huấn về dạy học m nhạc ở tiểu học cho những GV khác.
Phương pháp tập huấn Khóa tập huấn sử dụng kết hợp các phương pháp sau: - Nhóm phương pháp dùng lời (giới thiệu, thuyết trình, phát vấn, thảo luận, giao tiếp, giải thích, kể chuyện, nêu vấn đề, chứng minh, . . . ). - Nhóm phương pháp tổ chức hoạt động (thực hành, trực quan, làm mẫu, luyện tập, trò chơi, trình diễn, mô phỏng, đóng vai, . . . ).
Phương tiện tập huấn Tham gia khóa tập huấn GV cần có: - Tài liệu tập huấn. - SGV lớp 1, 2, 3. - SGK lớp 4, 5. - Một trong số những nhạc cụ gõ Việt Nam (trống nhỏ, song loan, thanh phách, . . . ) hoặc nhạc cụ gõ nước ngoài (bell, maracas, tambourine, triangle, wood guiro, xylophone, . . . ).
- HS cần có những năng lực âm nhạc nào? - Những năng lực đó liên quan gì đến mục tiêu môn m nhạc hiện hành? - Tại sao phải dạy học theo định hướng phát triển năng lực? - Cách dạy như thế nào?
Kết quả tập huấn (vấn đề chủ yếu) Lí thuyết Thực hành Vận dụng -HS cần có những năng -Đọc nhạc theo kí hiệu -Điều chỉnh được kế lực âm nhạc nào? bàn tay hoạch dạy học m nhạc -Những năng lực đó liên -Nghe nhạc không lời cho phù hợp. quan gì đến mục tiêu -Nhạc cụ tiết tấu -Tập huấn cho những GV môn m nhạc hiện hành? -Bộ gõ cơ thể khác. -Tại sao phải dạy học theo định hướng phát triển năng lực? -Cách dạy như thế nào?
KHỞI ĐỘNG 1. Giới thiệu và làm quen (thực hiện theo tiết tấu) 2. Nghe nhạc và vận động 3. Trò chơi tiết tấu
HƯỚNG DẪN DẠY HỌC M NHẠC Ở TIỂU HỌC I. Đặc điểm của dạy học theo định hướng phát triển năng lực Đặc điểm của năng lực Định hướng về dạy học Năng lực được kết hợp giữa tố chất sẵn Dạy học phân hóa có với quá trình học tập, rèn luyện Năng lực được tích hợp giữa kiến thức, Dạy học tích hợp kĩ năng, hứng thú, niềm tin, . . . Năng lực được hình thành và phát triển Dạy học thông qua hoạt động, thể hiện ở hiệu quả của hoạt động Năng lực được hình thành và phát triển Dạy học theo hướng mở trong những bối cảnh khác nhau
Dạy học phân hoá là định hướng dạy học phù hợp với các đối tượng học sinh khác nhau, nhằm phát triển tối đa tiềm năng vốn có của mỗi học sinh dựa vào đặc điểm tâm sinh lí, khả năng, nhu cầu, hứng thú và định hướng nghề nghiệp khác nhau của học sinh. Dạy học tích hợp là định hướng dạy học giúp học sinh phát triển khả năng huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng, . . . thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết có hiệu quả các vấn đề trong học tập và trong cuộc sống, được thực hiện ngay trong quá trình lĩnh hội tri thức và rèn luyện kĩ năng. Dạy học thông qua hoạt động là định hướng dạy học giúp học sinh được trải nghiệm, thực hành để đạt được mục tiêu học tập. Dạy học theo hướng mở là định hướng dạy học giúp GV được chủ động và lính hoạt lựa chọn nội dung và phương pháp dạy học, để học sinh được học tập trong những bối cảnh đa dạng, phù hợp với điều kiện thực tiễn.
Yêu cần đạt về năng lực âm nhạc của học sinh Tiểu học Thể hiện âm nhạc Cảm thụ và hiểu biết âm nhạc Ứng dụng và sáng tạo âm nhạc
Phương pháp dạy học m nhạc – Tập trung phát triển cảm xúc thẩm mĩ và tình yêu âm nhạc. Lựa chọn các hoạt động học tập phù hợp với sở thích và nhận thức của học sinh: nghe nhạc, vận động, chơi các trò chơi, kể chuyện, . . . – Thiết kế các hoạt động trải nghiệm và khám phá âm nhạc tích hợp trong các nội dung học tập. Học sinh cần được tiếp cận âm thanh trước khi học kí hiệu âm nhạc. – Lí thuyết âm nhạc không nên học tách biệt mà cần tích hợp trong các nội dung: hát, nhạc cụ, đọc nhạc. Học sinh cần được tiếp cận lí thuyết thông qua trải nghiệm thực hành. – Ở lớp 1, lớp 2, lớp 3 cần sử dụng nốt nhạc hình tượng và phương pháp đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay. Từ lớp 4 trở lên kết hợp đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay và kí hiệu ghi nhạc.
Dạy hát theo định hướng phát triển năng lực - Dạy học phân hóa: ví dụ HS có năng khiếu âm nhạc có thể được hát mẫu, dùng nhạc cụ chơi giai điệu hoặc đệm cho bài hát; có thể được hát lĩnh xướng, đơn ca hoặc hỗ trợ các bạn, . . . Những HS chưa có năng khiếu thì chủ yếu tham gia hát đồng ca hoặc theo nhóm. - Dạy học tích hợp: ví dụ HS được học hát có sự hỗ trợ của tranh ảnh (mĩ thuật), được giải thích về ca từ chưa hiểu ý nghĩa (ngôn ngữ), được biết về xuất xứ của bài hát (lịch sử, địa lí), được hát kết hợp vận động, nhảy múa (thể chất), . . .
Dạy hát theo định hướng phát triển năng lực - Dạy học thông qua hoạt động: HS được học hát thông qua các hoạt động đặc thù (nghe, đọc, tái hiện, phản ứng, trình diễn, phân tích, đánh giá, ứng dụng, sáng tạo). GV cần xác định được hoạt động trọng tâm (HS tập hát) và không nên quá lạm dụng việc thuyết trình, giải thích và đặt câu hỏi. - Dạy học theo hướng mở: nếu có thời gian, HS cần được học hát kết hợp các nội dung và hoạt động khác (nghe nhạc, đọc nhạc, chơi nhạc cụ tiết tấu, bộ gõ cơ thể, . . . ).
Đánh giá kết quả học tập m nhạc thực hiện theo Thông tư 22/2016/TTBGDĐT, ngày 22 tháng 9 năm 2016.
THỰC HÀNH MỘT SỐ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐỌC NHẠC Trong SGK hiện hành, nội dung đọc nhạc được thực hiện ở lớp 4 và lớp 5, với phương pháp đọc nốt trên bản nhạc. Khóa tập huấn hướng dẫn GV phương pháp đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay (tiếng Anh: reading music with hand signs): Đọc các nốt nhạc được kí hiệu bằng tư thế khác nhau của bàn tay (phương pháp Kodály). Với phương pháp này, hoạt động đọc nhạc được thực hiện như trò chơi, và có thể vận dụng ngay từ lớp 1.
Bài tập 1 - Đọc 2 nốt Mi, Son Bài tập 2 - Đọc 3 nốt Mi, Son, La
Bài tập 3 - Đọc 5 nốt Đô, Rê, Mi, Son, La Đọc một số bài tập: Thật là hay, Hoa bé ngoan, Đồng lúa bên sông, Năm cánh sao vui, Nhớ ơn Bác, . . . Bài tập 4 - Đọc một số bài TĐN trong SGK hiện hành kết hợp sử dụng kí hiệu bàn tay Đọc một số bài tập: Con chim ri, Tôi hát Son La Son, Em tập lái ô tô, Mây chiều, . . .
NGHE NHẠC Một số lưu ý: - Cần chọn bản nhạc hay, phù hợp với độ tuổi HS. - HS được nghe kết hợp xem hình ảnh hoặc video. - Thời gian nghe trong khoảng 1 -3 phút. - HS nghe nhạc kết hợp vận động.
Bài tập 1 - Hành khúc Thổ Nhĩ Kỳ (Wolfgang Amadeus Mozart) Nghe nhạc và vận động: Vỗ 2 tay Chống 2 tay vào thắt lưng, dậm chân 3 lần Vỗ 2 tay lên cao Nghiêng 2 tay sang 2 bên
Bài tập 2 - Mùa xuân, trích trong giao hưởng Bốn mùa (Antonio Vivaldi) Nghe nhạc và vận động phù hợp với hình ảnh: Mặt trời: vỗ hai tay xuống đùi nhịp nhàng Chim hót: chụm hai tay lên miệng như chim hót, hoặc dang hai tay như chim bay Dòng suối: bàn tay chuyển động nhẹ nhàng Mưa bão: chụm hai tay che lên đỉnh đầu như dòng nước chảy như đang trú mưa
Bài tập 3 - In the Hall of the Mountain King (Edvard Grieg) Nghe nhạc và vỗ tay theo tiết tấu.
Bài tập 4 - The carnival of the Animals (Camille Saint-Saëns) Nghe nhạc và vận động như chú cá đang bơi trong đại dương.
NHẠC CỤ TIẾT TẤU 1. Chơi tiết tấu bằng nhạc cụ gõ Các dạng bài tập chủ yếu: Bài tập 1 - Nghe tiết tấu và lặp lại GV gõ tiết tấu, HS lắng nghe và lặp lại cho đúng. Nên thực hiện để khởi động cho tiết học, trong thời gian 2 -3 phút. Ví dụ:
Bài tập 2 - Trò chuyện theo tiết tấu GV gõ tiết tấu, HS lắng nghe và lặp lại cho đúng. Tiếp theo GV hỏi và HS trả lời phù hợp với tiết tấu. Ví dụ:
2. Chơi tiết tấu bằng bộ gõ cơ thể Bộ gõ cơ thể (tiếng Anh: body percussion) là cách sử dụng cơ thể như một loại nhạc cụ chơi tiết tấu. Ở lớp 1, HS nên bắt đầu luyện tập 3 động tác là: giậm chân, vỗ đùi, vỗ tay, đến lớp 3 có thể tập thêm động tác búng ngón tay, . . . GV hướng dẫn HS sử dụng phương pháp này để đệm cho bài hát, với thời gian khoảng 5 -6 phút và nên thực hiện như một trò chơi. GV không sử dụng kiến thức lí thuyết âm nhạc để phân tích về các mẫu tiết tấu.
HƯỚNG DẪN ĐIỀU CHỈNH KẾ HOẠCH DẠY HỌC Dựa trên kế hoạch dạy học m nhạc hiện hành của từng lớp, GV bổ sung thêm các nội dung và hoạt động mới như: đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay, nghe nhạc không lời, nhạc cụ tiết tấu, . . . GV có thể lược bớt một số hoạt động trong kế hoạch hiện hành cho phù hợp với thời lượng và điều kiện dạy học. Không nên thực hiện dạy bài hát cố định trong 35 phút, với những bài dễ và quen thuộc, có thể dạy trong khoảng 15 -20 phút, để sử dụng thời gian tích hợp các nội dung khác: nghe nhạc, đọc nhạc, chơi bộ gõ cơ thể, . . .
Bạn đã thực hành những nội dung nào? Bạn yêu thích những nội dung nào? Những nội dung nào bạn có thể vận dụng?
Xin cám ơn ! Chúc các bạn thành công !
- Slides: 42