TRNG TIU HC PH THI KHI 3 L

  • Slides: 31
Download presentation
TRƯỜNG TIỂU HỌC PHÚ THÁI KHỐI 3 LÝ THUYẾT CHUYÊN ĐỀ: SOẠN GIÁO ÁN

TRƯỜNG TIỂU HỌC PHÚ THÁI KHỐI 3 LÝ THUYẾT CHUYÊN ĐỀ: SOẠN GIÁO ÁN VÀ DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH

I. ĐẶT VẤN ĐỀ: • Đổi mới giáo dục đang là vấn đề được

I. ĐẶT VẤN ĐỀ: • Đổi mới giáo dục đang là vấn đề được quan tâm của toàn Đảng, toàn dân ta hiện nay. Giáo dục muốn đổi mới thành công, phải đổi mới căn bản, toàn diện trong đó việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy được tính tích cực chủ động, sáng tạo của người học là ưu tiên hàng đầu. Luật GD Việt Nam số 38/2005/QH 11, Điều 28 đã quy định: "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS".

I. ĐẶT VẤN ĐỀ • Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI

I. ĐẶT VẤN ĐỀ • Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo cũng đề cập: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT và truyền thông trong dạy và học”.

 • Trong hệ thống giáo dục, bậc tiểu học đóng vai trò quan

• Trong hệ thống giáo dục, bậc tiểu học đóng vai trò quan trọng vì đây là cấp học đầu tiên đặt nền móng để các em tiếp tục học lên các cấp học cao hơn. Trong xu thế mới của nền giáo dục nước nhà. Giáo dục tiểu học đang tạo ra định hướng có giá trị, có nhiều đổi mới cả về mục đích nội dung và quan niệm dạy học. Trong đó quan điểm dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh đang là phương pháp dạy học tích cực được tiếp cận hướng tới. Phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực cho người học không chỉ chú ý tích cực hoá học sinh về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ GV – HS theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội ; tăng cường các hoạt động trao đổi giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với học sinh , rèn luyện cho các em các kĩ năng cần đạt được trong chương trình lớp học , tiếp thu các kiến thức một cách mạch lạc và biết vận dụng kiến thức đã học vào trong cuộc sống. Đó là lí do khối 3 xây dựng chuyên đề : “Soạn giáo án và dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh”.

II. DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC: 1. Khái niệm: a.

II. DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC: 1. Khái niệm: a. Năng lực: Có nhiều khái niệm về năng lực • - Theo CTGD trung học Québec - Bộ giáo dục Canada (2004), thì: “Năng lực là khả năng hành động hiệu quả bằng sự cố gắng dựa trên nhiều nguồn lực. Những khả năng này được sử dụng một cách phù hợp, bao gồm tất cả những gì học được từ nhà trường cũng như những kinh nghiệm của HS; những kĩ năng, thái độ và sự hứng thú; ngoài ra còn có những nguồn bên ngoài chẳng hạn như: bạn cùng lớp, thầy cô giáo, các chuyên gia hoặc các nguồn thông tin khác”. • - CTGD của New Zealand thì nêu một cách ngắn gọn: “Năng lực là khả năng hành động hiệu quả hoặc là sự phản ứng thích đáng trong các tình huống phức tạp nào đó”. • Tóm lại: Năng lực là khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm với một niềm tin, ý chí để thực hiện thành công một công việc nào đó xuất hiện trong bối cảnh của cuộc sống.

II. DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC a. Năng lực của

II. DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC a. Năng lực của học sinh Tiểu học: • Năng lực học tập của học sinh tiểu học có thể được hiểu là khả năng vận dụng tri thức, kĩ năng môn học với niềm tin và thái độ tích cực để thực hiện thành công hoạt động nào đó được đặt ra trong quá trình học tập cũng như đời sống thực tiễn. • 2. Phương pháp dạy học tiếp cận năng lực: • - Tiếp cận năng lực trong dạy học là hướng tới việc phát triển các năng lực cho HS, xem phát triển năng lực là mục tiêu của quá trình dạy học. • - PPDH tiếp cận năng lực: là cách thức tổ chức hoạt động dạy học của GV và hoạt động của HS theo hướng phát triển năng lực cho người học. • - GV cần thiết kế các hoạt động dạy học dựa trên chuẩn kiến thức, kĩ năng và thái độ, tổ chức các hoạt động phù hợp để rèn luyện năng lực cho HS, chú trọng đến khâu thực hành, luyện tập nhằm phát triển năng lực của HS.

II. DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC • 3. Hình thức

II. DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC • 3. Hình thức tổ chức dạy học tiếp cận năng lực: • - Hình thức tổ chức dạy học tiếp cận năng lực: là hình thức vận động của nội dung dạy học. • - Các hình thức thích hợp bao gồm: Dạy học theo dự án; dạy học theo tình huống; dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề; dạy học tích hợp…

II. DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC • 4. Nguyên tắc

II. DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC • 4. Nguyên tắc chung, tổng quát về đổi mới PPDH theo định hướng phát triển năng lực: • - Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành và phát triển năng lực tự học (sử dụng sách giáo khoa, nghe, ghi chép, tìm kiếm thông tin, . . . ), trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy. • - Có thể chọn lựa một cách linh hoạt các phương pháp chung và phương pháp đặc thù của môn học để thực hiện. Tuy nhiên, dù sử dụng bất kỳ phương pháp nào cũng phải đảm bảo được nguyên tắc “HS tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức với sự tổ chức, hướng dẫn của GV”.

II. DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC • - Việc sử

II. DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC • - Việc sử dụng phương pháp dạy học gắn chặt với các hình thức tổ chức dạy học. Tuỳ theo mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể mà có những hình thức tổ chức thích hợp như học cá nhân, học nhóm; học trong lớp, học ở ngoài lớp. . . Cần chuẩn bị tốt về phương pháp đối với các giờ thực hành để đảm bảo yêu cầu rèn luyện kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, nâng cao hứng thú cho người học. • - Cần sử dụng đủ và hiệu quả các thiết bị dạy học môn học tối thiểu đã qui định. Có thể sử dụng các đồ dùng dạy học tự làm nếu xét thấy cần thiết với nội dung học và phù hợp với đối tượng HS. Tích cực vận dụng công nghệ thông tin trong dạy học.

II. DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC • 5. Vai trò

II. DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC • 5. Vai trò của giáo viên trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực • Đổi mới PPDH phụ thuộc vào đối tượng, điều kiện, hoàn cảnh, vì vậy GV cần phải chủ động và có sáng kiến: • + Làm cho học sinh biết tự học, tự vận dụng; • + Luôn liên hệ với thực tiễn đang thay đổi; • + Làm cho học sinh biết hợp tác và chia sẻ; • + Tận dụng sự hỗ trợ của phương tiện DH; • + Học cách thức đi tới sự hiểu biết. Coi trọng sự khám phá và khai phá trong học tập; • + Học kỹ năng thực hành và thái độ vận dụng thực tiễn trong nghề nghiệp; • + Học khả năng độc lập, sáng tạo, linh hoạt trong nhận thức và hành động.

III. DẠY HỌC TẬP LÀM VĂN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC: •

III. DẠY HỌC TẬP LÀM VĂN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC: • 1. Vị trí mục tiêu môn Tập làm văn: • Tập làm văn là một phân môn của môn Tiếng Việt. Đây là phân môn rèn cho học sinh các kỹ năng (nghe, nói, đọc và viết). • - Biết dùng lời nói phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. • -Nghe hiểu nội dung lời nói, mẩu chuyện, biết nhận xét về nhân vật trong các câu chuyện. • -Biết viết đơn, viết một bức thư, một văn bản đã học. • Trau dồi thái độ ứng xử có văn hóa, tinh thần trách nhiệm trong công việc, bồi dưỡng những tình cảm tốt đẹp.

III. DẠY HỌC TẬP LÀM VĂN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC 2.

III. DẠY HỌC TẬP LÀM VĂN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC 2. Mục đích, yêu cầu của môn Tập làm văn lớp 3: 2. 1. Phát triển các kĩ năng đọc, nghe, nói và viết cho học sinh , cụ thể là: a/ Đọc thành tiếng nội dung bài tập. b/ Nói về người thân, lễ hội vv. c/ nghe và nói lại một mẫu chuyện, mẩu tin ngắn vv. d/Viết về người thân, mẩu tin vv. Tốc độ Giữa học kì I Cuối học kì I Giữa học kì II Cuối học kì II Khoảng 35 Khoảng 40 Khoảng 45 Khoảng 50 chữ/15 phút cần đạt Viết

III. DẠY HỌC TẬP LÀM VĂN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC •

III. DẠY HỌC TẬP LÀM VĂN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC • b, Đọc yêu cầu và hiểu nội dung: - Hiểu được nghĩa của các từ ngữ trong văn cảnh (bài học); nắm được bài. c, Nghe : - Nghe và nắm được cách nói đúng các từ ngữ, câu, đoạn, bài. - Nghe hiểu các câu hỏi và yêu cầu của thầy, cô. - Nghe hiểu và có khả năng nhận xét ý kiến của bạn. d, Nói: - Biết cách trao đổi với các bạn trong nhóm học tập về bài. - Biết cách trả lời các câu hỏi về bài học. • -viết theo yêu cầu của nội dung.

III. DẠY HỌC TẬP LÀM VĂN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC •

III. DẠY HỌC TẬP LÀM VĂN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC • 2. 2. Trau dồi vốn Tiếng Việt, vốn văn họa, phát triển tư duy, mở rộng sự hiểu biết của học sinh về cuộc sống, cụ thể: - Làm giàu và tích cực hoá vốn từ, vốn diễn đạt. - Bồi dưỡng vốn văn học ban đầu, mở rộng hiểu biết về cuộc sống, hình thành một số kĩ năng phục vụ cho đời sống và việc học tập của bản thân( như khai lí lịch đơn giản, đọc thời khoá biểu, tra và lập mục lục sách, nhận và gọi điện thoại, …). - Phát triển một số thao tác tư duy cơ bản(phân tích, tổng hợp, phán đoán, …. ) 2. 3. Bồi dưỡng tư tưởng tình cảm và tâm hồn lành mạnh, trong sáng; tình yêu cái đẹp, cái thiện và thái độ ứng xử đúng mực trong cuộc sống; hứng thú đọc sách và yêu Tiếng Việt, cụ thể: - Bồi dưỡng tình cảm yêu quý, kính trọng, biết ơn và trách nhiệm đối với ông bà, cha mẹ, thầy cô; yêu trường lớp; đoàn kết, giúp đỡ bạn bè; vị tha, nhân hậu. - Xây dựng ý thức và năng lực thực hiện những phép xã giao tối thiểu. - Từ những mẩu chuyện, bài văn, bài thơ hấp dẫn trong SGK, hình thành lòng ham muốn đọc sách, khả năng cảm thụ văn bản văn học, cảm thụ vẻ đẹp của tiếng Việt và tình yêu tiếng Việt.

III. DẠY HỌC TẬP LÀM VĂN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC •

III. DẠY HỌC TẬP LÀM VĂN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC • 3. Nội dung dạy học: • 3. 1. Số lượng bài , thời lượng học: • Trung bình mỗi tuần, HS được học 1 bài học trong 1 tiết. • Như vậy tính cả năm, HS được học 31 bài tập đọc với 35 tiết • 3. 2. Các loại bài tập làm văn: • a, Xét theo thể loại văn bản: • - Văn bản văn học: văn xuôi và thơ. Trung bình, trong mỗi chủ điểm (2 tuần), HS được học một truyện vui (học kì I)hoặc một truyện ngụ ngôn(học kì II). Những câu chuyện này vừa để giải trí vừa có tác dụng rèn luyện tư duy và phong cách sống vui tươi, lạc quan cho các em.

 • 4. Dạy học môn tập làm văn theo định hướng phát triển

• 4. Dạy học môn tập làm văn theo định hướng phát triển năng lực: • a. Một số thành tố của năng lực học tập Tiếng Việt của HS tiểu học: • Ngoài các năng lực chung cần hình thành cho học sinh như: Năng lực hợp tác; Năng lực tự phục vụ, tự quản; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực tự học. • Môn Tiếng Việt còn định hướng phát triển các năng lực chuyên biệt của môn học như: • * Năng lực Tiếng Việt (năng lực sử dụng ngôn ngữ): • + Năng lực nói : • –– Năng lực đặt câu để nói được ý trọn vẹn, đúng ngữ điệu, thể hiện đúng suy nghĩa cá nhân, bộc lộ tình cảm thích hợp. • – Năng lực thực hiện các hành động ngôn ngữ một cách hiệu quả: kể, trình bày, báo cáo, hỏi, yêu cầu, đề nghị, khuyên v. v.

 • – Năng lực độc thoại, đối thoại trong gia đình, lớp học,

• – Năng lực độc thoại, đối thoại trong gia đình, lớp học, nhà trường và trong cuộc sống v. v. • – Năng lực nói về một nội dung cho trước • – Năng lực thuyết phục: nói đúng chủ đề, lập luận logic, nhất quán • – Năng lực phát biểu ý kiến, thuyết trình, thuyết minh, giải thích trước đám đông • – Năng lực đối thoại, trao đổi, thoả thuận, đàm phán v. v. • • + Năng lực nghe : • – Năng lực nghe – hiểu nghĩa tường minh: nghe người khác nói, nghe người khác đọc, nghe đài, ti vi v. v. • – Năng lực nghe – hiểu nghĩa hàm ẩn trong hội thoại • – Năng lực đánh giá, nhận xét về lời nói của người khác • – Năng lực nghe – phản hồi ý kiến của người khác • – Năng lực nghe – ghi, nghe – tóm tắt ý chính v. v. • – Năng lực nghe – cảm nhận văn bản văn chương nghệ thuật.

 • + Năng lực đọc: • – Năng lực đọc đúng, đọc diễn

• + Năng lực đọc: • – Năng lực đọc đúng, đọc diễn cảm, đúng ngữ điệu các loại văn bản khác nhau: đọc văn bản nhật dụng, văn bản hành chính, văn bản văn chương nghệ thuật. . . • – Năng lực đánh giá về các câu, đoạn, văn bản đã đọc • – Năng lực đọc thầm • – Năng lực đọc – hiểu văn bản thuộc các lĩnh vực giao tiếp khác nhau trong đời sống: văn bản hành chính, báo chí, xã luận, phổ biến khoa học v. v. • – Năng lực đọc – hiểu, cảm nhận, phân tích hình tượng v. v. văn bản văn chương nghệ thuật • – Năng lực đọc để tóm tắt văn bản • – Năng lực đọc để thu thập thông tin phục vụ cho một chủ đề cho trước, năng lực đọc để tổng thuật các ý kiến.

 • + Năng lực viết: • – Năng lực viết đúng: chuyển từ

• + Năng lực viết: • – Năng lực viết đúng: chuyển từ âm nghe được đến chữ. • – Năng lực viết đúng chính tả, sử dụng dấu câu thích hợp. • – Năng lực viết câu phản ánh đúng tư tưởng, suy nghĩ của cá nhân, bộc lộ cảm xúc phù hợp. • – Năng lực viết thư, lời nhắn cá nhân • – Năng lực điền các mẫu tờ khai v. v. • – Năng lực trích dẫn ý kiến người khác trong bài viết • – Năng lực viết đoạn văn, văn bản: miêu tả, kể chuyện, nghị luận, phân tích, bình giảng v. v. • – Năng lực viết các loại văn bản: công văn, báo cáo, tờ trình v. v. • – Năng lực viết văn bản văn chương nghệ thuật.

 • * Năng lực ghi nhớ và tái hiện: • Khái niệm trí

• * Năng lực ghi nhớ và tái hiện: • Khái niệm trí nhớ: là quá trình tâm lí phản ánh những kinh nghiệm của con người dưới hình thức biểu tượng bao gồm sự ghi nhớ, gìn giữ và tái hiện lại sau đó ở trong óc cái đã cảm giác, rung động, hành động, suy nghĩ trước đây. • Khái niệm NL trí nhớ: là khả năng ghi nhớ các kiến thức kết hợp với các kĩ năng đã được học trước để thực hiện nhiệm vụ học tập, vận dụng giải quyết các vấn đề trong cuộc sống của HS. • Các quá trình của trí nhớ: • Quá trình ghi nhớ • Quá trình gìn giữ • Quá trình tái hiện

 • * Năng lực quan sát: • Khái niệm quan sát: Quan sát

• * Năng lực quan sát: • Khái niệm quan sát: Quan sát là cách tiếp cận, nhìn nhận sự việc có chủ đích và phương pháp đã định trước nhằm thu thập thông tin về sự vật để phục vụ cho mục đích nhất định. • Khái niệm NL quan sát: là khả năng xem xét một cách tỉ mỉ một sự vật hiện tượng nào đó và lí giải nó một cách chính xác • • • Quy trình tổ chức quan sát Bước 1: Lựa chọn đối tượng quan sát. • Bước 2: Xác định mục đích quan sát. • Bước 3: Tổ chức và hướng dẫn HS quan sát. • Bước 4: Tổ chức cho HS báo cáo kết quả quan sát được về đối tượng. * Năng lực giao tiếp: Biết vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết những tình huống giao tiếp đơn giản trong cuộc sống; • Biết vận dụng sáng tạo để giải quyết một cách linh hoạt những tình huống giao tiếp trong thực tiễn cuộc sống; …

b. Hệ thống các năng lực cần phát triển cho học sinh trong dạy

b. Hệ thống các năng lực cần phát triển cho học sinh trong dạy phân môn Tập làm văn lớp 3: • Ngoài các năng lực chung cần hình thành cho học sinh như: Năng lực hợp tác; Năng lực tự phục vụ, tự quản; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực tự học. • Phân môn Tập làm văn còn định hướng phát triển các năng lực chuyên biệt của môn học như: Năng lực Tiếng Việt (năng lực sử dụng ngôn ngữ): • + Năng lực nói • + Năng lực nghe • + Năng lực viết Năng lực quan sát b. Năng lực giao tiếp c. Năng lực nhận biết

 • c. Tổ chức dạy học phát triển năng lực học sinh: •

• c. Tổ chức dạy học phát triển năng lực học sinh: • - GV xác định rõ mục tiêu bài học là tạo cho HS những năng lực cơ bản nào, từ đó xây dựng các hình thức, PP và kỹ thuật dạy học tích cực. • - Áp dụng phù hợp trên từng đơn vị bài học PPDH, hình thức dạy học và kỹ thuật dạy học tích cực nhằm trao quyền tự chủ, mở rộng sự tham gia, hứng thú sáng tạo cho HS trong giờ học. • - Bằng những hướng dẫn, gợi ý, yêu cầu trước giờ lên lớp, GV tạo điều kiện để HS tham gia vào hoạt động tổ chức giờ học, điều đó giúp HS chủ động, tích cực tham gia trong giờ học. •

 • 5. Một bài dạy thiết kế theo cách tiếp cận năng lực:

• 5. Một bài dạy thiết kế theo cách tiếp cận năng lực: • a. Mục tiêu bài học: Định hướng vào việc mô tả các năng lực cần đạt, chứ không phải là nội dung kiến thức được GV truyền thụ. • b. Năng lực mong muốn hình thành ở người học: được xác định rõ ràng có thể quan sát, đánh giá được. • c. Sự tương tác GV – HS, HS – HS: được thúc đẩy. • d. Môi trường học tập: Thân thiện, thoải mái, HS hứng thú, tự tin và được thừa nhận, tôn trọng. • đ. Nhấn mạnh việc hiểu, khám phám, trải nghiệm, gắn kiến thức bài học với tình huống cuộc sống. • e. Bài học nhấn mạnh vào các hoạt động học (thực hành, trải nghiệm, tìm và xử lí thông tin…tự học). • g. Vai trò GV: Giúp HS sẵn sàng tiếp thu khái niệm mới, tích cực thể hiện tương tác, trải nghiệm, …tăng cường hứng thú, tự tin, kích thích tư duy sáng tạo của người học. • h. Kết thúc bài học: HS cảm thấy mình thay đổi và biết cách thay đổi.

IV. SOẠN GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CÁCH PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH:

IV. SOẠN GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CÁCH PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH: • - Xác định mục tiêu bài học: Bài học phát triển các năng lực gì cho HS ? • - Thiết kế các hoạt động tương thích với nội dung, tạo điều kiện cho HS tham gia kiến tạo tri thức nhằm phát triển năng lực. • - Lựa chọn PPDH tích cực. • - Lựa chọn TBDH…

IV. SOẠN GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CÁCH PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH:

IV. SOẠN GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CÁCH PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH: • I. MỤC TIÊU: • 1. Mục tiêu theo chuẩn kiến thức kĩ năng: • 1. 1. Kiến thức • 1. 2. Kĩ năng • 1. 3. Thái độ • 2. Định hướng các năng lực được hình thành: • Bao gồm các năng lực chung và năng lực chuyên biệt của từng bộ môn cần phát triển năng lực cho học sinh khi học xong bài học. • II. CHUẨN BỊ • Giáo viên: • - TBDH: …. • - Nội dung PBT (nếu có) • Học sinh

*Giáo án minh họa: Môn : Tập. Làm văn. Lớp : 3 Bài :

*Giáo án minh họa: Môn : Tập. Làm văn. Lớp : 3 Bài : Kể về người hàng xóm • I. MỤC TIÊU: • • • 1. Kiến thức - Hiểu nội dung: Bài văn tả ngôi trường mới rất đẹp, các bạn học sinh tự hào về ngôi trường và yêu quý thầy cô, bạn bè. ( TL được CH 1, 2). 2. Kĩ năng: Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, bước đầu biết đọc bài văn với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi. 3. Thái độ: Biết yêu quý, tự hào về ngôi trường của mình. * Tích hợp GDBVMT (gián tiếp): Học sinh thấy ngôi trường mới trong bài rất đẹp, có tình cảm yêu mến, tự hào từ đó có ý thức gìn giữ và bảo vệ lớp học, trường học. * Bài dạy nhằm hướng đến phát triển một số năng lực cho học sinh như sau: • - NL 1: Năng lực quan sát , ghi nhớ, tái hiện. • - NL 2: Năng lực sử dụng ngôn ngữ (năng lực nghe, nói, đọc). • - NL 3: Năng lực giao tiếp- hợp tác - NL 4 : Năng lực nhận biết, viết.

Giáo án minh họa: Môn : Tập đọc. Lớp : 2 Bài : Ngôi

Giáo án minh họa: Môn : Tập đọc. Lớp : 2 Bài : Ngôi trường mới • • II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên - Bài trình chiếu. - Thẻ từ 2. Học sinh - Sách giáo khoa. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

CÁC HOAT ĐỘNG A/ KTBC: …. . . . B/ Bài mới ……………… c/Củng

CÁC HOAT ĐỘNG A/ KTBC: …. . . . B/ Bài mới ……………… c/Củng cố, dặn dò -HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN -HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH NL -GVNX: Gọi 1 hs kể về thân 1 HS kể - 1 HS nhận xét bạn kể -………………………. . + Kể về một người hàng xóm mà em quý mến - 1 HS đo c -Dựa vào 4 gợi ý HS khá. giỏi kể mẫu vài câu NL 1 …………………………………… 1. Giới thiệu bài - GV nêu MĐ, YC của tiết học 2. HD HS làm BT * Bài tập 1 - Đọc yêu cầu BT -Gọi HS đọc gợi ý ở SGK. +Người hàng xóm là người như thế nào? - GV nhận xét, rút kinh nghiệm * Bài tập 2: gvýchs làm bài vào vở. (15 p) -Đọc yêu cầu BT - Theo dỏi , uốn nắn. -GV nhắc HS chú ý kể giản dị, chân thật - Chấm bài , nhận xét, sửa lỗi. (từ, , câu. Lỗi chính tảv v) ………………………………… + GV: - Yêu cầu hoc sinh tìm và nói câu tục ngữ ca dao… nói về tình làng nghĩa xóm. - YC: Về nhà đọc lại bài văn cho người thân nghe - 4 HS kể theo gơi ý + 2 HS kể. + kể trong nhóm. (n 2) + 2 nhóm thi kể trước lớp. + nhận xét bài của bạn. - HS viết bài - 2 em đọc bài viết -Nhận xét, bình chọn người viết tốt …………………………… -Nói theo yêu cầu: -- Đọc lại bài văn cho người thân nghe LN 1& NL 2 NL 3 NL 4 NL 2

 • V. KẾT LUẬN • Trên đây là nội dung phần chuyên đề:

• V. KẾT LUẬN • Trên đây là nội dung phần chuyên đề: “Soạn giáo án và dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh” vận dụng cụ thể cho môn Tập làm văn lớp 3. Rất mong ý kiến đóng góp xây dựng của Ban giám hiệu nhà trường, các tổ chuyên môn và giáo viên để chuyên đề thêm hoàn thiện. • • • Buôn Ma Thuột, ngày 22 tháng 11 năm 2018 • • • Tập thể GV khối 3