TI N NG CAO CHT LNG GIO DC

  • Slides: 26
Download presentation
ĐỀ TÀI “N NG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC M NHẠC CHO TRẺ MẪU

ĐỀ TÀI “N NG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC M NHẠC CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚP GHÉP TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG HẰNG NGÀY Ở TRƯỜNG MẦM NON” Loại hình nghiên cứu: Sáng kiến Phạm vi nghiên cứu: Lớp học. Tác giả: H Gin Kriêng Chức vụ: Giáo viên Đơn vị: Trường Mầm non Hoa Sen

Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài: m nhạc là nhu cầu

Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài: m nhạc là nhu cầu cuộc sống, là món ăn tinh thần không thể thiếu được đối với đời sống con người. m nhạc là ngôn ngữ chung của nhân loại. Nếu cuộc sống mà thiếu âm nhạc thì chẳng khác gì thiếu ánh sáng mặt trời. Đặc biệt đối với trẻ mầm non thì những nốt nhạc trầm bổng, những giai điệu mượt mà vui tươi, trong trẻo của các tác phẩm âm nhạc như là dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng cho tâm hồn trẻ thơ, giáo dục âm nhạc luôn được thực hiện phù hợp với chế độ sinh hoạt cả ngày ở trường của trẻ có ý nghĩa lớn như: Giáo dục âm nhạc được tích hợp trong làm quen văn học, làm quen chữ viết, hoạt động tạo hình, làm quen với toán, thể dục buổi sáng. . . Nhờ đó mà cuộc sống của trẻ thêm vui vẻ, hồn nhiên. Tôi là một giáo viên mầm non, luôn tâm huyết với nghề dạy trẻ. Tôi nhận thấy trẻ em rất thông minh và linh hoạt. Tôi luôn mong muốn truyền đạt thật nhiều kiến thức cho trẻ, giúp trẻ phát triển tốt những khả năng vốn có. có lẽ vì bản thân âm nhạc đã mang nhiều thế mạnh. Với tôi âm nhạc giống như một bí quyết riêng giúp tôi thu hút trẻ, tạo ấn tượng đẹp khi trẻ tới trường, tới lớp.

Tôi nhận thấy công tác tổ chức cải biên, sáng tác một số trò

Tôi nhận thấy công tác tổ chức cải biên, sáng tác một số trò chơi, tổ chức các lớp tập huấn, để phục vụ giáo dục âm nhạc có tác dụng tích cực đối với chúng ta trong công tác quản lí, chỉ đạo và nhất là chuyên môn. nếu chúng ta biết vận dụng một cách sáng tạo, thường xuyên tổ chức sưu tầm, cải biên, sáng tác một số trò chơi giáo dục âm nhạc Với tầm quan trọng của việc tổ chức làm đồ dùng dạy học, đồ chơi và nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc thông qua việc tổ chức các hoạt động để phục vụ chuyên môn nên bản thân tôi đã đề cập tới vấn đề: “Nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ lớp ghép trong các hoạt động hằng ngày ở trường mầm non” Từ đó đưa ra những biên pháp tốt giúp trẻ mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp. Tôi mong rằng, những kinh nghiệm của tôi sẽ đạt được kết quả cao trên trẻ và góp phần giúp giáo viên thực hiện tốt chuyên môn của mình.

2. Mục Tiêu, nhiệm vụ: *Mục Tiêu: Nghiên cứu một số phương pháp ,

2. Mục Tiêu, nhiệm vụ: *Mục Tiêu: Nghiên cứu một số phương pháp , biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ lớp ghép tại trường mầm non hoa sen, nhằm tìm ra một vài kinh nghiệm tốt nhất và thực hiện một số vấn đề mới để trẻ phát triển tốt khả năng nghe nhạc, khả năng ca hát và tạo điều kiện cho trẻ hoạt động tư duy nhiều hơn, được tìm hiểu và được trải nghiệm trong những bài học đầu tiên. Qua đề tài nhằm giúp cho giáo viên có kiến thức sâu hơn bộ môn giáo dục âm nhạc và biết tầm quan trọng của việc đưa âm nhạc vào đời sống của trẻ. * Nhiệm vụ: - Tiến hành nghiên cứu đề tài này tôi tập trung nghiên cứu những nội dung sau: + Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc tổ chức thực hiện âm nhạc. + Nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ lớp ghép trong các hoạt động hàng ngày ở trường mầm non”

3. Đối tượng nghiên cứu “Nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho

3. Đối tượng nghiên cứu “Nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ lớp ghép trong các hoạt động hằng ngày ở trường mầm non” Tại lớp ghép Buôn Kly A Phường Đạt Hiếu - Thị Xã Buôn Hồ - Tỉnh đắk lắk. 4. Phương pháp nghiên cứu: - Nghiên cứu qua tài liệu. + Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non. + Tài liệu bồi dưỡng hè. + Các tạp chí tập giáo dục mầm non. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp quan sát, - Phương pháp đàm thoại, trao đổi trực tiếp. - Phương pháp trực quan thính giác - Phương pháp thực hành nghệ thuật II. Phần nội dung 1. Thực trạng

*Thuận lợi: Tôi là giáo viên hiện đang công tác tại Lớp ghép trường

*Thuận lợi: Tôi là giáo viên hiện đang công tác tại Lớp ghép trường mầm non hoa sen là một trường nằm trong hệ thống quản lý của phòng Giáo dục và đào tạo Thị Xã Buôn Hồ, nhờ có sự quan tâm giúp đỡ của Phòng giáo dục, sự chỉ đạo sát sao của ban giám hiệu về hoạt động chuyên môn và tạo điều kiện về trang thiết bị đồ dùng học liệu, tư liệu cho bản thân và sự nhiệt tình ủng hộ của các bậc phụ huynh nên trường tôi đã được trang bị các loại đồ dùng hỗ trợ việc giảng dạy cho các giờ hoạt động của trẻ nhất là hoạt động khám phá khoa học, Đặc biệt nhà trường mở các chuyên đề giáo dục âm nhạc để giáo viên có một số kinh nghiệm trong việc tổ chức các hoạt động trên trẻ, ngoài ra bản thân cũng tự học hỏi bên ngoài về những vấn đề có liên quan đến việc làm sao để nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ một cách nhẹ nhàng và hiệu quả nhất. Trẻ trong lớp cùng độ tuổi nên cũng thuận lợi cho việc dạy trẻ, ngoài ra được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường, sự quan tâm của các bậc phụ huynh trong lớp về việc chuẩn bị những phương tiện và điều kiện về đồ dùng dạy ở lớp cũng như trong gia đình để trẻ được trực tiếp xúc và tham gia các hoạt động.

Giáo viên nắm vững phương pháp, có trình độ trên chuẩn, sớm được tiếp

Giáo viên nắm vững phương pháp, có trình độ trên chuẩn, sớm được tiếp cận với các hoạt động giáo dục mầm non mới, được tham gia vào các lớp học bồi dưỡng chuyên môn của Phòng Giáo Dục, của nhà trường, sáng tạo trong cách dạy và làm đồ dùng, đồ chơi. Cả hai giáo viên được phân công dạy lớp mẫu giáo lớn nhiều năm, được tiếp thu, tích luỹ nhiều kinh nghiệm, nên thường cho trẻ làm quen những tác phẩm âm nhạc mới có hiệu quả và chất lượng hơn trước. Lớp có góc âm nhạc, phù hợp, sáng tạo. Có đủ diện tích cho trẻ hoạt động. Phụ huynh rất nhiệt tình ủng hộ khi giáo viên tuyên truyền vận động, sưu tập đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho các chủ đề * Khó khăn: Chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ diễn ra thường xuyên, liên tục, để bám sát vào các hoạt động trên thì giáo viên có ít thời gian làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo. Một số trẻ còn nhút nhát chưa mạnh dạn hát và biểu diễn trước đám đông nên việc giúp trẻ tự tin và mạnh dạn hơn cần có biện pháp và có thời gian. Để thực hiện tốt đề tài nâng cao chất lượng trong giáo dục âm nhạc, đòi hỏi giáo viên phải linh hoạt, sáng tạo trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục, tổ chức các hình thức giúp trẻ tích cực hoạt động.

Một số phụ huynh còn chưa hiểu được tầm quan trọng của giáo dục

Một số phụ huynh còn chưa hiểu được tầm quan trọng của giáo dục âm nhạc trong đời sống của trẻ. Bố mẹ còn chưa quan tâm nhiều đến việc học của con và cho trẻ mầm non nên sự phối kết hợp trong vấn đề giáo dục còn hạn chế. 2. Khao sát khi chưa áp dụng biện pháp Trẻ biết vận động theo nhạc thay đổi dưới nhiều hình thức khác nhau như: vỗ tay, dậm chân, vẫy tay. Vận động theo nhạc, theo tiết tấu chậm, tiết tấu kết hợp… Cho trẻ vận động bằng nhiều dụng cụ âm nhạc khác nhau: Xắc xô, thanh gõ, hay những dụng cụ âm nhạc do cô làm từ nguyên vật liệu phế thải… Sau khi khảo sát trẻ, tôi thấy trẻ đa số có kỹ năng nghe nhạc tốt tuy nhiên đạt ở mức độ tốt chưa cao, vẫn còn nhiều trẻ chưa biết diễn tả giai điệu của bài hát. … hay còn có trẻ hát sai nhạc. Về kỹ năng vận động theo nhạc đa số trẻ chưa qua lớp mẫu giáo bé và mẫu giáo nhỡ nên trẻ chưa được làm quen với cách vận động theo nhạc và cách sử dụng cụ âm nhạc nên giáo viên phải sửa nhiều khi trẻ lên lớp 5 - 6 tuổi

tuy nhiên với đòi hỏi tính phức tạp và khó hơn khi trẻ lên

tuy nhiên với đòi hỏi tính phức tạp và khó hơn khi trẻ lên lớp mẫu giáo lớn trẻ không những cần phải nghe nhạc và hát theo nhạc mà trẻ còn phải vận động theo nhạc dưới nhiều hình thức khác nhau nên một số trẻ còn chưa quen và nghe nhạc còn chưa đúng qua bảng khảo sát tôi thấy có những cháu giỏi về mặt này nhưng lại yếu về mặt khác, từ đó, tôi có phương pháp dạy khác nhau với từng đối tượng trẻ. 3. Cách thực hiện biện pháp của đề tài. Qua tìm hiểu nghiên cứu về sự phát triển tâm sinh lý, nhận thức của trẻ trong độ tuổi mầm non và trẻ 5 tuổi và đi sâu tìm hiểu , khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ 5 tuổi tại trường mẫu giáo sao mai, tôi đã thực hiện các phương pháp đàm thoại, trao đổi trực tiếp, phương pháp trực quan thính giác. Phương pháp thực hành nghệ thuật, nghiên cứu tại lớp qua đọc tài liệu và học hỏi kinh nghiệm từ tổ chuyên môn, bạn bè đồng nghiệp tôi đã rút ra được một số biện pháp “Nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi trong các hoạt động hằng ngày ở trường Mầm non” Biện pháp 1 Giáo dục âm nhạc trong đời sống hằng ngày đối với trẻ ở trường mẫu giáo :

* Trong các hoạt động học * Làm quen chữ cái: Trong giờ LQCC

* Trong các hoạt động học * Làm quen chữ cái: Trong giờ LQCC yêu cầu cháu nhận mặt chữ bằng nhiều biện pháp khác nhau thì song với việc nhận biết chữ cái, âm nhạc nghe trong giờ học cũng góp phần giúp trẻ nhận biết thêm như : Ôn nhóm chữ cái o, ô, ơ ; a, ă, â qua bài hát “ Trường cháu đây là trường mầm non”, “ Cô và mẹ”… Mặc dù phần nội dung này không đi sâu vào cấu trúc giờ dạy nhưng khi trẻ thuộc bài hát thì trẻ nhớ được chữ và phân biệt được sự giống và khác nhau giữa các chữ cái đó. * Làm quen văn học : Trong giờ LQVH giáo viên dạy trẻ cảm thụ bài thơ, câu chuyện thông qua việc đọc diễn cảm, hiểu nội dung. . . để truyền đạt tới trẻ những vẻ đẹp của tiếng nói dân tộc, sản phẩm trí tuệ và tình cảm của bao thế hệ người Việt Nam nối tiếp nhau.

Thông qua việc dạy bài thơ “Hạt gạo làng ta” của Trần Đăng Khoa,

Thông qua việc dạy bài thơ “Hạt gạo làng ta” của Trần Đăng Khoa, sau khi trẻ đọc thơ xong cô kết hợp cho trẻ nghe bài hát “Hạt gạo làng ta” do Trần Viết Bính phổ nhạc. Và chính giai điệu trữ tình của bài hát giúp cho ý thơ trong bài thơ được nâng cao, tiết học thêm sinh động, phong phú và trẻ rất chú ý. Có nhiều bài thơ có cùng chủ đề với bài hát, tuy là lời thơ không hoàn trùng với lời bài hát nhưng mang ý nghĩa mở rộng nhận thức cho trẻ trong tiết học đó như : Trẻ đọc bài thơ “Bó hoa tặng cô” của Ngô Quân Miện Sau khi đọc thơ kết hợp hát bài: “Mừng ngày 8/3” (Tân Huyền) giúp trẻ cảm thụ và hiểu thêm nội dung bài thơ. Đồng thời thể hiện tình cảm của trẻ thông qua tiết học đó. Khi cho trẻ đọc bài thơ “Bác Hồ của em” kết hợp nghe hát bài “Nhớ ơn Bác” của Phan Huỳnh Điểu; Thơ “Chú bộ đội hành quân trong mưa” kết hợp nghe hát bài “Màu áo chú bộ đội” của Nguyễn Văn Tý. Đây là một kinh nghiệm làm cho các tiết thơ, truyện sinh động, hấp dẫn đồng thời giúp trẻ cảm thụ nội dung của bài thơ, câu chuyện đó qua bài hát đó chứ không phải là một nội dung lồng ghép để chuyển tiếp cho hay. Ngoài ra một số bài đồng dao, thơ, truyện trong chương trình cũng được nhiều nhạc sĩ sáng tác thành nhạc và cũng từng được xoay chuyển hát như:

“Gánh gồng” “Chi chành” ”Rềnh ràng” Giúp trẻ tiếp thu nhanh, mau thuộc và

“Gánh gồng” “Chi chành” ”Rềnh ràng” Giúp trẻ tiếp thu nhanh, mau thuộc và gây hứng thú trong quá trình học của cháu. *Khám phá khoa học: - Để giúp trẻ hiểu đúng đắn về những đề tài của giờ hoạt động chung làm quen khám phá khoa học thông qua việc trò chuyện, đàm thoại, quan sát, trò chơi. . . thì việc kết hợp sử dụng âm nhạc trong giờ học góp phần tạo cho trẻ có cảm xúc với các đối tượng như bài “Giới thiệu một số loài hoa” yêu cầu là trẻ phân biệt được một số loại hoa, so sánh, nhận xét sự giống và khác nhau. . . biết thưởng thức vẻ đẹp, mùi thơm, yêu quí, bảo vệ. . . Sau đó ta cho trẻ nghe bài “Hoa trong vườn” hoặc có thể cho cháu nghe bài “Ra vườn hoa” của Văn Tấn. - Trong chủ đề nghiệp chủ đề nhánh “Chú công nhân” giáo viên yêu cầu trẻ nắm được công việc, ý nghĩa của công việc đó, yếu quí người lao động. . . kết hợp cho trẻ nghe bài “Cháu yêu cô chú công nhân” của Hoàng Văn Yến. - Khi dạy đề tài “Chú bộ đội” nghe bài “Cháu thương chú bộ đội”, “Làm chú bộ đội”, “Gác trăng” của Nguyễn Trí Tân. . . Nhằm giúp trẻ hiểu được trong đêm trung thu đó các chú bộ đội phải đứng gác giữ cho Tổ quốc được thanh bình để các em thiếu nhi được “Rước đèn trong đêm trăng”. - Và còn nhiều chủ đề khác cũng vậy, ở đây chúng ta không nên dừng lại ở phần nghe để chuyển tiếp mà nghe hát để nắm thêm nội dung thông qua đề tài dạy đó.

Biện pháp 2 tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ qua các hoạt

Biện pháp 2 tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ qua các hoạt động khác trong ngày. * Hoạt động ngoài trời Cho trẻ tham gia một trò chuyện trong chủ đề hay cho trẻ quan sát cây quanh trường giáo viên cho trẻ hát những bài hát có liên quan đến nội dung trẻ thực hiện giúp trẻ hứng thú hơn đồng thời củng cố những bài hát đã học có hiệu quả hơn Ví dụ: Cho trẻ quan sát cây xoài: Cho trẻ hát “ Em yêu cây xanh” Quan sát vườn hoa cho trẻ hát “ Màu hoa”

* Hoạt động góc Cho trẻ chơi các góc mà mình yêu thích và

* Hoạt động góc Cho trẻ chơi các góc mà mình yêu thích và theo chủ đề mình đang học Ví dụ: Trẻ chơi góc nghệ thuật giáo viên cho trẻ đóng vai là cô giáo các trẻ khác làm học sinh và hát những bài hát trong chủ đề cô chú ý hướng dẫn trẻ hát đúng lời và hát gõ theo nhịp sử dụng cụ âm nhạc như: Xắc xô, thanh gõ, … Giáo viên sưu tầm và làm những dụng cụ âm nhạc mới cho góc âm nhạc như: Trai nước, gáo dừa, đàn tính… Bên cạnh việc cô gợi ý và hướng dẫn trẻ có thể làm những gì trong góc đó thì trẻ có thể sáng tạo những cách chơi mới với những đồ chơi ở góc đó và đóng vai theo thỏa thuận của trẻ. Giáo viên cho trẻ chơi và nghe những bài hát 1 cách nhẹ nhàng trong khi chơi và kết thúc giờ chơi góc giáo viên sẽ cho kết thúc ở một góc trọng tâm và hát những bài hát theo chủ đề.

*Hoạt động chiều. Cho trẻ tham gia một số hoạt động chiều như: Hát

*Hoạt động chiều. Cho trẻ tham gia một số hoạt động chiều như: Hát một số bài hát mới, đọc thơ, đồng dao, giải câu đố, chơi một số trò chơi có âm nhạc kết hợp. Giúp trẻ hứng thú và thoải mái sau 1 ngày học tập.

Biện pháp 3 một số trò chơi phục vụ âm nhạc để nâng cao

Biện pháp 3 một số trò chơi phục vụ âm nhạc để nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc. Đối với trẻ thơ, được hoạt động với âm nhạc thông qua các trò chơi là một biện pháp hữu hiệu nhất. Trò chơi đã trở thành phương tịên để đem đến cho trẻ các yếu tố diễn tả của nghệ thuật sinh động, nó có tác dụng mạnh mẽ nhưng lại đến với trẻ một cách nhẹ nhàng, thoải mái. Hiện nay, trò chơi âm nhạc được coi là một trong các hình thức vận động theo nhạc của chương trình giáo dục âm nhạc Mầm non. Nó có vai trò quan trọng giúp trẻ luyện tai nghe nhạc, củng cố ca hát, tạo cảm giác nhịp điệu, phát triển năng khiếu âm nhạc. Các yếu tố đó góp phần làm cho trẻ cảm thụ âm nhạc. Mỗi loại trò chơi đều có ý nghĩa giúp trẻ phát triển trí tuệ, tạo cho trẻ có những phản xạ nhanh, nhạy, có tác dụng trong việc củng cố và tiếp thu những nội dung giáo dục. Đặc biệt trò chơi âm nhạc còn rèn luyện cho trẻ có kĩ năng thông qua tai nghe âm nhạc. Chính vì vậy bản thân đã tìm tòi, sáng tác, cải biên một số trò chơi nhằm làm tăng thêm sự phong phú âm nhạc cho trẻ.

a. Trò chơi “Nghe thấu hát tài” : Trò chơi giúp trẻ nhanh nhẹn,

a. Trò chơi “Nghe thấu hát tài” : Trò chơi giúp trẻ nhanh nhẹn, linh hoạt, truyền tin cho bạn đúng *Chuẩn bị : Một số câu hát trong các bài hát trong chương trình mà trẻ đã thuộc. *Cách chơi: Thành viên thứ nhất của 2 đội ra ngoài lớp, cô nói thầm vào tai từng trẻ đại diện của 2 đội một câu hát giống nhau. Sau đó 2 trẻ có trách nhiệm chạy về đội của mình và nói lại câu hát đó cho bạn thứ 2, bạn thứ 2 nói thầm vào tai cho bạn thứ 3. . . Và cứ thế tiếp tục cho đến trẻ cuối cùng của đội, trẻ cuối cùng lên hát lại câu hát đó. *Luật chơi: Nếu đội nào hát đúng và nhanh hơn thì thắng cuộc. Ví dụ: Cô nói thầm vào tai trẻ đại diện 2 đội câu hát: “Yêu chú công nhân lớn lên cháu lái máy cày”. Hai trẻ đại diện chạy về nói thầm vào tai cho bạn thứ 2 của đội mình. . . Và cứ thế cho đến bạn cuối cùng của đội lên hát lại đúng lời của câu hát trên và nhanh trước đội kia là thắng cuộc. b. Trò chơi: “Tai ai thính” Trò chơi tạo cho trẻ sự tập trung chú ý lắng nghe các âm thanh của các nhạc cụ khác nhau và trẻ hứng thú được khám phá, trải nghiệm các nhạc cụ.

*Chuẩn bị : Một số nhạc cụ âm nhạc như sau Đàn organ bằng

*Chuẩn bị : Một số nhạc cụ âm nhạc như sau Đàn organ bằng đồ chơi điện tử, kèn nhựa, kèn bằng vỏ ốc, phách gõ bằng tre, bằng vỏ nghêu, dàn gõ bằng tre, trống gõ bằng lon, bằng quả bầu khô. . . *Cách chơi : Trẻ nghe và phân biệt âm thanh của các nhạc cụ. Cô giới thiệu cho trẻ biết từng loại nhạc cụ và âm thanh của các loại nhạc cụ đó như: + Cô đàn organ và nói cho trẻ biết đó là tiếng đàn organ. + Cô thổi kèn bằng nhựa và cho trẻ biết đó là tiếng kèn bằng nhựa. + Cô gõ phách bằng tre và cho trẻ biết đó là tiếng gõ bằng phách tre. . . Sau khi giới thiệu hết các loại nhạc cụ, cô lần lượt đánh đàn, gõ các loại nhạc cụ cho trẻ vừa nghe, vừa xem và cô hỏi trẻ tiếng nhạc cụ gì? Khi trẻ đã quen, cô cho trẻ ngồi không nhìn thấy nhạc cụ, sau đó cô đánh đàn, gõ, thổi các loại nhạc cụ và hỏi xem trẻ nhận biết được âm thanh của loại nhạc cụ nào. Sau đó cho trẻ chia làm 2 đội và thi đua, * Luật chơi : Nếu đội nào đoán sai phải hát một bài theo yêu cầu của đội đoán đúng. Nếu đoán đúng sẽ được khám phá, trải nghiệm với nhạc cụ đó.

c. Trò chơi: “Giai điệu thân quen” Trò chơi này giúp trẻ củng cố

c. Trò chơi: “Giai điệu thân quen” Trò chơi này giúp trẻ củng cố kiến thức về tên bài hát và củng cố lại giai điệu bài hát đã học, đồng thời tạo cho trẻ sự tập trung chú ý lắng nghe và nhanh nhẹn, linh hoạt, trả lời rõ ràng, chính xác tên bài hát. * Chuẩn bị: Băng nhạc có các bài hát trong chương trình mà trẻ đã được học, đài * Cách chơi: Cô mở đài cho trẻ nghe giai điệu bài hát, 2 đội rung chuông giành quyền trả lời bằng cách nói rõ tên bài hát vừa nghe. Ví dụ: Cho trẻ nghe giai điệu “ Lá xanh vẫy như gọi em đi nhanh. . . ” thì trẻ phải nêu được đó là bài hát “Lá xanh” * Luật chơi : Nếu trả lời đúng mỗi trẻ trong đội được tặng một bông hoa, nếu trả lời sai quyền trả lời thuộc về đội bạn d. Trò chơi “Ô cửa bí mật”

d. Trò chơi “Ô cửa bí mật” Trò chơi giúp trẻ được ôn luyện

d. Trò chơi “Ô cửa bí mật” Trò chơi giúp trẻ được ôn luyện các bài hát, tạo cho trẻ mạnh dạn lên biểu diễn và mong muốn được khám phá những bí mật bên trong những ô cửa * Chuẩn bị: Các loại đồ dùng, đồ chơi phù hợp theo từng chủ điểm ở phía sau những ô cửa, thùng các-tông sơn màu để làm ô cửa và một số đồng tiền vàng để tặng cho trẻ. Biện pháp 4 hướng dẫn trẻ vận động theo nhạc ở góc nghệ thuật : Theo chương trình giáo dục mầm non mới hiện nay, hoạt động góc đi đôi với hoạt động học có chủ đích. Vì vậy việc hướng dẫn trẻ vậnđộng theo nhạc thông qua các giờ hoạt động cũng là biện pháp rất cần thiết. Phương pháp này nhằm phát triển ở trẻ cảm nhận nhịp điệu về âm nhạc, qua đó giúp trẻ thể hiện nhịp điệu âm nhạc bằng chính hoạt động của mình. Tôi bồi dưỡng, hướngdẫn giáoviên khuyến khích trẻ vận động dưới nhiều hình thứcnhư: - Hát kết hợp vỗ tay theo lời ca. - Hát kết hợp nhún nhảy, lắc lư , dậm chân… - Hát kết hợp một số động tác đơn giản như vẫy cánh tay, cuộn cổ tay, nhún, đi, chạy …

- Hát kết hợp minh họa theo lời ca. Để thực hiện có hiệu

- Hát kết hợp minh họa theo lời ca. Để thực hiện có hiệu quả các hình thức trên, tôi hướng dẫn thực hiện bằng cách : + Bắt nhịp cho trẻ hát và cho trẻ vỗ tay cùng cô (cô vỗ tay chậmtheo lời canhịp nhàng để trẻ vỗ theo ) + Bắt nhịp cho trẻ hát hoặc bật băng casset, cô và trẻ cùng nhún nhảy lắc lư theo bài hát. + Những bài hát nào có thể múa minh họa, cô cho trẻ vừa hát theo băng nhạc vừa làm động tác minh họa cùng cô. Việc cho trẻ vận động theo nhạc ở hoạt động góc chủ yếu giúp trẻ biết hưởng ứng cảm xúc bằngchính những phản ứng của cơ thể sao chophù hợp với nhịp điệu âm nhạc, không nhất thiết yêu cầu của trẻ phải giống của cô. 4. Kết quả đạt được sau khi áp dụng biện pháp. * Trước khi thực hiện đề tài : - Trẻ thích học bộ môn giáo dục âm nhạc : 70 % - Trẻ đạt được mục tiêu cô đưa ra ở tất cả các môn học : 80% - Trẻ sáng tạo trong các hoạt động : 75%

* Sau khi thực hiện đề tài : - 100% trẻ thực sự thích

* Sau khi thực hiện đề tài : - 100% trẻ thực sự thích thú học Giáo dục âm nhạc, tích cực tham gia chơi, chơi thành thạo các trò chơi. . . tạo không khí vui tươi, hào hứng khi học âm nhạc. Từ đó hoạt động Giáo dục mầm non đạt chất lượng rất cao. - Trẻ đạt được mục tiêu cô đưa ra ở tất các môn học : 100% - Trẻ sáng tạo trong các hoạt động : 98 % - Tổ chức ngày hội ngày lễ : Ngày hội đến trườngcủa bé, ngày 20/11, tết trung thu. . . có hiệu quả. -Các cuộc thi giáo viên dạy giỏi các cấp, chuyên đề…toàn bộ giáo viên đều biết lồng ghép Giáo dục mầm non theo biện pháp nêu trên đạt kết quả cao.

5. kết luận của biện pháp Muốn có được những trò chơi sáng tạo

5. kết luận của biện pháp Muốn có được những trò chơi sáng tạo và đưa Giáo dục mầm non vào trong đời sống hàng ngày của trẻ ở trường mầm non , trước hết : - Người giáo viên phải nắm vững kiến thức, kĩ năng cơ bản của Giáo dục mầm non. - Hướng dẫn trẻ cụ thể khi thựchiện - Kế hoạch tổ chức, đầu tư phải có nhiều thời gian. - Thực hiện tốt công tác chuyên môn, tham mưu để có sự quan tâm , động viên kịp thời và chỉ đạo sâu sát của BGH. - Động viên, khuyến khích trẻ thường xuyên, kịp thời để trẻ hứng thú học tập. - Kết hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh để có sự giúp đỡ theo yêu cầu của nhà trường, tạo điều kiệnthuận lợi cho việc tổ chức thực hiện. - Bản thân người giáo viên không ngừng học hỏi, tham gia các buổi chuyên đề của trường mở ra để tìm tòi , sáng tạo. Tôi xin chân thành cảm ơn !