ti KHAI THC DNG TRC QUAN PHT TRIN

  • Slides: 33
Download presentation
Đề tài KHAI THÁC ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC

Đề tài KHAI THÁC ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH ĐỐI VỚI MÔN ĐỊA LÍ THPT

A. Đặt vấn đề • Đối với học sinh lớp THPT, học sinh được

A. Đặt vấn đề • Đối với học sinh lớp THPT, học sinh được tiếp xúc với một chương trình Địa lí có tính chuyên môn cao. Nội dung kiến thức là những vấn đề địa lý tự nhiên, kinh tế-xã hội của thế giới và Việt Nam. Nhiều đơn vị kiến thức trừu tượng nên trong quá trình tiếp thu kiến thức của các em gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, phần lớn kiến thức trong SGK được chuyển tải thông qua hệ thống kênh hình (phương tiện trực quan, đồ dùng dạy học trực quan) để giúp các em tiếp thu kiến thức dễ dàng, nhớ nội dung bài học và góp phần rèn luyện kỹ năng địa lý cho học.

 • Phương tiện trực quan là những đồ dùng dạy học mà học

• Phương tiện trực quan là những đồ dùng dạy học mà học sinh quan sát trực tiếp, khai thác được kiến thức trên đó. Phương tiện trực quan được coi là cuốn sách giáo khoa thứ hai của bộ môn Địa lí. • Bên cạnh kênh chữ, kênh hình là một kênh quan trọng trong dạy học Địa lí. Việc khai thác tốt kênh này, không những giúp học sinh khai thác được nhiều kiến thức mà còn giúp rèn luyện nhiều kỹ năng Địa lí cho học sinh.

 • Đồ dùng trực quan trong dạy học Địa lí rất phong phú

• Đồ dùng trực quan trong dạy học Địa lí rất phong phú đa dạng. Ở đây, chúng ta chỉ đề cập đến các phương tiện trực quan phổ biến như quả địa cầu, tranh ảnh giáo khoa Địa lí, bản đồ, lược đồ, sơ đồ, biểu đồ…, là những đồ dùng trực quan hằng ngày, được in kèm trong SGK Địa lí hoặc được đóng thành từng tập như Tập bản đồ Thế giới, Át lát Địa lí Việt Nam.

B. Giải quyết vấn đề 1. Quả địa cầu • Quả địa cầu là

B. Giải quyết vấn đề 1. Quả địa cầu • Quả địa cầu là mô hình thu nhỏ của trái đất. Tuỳ theo mục đích sử dụng người ta biểu hiện các chủ đề khác nhau. Nhưng nhìn chung, các đối tượng luôn được biểu hiện ở trên đó là: Hệ thống kinh vĩ tuyến, các lục địa, các đại dương, tỷ lệ quả địa cầu, bảng chú giải, các chủ đề mà người thành lập lựa chọn. • Qua mô hình quả địa cầu, tạo điều kiện áp dụng phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của người học. Đồng thời, giúp học sinh hiểu biết những đối tượng biểu hiện trên đó một cách nhanh nhất, nhớ được nội dung bài học bền lâu.

 • Đối với chương trình Địa lí 10, quả địa cầu có nhiệm

• Đối với chương trình Địa lí 10, quả địa cầu có nhiệm vụ chuyển tải những kiến thức cơ bản về hệ thống kinh-vĩ tuyến, kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc, cách tính giờ ở các địa phương trên trái đất; hiểu biết được sự vận động tự quay quanh trục, quay quanh mặt trời, tìm ra các hệ quả của nó và giải thích được một số hiện tượng xảy ra trên trái đất.

 • Bản đồ là hình ảnh thu nhỏ một phần hay toàn bộ

• Bản đồ là hình ảnh thu nhỏ một phần hay toàn bộ bề mặt trái đất lên trên một mặt phẳng thông qua phép chiếu đồ khoa học. • Bản đồ có hệ thống kinh vĩ tuyến, tỉ lệ bản đồ (cho biết bản đồ đó đã được thu nhỏ bao nhiều lần) và hệ thống kí hiệu bản đồ. • Bản đồ thể hiện các đối tượng tự nhiên, kinh tếxã hội và mối quan hệ giữa chúng trên cơ sở toán học nhất định.

 • Trong dạy học Địa lí, có bản đồ trong SGK, có bản

• Trong dạy học Địa lí, có bản đồ trong SGK, có bản đồ treo tường, có Tập Bản đồ Thế giới, có Át lát Địa lí Việt Nam. • - Cách khai thác bản đồ • + Chọn bản đồ phù hợp nội dung học, nội dung cần tìm hiểu • + Đọc kỹ bảng chú giải, tìm hiểu tỉ lệ bản đồ, kí hiệu bản đồ • + So sánh kí hiệu, màu sắc ở bảng chú giải với kí hiệu, màu sắc trên bản đồ để rút ra kiến thức cần tìm • + Sử dụng nhiều trang Át lát, bản đồ khi tìm hiểu một vấn đề địa lí • + Chú ý khai thác các biểu đồ trong Át lát hoặc kèm theo trên bản đồ

 • Ý nghĩa của bản đồ • + Phương tiện để học sinh

• Ý nghĩa của bản đồ • + Phương tiện để học sinh khai thác kiến thức, rèn luyện kỹ năng địa lí • + Phương tiện học tập ở nhà, làm bài kiểm tra • + Ứng dụng vào đời sống như tìm đường đi, các ngành sản xuất nông nghiệp, công nghiệp hay trong quân sự, dự báo thời tiết v. v…

 • Các kỹ năng rèn luyện cho học sinh từ bản đồ •

• Các kỹ năng rèn luyện cho học sinh từ bản đồ • + Kỹ năng nhận xét, phân tích bản đồ, khai thác kiến thức từ bản đồ • + Kỹ năng tư duy không gian, định vị kiến thức Địa lí • + Kỹ năng hợp tác, làm việc nhóm với bản đồ • + Kỹ năng thuyết giảng, thuyết trình bằng bản đồ

3. Lược đồ • Lược đồ nhập cư vào Hoa Kì giai đoạn 1820

3. Lược đồ • Lược đồ nhập cư vào Hoa Kì giai đoạn 1820 - 1990

 • Trong dạy học Địa lí, lược đồ ít được sử dụng, bản

• Trong dạy học Địa lí, lược đồ ít được sử dụng, bản đồ được sử dụng nhiều hơn. • Cách khai thác lược đồ và các kỹ năng rèn luyện cho học sinh phần nhiều giống như bản đồ. Cũng là phương tiện học tập tại lớp, làm bài tập ở nhà…

4. Tranh ảnh Địa lí Núi già Appala

4. Tranh ảnh Địa lí Núi già Appala

 • Tranh ảnh dùng để dạy địa lý có nhiều loại: Tranh ảnh

• Tranh ảnh dùng để dạy địa lý có nhiều loại: Tranh ảnh địa lý treo tường, tranh ảnh địa lý trong SGK, tranh ảnh địa lý khổ nhỏ được cắt ra từ các tạp chí… Nhiệm vụ chính của tranh ảnh là hình ảnh cho học sinh những biểu tượng cụ thể về địa lý … Trong các loại kể trên, có ý nghĩa hơn cả là hình ảnh treo tường, in sẵn và các tranh ảnh trong SGK. Vì nội dung của chúng đều được lựa chọn cẩn thận, phù hợp với nội dung bài dạy trong chương trình.

 • Trong sách giáo khoa địa lý, hệ thống tranh ảnh tương đối

• Trong sách giáo khoa địa lý, hệ thống tranh ảnh tương đối phong phú, nhưng chủ yếu biểu hiện các đối tượng tư nhiên như núi, cao nguyên, bãi biển, rừng mưa nhiệt đới…. Mục đích tạo các hình ảnh trực quan giúp học sinh nhận biết các đối tượng địa lý một cách cụ thể, chính xác, nhớ được nội dung bài học bền lâu. Vì vậy trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần chú ý hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức qua các hình ảnh trong SGK, để phục vụ cho nội dung bài học.

5. Mô hình Địa lí • Mô hình là hình ảnh thu nhỏ một

5. Mô hình Địa lí • Mô hình là hình ảnh thu nhỏ một đối tượng nào đó, nhằm phản ánh những đặc trưng của sự vật hiện tượng. Trong quá trình dạy học, có nhiều nội dung giảng dạy mới mà học sinh rất khó tưởng tượng, nhưng được giáo viên và các nhà giáo dục xây dựng thành các mô hình ( bằng các ký hiệu riêng). Tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh hiểu các sự vật hiện tượng địa lý một cách cụ thể, chính xác và tiếp thu bài học được nhanh.

Mô hình bức xạ mặt trời, góc nhập xạ, nhiệt độ không khí trên

Mô hình bức xạ mặt trời, góc nhập xạ, nhiệt độ không khí trên bề mặt trái đất

 • Các đối tượng mà học sinh không có điều kiện quan sát

• Các đối tượng mà học sinh không có điều kiện quan sát trực tiếp như núi lửa, cấu tạo bên trong của trái đất, hệ thống sông…thì phải nhờ vào các phương tiện trực quan như sơ đồ Địa lí. Phương tiện trực quan bao giờ cũng có hai chức năng: vừa là đồ dùng để minh hoạ, vừa là nguồn cung cấp kiến thức.

 • Trong chương trình địa lý, có rất nhiều nội dung kiến thức,

• Trong chương trình địa lý, có rất nhiều nội dung kiến thức, những sự vật hiện tượng mà trong cuộc sống các em chưa từng gặp, do đó học rất khó tưởng tượng khi tiếp thu kiến thức như lưu vực sông, cấu trúc núi lửa, cấu tạo bên trong của trái đất…. Những nội dung này khi giảng dạy được giáo viên đưa lên bằng các hình ảnh, mô hình, tranh ảnh…tạo nên bức tranh sinh động, thu hút hứng thú học tập của học sinh, kết quả học tập của các em đạt cao hơn.

 • Biểu đồ là một hình vẽ cho phép mô tả một chính

• Biểu đồ là một hình vẽ cho phép mô tả một chính xác, dễ dàng tiến trình của một hiện tượng (diễn biến nhiệt độ trung bình năm. Mối quan hệ về độ lớn giữa các đại lượng (diện tích châu lục, các nước…) hoặc kết cấu thành phần của một tổng thể. • Qua biểu đồ tạo điều kiện cho học sinh dễ dàng nhận dạng cấu trúc của một hiện tượng, nhận thấy động lực phát triển của hiện tượng qua các năm, các thời kỳ khác nhau, biểu đồ có tính trực quan, làm cho học sinh tiếp thu tri thức được dễ dàng, tạo hứng thú trong học tập địa lý.

 • Cách khai thác kiến thức Địa lí từ biểu đồ • +

• Cách khai thác kiến thức Địa lí từ biểu đồ • + So sánh các số liệu trên các biểu đồ để rút ra kiến thức • + Nhận xét biểu đồ theo tiến trình phát triển, theo các mốc thời gian • + So sánh biểu đồ thấp nhất và cao nhất, so sánh các phần các tỉ lệ, các đối tượng được thể hiện trên biểu đồ

 • Các kỹ năng rèn luyện cho học sinh qua phần biểu đồ

• Các kỹ năng rèn luyện cho học sinh qua phần biểu đồ • + Kỹ năng xử lý số liệu và vẽ biểu đồ • + Kỹ năng phân tích, nhận xét biểu đồ • + Kỹ năng sử dụng biểu đồ vào bản báo cáo, thuyết trình của mình…

7. Bảng số liệu thống kê • Bảng số liệu về một số chỉ

7. Bảng số liệu thống kê • Bảng số liệu về một số chỉ số về dân số Hoa Kì N¨m 1950 2004 Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên (%) 1, 5 0, 6 Tuổi thọ trung bình(tuổi) 70, 8 78, 0 Nhóm dưới 15 tuổi(%) 27, 0 20, 0 Nhóm trên 65 tuổi (%) 8, 0 12, 0

 • Bảng số liệu là một bảng thống kê số liệu về các

• Bảng số liệu là một bảng thống kê số liệu về các đối tượng tự nhiên, kinh tế- xã hội. Bảng số liệu bao gồm hàng ngang, cột dọc, trong bảng số liệu có các đối tượng địa lí, các mốc thời gian, có đơn vị tính. • Bảng số liệu không phải là những con số khô khốc, vô hồn mà chứa đựng nhiều kiến thức địa lí, phản ánh nhiều quy luật kinh tế-xã hội. • Đối với dạy và học Địa lí THPT, bảng số liệu rất quan trọng.

Cách khai thác kiến thức Địa lí từ bảng số liệu thống kê •

Cách khai thác kiến thức Địa lí từ bảng số liệu thống kê • + Nhận xét theo hàng ngang, cột dọc • + Nhận xét các giá trị cực đại, cực tiểu trong bảng số liệu • + Nhận xét tổng thể trước, chi tiết sau • + Phát hiện quy luật kinh tế- xã hội từ bảng số liệu thống kê

Các kỹ năng rèn luyện cho học sinh thông qua bảng số liệu •

Các kỹ năng rèn luyện cho học sinh thông qua bảng số liệu • + Kỹ năng lập bảng số liệu thống kê • + Kỹ năng xử lý số liệu, vẽ biểu đồ từ bảng số liệu • + Kỹ năng nhận xét và giải thích một hiện tượng tự nhiên, kinh tế-xã hội từ bảng số liệu • + Chuyển bảng số liệu thành biểu đồ và ngược lại, chuyển biểu đồ thành bảng số liệu

C. Kết luận • Hệ thống kênh hình là cuốn sách giáo khoa thứ

C. Kết luận • Hệ thống kênh hình là cuốn sách giáo khoa thứ hai của bộ môn Địa lí. Cuốn sách này rất đặc biệt vì được viết bằng kênh hình chứ không bằng kênh chữ. • Trong các phương tiện trực quan (kinh hình) thì quả địa cầu, bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu là quan trọng nhất. Phần lớn các kiến thức được khai thác từ quả địa cầu, bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu. Phần lớn các kỹ năng địa lí cũng được rèn luyện qua các đồ dùng trực quan này.

 • Việc sử dụng các phương tiện trực quan trong khai thác kiến

• Việc sử dụng các phương tiện trực quan trong khai thác kiến thức địa lý một cách đúng mục đích, yêu cầu sẽ đem đến cho chúng ta những kết quả tốt. • Từ những vấn đề trên, quá trình dạy học của giáo viên cần có sự kết hợp khai thác kiến thức từ kênh hình và kênh chữ để đem lại hiệu quả dạy học Địa lí với kết quả cao nhất.

Kiến nghị, đề xuất • Đối với tổ Sử-Địa - Tổ chức nhiều chuyên

Kiến nghị, đề xuất • Đối với tổ Sử-Địa - Tổ chức nhiều chuyên đề dạy học trải nghiệm - Bớt họp hành mang tính hành chính, dành thời gian trao đổi chuyên môn Đối với nhà trường - Làm thêm phòng máy chiếu hoặc kêu gọi nguồn tài trợ máy chiếu cho các phòng học để việc sử dụng đồ dùng trực quan được tốt hơn - Hiện nay có nhiều Tập bản đồ Thế giới, Át lát Địa lí Việt Nam cập nhật số liệu mới, đề nghị cho mua để dạy học ôn thi cho học sinh khối 12 - Cho nhóm Địa sử dụng Át lát Địa lí Việt Nam, Tập bản đồ Thế giới như là một phương tiện, thiết bị dạy học của nhà trường, thay cho số lượng bản đồ, tranh ảnh hết sức nghèo nàn của trường ta…. .