Chu Xun Minh Thm phn Ta n nhn

  • Slides: 56
Download presentation
Chu Xuân Minh Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

Chu Xuân Minh Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

Câu hỏi 1: Về tranh chấp hợp đồng tín dụng: Người thứ 3 nộp

Câu hỏi 1: Về tranh chấp hợp đồng tín dụng: Người thứ 3 nộp đơn yêu cầu độc lập, đề nghị Tòa án hủy GCNQSD đất mà bên vay đã thế chấp cho Ngân hàng vì cho rằng thửa đất thế chấp đã chuyển nhượng đất cho người thứ 3 từ trước khi được cấp GCNQSD. Tòa án đã xác minh trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho là không đảm bảo theo quy định của luật đất đai. Vậy nếu thụ lý thì Tòa án có thụ lý yêu cầu độc lập về hủy GCNQSD không? Tòa án nhân dân cấp huyện tiếp tục giải quyết hay chuyển cho Tòa án nhân dân cấp tỉnh?

Trả lời: - Quan điểm chính thức hiện hành thì GCNQSĐ là một loại

Trả lời: - Quan điểm chính thức hiện hành thì GCNQSĐ là một loại QĐHC (GĐ 02/19 -9 -1996) - Không phải tất cả yêu cầu hủy QĐHC phải giải quyết trong vụ án dân sự + Chia thừa kế, chia tài sản khi ly hôn mà giấy cấp không sai thì không phải hủy GCNQSĐ (Phần II – GĐ 02/19 -9 -2016) + Việc điều chỉnh trên GCN từ các giao dịch dân sự, hợp đồng thì không coi là QĐ cá biệt nên không phải hủy trong vụ án dân sự (Thông báo 64/TANDTC-PC ngày 03/4/2019 về GĐ trực tuyến) + Chỉ GCN cấp lần đầu mới là QĐ cá biệt cần giải quyết trong vụ án dân sự - Chỉ yêu cầu hủy GCN mà không khởi kiện vụ án dân sự thì Tòa án chỉ thụ lý vụ án hành chính (Câu 4 -GĐ 02/19 -2018) - Nếu yêu cầu liên quan đến tuyên bố thế chấp vô hiệu nên cần giải quyết trong cùng vụ án.

Câu hỏi 2: Trong tranh chấp hợp đồng tín dụng, người vay thế chấp

Câu hỏi 2: Trong tranh chấp hợp đồng tín dụng, người vay thế chấp tài sản là động sản (xe ô tô), người vay giao xe ô tô đó cho người khác thuê thì khi giải quyết có bắt buộc phải xác minh hiện trạng, sự tồn tại của tài sản đó hay không? Khi giải quyết Tòa có phải đưa bên thuê xe vào là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan không? Trường hợp đã giải quyết xong, đến giai đoạn thi hành án, bên vay không tìm được tài sản thế chấp để thi hành thì có ảnh hưởng gì đến nội dung quyết định hoặc bản án không?

Trả lời: - Tài sản thế chấp là để bảo đảm cho nghĩa vụ.

Trả lời: - Tài sản thế chấp là để bảo đảm cho nghĩa vụ. Khi giải quyết về nghĩa vụ thì phải xác định rõ về tài sản thể chấp thì mới xử lý được tài sản thế chấp. - Người thuê xe phải là NCQLNVLQ vì sẽ có tác động đến hợp đồng thuê. - Giải quyết vụ án và thi hành án là hai việc khác nhau. Luật thi hành án có quy định cụ thể.

Câu hỏi 3: Trong trường hợp bên vay còn nợ chưa trả tiền cho

Câu hỏi 3: Trong trường hợp bên vay còn nợ chưa trả tiền cho bên cho vay mà lại làm thủ tục chuyển nhượng đất cho một người khác, hợp đồng chuyển nhượng đất có vô hiệu không?

Trả lời: - Vô hiệu hay có hiệu lực phải căn cứ vào các

Trả lời: - Vô hiệu hay có hiệu lực phải căn cứ vào các quy định về hợp đồng - Đất không phải tài sản bảo đảm cho khoản nợ thì việc chuyển nhượng không vi phạm quy định nào của pháp luật - Chú ý về thời điểm chuyển quyền sử dụng; về quy định không được chuyển nhượng khi đang có tranh chấp; về ngay tình.

Câu hỏi 4: Trước khi khởi kiện Ngân hàng không biết được tài sản

Câu hỏi 4: Trước khi khởi kiện Ngân hàng không biết được tài sản thế chấp là động sản (ôtô) không còn (bị mất, đang đi cầm cố, sang tay. . . ) sau khởi kiện thì mới phát hiện bị mất. Ngân hàng yêu cầu Tòa án tuyên trường hợp bên vay không trả được nợ thì Ngân hàng có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền kê biên xử lý tài sản thế chấp. Trường hợp này giải quyết như thế nào? Quyền truy đòi tài sản thực hiện như thế nào?

Trả lời: - Quyền yêu cầu giải quyết phải được xem xét theo các

Trả lời: - Quyền yêu cầu giải quyết phải được xem xét theo các quy định về quyền khởi kiện. - Tài sản không còn thì không thể kê biên được. - Ngân hàng có quyền yêu cầu tuyên bố giao dịch của người khác với tài sản thế chấp vô hiệu, trong đó có quyền đòi lại tài sản. - Chú ý về việc giải quyết hậu quả tuyên bố vô hiệu (Câu 2 Phần III GĐ 01/2017/GĐ-TANDTC)

Câu hỏi 5: Trong hợp đồng vay tài sản có họ, tên, địa chỉ

Câu hỏi 5: Trong hợp đồng vay tài sản có họ, tên, địa chỉ của bị đơn, nếu bị đơn bỏ đi khỏi địa phương hoặc cố tình không hợp tác thì bắt buộc phải giám định chữ ký bị đơn trong hợp đồng không? Trường hợp phải giám định nhưng không thu thập được mẫu chữ ký thì giải quyết như thế nào đối với các trường hợp giấy vay tiền có công chứng và không có công chứng?

Trả lời: - Giám định hay không giám định là phải có người yêu

Trả lời: - Giám định hay không giám định là phải có người yêu cầu. Phản đối mà không yêu cầu giám định thì cũng không phải giám định. - Giám định thì phải tuân thủ đúng quy định về giám định. Không thu thập được mẫu thì không thể giám định được. - Vay tiền thì không có quy định nào bắt buộc phải công chứng. Có công chứng thì có căn cứ hơn về chứng cứ để xác định những vấn đề phải chứng minh. - Lưu ý thêm về hình thức hợp đồng, về chứng cứ, chứng minh.

Câu hỏi 6: Trong vụ án ly hôn, bị đơn đi khỏi địa phương

Câu hỏi 6: Trong vụ án ly hôn, bị đơn đi khỏi địa phương và sinh sống ở nơi khác (dưới 6 tháng) không đăng ký tạm trú, có căn cứ cho thấy bị đơn đi trước thời điểm Tòa thụ lý vụ án. Việc tống đạt các văn bản tố tụng không tiến hành được thì Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết?

Trả lời: - Pháp luật đã quy định về quyền khởi kiện ở nơi

Trả lời: - Pháp luật đã quy định về quyền khởi kiện ở nơi cư trú sau cùng của bị đơn. - Việc tống đạt thì theo quy định về tống đạt (trực tiếp, niêm yết, thông tin đại chúng). - Chú ý phân biệt trường hợp cố tình dấu địa chỉ với trường hợp không biết địa chỉ. - Quy định về việc cho ly hôn khi tuyên bố mất tích.

Câu hỏi 7: Trong vụ án dân sự “Kiện tranh chấp hợp đồng vay

Câu hỏi 7: Trong vụ án dân sự “Kiện tranh chấp hợp đồng vay tài sản” A khởi kiện B yêu cầu trả nợ 200. 000đ (Hai trăm triệu đồng) đồng thời có đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ theo khoản 11 Điều 114 Bộ luật Tố tụng dân sự đó là 1 phần thửa đất. Do thửa đất có diện tích 5 mx 30 m =150 m 2 có giá trị 1 tỷ nên A chỉ đề nghị tài sản phong tỏa 1 mx 30 m = 30 m 2 có giá trị tương đương 200. 000đ. Vậy, Tòa án có thể ra quyết định phong tỏa 1 mx 30 m = 30 m 2 được không? Nếu được, việc phong tỏa tài sản như vậy có ảnh hưởng đến 4 mx 30 m đất còn lại hay không? nếu sau này B không trả nợ thì 1 mx 30 m = 30 m 2 đất phong tỏa này không đủ điều kiện để tách thửa chuyển nhượng để thi hành án nghĩa vụ trả nợ thì phải làm thế nào?

Trả lời: - Yêu cầu phong tỏa là để bảo đảm thực hiện nghĩa

Trả lời: - Yêu cầu phong tỏa là để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Việc phong tỏa phải đảm bảo sẽ kê biên, phát mại được nên phải cán cứ vào quy định về tách thửa, về xây dựng của địa phương. - Ảnh hưởng đến phần không bị phong tỏa hay không phải được thể hiện trong QĐ BPKCTT. - Nói thêm về quan niệm Tạm thời đến khi nào.

Câu hỏi 8: Ban đình làng được thành lập theo Quyết định công nhận

Câu hỏi 8: Ban đình làng được thành lập theo Quyết định công nhận Ban quản lý đình làng có 01 người là Trưởng ban. Vậy người trưởng ban quản lý đình làng có được đại diện Ban đình làng khởi kiện vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất không hay phải được toàn bộ các thành viên trong Ban đình làng ủy quyền thì mới được quyền đứng ra khởi kiện?

Trả lời: - Quyết định công nhận ban quản lý có đủ căn cứ

Trả lời: - Quyết định công nhận ban quản lý có đủ căn cứ xác định pháp nhân không. - Không đủ cán cứ xác định pháp nhân thì phải theo Điều 101 BLDS năm 2015 (hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân) - Các thành viên là chủ thể. - Tham khảo quy định của Nghị quyết HĐTP về Dòng họ - Về nguyên tắc phải được cộng đồng dân làng ủy quyền.

Câu hỏi 9: Các bên đương sự chuyển nhượng quyền sử dụng đất bằng

Câu hỏi 9: Các bên đương sự chuyển nhượng quyền sử dụng đất bằng giấy tờ viết tay, hợp đồng đã được thực hiện 2/3 nhưng đất không đủ điều kiện tách thửa. Vậy Tòa án có thể buộc tiếp tục thực hiện hợp đồng không?

Trả lời: - Tranh chấp hợp đồng phải được xác định giao kết ở

Trả lời: - Tranh chấp hợp đồng phải được xác định giao kết ở thời điểm nào để áp dụng pháp luật phù hợp. - Nếu chỉ vi phạm về hình thức thì giải quyết cũng khác nhau giữa BLDS năm 2005 và BLDS năm 2015. - Nếu vi phạm về quy định giới hạn tối thiểu tách thửa thì là vi phạm điều cấm chứ không chỉ là vi phạm hình thức hợp đồng.

Câu hỏi 10: Trường hợp hai vợ chồng đã tự thỏa thuận phân chia

Câu hỏi 10: Trường hợp hai vợ chồng đã tự thỏa thuận phân chia tài sản chung của vợ chồng sau khi ly hôn và văn bản thỏa thuận phân chia tài sản đã được Ủy ban nhân dân xã, phường chứng thực trong đó có tài sản là Quyền sử dụng đất. Sau đó hai bên không thực hiện việc phân chia tài sản theo thỏa thuận đã kí kết và một trong hai người làm đơn khởi kiện yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng sau khi ly hôn. Trường hợp này thỏa thuận phân chia tài sản của vợ chồng có hiệu lực hay không? Tòa án có thụ lý để giải quyết vụ án hay không? Hướng giải quyết như thế nào ? . Trường hợp tương tự như trên nhưng văn bản thỏa thuận phân chia tài sản chỉ hai vợ chồng kí không có công chứng, chứng thực. Hiện nay vợ hoặc chồng yêu cầu khởi kiện bên còn lại thực hiện thỏa thuận mà hai bên đã kí kết nhưng bên kia không đồng ý thì Tòa án phải giải quyết như thế nào?

Trả lời: - Đây là trường hợp chia tài sản chung trong thời kỳ

Trả lời: - Đây là trường hợp chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. - Pháp luật quy định khác nhau giữa các luật HNGĐ 1986, 2000, 2014. - Hậu quả chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. - Việc chia chưa có hiệu lực (chưa chuyển quyền) thì vẫn là tài sản chung.

Câu hỏi 11: Trường hợp giám đốc thẩm hủy án sơ thẩm và phúc

Câu hỏi 11: Trường hợp giám đốc thẩm hủy án sơ thẩm và phúc thẩm giao về cấp sơ thẩm giải quyết lại nhưng sau đó nguyên đơn có văn bản không tiếp tục khởi kiện vụ án, bị đơn không phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập nhưng bản án sơ thẩm, phúc thẩm đã được thi hành thì Tòa án giải quyết thế nào?

Trả lời: - Nguyên đơn đã rút toàn bộ yêu cầu thì phải đình

Trả lời: - Nguyên đơn đã rút toàn bộ yêu cầu thì phải đình chỉ giải quyết yêu cầu của nguyên đơn. - Bị đơn không có phản tố, vụ án không có yêu cầu độc lập khác thì phải đình chỉ toàn bộ vụ án. - Những người có quyền lợi bị xâm phạm từ việc thi hành án có quyền khởi kiện vụ án khác. - Lưu ý quy định hiện hành khi xét xử giám đốc thẩm, phúc thẩm lại mà đã có thi hành án.

Câu hỏi 12: Trường hợp A chuyển nhượng đất cho B (B đã được

Câu hỏi 12: Trường hợp A chuyển nhượng đất cho B (B đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) sau đó B chuyển nhượng cho C (C đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất); Sau đó phát hiện hợp đồng chuyển nhượng đất giữa A, B là trái pháp luật. A khởi kiện yêu cầu hủy hợp đồng chuyển nhượng giữa A và B, trường hợp này C là người thứ 3 ngay tình được bảo vệ theo quy định của pháp luật. Như vậy khi tuyên bố hợp đồng vô hiệu thì giải quyết hậu quả như thế nào? Người thứ 3 ngay tình được bảo vệ có phụ thuộc vào thời điểm xác lập hợp đồng theo BLDS 2005 hay 2015 hay không?

Trả lời: - Áp dụng pháp luật nào phải căn cứ vào thời điểm

Trả lời: - Áp dụng pháp luật nào phải căn cứ vào thời điểm xác lập giao dịch. - BLDS năm 2005 cũng đã có quy định về giao dịch ngay tình. - Giao dịch ngay tình được bảo về thì A và B chỉ có thể giải quyết hậu quả bằng tiền chứ không trả được hiện vật. - Chú ý về quy định ngay tình; thực tiễn xét xử về ngay tình (Tòa án đã thụ lý giải quyết tranh chấp là buộc phải biết).

Câu hỏi 13: Trường hợp nguồn gốc đất do công ty cấp cho bố

Câu hỏi 13: Trường hợp nguồn gốc đất do công ty cấp cho bố mẹ nhưng không có giấy tờ gì mà chỉ được những người con còn lại khai nguồn gốc đất của bố mẹ, sau khi bố mẹ qua đời thì A là một trong những người con đang sinh sống với bố mẹ làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 1 mình A. Sau khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất A chuyển nhượng lại cho B. Hiện nay những người con còn lại khởi kiện yêu cầu tuyên huỷ hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đồng thời chia di sản thừa kế thì Tòa án giải quyết như thế nào? Đối với yêu cầu phân chia di sản thừa kế của bố mẹ để lại có đủ điều kiện để giải quyết cùng việc yêu cầu tuyên huỷ hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng hay không?

Trả lời: - Phạm vi giải quyết (Điều 5 BLTTDS) - Các yêu cầu

Trả lời: - Phạm vi giải quyết (Điều 5 BLTTDS) - Các yêu cầu có phải là yêu cầu dân sự được giải quyết dân sự không. - Yêu cầu tuyên bố vô hiệu là trên cơ sở xác định đó là di sản của cha mẹ nêm phải giải quyết trong cùng vụ án. - Có phải di sản của cha mẹ không thì căn cứ pháp luật đất đai, pháp luật thừa kế và pháp luật liên quan khác. - Có căn cứ là cha mẹ được cấp thì là di sản của cha mẹ (không đòi hỏi đã được cấp GCN). - Có căn cứ A cùng cha mẹ khai phá, sử dụng ổn định nhưng chỉ cấp GNN cho A thì là QSD của A.

Câu hỏi 14: Trong hợp đồng vay tài sản không thỏa thuận thời hạn

Câu hỏi 14: Trong hợp đồng vay tài sản không thỏa thuận thời hạn trả, nguyên đơn cũng không cung cấp được tài liệu, chứng cứ cho rằng đã đòi hoặc thông báo cho bị đơn như vậy nguyên đơn khởi kiện có đủ điều kiện để thụ lý vụ án không hay trả lại đơn khởi kiện cho đương sự vì chưa đủ điều kiện khởi kiện?

Trả lời: - Pháp luật không quy định điều kiện khởi kiện hợp đồng

Trả lời: - Pháp luật không quy định điều kiện khởi kiện hợp đồng vay phải thông báo thì không thể từ chối giải quyết khi chưa thông báo. - Chập nhận hay không chấp nhận yêu cầu là căn cứ vào hợp đồng và các quy định liên quan.

Câu hỏi 15: Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài

Câu hỏi 15: Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất đã hoàn thiện về mặt pháp lý, sang tên người nhận chuyển nhượng, nhưng giá thực tế chuyển nhượng và giá trong hợp đồng công chứng khác nhau, nhưng các đương sự không tranh chấp về giá khi một bên không thanh toán số tiền còn thiếu, nên một bên khởi kiện yêu cầu hủy hợp đồng vì cho rằng giá trong hợp đồng ghi thấp hơn nhằm trốn thuế và không thanh toán hết tiền là vi phạm điều khoản thanh toán nên hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là giả tạo, cách thức giải quyết trường hợp này như thế nào ? tài sản đã được chuyển sang người thứ ba ngay tình thì có được bảo vệ không?

Trả lời: - Khái niệm về hợp đồng giả tạo. - Giả tạo về

Trả lời: - Khái niệm về hợp đồng giả tạo. - Giả tạo về giá cũng là hợp đồng giả tạo. - Việc công nhận hay không công nhận hợp đồng thực tế tùy thuộc vào pháp luật ở thời điểm giao kết. - Quyền lợi của người thứ 3 ngay tình cũng tùy thuộc vào pháp luật ở thời điểm giao dịch. - Họ không tranh chấp về giá trị hợp đồng, chỉ yêu cầu thanh toán thì có thể chỉ giải quyết về nghĩa vụ trả tiền (coi như hợp đồng thực tế không có yêu cầu tuyên bố vô hiệu là có hiệu).

Câu hỏi 16: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản

Câu hỏi 16: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất đã được công chứng sang tên người nhận chuyển nhượng, nhưng đất chưa được bàn giao cho người nhận chuyển nhượng vì người chuyển nhượng cho rằng bị lừa dối ký vay vốn Ngân hàng nhưng lại ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nay tài sản vẫn do chủ sở hữu quản lý, sử dụng. Các bên có tranh chấp thì cách thức giải quyết như thế nào, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có vô hiệu do bị lừa dối không? có dấu hiệu của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản không? tài sản đã được chuyển sang người thứ bangay tình thì có được bảo vệ không? hợp đồng chuyển nhượng cho người thứ ba ngay tình có vô hiệu không?

Trả lời: - Phạm vi giải quyết phải căn cứ vào các yêu cầu.

Trả lời: - Phạm vi giải quyết phải căn cứ vào các yêu cầu. - Hợp đồng có bị lừa dối không thì phải có chứng cứ. - Không có chứng cứ lừa dối thì HĐ đã có hiệu lực. - Phân biệt HĐ có hiệu lực với thời điểm chuyển quyền. - Chú ý điều kiện ngay tình.

Câu hỏi 17: Đối với khi giải quyết các tranh chấp hợp đồng tín

Câu hỏi 17: Đối với khi giải quyết các tranh chấp hợp đồng tín dụng, tài sản thế chấp là quyền sử dụng, tài sản gắn liền với đất và các bất động sản khác mà các đương sự không tranh chấp thì có bắt buộc mọi trường hợp phải xem xét, thẩm định tại chỗ đối với tài sản thế chấp không?

Trả lời: - Tùy thuộc vào yêu cầu, phạm vi tranh chấp. - Tài

Trả lời: - Tùy thuộc vào yêu cầu, phạm vi tranh chấp. - Tài sản thế chấp luôn gắn với nghĩa vụ bảo đảm. - Không tranh chấp về phạm vi tài sản thế chấp thì không phải thẩm định.

Câu hỏi 18: Về chi phí tố tụng: Theo khoản 2 Điều 180 Bộ

Câu hỏi 18: Về chi phí tố tụng: Theo khoản 2 Điều 180 Bộ luật tố tụng dân sự quy định lệ phí thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng do đương sự có yêu cầu thông báo chịu. Trường hợp không có đương sự nào có yêu cầu thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng, nhưng Tòa án xét thấy pháp luật có quy định hoặc có căn cứ xác định là việc niêm yết công khai không bảo đảm cho người được cấp, tống đạt, thông báo nhận được thông tin về văn bản cần được cấp, tống đạt, thông báo. Trong trường hợp này thì chi phí thông báo do ai chịu?

Trả lời: - Người khởi kiện, người yêu cầu phải chịu. - Chú ý

Trả lời: - Người khởi kiện, người yêu cầu phải chịu. - Chú ý về việc xác định những yêu cầu độc lập. - Chú ý quy định cụ thể về tống đạt.

Câu hỏi 19: Tại khoản 4 Điều 133 Bộ luật tố tụng dân sự

Câu hỏi 19: Tại khoản 4 Điều 133 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 có quy định: Trường hợp áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại khoản 10 và khoản 11 Điều 114 của Bộ luật này thì chỉ được phong tỏa tài khoản, tài sản có giá trị tương đương với nghĩa vụ tài sản mà người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có nghĩa vụ phải thực hiện. Như vậy sau khi nhận đơn yêu cầu Tòa án chỉ có 03 ngày làm việc để quyết định có áp dụng hoặc không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời này, căn cứ vào đâu để tòa án xác định tài sản có giá trị tương đương với nghĩa vụ của người có nghĩa vụ để áp dụng. Xác minh tại địa phương hay thẩm định giá tài sản? Trường hợp đương sự có nghĩa vụ chỉ có một tài sản duy nhất có giá trị lớn hơn nghĩa vụ, vậy có áp dụng không?

Trả lời: - Các đương sự có nghĩa vụ chứng minh. - Tương đương

Trả lời: - Các đương sự có nghĩa vụ chứng minh. - Tương đương nhưng phải tùy thuộc đặc điểm tài sản. - Chú ý cả việc đảm bảo có thể thực hiện được (quy định tách thửa, xây dựng). - Tài sản duy nhất cũng phải áp dụng. - Về dự thảo NQ BPKCTT.

Câu hỏi 20: Trong vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa Ngân

Câu hỏi 20: Trong vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa Ngân hàng với cá nhân vay vốn. Quá trình gải quyết vụ án, bị đơn cho rằng: Biên bản làm việc giữa Ngân hàng với bị đơn về việc Ngân hàng yêu cầu bị đơn bàn giao tài sản thế chấp nhưng bị đơn không đồng ý bàn giao tài sản đã thế chấp là giả mạo. Do vậy, bị đơn yêu cầu Ngân hàng cung cấp biên bản làm việc này để đi gíam định chữ ký, chữ viết của họ. Nhưng phía Ngân hàng cho rằng biên bản làm việc này đã bị thất lạc nên không thể cung cấp bản chính cho Toà án (biên bản làm việc đã cung cấp cho Toà án chỉ là bản sao). Vậy, trường hợp ngân hàng không thể cung cấp bản chính Biên bản làm việc này thì Tòa án căn cứ vào các chứng khác để xét xử không?

Trả lời: - Tất nhiên là có thể căn cứ vào các chứng cứ

Trả lời: - Tất nhiên là có thể căn cứ vào các chứng cứ khác. - Việc thỏa thuận hay không là để xác định giao dịch với người thứ 3. - Không thỏa thuận thì cũng phải xử lý tài sản thế chấp.

Câu hỏi 21: Vụ án liên quan đến hợp đồng chuyển nhượng quyền sử

Câu hỏi 21: Vụ án liên quan đến hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất: A có hơn 3. 295 m 2 đất, A chuyển nhượng cho B 900 m 2, chuyển nhượng cho C 1. 600 m 2, chuyển nhượng D 695 m 2. Sau đó B chuyện nhượng cho Đ, còn C chuyển nhượng lại cho E, F và Đ, các bên đã quản lý sử dụng và làm nhà ổn định từ trước đến nay không có tranh chấp. Phần đất của C khi làm thủ tục chuyển nhượng ( 1. 600 m 2) chỉ làm thủ tục cho E và F ( bao gồm cả phần đất của Đ) Đ làm đơn khởi kiện yêu cầu công nhận hợp đồng chuyển nhượng đất giữa Đ và B và giữa Đ và C. Tuy nhiên hiện nay A, C, E, F không có mặt tại địa phương và Giấy CNQSDĐ của E và F đang thế chấp tại ngân hàng. Vụ án này hiện nay đang gặp vướng mắc chưa giải quyết được?

Trả lời: - Vụ án cụ thể phải có hồ sơ và phương án

Trả lời: - Vụ án cụ thể phải có hồ sơ và phương án cụ thể. - Là tranh chấp hợp đồng thì cứ giải quyết theo pháp luật về hợp đồng. - Chú ý về thời điểm giao dịch. - Tham khảo các bài viết về hợp đồng: + Thời điểm có hiệu lực với thời điểm chuyển quyền sở hữu - Tạp chí điện tử ngày 30/9/2019; + Tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu - Tạp chí điện tử ngày 02/3/2020; + Phân biệt HĐ có hiệu lực và HĐ đã hoàn thành – Tạp chí điện tử ngày 09/02/2020.

Câu hỏi 22: Một số vụ án do Công ty TNHH Buôn Ja Wầm

Câu hỏi 22: Một số vụ án do Công ty TNHH Buôn Ja Wầm khởi kiện: Công ty Buôn Ja Wầm khởi kiện 1 số hộ đề nghị hủy hợp đồng thuê khoán tài sản. Tuy nhiên quá trình giải quyết các đương sự (bị đơn) chống đối nên không thể tiến hành xem xét thẩm định, định giá tài sản được. Do không tiến hành thẩm định và định giá được nên không thể giải quyết vụ án? .

Trả lời: - Các quy định về nghĩa vụ chứng minh. - Việc áp

Trả lời: - Các quy định về nghĩa vụ chứng minh. - Việc áp dụng BPKCTT để thẩm định. - Các quy định về định giá. - Không yêu cầu bồi thường thiệt hại, hậu quả hủy HĐ có thể giải quyết riêng.

Câu hỏi 23: � Nguyên đơn và bị đơn đã thỏa thuận chia tài

Câu hỏi 23: � Nguyên đơn và bị đơn đã thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trước khi ly hôn, biên bản thỏa thuận chia tài sản viết giấy tay, chưa có công chứng hay chứng thực vì tài sản chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Sau khi thỏa thuận xong, bị đơn và nguyên đơn không tranh chấp về việc chia tài sản, nhưng giữa nguyên đơn và bị đơn có thỏa thuận nguyên đơn đưa cho bị đơn một số tiền để bị đơn giao tài sản đã chia cho nguyên đơn. Sau khi nhận tiền, bị đơn không thực hiện đúng như thỏa thuận mà chuyển nhượng bằng giấy tay cho người khác. � Nguyên đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết hủy hợp đồng chuyển nhượng giữa bị đơn với người nhận chuyển nhượng với lý do, bị đơn đã nhận tiền của nguyên đơn thì phải giao đất cho nguyên đơn. � Đối với tình huống này Tòa án có xem xét biên bản thỏa thuận chia tài sản chung giữa nguyên đơn với bị đơn có giá trị pháp lý không hay Tòa án xem xét đến thỏa thuận của nguyên đơn, bị đơn về việc nhận tiền, giao đất? .

Trả lời: - Chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân có quy định

Trả lời: - Chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân có quy định khác nhau với mỗi thời kỳ. - Việc chia chưa có hiệu lực thì vẫn là tài sản chung, giải quyết theo quy định về tài sản chung.

Câu hỏi 24: Nguyên đơn khởi kiện bị đơn về hai mối quan hệ

Câu hỏi 24: Nguyên đơn khởi kiện bị đơn về hai mối quan hệ pháp luật khác nhau. Trong quá trình giải quyết vụ án thì hai bên thỏa thuận giải quyết được 01 mối quan hệ, còn mối quan hệ pháp luật kia không thỏa thuận được, trường hợp này Tòa án phải giải quyết như thế nào? Có được ra quyết định công nhận thỏa thuận về quan hệ đã hòa giải thành và tiếp tục xét xử đối với quan hệ pháp luật hòa giải không thành hay phải đưa vụ án ra xét xử? Cũng trường hợp trên nhưng trong quá trình Tòa án giải quyết thì các đương sự hòa giải thành một mối quan hệ và nguyên đơn rút yêu cầu khởi kiện đối với quan hệ pháp luật còn lại. Vậy Tòa án phải xử lý như thế nào? Có thể vừa ban hành quyết định công nhận thỏa thuận của các đương sự và vừa ban hành quyết định đình chỉ giải quyết vụ án được không?

Trả lời: - Quy định hiện hành không được đình chỉ một phần vụ

Trả lời: - Quy định hiện hành không được đình chỉ một phần vụ án ở sơ thẩm. - Phải đưa vụ án ra xét xử. - Trong bản án ST mới đình chỉ phần yêu cầu rút.

Câu hỏi 25: Đề nghị giải thích về cách hiểu như thế nào là

Câu hỏi 25: Đề nghị giải thích về cách hiểu như thế nào là phạm vi khởi kiện theo Điều 188 BLTTDS? Thế nào là vượt quá phạm vi khởi kiện ban đầu? Có trường hợp nào đương sự thay đổi yêu cầu khởi kiện mà không vượt quá phạm vi khởi kiện ban đầu hay không?

Trả lời: - Cần một chuyên đề cụ thể - Thực tế chỉ chấp

Trả lời: - Cần một chuyên đề cụ thể - Thực tế chỉ chấp nhận rút bớt so với yêu cầu cũ. - Cũng có thể là tăng lên nhưng không phải là 1 yêu cầu mới hay không tăng giá ngạch.

Câu hỏi 26: Ông A mua bảo hiểm thân, vỏ xe ô tô (bảo

Câu hỏi 26: Ông A mua bảo hiểm thân, vỏ xe ô tô (bảo hiểm tự nguyện) nhưng bị B gây thiệt hại. B đã bồi thường thiệt hại cho A. Vậy A có quyền yêu cầu Công ty bảo hiểm phải bồi thường thiệt hại nữa hay không? Nếu công ty bảo hiểm không phải bồi thường nữa thì ý nghĩa của việc mua bảo hiểm tự nguyện là như thế nào? Tương tự trường hợp người bị hại được bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám chữa bệnh thì người gây thiệt hại có phải bồi thường nữa hay không?

Trả lời: - Quan hệ bồi thường là bồi thường thiệt hại ngoài hợp

Trả lời: - Quan hệ bồi thường là bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. - Quan hệ bảo hiểm là giữa người mua bản hiểm và cơ quan bảo hiểm. - Thực tế có việc tạm ứng nhưng không phải là bồi thường thay. - Đối với bản hiểm y tế là phần chênh lệch.

Câu hỏi 27: A thỏa thuận bán cho B nhà đất hiện đang thế

Câu hỏi 27: A thỏa thuận bán cho B nhà đất hiện đang thế chấp ngân hàng, B đã nộp tiền trả ngân hàng để giải chấp. Tuy nhiên sau khi giải chấp nhà đất bị kê biên thi hành bản án mà A là người có nghĩa vụ; Tòa án tuyên hợp đồng chuyển nhượng giữa A và B là vô hiệu và buộc ngân hàng trả lại tiền cho B (vì hoàn trả cho nhau những gì đã nhận), hỏi Tòa án giải quyết như vậy có đúng pháp luật hay không? .

Trả lời: - Phải xét đúng giao dịch có hợp pháp không? - Ngân

Trả lời: - Phải xét đúng giao dịch có hợp pháp không? - Ngân hàng nhận tiền trả nợ để giải chấp thì không thể buộc Ngân hàng trả lại tiền. - Việc thỏa thuận A và B không thực hiện được thì có trách nhiệm với nhau theo lỗi.

Cảm ơn sự chú ý lắng nghe của quý vị! Mọi câu hỏi thắc

Cảm ơn sự chú ý lắng nghe của quý vị! Mọi câu hỏi thắc mắc, xin gửi về mail: minhchuvnspc@gmail. com