Phn 1 Phn 2 Phn 3 Phn 4

  • Slides: 39
Download presentation

Phần 1 • Phần 2 • • Phần 3 Phần 4 • Phần 5

Phần 1 • Phần 2 • • Phần 3 Phần 4 • Phần 5 • Phần • CĂN CỨ THỰC HIỆN ĐẠO ĐỨC, TƯ TƯỞNG, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH KẾ HOẠCH SỬ DỤNG BỘ TÀI LIỆU “ BÁC HỒ VÀ NHỮNG BÀI HỌC VỀ ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG DÀNH CHO HỌC SINH” THẢO LUẬN X Y DỰNG NỘI DUNG TÍCH HỢP, KẾ HOẠCH DẠY HỌC VÀ THỰC HÀNH DẠY THỬ BÁO CÁO KẾT QUẢ THẢO LUẬN TỔNG KẾT

CĂN CỨ THỰC HIỆN

CĂN CỨ THỰC HIỆN

1. Chỉ thị số 05 -CT/TW của Bộ chính trị, ban hành ngày 15/05/2016

1. Chỉ thị số 05 -CT/TW của Bộ chính trị, ban hành ngày 15/05/2016 2. Kế hoạch số 178/KH-BGDĐT của Bộ GD&ĐT ban hành ngày 16/03/2017 3. Căn cứ vào chương trình, sách giáo khoa môn Đaọ đức và hoạt động ngoài giờ lên lớp.

ĐẠO ĐỨC, TƯ TƯỞNG, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

ĐẠO ĐỨC, TƯ TƯỞNG, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

1. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 1. Tư tưởng về con đường của cách

1. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 1. Tư tưởng về con đường của cách mạng Việt Nam. 2. Tư tưởng về xây dựng chủ nghĩa, xã hội ở Việt Nam. 3. Tư tưởng về nhân dân và đại đoàn kết dân tộc. 4. Tư tưởng về xây dựng văn hóa và con người. 5. Tư tưởng Hồ Chí Minhvề phát huy dân chủ, xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân. 6. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng chỉnh đốn Đảng.

2. ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH 2. 1. Quan niệm của Hồ Chí Minh

2. ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH 2. 1. Quan niệm của Hồ Chí Minh về đạo đức a) Vai trò, ý nghĩa - Đạo đức là tiêu chí đánh giá sự văn minh, cao thượng của xã hội, con người. - Đạo đức luôn giúp con người giữ được nhân cách, bản lĩnh trong mọi hoàn cảnh. Đạo đức là gốc, là nguồn, là nền tảng để giữ vững được chủ nghĩa Mác – Lênin, “có đạo đức cách mạng thì gặp khó khăn, gian khổ, thất bại cũng không sợ sệt, rụt rè, lùi bước”. b) Nguyên tắc xây dựng đạo đức - Nói đi đôi với làm, nêu gương về đạo đức - Xây đi đôi với chống - Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời c) Những phẩm chất cơ bản của đạo đức cách mạng - Trung với nước, hiếu với dân: - Yêu thương con người, sống có nghĩa, có tình - Cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư - Tinh thần quốc tế trong sáng

2. 2. Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh a/ Suốt đời vì dân,

2. 2. Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh a/ Suốt đời vì dân, vì nước Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương của con người cả đời phấn đấu hy sinh vì dân, vì nước, vì hạnh phúc con người. b/ Ý chí và nghị lực tinh thần to lớn vượt qua mọi thử thách, khó khăn để đạt được mục đích. Ý chí và nghị lực tinh thần của Hồ Chí Minh trưởng thành qua thực tiễn và luôn giữ thái độ lạc quan, tin tưởng vào cuộc sống, tinh thần to lớn vượt qua thử thách. c/ Hết lòng yêu thương, quý trọng, phục vụ nhân dân Là tấm gương mẫu mực phục vụ nhân dân, theo Người định nghĩa cái gì có lợi cho dân, cho dân tộc là chân lý, làm công bộc cho dân là một việc làm cao thượng. d/ Nhân ái, vị tha, khoan dung, nhân hậu, luôn hết mực vì con người Lòng khoan dung nhân ái của Hồ Chí Minh luôn dành hết mực cho mọi kiếp người, Người luôn mong muốn tiến hành cuộc chiến đấu cho phẩm giá con người, giải phóng và phúc lợi cho toàn dân. e/ Cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư, đời riêng trong sáng, nếp sống giản dị và hết sức khiêm tốn. Hồ Chí minh là tấm gương về thực hành tiết kiệm trong ăn, mặc, ở, đi lại…luôn giữ mình liêm khiết, trong sạch, chống lại cái xấu, tham ô, lãnh

3. PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH 3. 1. Phong cách tư duy a/ Phong

3. PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH 3. 1. Phong cách tư duy a/ Phong cách tư duy khoa học, cách mạng hiện đại • Từ cách tiếp cận vấn đề khoa học, gắn với thực tiễn và điều kiện lịch sử cùng với sự cần cù, chịu khó, óc quan sát Hồ Chí Minh đã tự trang bị cho mình một vốn học vấn sâu rộng và chắc chắn để bắt kịp thời đại và lựa chọn đúng con đường đi cho dân tộc. b/ Phong cách tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo • Tư duy độc lập của Hồ Chí Minh không rập khuôn, giáo điều, vay mượn, tự tìm tòi, suy nghĩ, sáng tạo để tìm ra bản chất sự vật để tìm ra chân lý. c/ Phong cách tư duy hài hòa, uyển chuyển có lý, có tình • Phong cách tư duy Hồ Chí Minhluôn xuất phát từ cái chung, cái nhân loại, từ những chân lý phổ biến, những lẽ phải không thể chối cãi được. Sự hài hòa, uyển chuyển thể hiện trong lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

3. 2. Phong cách làm việc a/ Phong cách lãnh đạo • Hồ Chí

3. 2. Phong cách làm việc a/ Phong cách lãnh đạo • Hồ Chí Minh là tấm gương sáng về phong cách làm việc thật sự dân chủ, tôn trọng tập thể, biết lắng nghe ý kiến mọi người thì sẽ phát huy được sự đồng tình ủng hộ. • Tổ chức việc kiểm tra, kiểm soát cụ thể, thường xuyên, kiểm soát các ngành, các cấp chưa nghiêm túc, chặt chẽ còn quan liêu. • Phong cách quần chúng, luôn gần dân, tin dân, trọng dân, dựa vào dân, gắn bó với nhân dân để thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng, Người luôn có tư tưởng “Nước lấy dân làm gốc”. • Phong cách nêu gương trong công tác và lối sống, mọi lúc, mọi nơi, nói phải đi đôi với làm để dân noi theo. b/ Phong cách làm việc khoa học và đổi mới • Phong cách làm việc khoa học, khách quan trung thực, cầu thị của Hồ Chí Minh là không né tránh, bưng bít sự thật, bênh cho nhau, không bằng lòng thói quen tùy tiện, chậm chạp, không tôn trọng thời gian người khác • Phong cách làm việc luôn đổi mới tức là không cố chấp, bảo thủ, không tư duy lối mòn đó cũng là phong cách mà thời đại đang đòi

3. 3. Phóng cách diễn đạt • Điều này thể hiện rõ trong cách

3. 3. Phóng cách diễn đạt • Điều này thể hiện rõ trong cách nói, cách viết của Người, tùy theo mục đích, đối tượng, thể loại mà Hồ Chí Minh có cách viết khác nhau, viết cho ai? viết để làm gì? • Cách nói, cách viết giản dị, cụ thể, thiết thực cốt làm cho lý luận trở nên gần gũi, dễ hiểu với tất cả mọi người. • Diễn đạt ngắn gọn, cô đọng, hàm xúc, trong sáng, có lượng thông tin cao. • Sinh động, gần gũi với cách nghĩ của quần chúng, gắn với những hình ảnh, sự ví von, so sánh cụ thể. • Phong cách diễn đạt luôn biến hóa, nhất quán mà đa dạng.

3. 4. Phong cách ứng xử a/ Khiêm tốn, nhã nhặn, lịch thiệp trong

3. 4. Phong cách ứng xử a/ Khiêm tốn, nhã nhặn, lịch thiệp trong các cuộc tiếp xúc • Người luôn khiêm tốn, hòa nhã, quan tâm chu đáo đến những người khác không bao giờ đặt mình cao hơn người khác. b/ Chân tình, nồng hậu, tự nhiên • Khi gặp gỡ mọi người Hồ Chí Minh luôn tạo sự thân mật, gần gũi, thân thiết như trong một gia đình. Điều đó lý giải vì sao mỗi khi Bác Hồ xuất hiện ở đâu là ở đó rộn lên niềm vui, tiếng cười. c/ Linh hoạt, chủ động, biến hóa • Ứng xử văn hóa Hồ Chí Minh đạt tới sự kết hợp hài hòa giữa tình cảm nồng hậu với lý trí sáng suốt, nên linh hoạt, uyển chuyển.

3. 5. Phong cách sống a/ Sống cần, kiệm, liêm, chính • Thể hiện

3. 5. Phong cách sống a/ Sống cần, kiệm, liêm, chính • Thể hiện trong cả lời nói và việc làm, cách mặc, ăn, ở và trong sinh hoạt đời thường b/ Sống hài hòa, kết hợp nhuần nhuyễn văn hóa Đông – Tây • Đó là phong cách sống thấm nhuần văn hóa Nho – Phật – Lão, vừa chịu ảnh hưởng sâu đậm của văn hóa u – Mỹ nhưng luôn giữ vững, yêu quý và tự hào văn hóa Việt Nam. c/ Tôn trọng quy luật tự nhiên, gắn bó với thiên nhiên • Như mọi tri thức phương đông Bác luôn gần gũi thiên nhiên, thể hiện qua những bài thơ, thơ trữ tình hay thơ bằng chữ hán tất cả đều được nhân cách hóa, giao hòa với con người.

KẾ HOẠCH SỬ DỤNG BỘ TÀI LIỆU “ BÁC HỒ VÀ NHỮNG BÀI HỌC

KẾ HOẠCH SỬ DỤNG BỘ TÀI LIỆU “ BÁC HỒ VÀ NHỮNG BÀI HỌC VỀ ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG DÀNH CHO HỌC SINH”

Câu hỏi thảo luận: Đồng chí hãy trả lời nội dung sau đây: •

Câu hỏi thảo luận: Đồng chí hãy trả lời nội dung sau đây: • Mục tiêu của việc sử dụng bộ tài liệu “ Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh trong nhà trường” hiện nay là gì ?

I. Mục tiêu • 1. Nhằm góp phần nâng cao nhận thức, bồi dưỡng

I. Mục tiêu • 1. Nhằm góp phần nâng cao nhận thức, bồi dưỡng tình cảm của học sinh đối với Bác Hồ kính yêu. • 2. Nhằm góp phần giáo dục đạo đức, tình yêu quê hương, đất nước; xây dựng khát vọng, hoài bão cho thế hệ trẻ; quan tâm thực hiện di huấn của Người: "Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em".

Câu hỏi thảo luận: Đồng chí hãy trả lời nội dung sau đây: •

Câu hỏi thảo luận: Đồng chí hãy trả lời nội dung sau đây: • Khi giảng dạy và triển khai các HĐGDNGLL cần đảm bảo những yêu cầu nào ?

II. Yêu cầu • 1. Giáo dục cho học sinh những hiểu biết cơ

II. Yêu cầu • 1. Giáo dục cho học sinh những hiểu biết cơ bản về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh; góp phần tạo nên sự gắn bó nội dung học tập với thực tiễn cuộc sống và phù hợp với mục tiêu chung của giáo dục. • 2. Việc triển khai giảng dạy bộ tài liệu trong các nhà trường phổ thông cần tiến hành đồng bộ, nghiêm túc và hiệu quả. • 3. Trong quá trình giảng dạy, tích hợp cần đảm bảo nội dung tự nhiên, nhẹ nhàng không gây quá tải cho học sinh. • 4. Tùy theo điều kiện của từng trường, từng vùng miền, tùy theo đối tượng học sinh, giáo viên để tổ chức giờ học, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp sao cho hợp lí, vừa sức, đạt hiệu quả giáo dục cao.

III. Hình thức triển khai • 1. Triển khai giảng dạy bộ tài liệu

III. Hình thức triển khai • 1. Triển khai giảng dạy bộ tài liệu "Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh trong nhà trường" theo hướng tích hợp trong môn Đạo đức, Giáo dục công dân, các môn học có liên quan và trong các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, các buổi sinh hoạt lớp, hoạt động Đoàn, Đội, … • 2. Tài liệu cho mỗi lớp học gồm có 9 bài, các nhà trường xây dựng kế hoạch cụ thể giảng dạy mỗi tháng 1 bài phù hợp với nội dung chương trình các môn học ( gợi ý ở Phụ lục sau).

X Y DỰNG NỘI DUNG TÍCH HỢP, KẾ HOẠCH DẠY HỌC

X Y DỰNG NỘI DUNG TÍCH HỢP, KẾ HOẠCH DẠY HỌC

Nhiệm vụ của chuyên môn các trường: 1. Lựa chọn các tiết Đạo đức

Nhiệm vụ của chuyên môn các trường: 1. Lựa chọn các tiết Đạo đức phù hợp ở các khối lớp để tích hợp các bài học về đạo đức Bác Hồ. 2. Lựa chọn các chủ đề trong hoạt động GDNGLL có thể tích hợp để dạy các bài học về đạo đức Bác Hồ.

BÁO CÁO KẾT QUẢ THẢO LUẬN

BÁO CÁO KẾT QUẢ THẢO LUẬN

Phụ lục Hướng dẫn tích hợp giảng dạy bộ tài liệu “Bác Hồ và

Phụ lục Hướng dẫn tích hợp giảng dạy bộ tài liệu “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh” theo Công văn số 4643/BGDĐT-CTHSSV ngày 21/9/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo I. HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP 1. Bộ sách “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh” mỗi lớp có 9 bài trung bình cho mỗi tháng của năm học sinh học một bài. Mỗi bài học trong 2 tiết. Tuy nhiên, không phân bố đều mà sẽ tập trung vào một số tháng. 2. Hiện nay, theo phân phối chương trình mỗi lớp mỗi tuần có 1 tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, như thế một tháng có 4 tiết. Trong đó, các tháng sau có chủ đề gần gũi với chủ đề Bác Hồ, có thể tập trung để dạy cả 4 tiết, đó là: - Tháng 12: Chủ đề “Uống nước nhớ nguồn”, 4 tuần 4 tiết nên có thể dạy được 2 bài. - Tháng 1, 2: Chủ đề “Mừng Đảng, mừng Xuân”, 4 tuần 4 tiết nên có thể dạy được 2 bài. - Tháng 5: Chủ đề “Bác Hồ kính yêu”, 4 tuần 4 tiết nên có thể dạy được 2 bài. - Còn 1 bài dạy vào tháng 4 (tháng cận kề tháng 5 sinh nhật Bác) dành 2/4 tiết HĐGDNGLL để dạy.

II. HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY TÍCH HỢP TRONG MÔN ĐẠO ĐỨC:

II. HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY TÍCH HỢP TRONG MÔN ĐẠO ĐỨC:

II. HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY TÍCH HỢP TRONG MÔN ĐẠO ĐỨC, GIÁO DỤC CÔNG

II. HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY TÍCH HỢP TRONG MÔN ĐẠO ĐỨC, GIÁO DỤC CÔNG D N VÀ CÁC MÔN HỌC CÓ LIÊN QUAN

GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG GDNGLL CHỦ ĐỀ "BÁC HỒ KÍNH YÊU" ( Tích hợp

GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG GDNGLL CHỦ ĐỀ "BÁC HỒ KÍNH YÊU" ( Tích hợp Bài 8 "Giản dị, hòa mình với nhân dân" tài liệu Bác Hồ và những bài học đạo đức, lối sống dành cho học sinh lớp 3) I, Mục tiêu giáo dục: Giúp học sinh: - Cảm nhận được những phẩm chất cao quý của lãnh tụ Hồ Chí Minh: Sống giản dị, hòa mình với quần chúng, hết lòng phục vụ nhân dân, đất nước - Thấy được sự giản dị, hòa đồng đã làm nên vẻ đẹp của Bác Hồ, làm nên sức mạnh Việt Nam, trở thành niềm tự hào của người Việt Nam - Tự rèn luyện lối sống tốt theo gương Bác Hồ: giản dị, hòa đồng II. Quy mô hoạt động: Tổ chức theo quy mô khối ( 2 tiết) III. Tài liệu và phương tiện - Sân khấu, phông, màn, băng đài - Các truyện ngắn nói về Bác kính yêu ( Đôi dép của Bác; Giản dị, hòa mình với nhân dân. . ). - Tranh ảnh, tư liệu về cuộc đời của Bác - Một số bài hát, bài thơ về Bác Hồ. IV. Cách tiến hành A. CHUẨN BỊ - GV tập một số tiết mục văn nghệ như Bác Hồ một tình yêu bao la, Bác Hồ người cho em tất cả, Đôi dép Bác Hồ - GV xây dựng các clip tư liệu có lồng tiếng giới thiệu về Bác Hồ - GV hướng dẫn HS tập kể câu chuyện Đôi dép của Bác - GV chuẩn bị tranh ảnh Bác Hồ và các từ đơn có thể ghép lại thể hiện các đức tính của Bác.

B. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG : * Hoạt động 1: Khởi động ( 25

B. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG : * Hoạt động 1: Khởi động ( 25 p) - Văn nghệ: Biểu diễn một số bài hát về Bác Hồ - Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu (giới thiệu nội dung chủ đề) * Hoạt động 2: Nghe kể chuyện và trả lời câu hỏi (30 p) a, Nghe kể chuyện " Đôi dép bác Hồ" - Một HS kể chuyện " Đôi dép Bác Hồ" - HS nghe câu chuyện " Đôi dép bác Hồ" có tranh, ảnh minh họa - GV đặt câu hỏi, HS trả lời: ? Đôi dép của Bác được chế tạo từ cái gì? ( Chiếc lốp ô tô) ? Bác thường nói vui với mọi người đôi dép của Bác là đôi dép như thế nào? ( Đôi hài vạn dặm) ? Khi mọi người đề nghị đổi dép Bác trả lời thế nào? ( Bác bảo " Vân còn đi được") ? Khi đôi dép bị tụt quai Bác đã làm gì? ( Sửa lại và đi tiếp) ? Câu chuyện cho ta thấy Bác Hồ có lối sống như thế nào? ( Giản dị, tiết kiệm) - GV tổng hợp chốt lại bài học và dẫn dắt sang câu chuyện thứ 2 " Giản dị, hòa đồng với nhân dân"

b, Nghe kể chuyện " Giản dị, hòa đồng với nhân dân" - GV

b, Nghe kể chuyện " Giản dị, hòa đồng với nhân dân" - GV kể chuyện- HS lắng nghe - 1 HS đọc lại câu chuyện -Học sinh trả lời câu hỏi trắc nghiệm: (vào bảng con): Câu 1, Nhà báo Mĩ nhận xét Bác Hồ là người thế nào? A, Là nhân vật kỳ tài của thời đại b, Là nhân vật kỳ lạ của thời đại c, Là nhân vật nổi tiếng của thời đại Câu 2, Phẩm chất nào của Bác được coi là giá trị vĩnh cửu của người Việt Nam"? a, Địa vị càng cao sang, Bác càng sống giản dị b, Bác từ chối sự sùng bái cá nhân c, Bác kính già, yêu trẻ, ghét tiền của Câu 3, Tính giản dị, hòa đồng của Bác thể hiện qua điều gì? A, Cách ăn mặc b, Cách nói năng c, Cả 2 ý trên Câu 4, Người có lối sống giản dị, hòa đồng là người như thế nào? A, Là người có cách ăn mặc đơn giản, sạch sẽ, gọn gàng b, Là người có cách nói năng lịch sự, khiêm tốn, hòa nhã, kính già, yêu trẻ c, Cả 2 ý trên - GV chốt lại những phẩm chất cao quý của lãnh tụ Hồ Chí Minh: Sống giản dị, hòa mình với quần chúng, hết lòng phục vụ nhân dân, đất nước.

* Hoạt động 3: Học sinh xem phim tư liệu có lồng tiếng về

* Hoạt động 3: Học sinh xem phim tư liệu có lồng tiếng về Bác (7 p) ( Là vị lãnh tụ của dân tộc, là người cha của hàng vạn đứa con, có lẽ, Bác sẽ phải sống trong một cung điện nguy nga, tráng lệ, hay ít hơn là một toà nhà rộng lớn. Thế nhưng chẳng có ai như Bác. Tổng thống Mỹ, Nga, hay bất kì quốc gia nào đều sống trong một nơi nào đó thật đặc biệt, thật đẹp, thật lộng lẫy. Còn Bác, Bác chỉ sống trong một căn nhà sàn, nó bình dị như muôn ngàn căn nhà sàn khác. Trong nhà chỉ có vài đồ dung cần thiết, đường nhiên sẽ chẳng có thứ gì là xa xỉ cả. Xung quanh nhà Bác là hàng râm bụt mới đâm hoa, là cây vú sữa thơm hương quê nhà, là ao cá xinh. Thật sự những thứ ấy đều rất quen thuộcvới người dân Việt Nam. Không những thế, Bác chẳng bao giờ tỏ ra mình giỏi, Bác chẳng kêu ca, Bác luôn giản dị trong mọi công việc. Đi đâu, Bác cũng chỉ với một đôi dép cao su đã sờn. Dù là thăm dân hay dự hội quan trọng, Bác vẫn luôn giản dị. Bữa ăn cũng thế, cũng chỉ canh rau và những món ăn dân giã. Cuộc sống của Bác là thế. Khi hoạt động trong hang Pác Bó, đã từng có một anh bộ đội nói với Bác rằng để anh đổi món ăn ngon hơn cho Bác hay mua cho Bác bộ đồ đẹp hơn, sang hơn để Bác đi hội họp. Nhưng không, Bác đã từ chối, cuộc sống của mọi người còn khó khăn làm sao có thể sung sướng được. Bác không phải như những người thiền, bỏ ngoài thế tục, hưởng thụ một cuộc sống an nhàn. Mà Bác lo cho dân, cho các con thân yêu của mình).

* Hoạt động 4: Tổ chức trò chơi: Ghép tranh " Bác Hồ kính

* Hoạt động 4: Tổ chức trò chơi: Ghép tranh " Bác Hồ kính yêu của chúng em" (10 p) - GV nêu yêu cầu, cách chơi, luật chơi - Chia nhóm và tổ chức cho HS chơi * Hoạt động nối tiếp : ( 5 p) GV nêu câu hỏi: Qua những câu chuyện về Bác Hồ đã được nghe hôm nay, chúng ta đã rút ra bào học gì cho mình ( Tự rèn luyện lối sống tốt theo gương Bác Hồ: giản dị, hòa đồng với mọi người xung quanh) GV kết luận: Kính yêu Bác Hồ, các em hãy rèn luyện lối sống tốt theo gương Bác bằng những việc làm cụ thể: Chăm ngoan, học giỏi đặc biệt là kính trên, nhường dưới, luôn ăn mặc đơn giản, phù hợp với học sinh, luôn lịch sự, hòa nhã, đoàn kết và thân ái với bạn bè. . Toàn trường hát bài hát " Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng"

I

I

ĐẠO ĐỨC: TIẾT KIỆM TIỀN CỦA ( TIẾT 1) I. Mục tiêu: Giúp học

ĐẠO ĐỨC: TIẾT KIỆM TIỀN CỦA ( TIẾT 1) I. Mục tiêu: Giúp học sinh - Hiểu được vì sao phải biết tiết kiệm tiền của và làm thế nào để Tiết kiệm tiền của? - HS cú ý thức tiết kiệm tiền của, giữ gìn sách vở, đồ dùng. . . trong sinh hoạt hàng ngày. - Biết đồng tình ủng hộ những hành vi, việc làm tiết kiệm, không đồng tình với những hành vi , việc làm lãng phí tiền của. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ - Bìa xanh, đỏ, vàng cho các đội.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: HĐ 1: Kiểm tra kĩ năng,

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: HĐ 1: Kiểm tra kĩ năng, hành vi bày tỏ ý kiến - Gọi HS lên bảng đọc phần ghi nhớ bài Biết bày tỏ ý kiến - Nêu một số tình huống thể hiện mình biết bày tỏ ý kiến HĐ 2 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu thông tin SGK và bài học đạo đức của Bác - GV yêu cầu hs đọc các thông tin SGK thảo luận cặp đôi trả lời 2 câu hỏi SGK. - Đại diện 1 số cặp nêu ý kiến. - HS nhận xét, bổ sung. - GV dẫn dắt để dẫn HS tìm hiểu câu chuyện “ Việc chi tiêu của Bác Hồ” - GV hd hs tìm hiểu câu chuyện bằng hệ thống câu hỏi: Con có nhận xét gì về việc chi tiêu của Bác Hồ? Qua thói quen chi tiêu của Bác con thấy Bác sử dụng tiền của như thế nào? Vậy thế nào là tiết kiệm tiền của? Tiết kiệm tiền của mang lại ích lợi gì? * GVKL: Tiền bạc của cải là mồ hôi, công sức của bao người lao động. Vì vậy, chúng ta cần phải tiết kiệm, không được sử dụng tiền của phung phí. Tiết kiệm tiền của là một thói quen tốt, là biểu hiện của con người văn minh, XH văn minh.

HĐ 3 : Hướng dẫn hs thực hành tìm hiểu những việc làm thể

HĐ 3 : Hướng dẫn hs thực hành tìm hiểu những việc làm thể hiện tiết kiệm tiền của - Yêu cầu HS làm việc theo nhóm. - Phát bìa xanh, đỏ, vàng. - GV lần lượt nêu từng ý kiến trong bài tập 1. - YC HS giải thích lí do vì sao chọn như vậy *GVKL: Các ý kiến a, b, c, d là đúng. ý kiến đ là sai. Vì chỉ có những mong muốn thực sự có lợi cho chính sự phát triển của các em và phù hợp với hoàn cảnh gđ, đất nước mới cần thực hiện. HĐ 4 : Hướng dẫn hs liên hệ bản thân về tiết kiệm - Tổ chức cho HS làm việc cá nhân. - YC HS viết ra giấy 3 việc làm thể hiện bản thân đã tiết kiệm, 3 việc làm thể hiện chưa tiết kiệm. - HS báo cáo, cả lớp nhận xét. * Hoạt động nối tiếp: - Củng cố bài học: Thế nào là tiết kiệm tiền của? Tiết kiệm tiền của mang lại ích lợi gì? - Nhận xét giờ học, dặn dò hs thực hành tiết kiệm.

ĐẠO ĐỨC TIẾT KIỆM TIỀN CỦA (T 2) I. Mục tiêu: - HS thực

ĐẠO ĐỨC TIẾT KIỆM TIỀN CỦA (T 2) I. Mục tiêu: - HS thực hành để biết được cần phải làm gì để tiết kiệm tiền của - HS có ý thức và thực hiện tiết kiệm tiền của thông qua việc biết giữ gìn sách vở, đồ dùng, đồ chơi, . . . trong sinh hoạt hàng ngày. - Biết đồng tình, ủng hộ những hành vi, việc làm tiết kiệm, không đồng tình với những hành vi, việc làm lãng phí tiền của. II. Đồ dùng: Đồ dùng để chơi đóng vai

III. Các HĐ dạy- học: HĐ 1: Củng cố kiến thức tiết 1: Vì

III. Các HĐ dạy- học: HĐ 1: Củng cố kiến thức tiết 1: Vì sao phải tiết kiệm tiền của? Tiết kiệm tiền của mang lại lợi ích gì? HĐ 2: Hướng dẫn hs nhận biết hành vi tiết kiệm và việc làm lãng phí tiền của - GV yêu cầu hs nêu các việc làm ở BT 4 – SGK - HS thảo luận nhóm đôi, đại diện các nhóm báo cáo nêu những việc làm thể hiện tiết kiệm tiền của. *GVKL: Các việc làm c, d, đ, e, i là lãng phí tiền của a, b, g, h, k, là tiết kiệm tiền của. - GV hướng dẫn hs trả lời BT 1 trang 10 Tài liệu Bác Hồ: Chi tiêu hợp lí là tiêu tiền vào những gì? Không nên tiêu tiền vào những gì? - HS trả lời GV theo dõi khen những HS biết nêu những việc đúng.

HĐ 3: Hướng dẫn hs liên hệ bản thân - HS đọc yêu cầu

HĐ 3: Hướng dẫn hs liên hệ bản thân - HS đọc yêu cầu BT 3 – Trang 10 Tài liệu Bác Hồ - GV yêu cầu hs thực hành cá nhân hoàn thiện bảng thống kê việc chi tiêu của mình trong 5 phút. - Sau đó chia sẻ với bạn bên cạnh về bảng chi tiêu của mình và đưa ra cách chi tiêu hợp lý. - HS kể những việc em đã làm thể hiện việc chi tiêu hợp lí trước lớp ( BT 2 – Tài liệu Bác Hồ). GV và cả lớp nhận xét bổ sung. * HĐ nối tiếp : - HS nêu lại nội dung bài học. - Thực hành chi tiêu hợp lí, tiết kiệm tiền của.

KẾT LUẬN

KẾT LUẬN

 MỘT SỐ LƯU Ý KHI TRIỂN KHAI THỰC HIỆN TẠI TRƯỜNG • Nội

MỘT SỐ LƯU Ý KHI TRIỂN KHAI THỰC HIỆN TẠI TRƯỜNG • Nội dung triển khai dạy 9 bài học “Bác hồ và những bài học về đạo đức lối sống dành cho học sinh trong nhà trường” ở từng khối lớp ( từ lớp 2 đến lớp 5) phải bắt buộc có trong hồ sơ chuyên môn của trường và của GV; • Việc tích hợp vào từng bài tùy thuộc vào sự linh hoạt của mỗi trường; • Có thể tích hợp một phần hay toàn phần, không làm thay đổi chương trình giáo dục đạo đức; đảm bảo linh hoạt, nhẹ nhàng, phù hợp với đặc điểm sinh lý lứa tuổi; • Các bài học này không thể thay thế môn đạo đức; • Đối với HĐGDNGLL, các bài này có thể thay thế cho hoạt động khác trong chủ điểm.