I THIU NIN TIN PHONG H CH MINH
























































- Slides: 56

ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH LIÊN ĐỘI TRƯỜNG TIỂU HỌC XU N GIANG CHU ĐIÊ M THA NG 5 “Tiê p truyê n thô ng đô i – Ki nh yêu Ba c Hô ” Giáo viên thực hiện: Phạm Thị Thủy-Tổng phụ trách Đội

HƯỚNG DẪN, NHẮC NHỞ HỌC SINH PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH COVID 19 KHI TRỞ LẠI TRƯỜNG THAM GIA HỌC TẬP








KỶ NIỆM 66 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ (7/5/1954 – 7/5/2020) Chiến thắng Điện Biên Phủ của dân tộc ta, thật xứng đáng “được ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, một Chi Lăng hay Đống Đa trong thế kỷ XX và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công chói lọi, đột phá thành trì của hệ thống nô dịch thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc”.





TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 79 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH ( 15/5/1941 -15/5/2020) Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là tổ chức của thiếu nhi Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam sáng lập, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phụ trách hướng dẫn. Đội là tổ chức nòng cốt trong các phong trào thiếu nhi, là lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, lực lượng dự bị của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập vào 3/2/1930, dưới sự lãnh đạo của Đảng, phong trào cách mạng của nước ta phát triển mạnh mẽ. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng luôn chú ý đến lực lượng thanh thiếu nhi để tập hợp vào tổ chức, hoà vào làn sóng cách mạng của cả dân tộc để đấu tranh giành độc lập tự do và xây dựng Tổ quốc. Tháng 10/1930, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ nhất (khóa I) đã đề cập đến tổ chức thiếu nhi và thiếu niên cách mạng Hồng nhi Đoàn và giao cho Đoàn Thanh niên phụ trách.

Nơi thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, thôn Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, Cao Bằng được Bộ VHTT&DL xếp hạng Di tích lịch sử Quốc gia.

Tháng 5/1941, Hội nghị lần thứ 8 của Trung ương Đảng đã quyết định thành lập Mặt trận Việt Minh để đoàn kết các lực lượng đánh Tây, đánh Nhật giành độc lập tự do cho dân tộc Việt Nam. Ngay sau đó, ngày 15/5/1941 tại thôn Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, Đội Nhi đồng cứu quốc đầu tiên được thành lập và là thành viên của Mặt trận Việt Minh, hoạt động theo điều lệ của Mặt trận Việt Minh với nội dung “Dự bị đánh Tây, đánh Nhật làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập”.

Huy hiệu Đội Thiếu niên Tiền phong Cờ Đội có nền đỏ và ảnh huy hiệu Đội ở giữa cờ. Hồ Chí Minh.

Khăn quàng đỏ là một đặc trưng của đồng phục đội viên bằng vải hình tam giác cân, màu đỏ.

Đội ca là bài hát “Cùng nhau ta đi lên” do nhạc sĩ Phong Nhã sáng tác mang nội dung kêu gọi đội viên theo bước Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, kêu gọi yêu nước, yêu lao động, chăm học. . . Khẩu hiệu của Đội: “Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Vì lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại: Sẵn sàng!” Lời hứa của đội viên thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh 1) Thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy: 2) Tuân theo Điều lệ Đội. 3) Giữ gìn danh dự Đội.

Nhiệm vụ của đội viên thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh: 1) Thực hiện Điều lệ, Nghi thức Đội và chương trình đội viên, thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy để trở thành con ngoan, trò giỏi, bạn tốt, công dân tốt, đoàn viên thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. 2) Làm gương tốt cho nhi đồng noi theo, giúp đỡ nhi đồng và thiếu niên trở thành đội viên thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. Ngày đầu tiên thành lập, Đội có 5 đội viên là Nông Văn Dền mang bí danh là Kim Đồng, Nông Văn Thàn là Cao Sơn, Lý Văn Tịnh là Thanh Minh, Lý Thị Nì là Thủy Tiên và Lý Thị Xậu là Thanh Thủy; Kim Đồng được bầu làm Đội trưởng

Tượng đài anh hùng thiếu niên Kim Đồng ở Cao Bằng - Đội trưởng Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh ngày đầu thành lập.

Từ ngày ấy đến nay, theo sự nghiệp cách mạng của Đảng và được Đoàn phụ trách, Đội ngày càng phát triển. Theo từng thời kỳ, Đội đã đổi tên cho phù hợp với yêu cầu của cách mạng và nguyện vọng của thiếu niên, nhi đồng: Sau cách mạng tháng Tám 1945, tổ chức này đổi tên thành Hội Nhi đồng Cứu quốc. Tháng 3 -1951, Hội đổi tên thành Đội Thiếu nhi tháng Tám; ngày 4 -111956, tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ II, đổi thành Đội Thiếu niên Tiền phong Việt Nam và từ ngày 30 -011970 thể theo nguyện vọng của thiếu niên, nhi đồng cả nước, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ra Nghị quyết cho Đội được mang tên Bác Hồ kính yêu: Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

Sau ngày 15/5/1941, vâng theo lời Bác dạy, cùng cha anh làm cách mạng, Đội Thiếu nhi Cứu quốc được thành lập ở khắp các địa phương trong cả nước. Các đội viên, thiếu nhi tích cực tham gia hoạt động cách mạng như làm liên lạc, trinh sát, bảo vệ trật tự trị an, bảo vệ xóm làng, tham gia lao động tiết kiệm, xoá mù chữ. . . đã lập công xuất sắc như Đội Thiếu niên du kích Đình Bảng, Đội Thiếu nhi Bát Sắt (Hà Nội), Đội Thiếu nhi thành Huế, Đội Thiếu nhi Đồng Tháp Mười. . . nhiều đội viên thiếu nhi anh hùng xuất hiện như Kim Đồng, Dương Văn Nội, Phạm Ngọc Đa, Vừ A Dính, Lê Văn Tám. . . của thời kỳ chống Pháp đã trở thành những gương sáng cho các thế hệ thiếu nhi Việt Nam noi theo, làm sáng ngời trang sử của Đội Thiếu niên Tiền phong.

Suốt 2 cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc, lớp thiếu nhi Việt Nam ở hai miền Nam, Bắc đã góp phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc như: Phong trào Trần Quốc Toản do Bác Hồ phát động năm 1948, phong trào “Vì miền Nam ruột thịt”, “Việc nhỏ, chí lớn, chống Mỹ cứu nước”, “Làm nghìn việc tốt thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy”, đã có nhiều tập thể Đội và cá nhân đội viên giành danh hiệu “Cháu ngoan Bác Hồ”, nhiều đội viên thiếu niên tiền phong đã trở thành dũng sĩ diệt Mỹ, diệt ngụy, các anh hùng thiếu nhi quên thân mình hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, xây dựng xóm làng như Trần Văn Thọ, Nguyễn Bá Ngọc, Kơpa Kơlơng, Trần Văn Uẩn. . . Vâng lời Bác dạy: “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ Tùy theo sức của mình Để tham gia kháng chiến Để giữ gìn hoà bình”.

Đội viên thiếu niên tiền phong và thiếu nhi Việt Nam đã không ngừng tu dưỡng và rèn luyện, tích cực xây dựng tổ chức Đội, giúp sức nhỏ bé của mình vào sự nghiệp cách mạng chung. Suốt những năm qua, các phong trào và hoạt động của Đội luôn gắn liền với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, gắn liền với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đội đã tổ chức các hoạt động giáo dục tạo cho thiếu niên nhi đồng biết vượt khó để học tập tốt, yêu khoa học, yêu lao động, giữ gìn vệ sinh, tiết kiệm. . . nhằm giúp xây dựng những công trình phục vụ xã hội và nắm vững khoa học kỹ thuật để trở thành con ngoan, trò giỏi, người công dân mới, góp phần xây dựng Tổ quốc Việt Nam giàu đẹp.

79 năm qua, những trang vàng sử Đội và hào khí truyền thống của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh mỗi ngày một sáng. Lịch sử đó, truyền thống đó gắn liền với phong trào thiếu nhi Việt Nam và là một bộ phận không thể tách rời trong lịch sử Đảng, lịch sử dân tộc và lịch sử Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. . . Với những cống hiến của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và thiếu niên, nhi đồng Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Đội (tháng 5/2001), Nhà nước ta đã quyết định trao tặng Huân chương Sao Vàng - phần thưởng cao quý nhất của Đảng và Nhà nước cho Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Thành tích đó đã đánh dấu một mốc son chói lọi trên con đường phát triển của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và lớp thiếu nhi Việt Nam. Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh thành lập cho thấy thiếu niên, nhi đồng đã có tổ chức của mình, có Điều lệ và nguyên tắc hoạt động riêng của tổ chức mình. Tổ chức Đội được thành lập có vai trò to lớn trong việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của thiếu niên, nhi đồng.

KỶ NIỆM 130 NĂM NGÀY SINH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH (19/5/1890 – 19/5/2020) Hàng năm, vào ngày 19 tháng 5 cùng với cả nước, lòng chúng ta lại bâng khuâng tưởng nhớ đến Bác Hồ kính yêu. Ngày 19/5/1946, lần đầu tiên nhân dân ta kỷ niệm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của Ðảng, Nhà nước và nhân dân ta. Từ đó trở đi, cứ đến dịp 19/5, toàn dân ta cùng sống những giờ phút đặc biệt, niềm vui dâng trào, kính yêu Bác vô hạn.

Chủ tịch Hồ Chí Minh (Lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung, khi đi học tên Nguyễn Tất Thành, Hoạt động cách mạng lấy tên Nguyễn Ái Quốc…) sinh ngày 19/5/1890 trong một gia đình nhà nho yêu nước, tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, ở một đất nước thuộc địa, có nhiều dân tộc. Trong quá trình dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm, dân tộc ta đã hình thành và phát triển nền văn hóa dân tộc rực rỡ, mà hạt nhân là chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, ý trí đấu tranh bất khuất, tinh thần nhân ái, khoan dung và ý thức cộng đồng, đoàn kết dân tộc. Chính nền văn hóa ấy cùng với những ảnh hưởng tích cực của văn hóa phương Đông đã hun đúc nên nhân cách Hồ Chí Minh và góp phần to lớn vào sự hình thành và sự phát triển tư tưởng của người.

Chứng kiến sự thất bại trên con đường giải phóng dân tộc, của các vị yêu nước tiền bối và cảnh đời nô lệ của người dân mất nước, dưới ách thực dân Pháp tàn bạo, tháng 6/1911, người thanh niên ưu tú của dân tộc Việt Nam - Nguyễn Ái Quốc quyết chí ra đi tìm đường cứu nước. Trải qua gần 10 năm bôn ba nhiều châu lục, gắn với phong trào công nhân và phong trào giải phóng dân tộc, với chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã tìm thấy con đường cứu nước và giải phóng dân tộc duy nhất đúng đắn. Mùa Xuân năm 1930, sau 30 năm theo Chỉ thị của Quốc tế cộng sản, người đã chủ trì hội nghị thống nhất ba tổ chức cộng sản ở Đông Dương, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Với việc thành lập Đảng cùng với sự lãnh đạo sáng suốt tài tình của Người, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã đồng lòng, chung sức làm nên những chiến thắng vang dội trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập cho Tổ quốc mình kết thúc bằng cuộc tổng tiến công nổi dậy mùa Xuân năm 1975, đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh đã giành thắng lợi hoàn toàn đưa Tổ quốc ta về một mối và mở ra một kỷ nguyên mới đó là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, từ đây toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta cùng nhau đoàn kết trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Để tưởng nhớ công ơn của Bác, tháng 5 lịch sử, cả nước ta đang ra sức thi đua lập nhiều thành tích chào mừng kỷ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại - vị Cha già, Người lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hoá thế giới. Người cống hiến trọn đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, mang lại cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Là lãnh tụ tối cao, nhưng Bác Hồ luôn gần gũi nhân dân. Hằng năm, cứ đến dịp kỷ niệm ngày sinh của mình, Bác thường dặn trước các địa phương, các cơ quan là không nên tổ chức chúc thọ linh đình. Vì Người sợ tốn thời giờ, tiền bạc của nhân dân, trong lúc đời sống và cuộc chiến đấu của nhân dân còn khó khăn, gian khổ.

Đúng ngày 19/5, Bác thường đi làm việc, thăm hỏi một nơi khác để tránh những nghi lễ phiền phức tốn kém. Có năm, vào dịp ngày sinh của mình, Bác sang công tác ở bên Trung Quốc. Một số đồng chí ở đây biết ngày sinh của Bác nên chuẩn bị chúc thọ, Người đã nói: "Tôi sang đây vào dịp này là để tránh việc chúc thọ trong nước. Vì vậy, tôi yêu cầu các đồng chí cũng không tổ chức chúc thọ tôi ở đây". Vào một dịp ngày sinh năm khác, Bác sang Trung Quốc với ý nghĩa như Người đã viết trong thư gửi bà Ðặng Dĩnh Siêu - Cán bộ cao cấp của Ðảng Cộng sản Trung Quốc: "Tôi đi Trung Quốc lần này có mục đích và yêu cầu thật đơn giản, đó là đi du lịch, đi để tránh "chúc thọ", "tránh tặng quà". Một lần vào ngày sinh của mình, Bác vắng nhà. Bác giao cho những người phục vụ, bảo vệ tổ chức đánh bắt cá tại ao cá mà Người vẫn hằng ngày chăm sóc, để biếu các cụ già, các cháu bé, các đồng chí lãnh đạo Ðảng, Nhà nước, cho anh chị em trong cơ quan phục vụ Bác cải thiện bữa ăn. Việc này vừa thể hiện sự quan tâm chăm lo của Bác đối với mọi người, vừa là để cảm ơn mọi người tận tụy công tác chăm lo cuộc sống hằng ngày của Bác.

Vào những dịp sinh nhật mình, Bác cũng thường viết thư, gửi điện cảm ơn đồng bào, đồng chí, các cơ quan đoàn thể trong nước và bầu bạn quốc tế đã dành cho Người những tình cảm thân thiết. Bác làm thơ nói về tuổi tác thay vì những lời cảm tạ. Mỗi bức thư, mỗi dòng thơ tuy nói về ngày sinh của mình, nhưng lại là tình cảm, trách nhiệm của Bác đối với non sông đất nước và đồng bào, đồng chí : "Trung với Ðảng, hiếu với dân", và thể hiện đường lối lãnh đạo của Ðảng ta đối với sự nghiệp cách mạng, của dân tộc ở trong từng thời điểm lịch sử. Những ngày này gợi nhớ tới dịp kỷ niệm ngày sinh nhật Bác 40 năm trước (19/5/1968), năm sức khỏe của Bác giảm sút. Ðó là vào lúc 9 h ngày 10/5/1968, Bác viết câu mở đầu vào tài liệu "Tuyệt đối bí mật" để gửi lại cho đời sau: "Năm nay, tôi vừa 78 tuổi, vào lớp người "trung thọ". Tinh thần vẫn sáng suốt tuy sức khoẻ có kém so với vài năm trước đây. . . ". Bởi vậy, sinh nhật năm nay, Bác không vắng nhà. Và như những năm trước, Bác tập trung cho công việc suy nghĩ, sửa chữa vào bản Tài liệu dặn lại cho đời sau. Năm nay, Bác viết thêm vào bản Di chúc, dặn việc phải làm sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thắng lợi là hàn gắn vết thương chiến tranh, chỉnh đốn Ðảng; chăm lo đời sống của nhân dân sau chiến tranh.

Tuy Bác không đi công tác xa như những năm trước, nhưng buổi tối 18/5/1968, Bác lên nhà nghỉ ở Hồ Tây. Trưa 19/5, một bữa cơm thân mật được tổ chức ở Hồ Tây, gồm một số anh em phục vụ, lái xe, bảo vệ nhân kỷ niệm ngày sinh lần thứ 78 của Bác Hồ. 6 h 15 ngày 20/5/1968, Bác Hồ dự khai mạc kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa III. Họp sớm để tránh hoạt động của máy bay Mỹ. Hội trường sôi động hẳn lên nhất là khi nghe Bác Hồ kết thúc buổi họp vào lúc 8 giờ bằng những lời chân tình: "Lần trước tôi có nói là những thắng lợi của chiến sĩ và đồng bào hai miền làm cho tôi thấy như mình trẻ lại 20 tuổi. Nhưng nay nghe nói 78 tuổi, thế thì tôi thấy già đi. Vì vậy, tôi có bài thơ này: Bảy mươi tám tuổi chưa già lắm, Vẫn vững hai việc nước nhà. Kháng chiến dân ta đang thắng lớn, Tiến bước! Ta cùng con em ta".

Sự từ chối lễ nghi phiền phức của vị Chủ tịch nước, lãnh tụ tối cao của Ðảng, trong dịp kỷ niệm ngày sinh của mình thể hiện sự khiêm tốn, giản dị, đó là bản chất của người đầy tớ của nhân dân. Nhân cách ấy, sự cao thượng ấy càng làm cho hình ảnh Bác Hồ trở nên cao đẹp và là tấm gương mẫu mực về đức tính khiêm tốn, giản dị và đạo lý làm người cao đẹp nhất. Tuy Bác đã đi xa, nhưng mỗi người dân Việt Nam, bạn bè của nhân dân Việt Nam đều cùng chung một tình cảm: Bác Hồ không mất. Bác Hồ vẫn đời sống cùng non sông, đất nước và bạn bè khắp nơi. Vì vậy, vẫn như có Bác Hồ, hằng năm tới dịp tháng 5 là toàn thể nhân dân ở khắp các miền quê Việt Nam, và cả bạn bè năm châu vẫn nô nức tổ chức kỷ niệm Ngày sinh của Bác Hồ. Ôn lại những bài học quý giá, những việc làm trong sáng của Người trong dịp kỷ niệm Ngày sinh của Người, sẽ là dịp chúng ta soi chung tấm gương lớn, gương mẫu; học và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách của Bác.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ BÁC HỒ KÍNH YÊU CỦA D N TỘC









TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC Trong các dịp lễ, tết, nhất là vào kỳ nghỉ hè, nhiều gia đình sẽ tổ chức cho các em học sinh đi nghỉ mát, tắm biển. Khắp nơi các em học sinh cũng sẽ tự rủ nhau đi tắm mát ở sông, suối, ao, hồ. . . thì nguy cơ xảy ra tai nạn đuối nước là rất cao. Mỗi khi mùa hè đến, lo lắng về đuối nước luôn thường trực và có thể xảy ra ở bất cứ nơi nào. Nhiều vụ trẻ em đuối nước thương tâm do sự bất cẩn của người lớn. Như chúng ta đã biết hàng năm có rất nhiều tai nạn đuối nước xảy ra, cướp đi nhiều sinh mạng. Đặc biệt tỉ lệ tử vong do đuối nước ở lứa tuổi trẻ em là nhiều nhất. Theo báo cáo toàn cầu của WHO tại Việt Nam mỗi năm có khoảng 6400 người tử vong do đuối nước trong đó mỗi ngày có khoảng 20 trẻ em bị đuối nước. Hiện nay khi sắp bước sang mùa hè nguy cơ xảy ra tai nạn đuối nước là rất cao. Vậy đuối nước là gì, nguyên nhân dẫn đến đuối nước và cách phòng tránh ra sao? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu

1. Vì sao đuối nước thường dẫn đến tử vong ? Đuối nước là tình trạng nước tràn vào đường hô hấp làm cho các cơ quan bị thiếu oxy và các chức năng sống của cơ thể ngừng hoạt động. Hay nói cách khác: Chết đuối là tình trạng thiếu oxy do cơ thể bị chìm trong nước. - Người ta thống kê thấy có khoảng 4/5 trường hợp chết đuối mà trong phổi có nước và 1/5 còn lại chết đuối nhưng phổi không có nước. - Sở dĩ có tình trạng chết đuối mà trong phổi không có nước là do người không biết bơi bất ngờ bị chìm trong nước, nạn nhân hoảng sợ khiến các phản xạ bị rối loạn làm cơ thể bị chìm, phản xạ co cơ nắp thanh quản và đóng khí quản lại làm nạn nhân không thở được dẫn đến thiếu oxy não và bất tỉnh. Từ chỗ nắp thanh quản bị đóng nên nước cũng không vào phổi được. Đó cũng được gọi là chết đuối khô. Vì vậy khi gặp trường hợp đuối nước cần xử trí khẩn trương, kiên trì ngay tại chỗ để giải phóng đường hô hấp.

2. Nguyên nhân đuối nước: - Do người lớn, trẻ em thiếu ý thức, kiến thức về mối nguy hiểm, các yếu tố nguy cơ, và kỹ năng phòng tránh đuối nước. Các kỹ năng cần đặc biệt chú ý là: trông trẻ, dạy bơi, cứu đuối… - Do môi trường có những yếu tố nguy cơ như: + Sông, hồ, suối, ao…không có biển báo nguy hiểm, rào + Mưa to, lũ lụt xảy ra thường xuyên. + Những nơi có sông suối hồ ao, trẻ em không biết bơi hoặc biết bơi nhưng chủ quan không lường hết được sự nguy hiểm.

3. Cách phòng tránh tai nạn đuối nước: Để phòng tránh tai nạn đuối nước chúng ta cần chú ý quan tâm đến các việc sau: - Không được đi tắm, bơi ngoài sông, suối mà không có người lớn biết bơi đi kèm. - Không được phép bơi khi chưa xin phép bố mẹ. - Không chơi, đùa nghịch quanh ao, hồ, hố sâu để tránh bị ngã, rơi xuống hố. - Nên có người lớn đưa đi học trong mùa mưa lũ, đặc biệt khi phải đi qua suối, sông, đập tràn, …

* Những nguyên tắc an toàn khi bơi: + Không nhảy cắm đầu ở những nơi không có chỉ dẫn. + Không được tắm, bơi ở những nơi có nước sâu, chảy siết, xoáy khi không có người lớn biết bơi và cứu đuối. + Không bơi khi trời đã tối, có sấm chớp, mưa. + Tuyệt đối tuân theo các bảng chỉ dẫn nguy hiểm. + Phải khởi động trước khi xuống nước. + Không ăn uống khi đang bơi để tránh sặc nước. + Không dùng các phao bơm hơi. + Cần thực hiện nghiêm túc về an toàn giao thông đường thủy như: An toàn về phương tiện, có đầy đủ phao cứu sinh, áo phao, chở đúng số người quy định.

Mùa hè đến, các em được nghỉ hè, thời gian vui chơi nhiều, đồng thời cũng là mùa mưa lũ, mùa du lịch. Vậy cô mong rằng các em hãy có những kiến thức cần thiết để phòng chống đuối nước trong dịp hè, làm cho mùa hè của chúng ta thực sự an toàn và bổ ích , để tránh những rủi ro đáng tiếc nào với các em. Trên đây là bài viết tuyên truyền về phòng chống đuối nước của trường TH XU N GIANG. Qua bài tuyên truyền này tôi đề nghị các thầy giáo cô giáo các bậc phụ huynh học sinh tuyên truyền hướng dẫn các em học sinh thực hiện tốt cách phòng chống đuối nước cho các em học sinh để cho các em có một cuộc sống bình an. Đối với các em học sinh thực hiện tốt cách phòng chống đuối nước cho mình và tuyên truyền cho cộng đồng cùng nhau thực hiện cách phòng chống các tai nạn đáng tiếc xảy ra để các em có một cuộc sống vui tươi khỏe mạnh. /.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ PHÒNG CHỐNG TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC





Buổi sinh hoạt kết thúc. Chào tạm biệt và hẹn gặp lại các em!
đội thiếu niên tiền phong hồ chí minh
Cờ đội
Liu thiu
Phong trào đồng khởi
Phong reflection model
Ien phong
Reflection calculator
Dime sign ankle
Gouraud shading
Phong trào đồng khởi
Phong reflection model
Liquor in pregnancy
Giai đoạn 1 phong trào cần vương
In phong model, for dull surface assigned
Hiện tượng phóng xạ
Nêu nguyên nhân thắng lợi phong trào tây sơn
Sông hương là một bức tranh phong cảnh khổ dài
Ho chi minh city technical and economic college
Tuan minh le
Senhor meu deus
Aquieta minh'alma slide
Thành phố hồ chí minh nằm bên sông nào
Ho chi minh 1945
Bao minh insurance corporation
đọc hiểu mẹ-trần quốc minh
Hcm city industry and trade college
What did ho chi minh declare after japan was forced out
Covid ho chi minh city
Yom kippur war apush
Ho chi minh city international university
Chứng minh định lý kuratowski
Hong minh
Mc guo
Cách chứng minh hai đường thẳng song song
Hỡi người hãy nhớ mình là bụi tro
Giêsu chúng con tới đây sấp mình
Ho chi minh city technical and economic college
Welcome to ho chi minh city
Chứng minh hình bình hành
Bọn em hai đứa cùng tên
Sóc nhí câu đố
Chứng minh sin2a = 2sinacosa
Dr minh ta
ông mặt trời rực rỡ chiếu ngàn tia nắng vàng
Satuan tin
Kandungan surat at-tin
Feco3 cation and anion
Libhcmussh
Tin data model
Công thức biến đổi z
Kinh tin kinh
Tin can monster exercise act
Plumbic permanganate formula
If you whirl a tin can on the end of a string
Write the electron configuration for a neutral atom of tin.
Khi tình yêu con còn mơ tin yêu con dệt thơ
I tin