Gii thiu mt s phng php nghin cu

  • Slides: 93
Download presentation
Giới thiệu một số phương pháp nghiên cứu có sự tham gia trong nghiên

Giới thiệu một số phương pháp nghiên cứu có sự tham gia trong nghiên cứu giới Khuất Thu Hồng & Nguyễn Thị Vân Anh Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội 1

KHÁC BIỆT GIỮA NCĐT & NCĐL Nghiên cứu định lượng Nghiên cứu định tính

KHÁC BIỆT GIỮA NCĐT & NCĐL Nghiên cứu định lượng Nghiên cứu định tính Mục đích Kiểm tra giả thuyết Phát hiện quan hệ nhân quả Mô tả các đặc điểm của quần thể nghiên cứu Nắm bắt và phát hiện ý nghĩa Mô tả sự thay đổi Mô tả và giải thích các mối quan hệ Mô tả các chuẩn mực của nhóm Logic nhận thức Nhân quả và diễn dịch Quy nạp Các khái niệm Dưới dạng các biến số Dưới dạng các chủ đề Công cụ đo Được xây dựng trước và phải được chuẩn hóa Được xây dựng cho mỗi tình huống và thường đặc trưng cho nhà nghiên cứu Các câu hỏi Đóng Mở

KHÁC BIỆT GIỮA NCĐT & NCĐL NCĐT Tính linh hoạt Thiết kế nghiên cứu

KHÁC BIỆT GIỮA NCĐT & NCĐL NCĐT Tính linh hoạt Thiết kế nghiên cứu không thay đổi Có thể thay đổi Số liệu Dưới dạng các con số Dưới dạng văn bản, hình ảnh, âm thanh Quy trình Chuẩn hóa và có thể lặp lại Cụ thể và khó lặp lại Phân tích Sử dụng thống kê, bảng biểu, đồ thị, xem xét mối liên hệ với giả thuyết Sử dụng các chủ đề xây dựng giả thuyết

Kết hợp các phương pháp Định tính & Định lượng Nhà n/c cần phải

Kết hợp các phương pháp Định tính & Định lượng Nhà n/c cần phải hiểu rõ và làm chủ kỹ năng nghiên cứu định lượng và định tính Và cần phải nhớ rằng mỗi phương pháp đều có một số hạn chế nhất định

5

5

6

6

7

7

8

8

Quan sát trực tiếp • Quan sát một cách có hệ thống và ghi

Quan sát trực tiếp • Quan sát một cách có hệ thống và ghi lại: – Vật thể – Sự kiện – Quá trình – Mối quan hệ – Dân cư • Xác định các chỉ báo/ yêu cầu cho quan sát • Sử dụng bảng kiểm.

Thí dụ: Bảng kiểm quan sát tình trạng nghèo: • • • Loại nhà,

Thí dụ: Bảng kiểm quan sát tình trạng nghèo: • • • Loại nhà, đồ đạc, vật dụng trong nhà Quần áo, trang sức Phương tiện đi lại Số gia súc, gia cầm Phương thức chăn nuôi Nguồn nước ăn, sinh hoạt. Nguồn lực sản xuất: đất ruộng, vườn, ao, công cụ sx. . Bếp ăn: thức ăn, lương thực, . . Số con Tình trạng việc làm/sản xuất. .

Họp nhóm/hội thảo Họp nhóm/họp dân: dành cho thành viên cộng đồng thảo luận

Họp nhóm/hội thảo Họp nhóm/họp dân: dành cho thành viên cộng đồng thảo luận nhu cầu và đề xuất của họ, phát hiện các vấn đề, đưa ra khuyến nghị và xây dựng kế hoạch hành động, thương thảo, giải quyết xung đột. – Họp thôn/xã – Thảo luận nhóm – Xếp hạng giàu nghèo – Hội thảo về các vấn đề giới: vai trò giới trong phân công lao động, năng lực giới, khuôn mẫu giới, v. v. 11 11

Lập bản đồ và sơ đồ • Vẽ bản đồ: nhằm tìm hiểu nhận

Lập bản đồ và sơ đồ • Vẽ bản đồ: nhằm tìm hiểu nhận thức của người dân về địa phương của họ. Cho phép nắm được những khác biệt trong nhận thức giữa phụ nữ và nam giới, trẻ và già. ØBản đồ nguồn lực tự nhiên/sử dụng đất ØBản đồ quan hệ xã hội; mức độ di động/đi lại; ØBản đồ thể chế – Gia phả / gia hệ – Chợ và trao đổi hàng hóa; cơ sở dịch vụ (nông nghiệp, hàng tiêu dùng, chế biến sản phẩm, …) –… 12 12

Bản đồ phác thảo về làng/xã Một bản đồ phác thảo về xã có

Bản đồ phác thảo về làng/xã Một bản đồ phác thảo về xã có thể chỉ ra những điểm sau: • Hệ thống chứa nước, đường đi, đồi, • Phân bố các loại đất (rừng, ruộng trồng lúa, đất nông nghiệp khác); mỏ • Phân bố khu vực dân cư và chợ; cửa hàng, các cơ sở dịch vụ; trung tâm hành chính. • Phân bố các nhóm dân tộc. • So sánh / hoặc xếp hạng làng/ xóm nào giàu có hơn hoặc nghèo hơn. • Đường đi, khoảng cách địa lý. • Những yếu tố địa lý có thể là trở ngại cho di chuyển: sông, suối. . 13

Bản đồ phác thảo về thôn/làng • • • Hệ thống chứa nước, đường

Bản đồ phác thảo về thôn/làng • • • Hệ thống chứa nước, đường đi, hệ thống tưới tiêu, các công trình xây dựng chính, chợ Phân bố các khu vực dân cư, các nhóm dân tộc hoặc thân tộc, các hộ khá, hộ nghèo, trung tâm HC của xã, cơ sở dịch vụ ( y tế, trường học, internet, bán nông sản, chợ. . ) Nguồn nước, nhiên liệu, cỏ khô, chỗ chăn thả, sản phẩm của rừng Phân bố các loại đất (rừmg, trồng lúa, được tưới tiêu hay không, đất khác như đất chăn thả), chất lượng của đất, độ dốc, đất công và đất chưa chia…. Đường đi và khoảng cách địa lý. Trở ngại cho giao thông, đi lại: suối, sông, bãi lầy, . . 14 • .

Gợi ý một số câu hỏi: • Những thay đổi trong cơ sở hạ

Gợi ý một số câu hỏi: • Những thay đổi trong cơ sở hạ tầng xảy ra khi nào? • Làng/ thôn nào đã có điện và nước máy? • Những yếu tố nào lý giải cho sự xếp hạng các thôn làng ( như, địa điểm và địa lý, cơ sở hạ tầng, phát triển công nghiệp nông thôn, hay phát triển buôn bán, trình độ học vấn và mức độ kinh doanh) 15

Gợi ý một số câu hỏi: • Khoảng cách tới đất trồng lúa (có

Gợi ý một số câu hỏi: • Khoảng cách tới đất trồng lúa (có như nhau đối với mỗi hộ gia đình? ) • Không gian theo nhóm/giới: Ai sử dụng, sử dụng loại đất nào và những nguồn lực nào? Phụ nữ/Nam giới di chuyển, đi lại như thế nào? Tới đâu? Có gì khác biệt? • Sử dụng đất công và đất chưa chia (ai sử dụng, và để làm gì? ) • Những thay đổi theo thời gian: nguồn của các nguồn lực (như đất chăn thả, nơi tập kết cỏ khô) và thời gian cần thiết để tới những nơi này 16

18

18

19

19

Vẽ sơ đồ • Vẽ sơ đồ: là phương pháp trực quan để thu

Vẽ sơ đồ • Vẽ sơ đồ: là phương pháp trực quan để thu thập thông tin trong quá trình đánh giá tác động của dự án. ØĐường thời gian/lịch sử cuộc sống ØLịch mùa vụ ØSơ đồ thể chế ØMa trận 20 20

Lịch sử đời sống/Đường thời gian • Tìm hiểu về lịch sử phát triển

Lịch sử đời sống/Đường thời gian • Tìm hiểu về lịch sử phát triển (của một vấn đề quan tâm, hoặc của cá nhân, cộng đồng) với các mốc thời gian quan trọng trong một giai đoạn thời gian (5 năm, 10 năm, 20 năm, v. v) • Mục đích: o Tìm hiểu về xu hướng phát triển của một cộng đồng: thí dụ, hoạt động sinh kế trong một khoảng thời gian nhất định cùng bối cảnh cộng đồng; phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp, an ninh lương thực v. v. o Tìm hiểu sự thay đổi của vấn đề quan tâm trong khoảng thời gian nhất định o Phân tích những yếu tố/tác nhân gây ảnh hưởng/tác động (tài nguyên thiên nhiên, chinh sách, v. v) 21

Lịch sử phát triển/Đường thời gian (trong đời sống của thôn xã) • Có

Lịch sử phát triển/Đường thời gian (trong đời sống của thôn xã) • Có thể được trình bày bằng cách dùng tay vẽ biểu đồ hoặc niên đại (đường thời gian) • Công cụ này có thể được sử dụng để chỉ ra các loại thay đổi khác nhau: – sản xuất nông nghiệp, , số vật nuôi, những thay đổi trong tổ chức kinh tế (VD; kinh nghiệm của HTX), quản lý tưới tiêu, cơ sở hạ tầng và dịch vụ, giao tiếp, các giai đoạn khó khăn, di dân, môi trường • Có thể được chia theo bất kỳ giai đoạn nào • Có thể phản ánh các thang đo khác nhau: kinh nghiệm của cá nhân, của gia đình, thôn xóm, vùng, hoặc của cả nước 22

Các ví dụ về lịch sử phát triển có thể cho thấy • Thảm

Các ví dụ về lịch sử phát triển có thể cho thấy • Thảm hoạ thiên nhiên, các giai đoạn đói kém, chiến tranh, cải thiện điệu kiện sống • Chính sách về quản lý đất đai, phát triển nông nghiệp, nông thôn, . . • Các dịch vụ khác: khuyến nông, dịch vụ XH (thí dụ, trông trẻ) • Khi nào có điện, nâng cấp đuờng xá, điện thoại, internet; ĐT đi động, v. v • Những thay đổi về môi trường: độ màu của đất, nguồn nước (có thừa thãi trong quá khứ hay không? ), thời tiết, rừng, thuốc trong thiên nhiên; • Những thay đổi về điều kiện đối với nam giới>< phụ nữ như thế nào? Người trẻ tuổi như thế nào? • Đối với phụ nữ: cơ hội học tập, việc làm (nông nghiệp, lâm sản, phi nông nghiệp); di cư • Đối với nam giới: cơ hội học tập, việc làm (nông nghiệp, lâm sản, phi nông nghiệp); di cư. 23

Ví dụ về đường thời gian 1930 1945 CM 8 1960 Hợp tác hóa

Ví dụ về đường thời gian 1930 1945 CM 8 1960 Hợp tác hóa 1975 GPMN 1990 2005 Đổi mới CT 135 24

+5 +4 +3 +2 +1 -1 -2 -3 -4 -5 2006 2007 2008 2009

+5 +4 +3 +2 +1 -1 -2 -3 -4 -5 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 25

Các thể chế và tổ chức của thôn làng (Sơ đồ Venn) • Công

Các thể chế và tổ chức của thôn làng (Sơ đồ Venn) • Công cụ này vẽ sơ đồ các tổ chức/thể chế quan trọng trong làng, và mối tương tác giữa các tổ chức này; tầm quan trọng của các tổ chức đối với cộng đồng/nhóm xã hội và đối với vấn đề đang khảo sát. • Các nhóm cư dân nhỏ có thể sống lẫn lộn hoặc chia theo tuổi, giới tính, sự giàu có, dân tộc, v. v. – Yêu cầu họ liệt kê những thể chế quan trọng nhất trong cộng đồng họ – Sau đó phân loại thành 3 nhóm: nhóm quan trọng nhất/ có quyền lực nhất/ảnh hưởng nhất, nhóm quan trọng nhì, v. v – Khoanh vòng mỗi nhóm từng vòng tròn to, nhỡ, nhỏ trên tờ giấy, mỗi kích thước vẽ một màu khác. Yêu cầu các nhóm viết tên các thể chế quan trọng nhất vào vòng tròn lớn nhất, thể chế quan trọng nhì vào vòng tròn nhỡ, khoảng cách xa-gần chỉ tầm quan trọng của thể chế v. v. . 27

Sơ đồ Venn (tiếp) – Cuối cùng, yêu cầu mỗi nhóm sắp xếp các

Sơ đồ Venn (tiếp) – Cuối cùng, yêu cầu mỗi nhóm sắp xếp các vòng tròn trên đất hoặc trên một tờ giấy khổ rộng sao cho có thể phản ánh mối quan hệ và mức độ chồng chéo của các thể chế khác nhau. • Nếu cần thiết, các tổ chức cần chia nhỏ hơn thành các nhóm nhánh: các tổ chức chính trị, văn hoá, tôn giáo, xã hội; • Sau đó, trong cuộc thảo luận mở, bạn cần yêu cầu người tham gia chỉ ra: – Sơ đồ của từng nhóm khác nhau như thế nào? Tại sao? – Các tổ chức nào là quan trọng đối với nam giới và phụ nữ (hoặc người già/ trẻ, người nghèo- giàu, nhóm dân tộc chiếm ưu thế, và nhóm dân tộc thiểu số; nhóm nhập cư/di cư, v. v)? 28

Sơ đồ Venn (tiếp) • Những tổ chức nào là mới? Tại sao một

Sơ đồ Venn (tiếp) • Những tổ chức nào là mới? Tại sao một số lại giảm tầm quan trọng? Các chức năng, sứ mệnh của chúng có thay đổi gì không? • Các thể chế (chính thức và không chính thức) chịu trách nhiệm quản lý nông nghiệp đã thay đổi như thế nào ? (thí dụ HTX nông nghiệp, HTX dịch vụ mới, bảo vệ rừng, quản lý tưới tiêu, và kiểm soát sâu bệnh)? • Mọi người phối hợp với nhau (chính thức hoặc không chính thức) nhiều hơn hay ít hơn hiện nay so với trước kia như thế nào? Những công việc nào (thuỷ lợi, bảo dưỡng đường xá, trường học, chia sẻ lao động trong trồng trọt hoặc xây dựng nhà cửa)? 29

Sơ đồ Venn (tiếp) • Các hiệp hội không chính thức đã thay đổi

Sơ đồ Venn (tiếp) • Các hiệp hội không chính thức đã thay đổi như thế nào (thí dụ, quỹ XH trong việc tang, từ thiện, tín dụng quay vòng)? – Vai trò của các mối quan hệ họ hàng/ dòng họ trong các hoạt động kinh tế đã thay đổi như thế nào( chia xẻ, cho mượn, góp họ; mở rộng mối quan hệ thông qua đó mọi người có thể tiếp cận tới cắc nguồn lực, hội đồng hương) – Sự khác biệt giới tồn tại ở những điểm nào? Khi nào và Ở đâu người phụ nữ có thể trở nên tích cực hơn/ hoặc kém tích cực hơn? 30

Sơ đồ thể chế UB DA OXG 135 CCB TD DC TT NS KN

Sơ đồ thể chế UB DA OXG 135 CCB TD DC TT NS KN GD MT SKTE-UNICEFTCN SK_GTZ CNN 31

Lịch Mùa vụ • Có thể minh hoạ các hoạt động của nam/nữ theo

Lịch Mùa vụ • Có thể minh hoạ các hoạt động của nam/nữ theo mùa hoặc theo tháng • Các công việc liên quan tới từng mùa vụ – Cộng với chăn nuôi, làm vườn, ao – Khai thác rừng: thu thập thức ăn, củi đốt, cỏ, chăn thả, tiếp thị và vận chuyển các sản phẩm rừng – Tiếp cận tới nguồn nước – Nhu cầu tưới tiêu (quay vòng nước, thời gian, tổ chức, bảo dưỡng) – Thời gian cung cấp đầu vào (cho nông nghiệp và chăn nuôi), dự trữ, chế biến, và tiếp thị sản phẩm 33

34

34

35

35

36

36

Biểu đồ Hoạt động hàng ngày • Cung cấp thông tin về các họat

Biểu đồ Hoạt động hàng ngày • Cung cấp thông tin về các họat động đặc trưng của mỗi thành viên trong gia đình (sản xuất, tái sản xuất, giải trí, . . ). • Mục đích: o Tìm hiểu các họat động hàng ngày của những hộ nghèo o So sánh các họat động của các nhóm hộ khác nhau o So sánh thời gian làm việc của các thành viên trong gia đình để chỉ ra các mối quan hệ q Cách làm: o Mời thành viên của các nhóm khác nhau vẽ sơ đồ về các họat động hàng ngày của họ trên giấy khổ to o So sánh giữa các thành viên và giữa các hộ để thấy sự khác biệt 37

Bánh xe thời gian – Một ngày của gia đình dân tộc Thái NGƯỜI

Bánh xe thời gian – Một ngày của gia đình dân tộc Thái NGƯỜI VỢ NGƯỜI CHỒNG

Nấc thang cuộc đời Rất nghèo Nghèo Trung bình Khá Giàu

Nấc thang cuộc đời Rất nghèo Nghèo Trung bình Khá Giàu

Gợi ý câu hỏi • Những hộ ở từng nấc thang: – Họ sống

Gợi ý câu hỏi • Những hộ ở từng nấc thang: – Họ sống như thế nào? (nhà cửa, phương tiện đi lại; học hành con cái; đầu tư sản xuất; nguồn thu nhập. . ) – Bữa ăn hàng ngày của họ như thế nào • Những hộ ở nấc dưới làm cách nào để lên thang? Vai trò của phụ nữ/nam giới trong nỗ lực lên thang ntn? • Những hộ ở nấc trên có thể bị xuống thang ko? Tại sao? • Có hộ nào mãi vẫn ở nấc dưới? Tại sao

Phân bổ các hộ GĐ theo mức thu nhập Phân bổ hiện nay Phân

Phân bổ các hộ GĐ theo mức thu nhập Phân bổ hiện nay Phân bổ 10 năm trước Giàu 5 1 Khá 8 4 Trung bình 4 6 Nghèo 3 5 Rất nghèo Tổng 4 20 (tượng trưng tổng số hộ của thôn) 20 41

Vẽ – Vẽ và thảo luận (có thể sử dụng để xác định việc

Vẽ – Vẽ và thảo luận (có thể sử dụng để xác định việc nam và nữ tiếp cận và sử dụng nguôn lực; kiểm soát nguồn lực trong gia đình; hoặc thảo luận về tình trạng bạo lực gia đình) – Cây vấn đề – Bản đồ tư duy (vấn đề - nguyên nhân – hệ quả/hệ lụy – giải pháp) 42 42

Bài tập phân tích nguồn lực (30 phút) • Chia 2 nhóm nam và

Bài tập phân tích nguồn lực (30 phút) • Chia 2 nhóm nam và nữ • Nhóm 1: liệt kê và dùng hình vẽ mô tả những nguồn lực hiện có của một gia đình (tư liệu sản xuất, tài sản, sản phẩm từ sản xuất; phương tiện đi lại, nguồn thu nhập, gia súc, gia cầm v. v. ). • Xác định ai là người tiếp cận và sử dụng những nguồn lực này (vợ, chồng, cả hai)? Mức độ tiếp cận và sử dụng. Xác định ai là người kiểm soát và ra quyết định sử dụng những nguồn lực này (vợ, chồng, cả hai)? • Việc làm/ công việc của người phụ nữ có mối liên hệ như thế nào tới việc kiểm soát và ra quyết định sử dụng nguồn lực của gia đình?

Gợi ý một số câu hỏi • Nam giới sử dụng nguồn lực nào?

Gợi ý một số câu hỏi • Nam giới sử dụng nguồn lực nào? Nữ giới? Cả hai? • Nam giới hay phụ nữ hay cả hai tiếp cận và sử dụng những tài sản có giá trị lớn trong gia đình? (xe ô tô, xe máy, máy móc nông nghiệp, …) • Ai là người ra quyết định về việc sử dụng/bán/mua những tài sản lớn, hoặc đồ có giá trị lớn trong gia đình? Quá trình ra quyết định xảy ra như thế nào?

Bạo lực thân thể 45

Bạo lực thân thể 45

Ma trận phân tích • Matrix- Ma trận phân tích – Nguồn lực (nhân

Ma trận phân tích • Matrix- Ma trận phân tích – Nguồn lực (nhân lực/vật lực; kiểm soát nguồn lực) – Hoạt động (sản xuất/ tái sản xuất) – Vai trò/vị thế xh (Phân công lao động trong gia đình; ra QĐ) – Năng lực quản lý (nam giới và phụ nữ) – So sánh (nam/nữ; vị thế xã hội; thu nhập; tt hôn nhân, vv. ) 46 46

Ma trận nguồn lực • Cộng đồng – Sơ đồ và thảo luận: ai

Ma trận nguồn lực • Cộng đồng – Sơ đồ và thảo luận: ai là người tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực; có những yếu tố ảnh hưởng nào? – Thay đổi theo thời gian trong việc thu nhặt củi đốt của phụ nữ – Thay đổi quyền đối với nguồn lực/tài nguyên chung; khu vực chăn thả (yếu tố giới? ) – Nhiều quyền hơn, trách nhiệm nhiều hơn (đối với phụ nữ): thí dụ, quản lý nước; khác biệt trong cộng đồng đối với những người sử dụng nguồn lực; và đối với những người ra quyết định – Những khác biệt theo nhóm dân tộc? • Hộ gia đình: – Mức độ tiếp cận sử dụng đất sản xuất của nam và nữ? – Ai kiểm soát và ra quyết định: nhà, tài sản, đất, … 47

Ai làm gì? Vợ Ai quyết định những việc dưới đây Làm QĐ Chồng

Ai làm gì? Vợ Ai quyết định những việc dưới đây Làm QĐ Chồng Làm QĐ Con gái Con trai Làm QĐ Mẹ chồng Bố chồng Làm QĐ Loại thực phẩm sử dụng/ăn gì Xuất tiền mua thức ăn Chuẩn bị thức ăn Tính toán số người ăn Chế biến Lấy nước Lấy củi/chất đốt 48

49

49

50

50

Ma trận phân công lao động theo giới • Biểu đồ về các họat

Ma trận phân công lao động theo giới • Biểu đồ về các họat động của nam giới và phụ nữ. • Mục đích: o Cung cấp thông tin về họat động và nhu cầu của mỗi giới o Phản ánh vai trò và quan hệ giới o Cho phép hình dung tác động của các thay đổi lên mỗi giới q Cách làm: o Mời một nhóm nữ và một nhóm nam xây dựng ma trận về các họat động hàng ngày, hàng tháng và hàng năm của mỗi giới o Sử dụng các sơ đồ, tranh vẽ, ký hiệu … để biểu thị các họat động của phụ nữ và nam giới o So sánh các ma trận của nhóm nam và nhóm nữ 51

 • Gợi ý các câu hỏi : • Các họat động của phụ

• Gợi ý các câu hỏi : • Các họat động của phụ nữ và nam giới trong một ngày/tháng/năm khác nhau như thế nào? • Trách nhiệm, quyền hạn và nhu cầu của nam giới và phụ nữ khác nhau như thế nào? • Các họat động cộng đồng mà phụ nữ và nam giới tham gia có gì khác nhau? • Có cơ hội nào để thay đổi? 52

53

53

Phân công lao động theo giới Họat động Phụ nữ Nam giới Nhận xét

Phân công lao động theo giới Họat động Phụ nữ Nam giới Nhận xét Sản xuất kinh tế Cấy, chăm sóc, gặt, bón phân, chăn nuôi Làm đất, gặt Làm thợ Thời gian làm việc bằng nhau Việc nhà Nấu ăn, giặt giũ, chăm sóc con cái, quét dọn Dạy con học, thăm Phụ nữ ít có thời họ hàng gian nghỉ ngơi hơn nam giới Họat động cộng đồng Vệ sinh ngõ xóm, Thăm hỏi người ốm Đi họp, đi ăn cỗ, tổ chức hiếu hỉ, lễ hội Nam tham gia các việc “quan trọng” 54

Phân công lao động theo giới Họat động theo tháng Phụ nữ Nam giới

Phân công lao động theo giới Họat động theo tháng Phụ nữ Nam giới Nhận xét Tháng 1 Làm giống, gieo mạ, chăn nuôi Làm đất Thời gian phụ nữ làm việc dài hơn Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 55

Ma trận Xếp hạng • Có ích trong việc đánh giá các lựa chọn

Ma trận Xếp hạng • Có ích trong việc đánh giá các lựa chọn khác nhau – Viễn cảnh của các nhóm đối tác khác nhau – Tác động lên các nhóm khác nhau (thí dụ, nam giới và phụ nữ) – Tìm hiểu thái độ/quan điểm của người tham gia (Thí dụ: mức độ bạo lực trong cộng đồng; tình; tính tự chủ của phụ nữ, phán xét hành vi, v. v) • Thí dụ, có thể xếp hạng thứ tự ưu tiên đối với – tập huấn và hỗ trợ – Các vấn đề và cơ hội cải thiện năng suất lao động, thu nhập, an toàn lương thực, và môi trường – Các lựa chọn đầu tư 56

Xếp hạng ưu tiên • Xếp hạng ưu tiên cho phép xác định nhanh

Xếp hạng ưu tiên • Xếp hạng ưu tiên cho phép xác định nhanh các vấn đề chủ yếu hoặc các ưu tiên của dân làng. • Bỏ phiếu cũng được coi là một cách xếp hạng ưu tiên. • Các phương pháp xếp hạng có thể là: 1. Xếp hạng theo cặp đôi 2. Xếp hạng bằng cách cho điểm trực tiếp

Xếp hạng theo cặp đôi Thảo luận và thống nhất một số vấn đề

Xếp hạng theo cặp đôi Thảo luận và thống nhất một số vấn đề quan trọng nhất (5 -6) cần giải quyết sau đó so sánh lần lượt hai vấn đề một. Các bước xếp hạng theo cặp: - Lập một ma trận liệt kê các vấn đề ưu tiên theo cột và theo hàng. - Trong mỗi cặp so sánh, nhóm người tham gia sẽ thống nhất với nhau xem vấn đề nào quan trọng hơn, ghi lại câu trả lời vào trong ô thích hợp trong ma trận xếp hạng; - Khi đã hoàn tất, đếm số lần xuất hiện của mỗi vấn đề được xem là quan trọng hơn những cái khác và xếp hạng theo thứ tự thích hợp; - Lặp lại việc xếp hạng cho những vấn đề và những lựa chọn 58 tiếp theo.

Xếp hạng ”ưu tiên sử dụng thời gian sau giờ ăn tối" 59

Xếp hạng ”ưu tiên sử dụng thời gian sau giờ ăn tối" 59

Xếp thứ tự những khó khăn của phụ nữ 60

Xếp thứ tự những khó khăn của phụ nữ 60

Cây vấn đề - vấn đề/nguyên nhân/hậu quả • Là công cụ để phân

Cây vấn đề - vấn đề/nguyên nhân/hậu quả • Là công cụ để phân tích tình hình • Mục đích: – Xác định những vấn đề chủ yếu mà công đồng/gia đình đang phải đối phó; – Tìm hiểu các nguyên nhân gốc rễ và hậu quả của các vấn đề đó; • Cách làm: – Vẽ một cây có gốc, thân và cành lá – Yêu cầu nêu các vấn đề chính (thân cây), nguyên nhân (gốc rễ) và hậu quả (cành, lá) 62

Cây vấn đề Công cụ này có ích trong việc động não về nguyên

Cây vấn đề Công cụ này có ích trong việc động não về nguyên nhân- hậu quả của một vấn đề – Vấn đề: thí dụ đói nghèo; suy dinh dưỡng, tỷ lệ nạo phá thai trong vị thành niên; tảo hôn, ô nhiễm nguồn nước. – Nguyên nhân: khách quan, chủ quan; văn hóa, chính sách, tập tục, môi trường, dịch vụ, thiếu kiến thức, v. v – Hậu quả: đối với cá nhân/nhóm xã hội; cộng đồng; xã hội 63

64

64

Bài tập (20 p) • Yêu cầu nhóm phân tích nguyên nhân – hệ

Bài tập (20 p) • Yêu cầu nhóm phân tích nguyên nhân – hệ quả của tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ở các tỉnh Đồng bằng Bắc bộ. – – Vấn đề: mất cân bằng giới tính khi sinh (120 nam/100 nữ) Nguyên nhân: a; b; c; d; e… Hệ quả: e; f; g; h; i; k; … Giải pháp: cấp gia đình; cộng đồng; xã hội (chính sách, chương trình)

Ngân sách của hộ GĐ • Tìm hiểu về ngân sách của hộ gia

Ngân sách của hộ GĐ • Tìm hiểu về ngân sách của hộ gia đình có thể được thực hiện theo nhiều cách khác nhau. Thí dụ, sử dụng đồ thị hình tròn, hoặc ma trận cùng với vài viên sỏi, hoặc hạt để chỉ ra các tỷ lệ tương quan; • Mục đích nhằm chỉ ra các nguồn thu nhập/chi tiêu chính và sự khác biệt giới 67

Ngân sách hộ GĐ • Nguồn thu nhập : • Chi tiêu : –

Ngân sách hộ GĐ • Nguồn thu nhập : • Chi tiêu : – Thuế/ lệ phí – Các sản phẩm của rừng ( tre, hoa quả, thuốc) (bao nhiêu %? ) – Đầu vào cho nông nghiệp – Cây trồng/ vườn/ chăn nuôi – Sản phẩm chế biến từ nông nghiệp – Ăn uống, nhà ở (rượu, mứt, ) – Điện, may mặc, vật dụng cho hộ gia – việc làm phi nông nghiệp( như, đình buôn bán, dịch vụ có tăng lên không? ) • Bao nhiêu % của các sản phẩm thu từ cây trồng, chăn nuôi, rừng (thí dụ, từ săn bắn), v. v. được sử dụng cho tiêu thụ >< bán? • Bao nhiêu phải dùng để đóng thuế, phí, truờng học, đóng góp cho địa phương, v. v ( những khoản này đã thay đổi theo thời gian như thế nào? ) 68

Gợi ý một số câu hỏi § § Các nguồn sinh kế phổ biến

Gợi ý một số câu hỏi § § Các nguồn sinh kế phổ biến nhất ở địa phương là gì? Các nguồn thu nhập chính của các hộ gia đình đến từ đâu? Các chi tiêu chủ yếu của các gia đình là gì? Những nguồn thu nhập và chi tiêu nào đang gia tăng và nguồn nào đang giảm đi? ü VD: các chi phí và việc sử dụng các đầu vào cho nông nghiệp đã thay đổi như thế nào? § Các khía cạnh giới: ai kiểm soát thu nhập và chi phí? § Sự khác biệt giữa các nhóm dân tộc? § Tỷ lệ % cư dân tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp là bao nhiêu (có tăng lên không)? § Mối quan hệ của hộ gia đình đối với thị trường đã thay đổi theo thời gian như thế nào? Những thay đổi về cây trồng, vật nuôi, và sử dụng tài nguyên thiên nhiên (rừng, sông, biến)? 69

Bài tập phân tích sinh kế - nguồn thu • Chuẩn bị một gói

Bài tập phân tích sinh kế - nguồn thu • Chuẩn bị một gói hạt khoảng 50 hạt – tổng thu nhập. • Yêu cầu nhóm liệt kê tất cả các hoạt động tạo thu nhập (hộ GĐ/ cá nhân. . ) – mỗi h/đ thu nhập ghi vào 1 tờ giấy nhỏ(A 5). • Nhóm thảo luận và cùng nhau chia số hạt vào các tờ giấy – nhiều ít tùy thuộc nguồn thu đó là nhiều hay ít. • Thảo luận theo từng hoạt động thu nhập Ai đóng góp vào thu nhập đó (nam, nữ, mức độ đóng góp) Nguồn thu được cất giữ như thế nào? Ai là người giữ? (V –C) Ai là người kiểm soát nguồn thu (V-C-VC) • Tổng hợp kết quả vào Bảng Nguồn thu

Bài tập phân tích sinh kế - Chi tiêu • Chuẩn bị một gói

Bài tập phân tích sinh kế - Chi tiêu • Chuẩn bị một gói kẹo khoảng 50 chiếc kẹo (hoặc hạt) – tổng thu nhập. • Liệt kê các hoạt động chi tiêu: nhu cầu thiết yếu (thức ăn, quần áo, điện nước, nhà cửa, . . ) Đầu tư cho học tập/ việc làm CSSK Mua sắm (phương tiện đi lại, đồ dùng GĐ, . . ) Đầu tư SX/ kinh doanh/chăn nuôi (mua giống, phân, hàng hóa, v. v. ) Gửi ngân hàng/đóng hụi/cho vay… • Nhóm thảo luận và cùng nhau chia số kẹo/hạt vào các tờ giấy – nhiều ít tùy thuộc nguồn thu đó là nhiều hay ít. • Thảo luậntheo từng hoạt động chi tiêu Tham gia thảo luận về việc chi này như thế nào? Ai là người quyết định cuối cùng cho việc chi này • Nếu có sự cố xảy ra (thất bát, hạn hán, mưa đá, . . ), nguồn thu giảm thì sẽ đối phó như thế nào? Nhóm thảo luận để quyết định lấy bớt kẹo ở dòng chi nào để đối phó với sự kiện đó. • Tổng hợp số lượng phân bổ vào bảng Nguồn chi

Bảng tổng hợp nguồn thu Hoạt động thu nhập Nam giới Phụ nữ

Bảng tổng hợp nguồn thu Hoạt động thu nhập Nam giới Phụ nữ

Bảng tổng hợp nguồn chi Các khoản chi tiêu Ai chi (V-C; VC) Ai

Bảng tổng hợp nguồn chi Các khoản chi tiêu Ai chi (V-C; VC) Ai quyết định

Tìm hiểu sự thay đổi • So sánh những thay đổi theo thời gian

Tìm hiểu sự thay đổi • So sánh những thay đổi theo thời gian của một hay nhiều vấn đề như sử dụng đất, thu nhập, vai trò của phụ nữ, giáo dục, kỹ thuật … • Mục đích: – Nắm được lịch sử và xu hướng phát triển – Khuyến khích thảo luận về định hướng phát triển • Cách làm: – Yêu cầu dân làng thảo luận về những thay đổi trong vòng 10 năm hoặc 2 năm … – Yêu cầu vẽ sơ đồ minh họa – Nhấn mạnh một số điểm chính: Dân số, thu nhập … • Các câu hỏi: – Ông/bà nghĩ gì về những thay đổi trong vòng 10, 20 năm qua? – Điều gì sẽ xẩy ra trong tương lai? – Ông/bà muốn tương lai sẽ như thế nào?

Ma trận tổng hợp sự thay đổi Những yếu tố Công việc/việc làm Cơ

Ma trận tổng hợp sự thay đổi Những yếu tố Công việc/việc làm Cơ sở hạ tâng Thị trường tiêu thụ sản phẩm Chế biến sản phẩm …… Hiện nay 10 năm trước

Ví dụ về phân tích xu hướng 76

Ví dụ về phân tích xu hướng 76

Phân tích các yếu tố tác động • Là công cụ thu thập thông

Phân tích các yếu tố tác động • Là công cụ thu thập thông tin về các lực/yếu tố tác động đến dự án/ hoặc hoạt động nào đó/ vấn đề nào đó. • Mục đích: – Tìm hiểu các lực lượng/yếu tố tích cực và tiêu cực có thể tác động đến dự án/ vấn đề/ hoạt động, v. v… • Có thể ở cấp độ cá nhân, gia đình; cộng đồng; chính sách, v. v. – Giúp xây dựng kế hoạch • Cách làm: – Nêu ra mục tiêu của dự án và yêu cầu cộng đồng/ nhóm thảo luận về các lực/yếu tố tác động – Thảo luận về cách phát huy yếu tố tích cực và giảm thiểu tác động của các yếu tố tiêu cực. 77

Ví dụ phân tích yếu tố tác động Ch. Sách Địa lý Thị trường

Ví dụ phân tích yếu tố tác động Ch. Sách Địa lý Thị trường K. nghiệm Kiến thức Tập quán Vốn 78

Phân tích SWOT • Có ích trong việc đánh giá các lựa chọn Các

Phân tích SWOT • Có ích trong việc đánh giá các lựa chọn Các yếu tố nội tại Các yếu tố tích cực Các yếu tố tiêu cực Độ mạnh độ yếu Các yếu tố bên Cơ hội ngoài Mối đe doạ (hay hạn chế/thách thức) 80

Phân tích SWOT • Hỗ trợ lập kế hoạch, giúp xác định các khả

Phân tích SWOT • Hỗ trợ lập kế hoạch, giúp xác định các khả năng chủ quan như mạnh, yếu và các khía cạnh khách quan như cơ hội và nguy cơ/thách thức. • Mục đích: – Tìm hiểu năng lực và nhận thức về bối cảnh thực tế – Khơi gợi các ý tưởng về các giải pháp và các trở ngại đối với một kế hoạch dự án. • Cách làm: – Chuẩn bị một sơ đồ bao gồm bốn phần: điểm mạnh, điểm yếu, các cơ hội và nguy cơ – Yêu cầu dân làng nêu ý kiến của họ về từng phần – Thảo luận với dân làng về từng phần 81

Ví dụ về SWOT của xã X. S - Mạnh - Có kỹ năng

Ví dụ về SWOT của xã X. S - Mạnh - Có kỹ năng canh tác - Có nghề thủ công O - cơ hội - Mở đường - giao thông thuận lợi - Chinh sách mới về tín dụng - Chương trình nông thôn mới - … W – Yếu -Dân trí thấp -Năng lực tiếp thị kém -… T – Nguy cơ/thách thức -Thiên tai -Thị trường không ổn định -…. 83

84

84

Sử dụng các tấm giấy nhỏ • Lấy ý kiến nhanh về một vấn

Sử dụng các tấm giấy nhỏ • Lấy ý kiến nhanh về một vấn đề trong trường hợp người tham gia e ngại, không muốn công khai ý kiến của riêng mình. • Lựa chọn ưu tiên (bỏ phiếu) 85

Thống nhất • Sau từng hoạt động, tóm tắt các ý kiến để kiểm

Thống nhất • Sau từng hoạt động, tóm tắt các ý kiến để kiểm tra lại thông tin và lấy sự đồng thuận của những người tham gia. • Sau khi hoàn tất các hoạt động thực địa và có báo cáo dự thảo, tổ chức cuộc họp thông qua thôn /xóm để thống nhất và kiểm tra chéo lại các phát hiện, các thông tin, và các phân tích. 86

Một vài gợi ý cho việc triển khai • Khi sử dụng từng công

Một vài gợi ý cho việc triển khai • Khi sử dụng từng công cụ, giao cho một người làm nhiệm vụ ghi chép nội dung (ghi âm), và một người khác ghi chép quá trình (động thái của nhóm) • Người này không phải là người điều hành • Lưu ý rằng một số công cụ hoặc câu hỏi có thể nhạy cảm hoặc là gây xung đột. Hãy chuẩn bị sẵn để dối phó với yếu tố này; bạn có thể phải chuyển sang sử dụng một công cụ khác. 87

Khi thực hiện PRA nhà nghiên cứu NÊN: • Xây dựng quan hệ tốt

Khi thực hiện PRA nhà nghiên cứu NÊN: • Xây dựng quan hệ tốt với cộng đồng: các nhóm phụ nữ & nam giới, người giàu & nghèo, trẻ & già, các nhóm dân tộc khác nhau, . . . • Thân thiện, quan tâm, nhạy cảm về văn hóa, thoải mái và cởi mở, tránh làm người khác khó chịu • Lắng nghe và gợi ý khi cần, giành thời gian cho các nhận xét khác 88

NÊN: • Lựa chọn công cụ PRA thích hợp với điều kiện của cộng

NÊN: • Lựa chọn công cụ PRA thích hợp với điều kiện của cộng đồng/nhóm và mục đích nghiên cứu/đánh giá. • Tương tác hai chiều. • Kiên nhẫn nhưng làm chủ thời gian và nhịp độ • Tìm hiểu quan điểm của những người yếu thế • Giành đủ thời gian để người tham gia có thể suy nghĩ và trao đổi. 89

NÊN: • Kiểm tra lại các thông tin từ các nguồn khác nhau •

NÊN: • Kiểm tra lại các thông tin từ các nguồn khác nhau • Thường xuyên phản ánh lại về thông tin đã thu được và ý thức về những điều còn chưa rõ • Xác định và kiểm tra các giả định • Thừa nhận sai lầm và rút kinh nghiệm 90

NÊN: • Đặt những câu hỏi về nguyên nhân hoặc quan điểm hơn là

NÊN: • Đặt những câu hỏi về nguyên nhân hoặc quan điểm hơn là những câu hỏi có/không • Lập kế hoạch PRA sao cho phù hợp với thời gian biểu cũng như lịch mùa vụ của cộng đồng. • Thành thật • Sáng tạo, sáng tạo • Vui vẻ, hài hước 91

KHÔNG NÊN: • • Hứa hẹn những điều không chắc làm được Định kiến

KHÔNG NÊN: • • Hứa hẹn những điều không chắc làm được Định kiến Lên lớp/thuyết giảng Giục giã Chỉ trích Ngắt lời Áp đặt Tự đặt mình ở vị trí cao hơn 92

Xin cảm ơn

Xin cảm ơn