VIM PH QUN CP MN VIM PHI HEN

  • Slides: 57
Download presentation
VIÊM PHẾ QUẢN CẤP MẠN VIÊM PHỔI HEN PHẾ QUẢN BS. CKI. NGUYỄN MINH

VIÊM PHẾ QUẢN CẤP MẠN VIÊM PHỔI HEN PHẾ QUẢN BS. CKI. NGUYỄN MINH TUYỀN

GIẢI PHẪU

GIẢI PHẪU

VIÊM PHẾ QUẢN CẤP

VIÊM PHẾ QUẢN CẤP

1. ĐỊNH NGHĨA Là tình trạng viêm cấp tính cuả niêm mạc phế quản

1. ĐỊNH NGHĨA Là tình trạng viêm cấp tính cuả niêm mạc phế quản ở người, trước đó phế quản không có tổn thương.

2. CĂN NGUYÊN: Ø Vi rút và nhóm vi khuẩn không điển hình: (50

2. CĂN NGUYÊN: Ø Vi rút và nhóm vi khuẩn không điển hình: (50 90%) Các vi rút hay gặp: Rhino vi rút; Echo vi rút; Adeno vi rút; Myxo vi rút influenza và Herpes vi rút. Ở trẻ em hay gặp vi rút hợp bào hô hấp và vi rút á cúm. Các vi khuẩn không điển hình như: Mycoplasma Pneumonia, Chlamydia. Ø Vi khuẩn: • thường viêm lan từ đường hô hấp trên xuống (liên cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, Heamophilus influenzae, Moraxella catarrhalis). Những vi khuẩn này thường bị bội nhiễm thứ phát sau nhiễm vi rút. • Có thể gặp trong các bệnh: sởi, thuỷ đậu, ho gà, thương hàn, bạch hầu. Ø Các yếu tố hoá, lý: hơi độc (Clo, Amoniac), bụi nghề nghiệp, khói thuốc lá, không khí quá khô, ẩm, lạnh, hoặc quá nóng. Ø Dị ứng: ở trẻ em, người lớn bị dị ứng nặng phù Quink, mày đay. Ø Yếu tố thuận lợi: thay đổi thời tiết, bị nhiễm lạnh, thể địa yếu, mắc bệnh đường hô hấp trên.

3. L M SÀNG VÀ CHẨN ĐOÁN. q Xuất hiện cùng lúc hoặc ngay

3. L M SÀNG VÀ CHẨN ĐOÁN. q Xuất hiện cùng lúc hoặc ngay sau viêm đường hô hấp trên: hắt hơi, sổ mũi, ho khan, rát họng. q Hai giai đoạn của viêm phế quản cấp: 1. Giai đoạn viêm khô 2. Giai đoạn xuất tiết

3. L M SÀNG VÀ CHẨN ĐOÁN. Giai đoạn đầu (3 - 4 ngày)

3. L M SÀNG VÀ CHẨN ĐOÁN. Giai đoạn đầu (3 - 4 ngày) (còn gọi là giai đoạn viêm khô). § Sốt 38 – 400 § Mệt mỏi, đau đầu, nhức mỏi xương khớp, cảm giác nóng rát sau xương ức. § Ho khan, có ho thành cơn về đêm. § Khó thở nhẹ, có thể có tiếng rít, § Nghe phổi có ran rít, ran ngáy Giai đoạn II: (6 - 8 ngày) còn gọi là giai đoạn xuất tiết. § Các triệu chứng toàn thân và cơ năng giảm, § Ho khạc đờm nhầy, hoặc đờm mủ (khi bội nhiễm). § Nghe phổi có ran ẩm.

3. L M SÀNG VÀ CHẨN ĐOÁN. Các xét nghiệm cận lâm sàng (ít

3. L M SÀNG VÀ CHẨN ĐOÁN. Các xét nghiệm cận lâm sàng (ít có giá trị chẩn đoán) • Máu: Bạch cầu có thể bình thường, tăng khi có bội nhiễm, hoặc giảm (do vi rút); • Xét nghiệm đờm: có nhiều xác bạch cầu đa nhân trung tính. Cấy đờm thường có tạp khuẩn, loại vi khuẩn gây bệnh ≥ 107 / ml. • X quang phổi: có thể bình thường hoặc rốn phổi đậm.

4. CÁC THỂ L M SÀNG: a. Viêm phế quản xuất huyết: thường ho

4. CÁC THỂ L M SÀNG: a. Viêm phế quản xuất huyết: thường ho ra máu số lượng ít lẫn đờm. Cần chẩn đoán phân biệt với ung thư phổi ở người > 40 tuổi hút thuốc lá. b. Viêm phế quản cấp thể tái diễn: các yếu tố thuận lợi: + Các yếu tố bên ngoài: hút thuốc lá, hít phải khí độc, NO 2, SO 2. . . + Các yếu tố bên trong: • • Tắc nghẽn phế quản: dị vật đường thở ở trẻ em, ung thư phế quản ở người lớn, các ổ nhiễm khuẩn ở răng miệng, tai mũi họng, suy tim trái, trào ngược dạ dầy thực quản. Các bệnh như hen phế quản, xơ phổi kén, suy giảm miễn dịch. a. Viêm phế quản cấp thể co thắt: ở trẻ em và người trẻ. b. Viêm khí - phế quản cấp có giả mạc: do bạch hầu. c. Viêm phế quản cấp cục bộ: chẩn đoán bằng nội soi phế quản.

5. CHẨN ĐOÁN PH N BIỆT. • Viêm họng cấp: sốt, ho, nhưng nghe

5. CHẨN ĐOÁN PH N BIỆT. • Viêm họng cấp: sốt, ho, nhưng nghe phổi bình thường. X quang phổi bình thường. • Các bệnh phổi và phế quản khác: hen phế quản, ung thư phế quản, phế quản phế viêm, viêm phổi vi rút. . . • Giãn phế quản: ho khạc đờm kéo dài mạn tính, có thể có ngón tay dùi trống. Chụp cắt lớp vi tính có ổ giãn phế quản. • Viêm phế quản mạn: ho khạc đờm kéo dài mạn tính 3 tháng/năm, ít nhất 2 năm liên tiếp, không do các bệnh phổi khác như: lao hoặc giãn phế quản. • Viêm phổi do vi khuẩn: có hội chứng nhiễm khuẩn, hội chứng đông đặc. X quang có tổn thương nhu mô phổi.

6. TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG: • Tiến triển: viêm phế quản cấp tiến

6. TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG: • Tiến triển: viêm phế quản cấp tiến triển lành tính, § Ở người khoẻ mạnh thường tự khỏi sau 2 tuần, không để lại di chứng gì, § Ở người nghiện thuốc lá thường có bội nhiễm và ho khạc đờm kéo dài. • Biến chứng; Viêm phổi, phế quản phế viêm: thường xảy ra ở người già và trẻ em suy dinh dưỡng. Tăng tính phản ứng của phế quản với lạnh, khói và bụi, kéo dài vài tuần sau viêm phế quản cấp. Biểu hiện bằng ho khan kéo dài hàng tuần lễ.

VIÊM PHẾ QUẢN MẠN

VIÊM PHẾ QUẢN MẠN

I. ĐỊNH NGHĨA Viêm phế quản mạn tính là một tình trạng viêm tăng

I. ĐỊNH NGHĨA Viêm phế quản mạn tính là một tình trạng viêm tăng tiết nhầy mạn tính của niêm mạc phế quản, gây ho và khạc đờm lâu ngày, liên tục hoặc tái phát từng đợt ít nhất 3 tháng (90 ngày) trong một năm và ít nhất là 2 năm liền sau khi loại trừ các nguyên nhân gây ho khạc đờm mạn tính khác như lao phổi, áp xe phổi, giãn phế quản… (theo hội thảo quốc tế tại Anh 1965)

II. PH N LOẠI • Viêm phế quản mạn tính đơn thuần: chỉ ho

II. PH N LOẠI • Viêm phế quản mạn tính đơn thuần: chỉ ho và khạc đờm, chưa có rối loạn thông khí phổi, có thể điều trị khỏi. • Viêm phế quản mạn tính tắc nghẽn: triệu chứng chính là khó thở, do tắc nghẽn lan rộng và thường xuyên của phế quản. Còn gọi là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD: Chronic Obstructive Pulmonary Disease). • Viêm phế quản mạn tính nhầy mủ: (Brochit chronic mucopurulence) ho và khạc đờm nhầy từng đợt kịch phát hoặc liên tục.

III. NGUYÊN NH N • Hút thuốc lá, thuốc lào: 88% người nghiện hút

III. NGUYÊN NH N • Hút thuốc lá, thuốc lào: 88% người nghiện hút thuốc bị viêm phế quản mạn tính. Khói thuốc lá làm giảm vận động tế bào có lông của niêm mạc phế quản, ức chế chức năng đại thực bào phế nang, làm phì đại và quá sản các tuyến tiết nhầy, làm bạch cầu đa nhân giải phóng men tiêu Protein. Khói thuốc lá còn làm co thắt cơ trơn phế quản. • • Bụi ô nhiễm: SO 2, NO 2. Bụi công nghiệp, khí hậu ẩm ướt, lạnh. Nhiễm khuẩn: vi khuẩn, virut, những ổ viêm nhiễm ở đường hô hấp trên và viêm phế quản cấp là cơ sở thuận lợi cho viêm phế quản mạn tính phát triển. Cơ địa và di truyền: dị ứng, người có nhóm máu A dễ bị viêm phế quản mạn tính, Thiếu hụt Ig. A, hội chứng rối loạn vận động rung mao tiên phát, giảm a 1 Antitripsin. Yếu tố xã hội: cuộc sống nghèo nàn, lạc hậu.

IV. TRIỆU CHỨNG L M SÀNG • Thường ở người trên 40 tuổi, nghiện

IV. TRIỆU CHỨNG L M SÀNG • Thường ở người trên 40 tuổi, nghiện thuốc lá, thuốc lào. Thường xuyên: ü Ho khạc đờm về buổi sáng. ü Đờm nhầy trong, dính hoặc màu xanh, vàng đục, mỗi ngày không quá 200 ml. ü Mỗi đợt kéo dài 3 tuần, tăng về mùa đông và đầu mùa thu. • Đợt bùng phát của viêm phế quản mạn tính, thường xảy ra ở người già, yếu, do bội nhiễm. Có thể: Ø Ø Ø Sốt Ho Khạc đờm Khó thở Có thể tử vong do suy hô hấp và tâm phế mạn.

IV. TRIỆU CHỨNG L M SÀNG • Ở người mắc bệnh lâu năm (bệnh

IV. TRIỆU CHỨNG L M SÀNG • Ở người mắc bệnh lâu năm (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính) Nhìn: § Lồng ngực biến dạng hình thùng, hình phễu, § Khó thở rút lõm cơ hô hấp, rút lõm kẽ gian sườn, phần đáy bên của lồng ngực co hẹp lại khi hít vào (dấu hiệu Hoover). § Rút lõm hõm ức, khí quản tụt xuống khi hít vào (dấu hiệu Campbell). Gõ: Gõ phổi vang trầm Nghe: • Rì rào phế nang giảm, • Tiếng thở thanh khí phế quản giảm hoặc thô ráp, • Có thể có ran rít, ran ngáy và ran ẩm.

IV. TRIỆU CHỨNG L M SÀNG Ngoài ra ở người mắc bệnh lâu năm

IV. TRIỆU CHỨNG L M SÀNG Ngoài ra ở người mắc bệnh lâu năm (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính) có thể gặp các triệu chứng: q Hội chứng ngừng thở khi ngủ, q Mạch đảo nghịch (chênh lệch huyết áp tâm thu khi hít vào và thở ra ≥ 10 mm. Hg) q Cao áp động mạch phổi q Tâm phế mạn.

V. CẬN L M SÀNG 1. X quang: • Ít giá trị chẩn đoán

V. CẬN L M SÀNG 1. X quang: • Ít giá trị chẩn đoán bệnh • X quang phổi giúp chẩn đoán phân biệt các bệnh gây ho khạc mạn tính • Để chẩn đoán biến chứng Viêm phế quản mạn tính giai đoạn đầu: X quang phổi chưa có biểu hiện. Viêm phế quản mạn tính thực thụ: sẽ thấy các hội chứng X quang: • Hội chứng phế quản: dầy thành phế quản (3 7 mm), dấu hiệu hình đường ray, hình nhẫn. Kèm theo viêm quanh phế quản, mạng lưới mạch máu tăng đậm, tạo hình ảnh phổi “bẩn”. • Hội chứng khí phế thũng: giãn phổi, tăng sáng, giãn mạng lưới mạch máu ngoại vi, có các bóng khí thũng. • Hội chứng mạch máu: cao áp động mạch phổi (mạch máu trung tâm to, ngoại vi thưa thớt).

V. CẬN L M SÀNG • Chụp cắt lớp vi tính độ phân giải

V. CẬN L M SÀNG • Chụp cắt lớp vi tính độ phân giải cao (HRCT: High Resolution Computed Tomography) thấy rõ được các dấu hiệu của hội chứng phế quản nói trên và khí phế thũng. • Chụp động mạch phế quản có thể thấy giãn động mạch phế quản và cầu nối giữa động mạch phế quản và động mạch phổi. • Chụp xạ nhấp nháy (Scintigraphie): dùng senon 133 có thể thấy phân bố khí không đều ở các phế nang. Dùng 131 I để thấy sự phân bố máu không đều trong phổi.

V. CẬN L M SÀNG 2. Thăm dò chức năng hô hấp: Thông khí

V. CẬN L M SÀNG 2. Thăm dò chức năng hô hấp: Thông khí phổi: viêm phế quản mạn tính khi có rối loạn thông khí tắc nghẽn thì gọi là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. + FEV 1 (VEMS) giảm < 80% lý thuyết, càng giai đoạn muộn thì càng giảm. + Raw (sức cản đường thở) tăng sớm. + VC (dung tích sống) giảm, khi có tắc nghẽn và khí phế thũng. + Chỉ số Tiffeneau hoặc. Gaensler giảm. Khí động mạch: có giá trị chẩn đoán suy hô hấp trong các đợt bùng phát: Pa. O 2 giảm (< 60 mm. Hg ) Pa. CO 2 tăng ( > 50 mm. Hg ).

VI. CHẨN ĐOÁN: a. Chẩn đoán xác định: Dựa vào tiêu chuẩn trong định

VI. CHẨN ĐOÁN: a. Chẩn đoán xác định: Dựa vào tiêu chuẩn trong định nghĩa và triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng. b. Chẩn đoán phân biệt: Lao phổi: ho kéo dài, X quang có hình ảnh "phổi bẩn”. Giãn phế quản: ho và khạc đờm nhiều. Nhưng < 200 ml/24 giờ. Hen phế quản: cần chẩn đoán phân biệt với viêm phế quản mạn tính tắc nghẽn, dùng test xịt Salbutamol 200 300 mg và đo FEV 1, nếu FEV 1 tăng không quá 15% là viêm phế quản mạn tính tắc nghẽn. Ung thư phế quản: ho kéo dài. Xquang có hình ảnh u hoặc hạch chèn ép. Khí phế thũng: khi viêm phế quản mạn tính chưa biến chứng khí phế thũng. Có thể căn cứ vào bảng sau để chẩn đoán:

VI. CHẨN ĐOÁN: Khí phế thũng Viêm phế quản mạn tính. Khó thở: nặng

VI. CHẨN ĐOÁN: Khí phế thũng Viêm phế quản mạn tính. Khó thở: nặng Vừa Ho: có sau khó thở Có trước khó thở Viêm đường thở: ít Thường xuyên Suy hô hấp: giai đoạn cuối Từng đợt cấp X quang: giãn phổi, tăng sáng Hình ảnh “Phổi bẩn” Sức cản đường thở (Raw): tăng nhẹ Tăng nhiều.

VII. TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG 1. Tiến triển: § Từ từ nặng dần

VII. TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG 1. Tiến triển: § Từ từ nặng dần 5 20 năm § Nhiều đợt bùng phát § Sau bùng phat có thể dẫn đến biến chứng khí phế thũng và tâm phế mạn, suy hô hấp. 2. Biến chứng: § § Khí phế thũng trung tâm tiểu thuỳ. Tâm phế mạn, cao áp động mạch phổi. Bội nhiễm: viêm phổi, áp xe phổi, lao phổi. . . Suy hô hấp: cấp và mạn.

HEN PHẾ QUẢN

HEN PHẾ QUẢN

I. ĐỊNH NGHĨA Hen phế quản là một bệnh viêm mạn tính đường thở

I. ĐỊNH NGHĨA Hen phế quản là một bệnh viêm mạn tính đường thở do nhiều tế bào và các thành phần tế bào tham gia. Viêm đường thở mạn tính kết hợp với tăng đáp ứng đường thở dẫn đến những đợt thở rít, khó thở, nghẹt lồng ngực, ho tái diễn; các triệu chứng thường xảy ra về đêm hoặc sáng sớm; những đợt này thường kết hợp với tắc nghẽn đường thở lan toả và hồi phục tự phát hoặc sau điều trị. Đợt bùng phát của hen phế quản (còn gọi là cơn hen hoặc hen cấp tính là đợt tiến triển các triệu chứng khó thở, thở rít, ho, nghẹt lồng ngực hoặc kết hợp các triệu chứng này.

II. PH N LOẠI Hen ngoại sinh ( hen dị ứng ) § Khởi

II. PH N LOẠI Hen ngoại sinh ( hen dị ứng ) § Khởi phát từ khi còn trẻ ( hen sớm ) § Thường kèm với eczema hoặc viêm mũi dị ứng § Tiền sử gia đình bị hen hoặc tạng Atopic, § Test da dương tính với dị nguyên. Hen nội sinh ( hen nhiễm trùng ) § § § Là những trường hợp hen không do dị ứng Thường hen muộn trên 30 tuổi Không có tiền sử gia đình bị hen Triệu chứng dai dẳng Test da âm tính, không rõ yếu tố làm bùng nổ cơn hen ( trừ nhiễm trùng và Aspyrin ), Ig. E máu bình thường.

III. YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA HEN PHẾ QUẢN 1. Yếu tố cơ địa

III. YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA HEN PHẾ QUẢN 1. Yếu tố cơ địa § Di truyền: (35 70%) Có nhiều gen liên quan hen phế quản Gen kiểm soát đáp ứng miễn dịch trong hen phế quản là HLA DRB 1 15. Gen liên quan đến sản xuất các cytokin viêm, Ig. E và tăng đáp ứng phế quản ở NTS 5 q. § Tạng Atopy (cơ địa dị ứng): (50%) là yếu tố quan trọng phát triển hen. § Giới tính: • Trẻ em: nam mắc HPQ nhiều hơn nữ • Người lớn: nữ mắc HQP nhiều hơn nam. § Chủng tộc: người da đen có tỷ lệ mắc hen phế quản cao hơn người da trắng. § Béo phì cũng là yếu tố nguy cơ hen phế quản.

III. YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA HEN PHẾ QUẢN 2. Yếu tố môi trường

III. YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA HEN PHẾ QUẢN 2. Yếu tố môi trường • Dị nguyên: là yếu tố quan trọng nhất phát triển hen phế quản. • Dị nguyên trong nhà: bụi nhà (có con bọ nhà như Dermatophagoides Pteronyssius, …), dị nguyên động vật (lông chó, mèo), gián (Blatella Orientalis ), nấm (Penicillium, Aspergillus ). • Dị nguyên ngoài nhà: phấn hoa (cây, cỏ) , nấm (Alternaria, Cladosporium). • Tác nhân nhạy cảm nghề nghiệp: các chất hoá học có trọng lượng phân tử thấp và cao. • Khói thuốc lá: Hút thuốc chủ động và thụ động làm tăng nguy cơ hen phế quản ở người tiếp xúc với tác nhân nhạy cảm nghề nghiệp.

III. YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA HEN PHẾ QUẢN • Ô nhiễm không khí:

III. YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA HEN PHẾ QUẢN • Ô nhiễm không khí: • Ô nhiễm trong nhà: do nấu ăn với gas, gỗ (có chứa nitric oxid, nitrogen oxid, carbon monoxid, sulfuldioxid ). • Ô nhiễm ngoài nhà: khói công nghiệp, hoá ảnh. • Nhiễm trùng hô hấp: hen phế quản không có cơ địa dị ứng, nhiễm virus hô hấp, nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng. • Các yếu tố khác: tình trạng kinh tế xã hội thấp kém, gia đình đông người, chế độ ăn kiêng, dùng thuốc (thuốc thuộc nhóm NSAID ).

IV. TRIỆU CHỨNG L M SÀNG: 1. Triệu chứng lâm sàng cơn hen điển

IV. TRIỆU CHỨNG L M SÀNG: 1. Triệu chứng lâm sàng cơn hen điển hình: Triệu chứng cơ năng: • Có thể có triệu chứng báo hiệu: hắt hơi, sổ mũi, ho khan, tức ngực. • Khó thở cơn chậm, rít thường về đêm. Chủ yếu khó thở thì thở ra, cơn nặng phải ngồi chống tay , há miệng thở, cơn có thể kịch phát hoặc liên tục. • Gần hết cơn ho tăng dần, khạc đờm trắng, dính quánh, như bột sắn chín. • Nếu bội nhiễm thì đờm nhầy mủ màu vàng hoặc xanh, càng khạc đờm ra càng đỡ dần và hết cơn. Ngoài cơn vẫn làm việc bình thường. Triệu chứng thực thê: • Khám phổi trong cơn: gõ vang, rung thanh bình thường, rì rào phế nang giảm, có ran rít, ran ngáy ( tuỳ mức độ ) ở khắp 2 phổi.

IV. TRIỆU CHỨNG L M SÀNG: 2. Các loại cơn hen: Cơn kịch phát:

IV. TRIỆU CHỨNG L M SÀNG: 2. Các loại cơn hen: Cơn kịch phát: cơn điển hình khó thở chậm, rít xuất hiện đột ngột trong vài phút đến hàng giờ ( 1 3 giờ ) Cơn liên tục: khó thở chậm rít, kéo dài 4 5 giờ đến một vài ngày. Cơn ác tính: cơn liên tục nặng trên 24 giờ do tắc nghẽn phế quản tận, điều trị bằng thuốc hen thông thường không kết quả, biến chứng suy hô hấp , suy tim phải, tử vong.

V. CẬN L M SÀNG • Công thức máu: E tăng trên 10%. Nếu

V. CẬN L M SÀNG • Công thức máu: E tăng trên 10%. Nếu bội nhiễm bạch cầu tăng, N tăng. • X quang: hình ảnh giãn phổi cấp ( trong cơn hen : phổi tăng sáng, gian sườn giãn, vòm hoành hạ thấp và dẹt, tăng kích thước khoảng sáng sau tim ). • Xét nghiệm đờm có: E , tế bào phế quản , tinh thể Charcot Leyden. • Test dị nguyên để chẩn đoán hen ngoại sinh.

V. CẬN L M SÀNG • Chức năng hô hấp: là tiêu chuẩn khách

V. CẬN L M SÀNG • Chức năng hô hấp: là tiêu chuẩn khách quan để chẩn đoán hen phế quản là bệnh nhân bị tắc nghẽn đường thở hay thay đổi + Test hồi phục phế quản + Thay đổi theo thời gian trong ngày + Test gắng sức + Test kích thích Chú ý: một số bệnh nhân bị hen, nhưng chỉ có triệu chứng ho, đặc biệt ho về đêm, nếu nghi ngờ hen có thể làm test hồi phục và điều trị thử.

VI. THỂ L M SÀNG: 1. Hen trẻ em: • Cơn khó thở rít

VI. THỂ L M SÀNG: 1. Hen trẻ em: • Cơn khó thở rít hay gặp ở trẻ em đặc biệt là khi có nhiễm vi rút đường hô hấp cấp. • Có 2 loại cơ điạ kèm theo thở rít ở trẻ em: + Không có cơ địa dị ứng chỉ bị thở rít khi có nhiễm vi rút đường hô hấp, khi trẻ lớn hơn, đường thở của trẻ phát triển, thì tự khỏi. + Cơ địa dị ứng: cũng bị khó thở nặng hơn khi có nhiễm vi rút đường hô hấp nhưng sẽ bị hen ở suốt thời kỳ trẻ con ( nhóm này thường bị kèm theo các bệnh dị ứng như : eczema, viêm mũi dị ứng, dị ứng với các thức ăn hoặc dấu hiệu khác của dị ứng ). Cả hai nhóm trên nếu điều trị tích cực như hen đều có kết quả tốt.

VI. THỂ L M SÀNG: 2. Hen gắng sức: Giống như bệnh nhân phải

VI. THỂ L M SÀNG: 2. Hen gắng sức: Giống như bệnh nhân phải thở khí lạnh và khô làm tăng áp lực thẩm thấu của đường hô hấp; khí lạnh và khô kích thích gây co thắt đường thở tăng các yếu tố hoá ứng động N và Histamin. Có thể tránh hen do gắng sức bằng thở khí ấm và ẩm khi gắng sức, hoặc dùng thuốc kích thích b 2 trước khi gắng sức. 3. Hen nghề nghiệp: Một số trường hợp bị hen khi tiếp xúc với bụi ô nhiễm do nghề nghiệp như: công nhân ở xưởng cao su, tiếp xúc với Epoxy , công nhân ở xưởng gỗ , bánh mì, sản xuất một số thuốc và sản phẩm sinh học, bông, vải, sợi. . .

VII. CHẨN ĐOÁN: 1. Chẩn đoán xác định: dựa vào lâm sàng và cận

VII. CHẨN ĐOÁN: 1. Chẩn đoán xác định: dựa vào lâm sàng và cận lâm sàng ( lâm sàng là chủ yếu ). 2. Chẩn đoán phân biệt: o Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính o Hen tim o Các bệnh hiếm gặp khác • Histeria thể hen: là một bệnh lý tâm thần. • Viêm phổi kẽ ở người nuôi chim • Chít hẹp phế quản do u, tắc nghẽn đường thở trên do viêm hoặc u thanh quản. 3. Biến chứng: Cấp tính: hen ác tính, tâm phế cấp , tràn khí màng phổi. Mạn tính: khí phế thũng, biến dạng lồng ngực, suy hô hấp mạn, tâm phế mạn.

VIÊM PHỔI

VIÊM PHỔI

I. ĐỊNH NGHĨA Viêm phổi là là hiện tượng viêm nhiễm của nhu mô

I. ĐỊNH NGHĨA Viêm phổi là là hiện tượng viêm nhiễm của nhu mô bao gồm viêm phế nang, túi phế nang, tồ chức liên kết khe kẽ và tiểu phế quản tận cùng. Nguyên nhân: • • Vi khuẩn Virus Ký sinh trùng Không phải do trực khuẩn lao

II. ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI • Thời tiết lạnh, bệnh xảy ra về mùa

II. ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI • Thời tiết lạnh, bệnh xảy ra về mùa đông • Cơ thể suy yếu, còi xương, già yếu • Nghiện rượu • Chấn thương sọ não, hôn mê • Mắc bệnh phải nằm điều trị lâu • Biến dạng lồng ngực, gù, vẹo cột sống • Bệnh ở tai mũi họng: viêm xoang, viêm amydal • Bệnh tắc nghẽn đường hô hấp

II. ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI Những tác nhân gây viêm phổi có thể theo

II. ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI Những tác nhân gây viêm phổi có thể theo những đường sau: • Hít phải vi khuẩn ở môi trường bên ngoài trong không khí. • Hít phải vi khuẩn do ổ nhiễm khuẩn đường hô hấp trên. • Vi khuẩn theo đường máu từ ổ nhiễm khuẩn xa. • Nhiễm khuẩn do đường tiếp cận của phổi.

III. TRIỆU CHỨNG 1. Triệu chứng của viêm phổi thùy a. Triệu chứng toàn

III. TRIỆU CHỨNG 1. Triệu chứng của viêm phổi thùy a. Triệu chứng toàn thể: • Khởi phát đột ngột ở người trẻ, có thể rét run, sốt 39 -40 C, mạch nhanh, mặt đỏ, khó thở, toát mồ hôi, môi tím, mụn hếp ở mép môi. • Người già, người nghiện rượu có thể lú lẫn, trẻ em có co giật. • Ở người già triêu chứng thường không rầm rộ. • Đau ngực: luôn có, đôi khi là triệu chứng nổi bật, đau bên tổn thương. • Ho khan lúc đầu, sau ho đờm đặc, màu gỉ sắt. • Có khi nôn mữa, chướng bụng, đau bụng.

III. TRIỆU CHỨNG b. Triệu chứng thực thể: q Trong giờ đầu: Khám phổi:

III. TRIỆU CHỨNG b. Triệu chứng thực thể: q Trong giờ đầu: Khám phổi: • Sờ rung thanh • gõ phổi bình thường • Rì rào phế nang giảm bênh tổn thương, ran nổ cuối thì hít vào.

III. TRIỆU CHỨNG q Thời kỳ toàn phát: có hội chứng đông đặc Khám

III. TRIỆU CHỨNG q Thời kỳ toàn phát: có hội chứng đông đặc Khám phổi: • Gõ đục • Rung thanh tăng • Rì rào phế nang mất • Có tiếng thổi ống X – quang phổi: đám mờ của một thùy hay phân thùy, có hình tam giác, đáy quay ra ngoài, đỉnh quay vào trong. Xét nghiệm: • Công thức máu: bạch cầu tăng (15 25 g/L, 80 90% là bạch cầu đa nhân trung tính. • Cấy máu có thể thấy vi khuẩn gây bệnh. • Nước tiểu có albumin, có khi có urobilinogen.

III. TRIỆU CHỨNG c. Tiến triển • Sốt duy trì trong tuần đầu 38

III. TRIỆU CHỨNG c. Tiến triển • Sốt duy trì trong tuần đầu 38 40°C, • Khạc đàm mủ • Có khi vàng da, vàng mắt nhẹ • Sau 1 tuần lễ các triệu chứng cơ năng tăng lên, nhưng ngay sau đó giảm sốt, đỏ mồ hôi, đi tiểu nhiều, bệnh cảm thấy thoải mái dễ chịu và bệnh khỏi, khám phổi có thể vẫn còn hội chứng đông đặc. • Hình ảnh x – quang tồn tại trong vài tuần Nhưng có trường hợp bệnh nhân bị sốc: khó thở, tím môi, mạch nhanh, hạ huyết áp, có khi tử vong do trụy tim mạch, phù phổi, viêm màng ngoài tim có mủ.

III. TRIỆU CHỨNG 2. Triệu chứng phế quản phế viêm Khởi phát thứ phát

III. TRIỆU CHỨNG 2. Triệu chứng phế quản phế viêm Khởi phát thứ phát trên bệnh nhân bệnh: • Bệnh truyền nhiễm: cúm, sởi, ho gà, sốt xuất huyết • Bệnh nung mủ mạn tính: nhiễm khuẩn tiết niệu, viêm tai, viêm tủy xương, viêm xoang có mủ. • Bệnh toàn thể: gầy mòn, già yếu. • Ứ đọng phổi: suy tim

III. TRIỆU CHỨNG Triệu chứng: • Từ từ, sốt nhẹ 37. 5 38°C •

III. TRIỆU CHỨNG Triệu chứng: • Từ từ, sốt nhẹ 37. 5 38°C • Đau ngực không rõ rệt • Ho và khạc đàm có mủ. • Thời kỳ toàn phát: Ø Khó thở nhiều, cánh mũi phập phồng, môi tím. Ø Khám phổi: o Gõ có vùng đục, o Rung thanh tăng, o Nghe có ran nổ, ran ẩm cả 2 bên phổi X – quang: có nhiều nốt rải rác hai bên nhất là vùng đáy phổi Tiến triển: bệnh thường nặng nhất là trẻ sơ sinh và người già yếu

IV. CHẨN ĐOÁN 1. Chẩn đoán xác định: a. Viêm phổi thùy: • Khởi

IV. CHẨN ĐOÁN 1. Chẩn đoán xác định: a. Viêm phổi thùy: • Khởi phát đột ngột ở người trẻ • Có cơn rét run và sốt cao 39 40°C • Hội chứng nhiễm khuẩn: môi khô, lưỡi bẩn, bạch cầu tăng cao. • Đau ngực có khi rất nổi bật • Ho và khạc đờm màu gỉ sắt • Khám phổi: hội chứng đông đặc phổi ( gõ đục, rung thanh tăng, rì rào phế nang giảm), tiếng thổi ống. • X – quang: có hội chứng đày lấp phế nang và đám mờ đều hình tam giác đáy qây ra ngoài. • Chụp cắt lớp vi tính: hội chứng lấp đầy phế nang, có hình phế quản hơi.

IV. CHẨN ĐOÁN b. Phế quản phế viêm: • Bệnh thường xảy ra ở

IV. CHẨN ĐOÁN b. Phế quản phế viêm: • Bệnh thường xảy ra ở trẻ em và người già sau khi mắc bệnh: cúm, sởi, ho gà, bạch hầu, suy dinh dưỡng. • Bệnh khởi phát từ từ, sốt nhẹ 37, 5 38°C • Khó thở nhiều, cánh mũi phập phồng, môi tím • Khám phổi: nghe phổi hai bên có nhiều ran rit, ran nổ từng vùng. Gõ có vùng đục xen lẫn vùng phổi bình thường. • X – quang: có nhiều nốt mờ rải rác khắp hai phế trường.

IV. CHẨN ĐOÁN c. Chẩn đoán vi sinh Nên được làm khi chua dùng

IV. CHẨN ĐOÁN c. Chẩn đoán vi sinh Nên được làm khi chua dùng kháng sinh, nhất là các trường hợp nặng. • Đờm; nhuộm, soi tươi, cấy. • Cấy máu • Cấy dich màng phổi • Cấy dịch phế quản • Test phát hiện kháng thể: test ngưng kết bổ thể, ngưng kết lạnh. • Phát hiên kháng nguyên qua nước tiểu • PCR với từng loại vi khuẩn riêng biệt.

IV. CHẨN ĐOÁN 2. Chẩn đoán phân biệt • Xẹp phổi • Tràn dịch

IV. CHẨN ĐOÁN 2. Chẩn đoán phân biệt • Xẹp phổi • Tràn dịch màng phổi • Nhồi máu phổi • Áp xe phổi • Ung thư phổi • Giãn phế quản

TÀI LIỆU THAM KHẢO Bệnh học nội khoa – Đặng Vạn Phước, Châu Ngọc

TÀI LIỆU THAM KHẢO Bệnh học nội khoa – Đặng Vạn Phước, Châu Ngọc Hoa – Đại học y dược tp. Hồ Chí Minh. Bài học nội khoa – GS. TS. Ngô Quý Châu – ĐH Y Hà Nội