Tp hun chuyn HNG DN X L TNH

  • Slides: 46
Download presentation
Tập huấn chuyên đề HƯỚNG DẪN XỬ LÍ TÌNH HUỐNG THƯỜNG GẶP TRONG HOẠT

Tập huấn chuyên đề HƯỚNG DẪN XỬ LÍ TÌNH HUỐNG THƯỜNG GẶP TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÍ VÀ CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON TS. Nguyễn Thị Ngọc 0912024817

ĐỘNG LỰC THÚC ĐẨY BẠN TRỞ THÀNH GIÁO VIÊN MẦM NON Yêu thích Người

ĐỘNG LỰC THÚC ĐẨY BẠN TRỞ THÀNH GIÁO VIÊN MẦM NON Yêu thích Người khác tác động Không thi được vào trường khác, nghề khác

ÁP LỰC TỪ CỦA NGHỀ GVMN THU NHẬP THỜI GIAN QUẢN LÍ HÀNH CHÍNH

ÁP LỰC TỪ CỦA NGHỀ GVMN THU NHẬP THỜI GIAN QUẢN LÍ HÀNH CHÍNH PHỤ HUYNH DƯ LUẬN XH

LÍ THUYẾT VỀ XỬ LÍ TÌNH HUỐNG THƯỜNG GẶP TRONG QUẢN LÍ VÀ CHĂM

LÍ THUYẾT VỀ XỬ LÍ TÌNH HUỐNG THƯỜNG GẶP TRONG QUẢN LÍ VÀ CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRẺ MẦM NON THỰC HÀNH RÈN KỸ NĂNG XỬ LÍ TÌNH HUỐNG CHO CBQL TRƯỜNG MẦM NON CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH THỰC HÀNH RÈN KỸ NĂNG XỬ LÍ TÌNH HUỐNG CHO GV PH N TÍCH TÌNH HUỐNG ĐIỂN HÌNH

MỤC TIÊU CỦA BUỔI TẬP HUẤN ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN: Hiểu và phân tích

MỤC TIÊU CỦA BUỔI TẬP HUẤN ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN: Hiểu và phân tích được: Một số khái niệm cơ bản; Đặc điểm, ý nghĩa của tình huống sư phạm; Các nguyên tắc xử lý tình huống sư phạm; Quy trình xử lý tình huống sư phạm. Vận dụng kinh nghiệm và nội dung của chuyên đề vào xử lý một số tình huống sư phạm cụ thể. ĐỐI VỚI CÁN BỘ QUẢN LÍ: Nhận diện đầy đủ hơn các khó khăn của GV trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ ở nhà trường để hỗ trợ GV xử lí tình huống có hiệu quả Nắm được nguyên tắc và quy trình chung để xử lí tình huống trong công tác quản lí

Hoạt động 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT 1. TÌNH HUỐNG VÀ TÌNH

Hoạt động 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT 1. TÌNH HUỐNG VÀ TÌNH HUỐNG GIÁO DỤC TRẺ MẦM NON Ø Tình huống là những sự kiện, vụ việc, hoàn cảnh có vấn đề nảy sinh trong hoạt động và quan hệ giữa con người với con người, con người với tự nhiên, buộc các bên tham gia tình huống phải giải quyết, ứng phó, xử lý kịp thời nhằm giúp tất cả các bên trở lại trạng thái ổn định và tiếp tục phát triển. Ø Tình huống là thực tế khách quan có sự diễn biến, thường là những diễn biến bất ngờ cần phải xử lý, bao gồm các mâu thuẫn phức tạp giữa chủ thể và khách thể, là sự việc xảy ra tại một nơi, trong một thời gian buộc người ta phải suy nghĩ, hành động để xử lý.

Hoạt động 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT Ø Tình huống giáo dục

Hoạt động 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT Ø Tình huống giáo dục là tình huống nảy sinh trong quá trình hoạt động giữa người được giáo dục với người giáo dục, giữa người được giáo dục với nhau, giữa các thành tố của quá trình giáo dục, buộc chủ thể hoạt động phải giải quyết kịp thời nhằm đưa các yếu tố tạo nên tình huống trở về trạng thái ổn định, tiếp tục phát triển, đạt mục đích của hoạt động giáo dục. Ø Tình huống sư phạm trong chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non là tình huống có vấn đề nảy sinh trong quá trình giáo viên chăm sóc, giáo dục trẻ. Đó là các tình huống với trẻ, tình huống với đồng nghiệp hoặc tình huống với phụ huynh, với cộng đồng. Trước những tình huống sư phạm này đòi hỏi giáo viên phải xác định tình huống thuộc loại gì, phân tích, tìm kiếm cách thức để giải quyết tình huống một cách hiệu quả.

Hoạt động 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT Ø Đặc điểm của tình

Hoạt động 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT Ø Đặc điểm của tình huống sư phạm: Tính có vấn đề: Luôn chứa đựng mâu thuẫn (yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục và hạn chế của người học, …) Tính phức tạp: Chứa đựng nhiều mẫu thuẫn, có nguồn gốc khác nhau, tính chất phức tạp của quá trình giáo dục. Tính bất ngờ: Thời điểm xuất hiện, nội dung và tính chất Dựa trên kinh nghiệm nghề nghiệp, theo đồng chí có nên có các tình ? huống sư phạm trong hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non có nên loại bỏ hoặc hạn chế (nếu làm được) sự xuất hiện của các tình huống sư phạm?

Hoạt động 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT Bản chất của tình huống

Hoạt động 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT Bản chất của tình huống sư phạm là chứa đựng mâu thuẫn với nhiều mức độ, tính chất khác nhau, cần phải giải quyết. Mỗi giáo viên mầm non khi đứng trước một tình huống cần có sự nhạy bén, linh hoạt, sáng tạo, tinh tế, khéo léo và bình tĩnh. Vì vậy, qua quá trình xử lý các tình huống sư phạm, mỗi giáo viên mầm non sẽ: Phát triển tư duy sáng tạo, tính chủ động trong quá trình giáo dục. Rèn luyện kỹ năng giao tiếp sư phạm. Phát triển năng lực nghề nghiệp, hiểu trẻ, hiểu nghề hơn.

Hoạt động 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT PH N LOẠI TÌNH HUỐNG

Hoạt động 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT PH N LOẠI TÌNH HUỐNG 1. Căn cứ theo tính chất và mức độ cản trở (có vấn đề) của tình huống Tình huống sư phạm bình thường Tình huống sư phạm đặc biệt 2. Căn cứ theo Chương trình Giáo dục mầm non và thực tiễn công tác chăm sóc, giáo dục trẻ Tình huống giữa giáo viên với trẻ trong các hoạt động hằng ngày: Hoạt động đón trẻ, hoạt động học, Hoạt động chơi ở các góc, hoạt động ăn; hoạt động ngủ, hoạt động vệ sinh, hoạt động trả trẻ, hoạt động tham quan, dã ngoại Tình huống giữa giáo viên với trẻ có nhu cầu đặc biệt Tình huống giữa giáo viên với cha mẹ trẻ Tình huống giữa giáo viên với đồng nghiệp Tình huống liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm

Hoạt động 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT 2. NGUYÊN TĂC XỬ LÍ

Hoạt động 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT 2. NGUYÊN TĂC XỬ LÍ TÌNH HUỐNG Nguyên tắc 1: Đảm bảo tính mô phạm Khi ứng xử với người học, ngôn ngữ phải chuẩn mực, dễ hiểu, thể hiện sự yêu thương, tạo sự an toàn. Khi ứng xử với cha mẹ trẻ cần thể hiện sự tôn trọng, hợp tác, chia sẻ, thân thiện. Khi ứng xử với đồng nghiệp cần thể hiện sự chia sẻ, hỗ trợ, tôn trọng, bảo vệ uy tín, danh dự nhân phẩm của đồng nghiệp. Trong quá trình xử lý luôn phải hướng đến mục đích giáo dục, đảm bảo được sự công bằng, tính mềm dẻo, sát đối tượng.

Nguyên tắc 2: Tôn trọng nhân cách đối tượng Khi xảy ra mẫu thuẫn,

Nguyên tắc 2: Tôn trọng nhân cách đối tượng Khi xảy ra mẫu thuẫn, giáo viên cần lắng nghe các bên, lắng nghe người học, tiếp nhận thông tin với thái độ cầu thị, nghiêm túc, tôn trọng sự khác biệt, ghi nhận để thể hiện sự tôn trọng. Tôn trọng nhân cách đối tượng không chỉ thể hiện ở hành vi, cử chỉ, ngôn ngữ đúng mực, mô phạm mà còn thể hiện ở việc giáo viên hiểu đặc điểm tâm sinh lý của đối tượng, đảm bảo sự công bằng giữa các bên trong tình huống.

Nguyên tắc 3: Đồng cảm, tin tưởng đối tượng Đồng cảm và tin tưởng

Nguyên tắc 3: Đồng cảm, tin tưởng đối tượng Đồng cảm và tin tưởng đối tượng trong quá trình xử lý tình huống sư phạm là một yếu tố quan trọng làm giảm sự căng thẳng của các bên tham gia vào tình huống. Sự đồng cảm, tin tưởng thể hiện ở chỗ: Giáo viên thông cảm, chia sẻ và nâng đỡ đối với các hạn chế của trẻ, có thái độ nhẹ nhàng, tin tưởng và ghi nhận sự tiến bộ của trẻ, luôn đồng cảm với những thắc mắc, suy nghĩ của cha mẹ trẻ và các đối tượng khác; biết đặt mình vào vị trí của các đối tượng trong tình huống để từ đó có cái nhìn thấu cảm, xử lý tình huống được chặt chẽ hơn, hợp lý hơn.

Nguyên tắc 4: Thiện chí, đảm bảo tính kịp thời Sự thiện chí, cầu

Nguyên tắc 4: Thiện chí, đảm bảo tính kịp thời Sự thiện chí, cầu thị, lắng nghe và tiếp thu sẽ là một chất xúc tác hữu ích để bước đầu xóa tan được bầu không khí tâm lý căng thẳng của tình huống. Bên cạnh đó, cùng với tính kịp thời trong việc nắm bắt thông tin và xử lý tình huống sẽ làm rút ngắn thời gian căng thẳng cho đến khi tình huống được xử lý triệt để. Thực hiện nguyên tắc thiện chí, đảm bảo tính kịp thời cũng cho thấy được trách nhiệm của người giáo viên với công việc, với nghề nghiệp của mình.

3. QUY TRÌNH XỬ LÝ TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM

3. QUY TRÌNH XỬ LÝ TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM

BƯỚC 1: Nhận diện tình huống Giáo viên phải huy động toàn bộ tri

BƯỚC 1: Nhận diện tình huống Giáo viên phải huy động toàn bộ tri thức, kinh nghiệm của bản thân để nhanh chóng nhận diện tình huống: Thuộc loại nào? (thông thường hay đặc biệt) Xảy ra giữa ai với ai? Xảy ra trong hoàn cảnh nào? Mức độ nghiêm trọng ra sao? Bản chất của tình huống này là gì? Cần phải xử lý ngay lập tức là xong hay sau đó còn phải xử lý tiếp? . . . Tất cả việc nhận diện được diễn ra nhanh trong trí óc của giáo viên, giúp họ thu thập dữ liệu ban đầu để tiến hành các bước tiếp theo của quy trình xử lý.

BƯỚC 2: Phân tích tình huống 2. 1. Tìm hiểu nguyên nhân Phân tích

BƯỚC 2: Phân tích tình huống 2. 1. Tìm hiểu nguyên nhân Phân tích nguyên nhân dẫn đến hành vi của đối tượng (trẻ, cha mẹ trẻ, đồng nghiệp, . . . ) được xuất phát từ đâu, bối cảnh gây nên tình huống là gì. Phân tích kĩ mâu thuẫn của tình huống và những biểu hiện trong hành vi, cử chỉ, lời nói, cách quan hệ, cư xử trong hoạt động thực tiễn các đối tượng. Khi phân tích, cần phải lý giải các đặc điểm tâm lý được biểu hiện ở mối quan hệ với nhau trong hành vi như thế nào (nét mặt, cử chỉ, giọng nói và nhịp điệu giọng nói cũng thể hiện tính cách, trí tuệ, tình cảm, ý chí của con người như chủ động hay bị động, chân thành hay giả dối, vui hay buồn, …). ->Nếu giáo viên tinh tế, nhạy cảm, bình tĩnh và sáng suốt sẽ có được phán đoán đúng trạng thái cảm xúc và đặc điểm tâm lý, nhân cách của đối tượng gây nên tình huống, từ đó đưa ra các hành động xử lý phù hợp (hoàn cảnh, nội dung và tâm lý của các bên tham gia tình huống).

BƯỚC 2: Phân tích tình huống 2. 2. Xác định nhiệm vụ cần phải

BƯỚC 2: Phân tích tình huống 2. 2. Xác định nhiệm vụ cần phải dựa trên sự phân tích mối liên hệ nhân quả giữa các hiện tượng trong tình huống, những dữ kiện, những tác động giáo dục tới các bên, những ưu điểm và sai lầm, thiếu sót trong hành vi của đối tượng giáo dục cũng như những tác động sư phạm cần có. Việc thực hiện nhiệm vụ giải quyết tình huống đòi hòi người giáo viên cần phải có kỹ năng xử lý linh hoạt, mềm dẻo, bởi nhiệm vụ có thể được thay đổi do tính bất định của tình huống tạo ra, đồng thời phải kiên định hướng tới mục tiêu giáo dục.

BƯỚC 2: Phân tích tình huống 2. 3. Lựa chọn giải pháp tối ưu

BƯỚC 2: Phân tích tình huống 2. 3. Lựa chọn giải pháp tối ưu Khi đưa ra giải pháp, giáo viên phải phân tích được cách giải quyết đúng hay sai, vận dụng được kiến thức khoa học của Giáo dục học, Tâm lý học hay chưa, hiệu quả của cách giải quyết đã phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục mầm non, đặc điểm tâm sinh lý, hoàn cảnh cá nhân, trường hợp cụ thể của trẻ trong những tình huống cụ thể, … Bên cạnh đó, giáo viên cần tính đến mức độ thuận lợi và khó khăn của từng giải pháp. Từ việc phân tích các giải pháp đã đưa ra, giáo viên lựa chọn cách xử lý tối ưu cho tình huống, trên cơ sở xác định mâu thuẫn chính của tình huống. Có thể kết hợp các giải pháp khác nhau đối với tình huống sư phạm phức tạp để đưa ra giải pháp toàn vẹn nhất.

BƯỚC 3: Giải quyết tình huống Khi đã chọn được giải pháp xử lý

BƯỚC 3: Giải quyết tình huống Khi đã chọn được giải pháp xử lý tình huống tối ưu, giáo viên tiến hành xử lý tình huống sư phạm kịp thời nhằm đảm bảo quá trình giáo dục được diễn ra thuận lợi, đáp ứng mục tiêu chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non. Đối với các tình huống sư phạm mang tính chất đặc biệt, nhà giáo dục không thể tuân thủ trình tự các bước xử lý tình huống sư phạm thông thường mà cần phải có sự linh hoạt, sáng tạo. Ngoài ra, khi gặp những tình huống vượt quá thẩm quyền, nhà giáo dục không được tự ý giải quyết mà cần xin ý kiến của cấp trên. Giáo viên đúc rút kinh nghiệm sau khi giải quyết tình huống giáo dục. Trong bài học sư phạm, giáo viên cũng cần đưa ra hệ thống các biện pháp để ngăn ngừa những tình huống tương tự xảy ra.

Lưu ý chung Các giáo viên mầm non cần nhớ: Trước mỗi sự việc,

Lưu ý chung Các giáo viên mầm non cần nhớ: Trước mỗi sự việc, mỗi vấn đề thường có nhiều cách giải quyết khác nhau, không thể có cách xử lý hoàn toàn giống nhau cho mọi hoàn cảnh, mọi tình huống (mặc dù có thể có cùng mẫu thuẫn, …). Vì vậy, bên cạnh việc phải căn cứ vào các nguyên tắc, quy trình trong xử lý tình huống sư phạm cũng cần tính đến hoàn cảnh thực tế, cũng như nhiệm vụ cần giải quyết để đưa ra cách xử lý tối ưu cho mỗi tình huống cụ thể.

HOẠT ĐỘNG 2: PH N TÍCH, XỬ LÝ MỘT SỐ THSP ĐIỂN HÌNH Ø

HOẠT ĐỘNG 2: PH N TÍCH, XỬ LÝ MỘT SỐ THSP ĐIỂN HÌNH Ø Hoạt động nhóm (mỗi nhóm có 5 – 7 thành viên). Ø Nội dung hoạt động: Căn cứ vào cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn, các đồng chí hãy phân tích và đưa ra cách xử lý cho mỗi tình huống dưới đây:

TÌNH HUỐNG 1: Trong giờ ngủ trưa, có một số bé chưa ngủ được.

TÌNH HUỐNG 1: Trong giờ ngủ trưa, có một số bé chưa ngủ được. Bé thì nằm mở mắt thao láo, trằn trọc suốt buổi trưa, bé thì nằm mãi cảm thấy thừa chân, thừa tay cấu véo bạn nằm bên cạnh để bạn khóc ré lên, có bé thì lại khóc ti tỷ đòi về với mẹ… Bạn sẽ xử lí như thế nào để không ảnh hưởng tới các cháu khác ? BƯỚC 1: NHẬN DIỆN TÌNH HUỐNG BƯỚC 2: PH N TÍCH TÌNH HUỐNG BƯỚC 3: GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG

TÌNH HUỐNG 2 Tình huống: Có một phụ huynh trực tiếp đến gặp bạn

TÌNH HUỐNG 2 Tình huống: Có một phụ huynh trực tiếp đến gặp bạn nói những điều không tốt về một đồng nghiệp đang dạy lớp con của họ. Phụ huynh này cho rằng cô giáo kia thiếu nhiệt tình, đặc biệt là cô giáo có định kiến và ít quan tâm với con em họ nên con họ không muốn đi học. Phụ huynh đó có mong muốn xin con sang học lớp của bạn và yêu cầu bạn giữ kín câu chuyện mà họ đã nói với bạn. Trong tình huống này, nếu bạn là cô giáo đang trao đổi với phụ huynh thì sẽ xử lý như thế nào? BƯỚC 1: NHẬN DIỆN TÌNH HUỐNG BƯỚC 2: PH N TÍCH TÌNH HUỐNG BƯỚC 3: GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG

TÌNH HUỐNG 3 (dành cho CBQL) Năm học mới đã bắt đầu được 3

TÌNH HUỐNG 3 (dành cho CBQL) Năm học mới đã bắt đầu được 3 tuần, trước thời điểm tổ chức hội nghị cán bộ viên chức, có dư luận giữa các giáo viên về việc Hiệu trưởng phân lớp không công bằng. Những thông tin này bao gồm: người cùng ekip với HT được phân công vào những lớp phụ huynh có điều kiện kinh tế, rất chú trọng chăm sóc các cô giáo để chăm con cho họ tốt hơn; đi làm muộn 1 chút cũng ko bị khiển trách nhắc nhở… Nếu bạn là Hiệu trưởng trong tình huống đó, bạn sẽ xử lí như thế nào? BƯỚC 1: NHẬN DIỆN TÌNH HUỐNG BƯỚC 2: PH N TÍCH TÌNH HUỐNG BƯỚC 3: GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG

Tình huống 4: Cô giáo A bị 1 phụ huynh trong lớp kéo lên

Tình huống 4: Cô giáo A bị 1 phụ huynh trong lớp kéo lên phòng Hiệu trưởng để trình báo về việc sau: con họ bị đau mắt nên khi PH đưa đến lớp cô giáo không nhận vì lo sẽ lây cho các cháu khác. Phụ huynh đó nói nhà không có người trông và con họ bị đau mắt là do cô giáo vệ sinh không sạch làm lây bệnh từ 1 bạn khác trong lớp (phụ huynh đã nhìn thấy có 1 cháu bị đau mắt trong lớp trước đó mấy hôm). Mặc dù cô giáo đã giải thích song vị phụ huynh trên không bỏ qua và lớn tiếng đôi co trước cửa lớp. Nếu là Hiệu trưởng của trường Mầm non trên, bạn sẽ xử lí như thế nào? BƯỚC 1: NHẬN DIỆN TÌNH HUỐNG BƯỚC 2: PH N TÍCH TÌNH HUỐNG BƯỚC 3: GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG

HOẠT ĐỘNG 3: THỰC HÀNH RÈN KỸ NĂNG XỬ LÍ TÌNH HUỐNG CHO GV

HOẠT ĐỘNG 3: THỰC HÀNH RÈN KỸ NĂNG XỬ LÍ TÌNH HUỐNG CHO GV LÀM VIỆC THEO NHÓM TỪ 5 -7 NGƯỜI TÌNH HUỐNG

HỆ THỐNG CÁC TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM TRONG GIÁO DỤC MẦM NON Ø Tình

HỆ THỐNG CÁC TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM TRONG GIÁO DỤC MẦM NON Ø Tình huống 1: Có cha mẹ chiều con, hằng ngày khi đưa trẻ đến trường đều mua kẹo, bim hoặc một thứ đồ chơi để trẻ mang vào lớp. Nếu là giáo viên trong tình huống đó, bạn sẽ xử lý như thế nào? Ø Tình huống 2: Buổi sáng mùa đông, sương lạnh, mẹ quàng khăn cho trẻ để đi đến trường mầm non nhưng trẻ nhất định không chịu. Mẹ dỗ dành: “Chỉ quàng để đi đường cho khỏi lạnh, đến lớp mẹ sẽ nhờ cô giáo cởi khăn cho con. ”. Nghe vậy, trẻ đồng ý cho mẹ quàng khăn. Vừa đến lớp, trẻ nói với giáo viên: “Con chào cô. Mẹ con bảo cô cởi khăn cho con, chỉ cần quàng khi đi đường thôi ạ!”. Nếu là giáo viên trong tình huống đó, bạn sẽ xử lý như thế nào?

Ø Tình huống 3: Ở lớp mẫu giáo 3 – 4 tuổi trẻ hay

Ø Tình huống 3: Ở lớp mẫu giáo 3 – 4 tuổi trẻ hay nói “không” ở rất nhiều tình huống, chẳng hạn như: “Con không muốn làm. . . ”, “Con không muốn ăn. . . ”, “Con không thích…”, “Con không muốn…”, … Vậy, là một giáo viên mầm non, bạn sẽ xử lý như thế nào nếu như trẻ nói “không” ở tất cả mọi chuyện hay cũng có nghĩa là không vâng lời cô? Ø Tình huống 4: Trong giờ ăn của lớp 24 – 36 tháng tuổi, có trẻ ngậm cơm, không chịu nhai. Nếu là giáo viên trong tình huống đó, bạn sẽ xử lý như thế nào?

Ø Tình huống 5: Trong giờ ngủ trưa, có một trẻ không ngủ trưa,

Ø Tình huống 5: Trong giờ ngủ trưa, có một trẻ không ngủ trưa, cứ xin đi vệ sinh rất nhiều lần. Nếu là giáo viên trong tình huống đó, bạn sẽ xử lý như thế nào? Ø Tình huống 6: Trẻ thích mang đồ chơi của lớp về nhà. Nếu là giáo viên trong tình huống đó, bạn sẽ xử lý như thế nào?

Ø Tình huống 7: Trong giờ chơi tập có chủ đích: “Xếp ô tô

Ø Tình huống 7: Trong giờ chơi tập có chủ đích: “Xếp ô tô tặng bạn” (độ tuổi 18 – 24 tháng tuổi), có một trẻ không xếp ô tô mà lại xếp các khối gỗ nối đuôi nhau thành một hàng dài. Nếu là giáo viên tổ chức giờ hoạt động đó, bạn sẽ xử lý như thế nào? Ø Tình huống 8: Trong lớp có hai giáo viên, một giáo viên nghỉ ốm đột xuất. Nếu là một trong hai giáo viên của lớp đó, bạn sẽ xử lý tình huống này như thế nào?

Ø Tình huống 9: Ở lớp mẫu giáo 5 tuổi, một số bậc cha

Ø Tình huống 9: Ở lớp mẫu giáo 5 tuổi, một số bậc cha mẹ đề nghị giáo viên dạy thêm để trẻ biết đọc, biết và làm tính được thành thạo hơn, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. Nếu là giáo viên trong tình huống đó, bạn sẽ xử lý như thế nào? Ø Tình huống 10: Có cha mẹ trẻ phản ánh với giáo viên chủ nhiệm lớp là con họ bị giáo viên B ở lớp đánh và để lại dấu vết trên người. Cha mẹ trẻ bức xúc đòi gặp ban giám hiệu. Nếu là giáo chủ nhiệm lớp đó, bạn sẽ xử lý như thế nào?

Ø Tình huống 11: Mẹ của một trẻ học lớp khác, đến gặp giáo

Ø Tình huống 11: Mẹ của một trẻ học lớp khác, đến gặp giáo viên và nói những điều không tốt về một giáo viên đang dạy lớp con của họ. Mẹ của trẻ này cho rằng giáo viên kia thiếu nhiệt tình, có định kiến và ít quan tâm tới trẻ nên con họ không muốn đi học. Mẹ của trẻ đó có mong muốn xin cho con sang học lớp của giáo viên và yêu cầu được giữ kín câu chuyện mà họ đã chia sẻ. Nếu là giáo viên đang trao đổi với mẹ của trẻ, bạn sẽ xử lý như thế nào?

GỢI Ý CÁCH XỬ LÍ TÌNH HUỐNG Ø Tình huống 1: Có cha mẹ

GỢI Ý CÁCH XỬ LÍ TÌNH HUỐNG Ø Tình huống 1: Có cha mẹ chiều con, hằng ngày khi đưa trẻ đến trường đều mua kẹo, bim hoặc một thứ đồ chơi để trẻ mang vào lớp. Nếu là giáo viên trong tình huống đó, bạn sẽ xử lý như thế nào? Gợi ý cách xử lý: Nếu là trẻ mới đi học: Thời gian đầu, giáo viên nên vui vẻ đồng ý cho trẻ mang đồ vào lớp để trẻ dễ quen với lớp, với bạn và giáo viên. Khi trẻ đã quen với các hoạt động của lớp, giáo viên trò chuyện với trẻ và thông báo cho trẻ biết quy định không được mang đồ chơi, bánh kẹo, bim, … đến lớp. Nếu trẻ đã đi học quen: Giáo viên khích lệ trẻ chia sẻ kẹo, bim với các bạn và nhắc lại quy định không được mang đồ chơi, bánh kẹo, bim, . . . đến lớp, nhắc nhở trẻ thực hiện đúng quy định của trường, lớp. Giáo viên trao đổi để cha mẹ trẻ hiểu rằng không nên chiều trẻ bằng cách mua đồ ăn hay đồ chơi để trẻ mang đến lớp vì như vậy sẽ khiến các trẻ khác trong lớp so sánh, cũng đòi hỏi được mua quà, . . . bởi trẻ mầm non thường hay bắt chước hành vi, làm ảnh hưởng đến quá trình giáo dục hành vi của trẻ.

Ø Tình huống 2: Buổi sáng mùa đông, sương lạnh, mẹ quàng khăn cho

Ø Tình huống 2: Buổi sáng mùa đông, sương lạnh, mẹ quàng khăn cho trẻ để đi đến trường mầm non nhưng trẻ nhất định không chịu. Mẹ dỗ dành: “Chỉ quàng để đi đường cho khỏi lạnh, đến lớp mẹ sẽ nhờ cô giáo cởi khăn cho con. ”. Nghe vậy, trẻ đồng ý cho mẹ quàng khăn. Vừa đến lớp, trẻ nói với giáo viên: “Con chào cô. Mẹ con bảo cô cởi khăn cho con, chỉ cần quàng khi đi đường thôi ạ!”. Nếu là giáo viên trong tình huống đó, bạn sẽ xử lý như thế nào? Gợi ý cách xử lý: Giáo viên hỏi trẻ xem có thích quàng khăn không (vì có thể trẻ đổi ý sau khi được quàng khăn), nếu trẻ thích thì giáo viên để cho trẻ quàng khăn bình thường. Nếu trẻ nhất định đòi cởi khăn, giáo viên khen trẻ có khăn rất đẹp, quàng khăn rất xinh và giải thích cho trẻ hiểu trời mùa đông rất lạnh, cần phải quàng khăn cho ấm cổ để không bị ho, nếu để cổ bị lạnh sẽ bị ốm, không đi học, đi chơi được, . . . Nói với trẻ khi nào trời ấm hơn, giáo viên sẽ cởi khăn cho trẻ và gợi ý trẻ đến chơi cùng các bạn để trẻ quên việc đòi cởi khăn. Sau đó, giáo viên trao đổi để cha mẹ trẻ hiểu không nên nói dối trẻ mà cần nhẹ nhàng thuyết phục và giải thích để trẻ thực hiện yêu cầu, hoặc nói rõ với trẻ sẽ nhờ cô giáo cởi khăn cho trẻ lúc trời ấm hơn.

ØTình huống 3: Ở lớp mẫu giáo 3 – 4 tuổi, có trẻ hay

ØTình huống 3: Ở lớp mẫu giáo 3 – 4 tuổi, có trẻ hay nói “không” trong rất nhiều tình huống, chẳng hạn như: “Con không muốn làm. . . ”, “Con không muốn ăn. . . ”, “Con không thích…”, “Con không muốn…”, … Vậy, là một giáo viên mầm non, bạn sẽ xử lý như thế nào nếu như trẻ nói “không” ở tất cả mọi chuyện hay cũng có nghĩa là không vâng lời cô? Gợi ý cách xử lý: Thay vì quát tháo, trừng mắt hay dùng đến đòn roi doạ nạt trẻ thì giáo viên hãy đưa ra chọn lựa có giới hạn cho trẻ: “Con muốn đóng vai thỏ hay rùa? ”, “Con muốn uống nước cam hay sữa? ”, “Con muốn chơi với bạn hay muốn chơi một mình? ”, … Giải pháp này có thể tránh được tiếng “không” bướng bỉnh của trẻ. Thỉnh thoảng, giáo viên cũng có thể áp dụng giải pháp đếm từ 1 đến 10 đối với những trẻ hay do dự: “Cô sẽ đếm đến 10 và sau đó con chọn nhé, không thì cô sẽ chọn cho con. ”. Thông thường, trẻ sẽ sẵn sàng quyết định khi giáo viên bắt đầu đếm. Tuy nhiên, việc đếm nên là giải pháp cuối cùng, sau khi đã đưa ra giải pháp chọn lựa, vì cách này dễ bị mất hiệu lực khi áp dụng quá nhiều lần. Đôi khi, trẻ nói “không” cũng có thể là do tình trạng sức khoẻ của trẻ không được tốt. Trong trường hợp này, giáo viên nên cho trẻ vào góc riêng để nghỉ ngơi.

Ø Tình huống 4: Trong giờ ăn của lớp 24 – 36 tháng tuổi,

Ø Tình huống 4: Trong giờ ăn của lớp 24 – 36 tháng tuổi, có trẻ ngậm cơm, không chịu nhai. Nếu là giáo viên trong tình huống đó, bạn sẽ xử lý như thế nào? Gợi ý cách xử lý: Đối với trẻ mới ăn cơm, đang tập nhai, giáo viên động viên trẻ ăn từng chút một. Giáo viên cho trẻ ăn cơm trước. Nếu trẻ chưa ăn đủ xuất, giáo viên cho trẻ ăn thêm cháo. Đối với trẻ lười ăn, không chịu nhai, giáo viên giải thích cho trẻ việc ngậm và nhai cơm sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ và ngoại hình như thế nào, khuyến khích trẻ nhai và mời các trẻ ăn thi cùng nhau. Giáo viên thường xuyên trao đổi với cha mẹ trẻ để nắm được tình hình của trẻ, phối hợp với cha mẹ trẻ bổ sung thêm dinh dưỡng cho trẻ khi ở nhà để đảm bảo đủ lượng calo theo quy định.

Ø Tình huống 5: Trong giờ ngủ trưa, có một trẻ không ngủ trưa,

Ø Tình huống 5: Trong giờ ngủ trưa, có một trẻ không ngủ trưa, cứ xin đi vệ sinh rất nhiều lần. Nếu là giáo viên trong tình huống đó, bạn sẽ xử lý như thế nào? Gợi ý cách xử lý: Nếu do trẻ ăn nhiều canh buổi trưa nên đi vệ sinh nhiều lần, giáo viên cho trẻ nằm riêng để không ảnh hưởng đến các trẻ khác. Nếu do trẻ lấy cớ đi vệ sinh để không ngủ, giáo viên cho trẻ nằm cạnh, vỗ về ru trẻ ngủ hoặc thủ thỉ kể chuyện cho trẻ nghe để trẻ dễ ngủ, quên việc xin đi vệ sinh.

Ø Tình huống 6: Trẻ thích mang đồ chơi của lớp về nhà. Nếu

Ø Tình huống 6: Trẻ thích mang đồ chơi của lớp về nhà. Nếu là giáo viên trong tình huống đó, bạn sẽ xử lý như thế nào? Gợi ý cách xử lý: Nếu là trẻ bé hoặc trẻ mới đến lớp, giáo viên trò chuyện với trẻ, giải thích cho trẻ hiểu: “Đây là đồ chơi chung của cả lớp. Hôm nay, cô cho con mượn mang về nhà, sáng mai con mang đến lớp để con và các bạn cùng chơi. Từ lần sau con không được mang đồ chơi về nhà nữa nhé!”. Đối với trẻ lớn, đã đi học quen, giáo viên giải thích cho trẻ hiểu: “Nếu tất cả các bạn trong lớp mình đều muốn mang đồ chơi về nhà giống con thì lớp của mình sẽ không còn đồ chơi gì để chơi. Con để lại đồ chơi ở lớp, ngày mai con và các bạn đến lớp cùng chơi chung nhé!”.

Ø Tình huống 7: Trong giờ chơi tập có chủ đích: “Xếp ô tô

Ø Tình huống 7: Trong giờ chơi tập có chủ đích: “Xếp ô tô tặng bạn” (độ tuổi 18 – 24 tháng tuổi), có một trẻ không xếp ô tô mà lại xếp các khối gỗ nối đuôi nhau thành một hàng dài. Nếu là giáo viên tổ chức giờ hoạt động đó, bạn sẽ xử lý như thế nào? Gợi ý cách xử lý: – Giáo viên đến gần, trò chuyện với trẻ xem trẻ đang xếp cái gì và giúp trẻ thực hiện ý tưởng của mình. – Sau đó, giáo viên tạo tình huống gợi ý để trẻ thực hiện yêu cầu của giờ hoạt động đó. – Nếu trẻ không thực hiện được, giáo viên hướng dẫn cho trẻ cách làm.

Ø Tình huống 8: Trong lớp có hai giáo viên, một giáo viên nghỉ

Ø Tình huống 8: Trong lớp có hai giáo viên, một giáo viên nghỉ ốm đột xuất. Nếu là giáo viên làm cùng ở lớp đó, bạn sẽ xử lý tình huống này như thế nào? Gợi ý cách xử lý: – Báo cáo với ban giám hiệu để xin điều động một giáo viên khác vào lớp hỗ trợ. – Trong trường hợp không có giáo viên hỗ trợ thì giáo viên còn lại của lớp phải đảm bảo an toàn cho trẻ lên hàng đầu. Khi không có đủ giáo viên trông lớp, giáo viên có thể linh hoạt việc quản lý trẻ ở mọi hoạt động trong ngày, không nhất thiết phải tổ chức tất cả các hoạt động mà chỉ tổ chức các hoạt động có thể quản lý an toàn cho trẻ.

Ø Tình huống 9: Ở lớp mẫu giáo 5 tuổi, một số bậc cha

Ø Tình huống 9: Ở lớp mẫu giáo 5 tuổi, một số bậc cha mẹ đề nghị giáo viên dạy thêm để trẻ biết đọc, biết và làm tính được thành thạo hơn, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. Nếu là giáo viên trong tình huống đó, bạn sẽ xử lý như thế nào? Gợi ý cách xử lý: – Giáo viên lắng nghe nguyện vọng của cha mẹ trẻ và giải thích cho cha mẹ trẻ hiểu với trẻ lứa tuổi mầm non không nên ép trẻ học quá nhiều, hãy để trẻ phát triển một cách tự nhiên cũng như hãy để trẻ chơi, vận động theo đúng lứa tuổi của mình. Đồng thời, giáo viên có thể đưa ra các lý do như: Dạy trẻ đọc, viết sớm chưa phù hợp với tâm, sinh lý của trẻ vì trẻ mầm non hoạt động chủ đạo là hoạt động vui chơi. – Nếu trẻ được học trước, thì trong quá trình học lớp 1 trẻ sẽ chủ quan, nhàm chán, không tập trung. – Giáo viên mầm non không có chuyên môn dạy chương trình của tiểu học nên kết quả đạt được sẽ không cao. – Chương trình Giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi đã đáp ứng được về kiến thức, kỹ năng và chuẩn bị tâm thế cho trẻ sẵn sàng vào lớp 1. – Giáo viên cũng có thể trao đổi với cha mẹ trẻ rằng mình sẽ cố gắng hết sức để hỗ trợ và giúp đỡ trẻ trong khả năng cho phép và phù hợp với chương trình giáo dục theo độ tuổi. – Thực hiện tốt chương trình giáo dục trẻ khi ở lớp và thường xuyên trao đổi với cha mẹ trẻ về sự tiến bộ của trẻ.

Ø Tình huống 10: Có cha mẹ trẻ phản ánh với giáo viên chủ

Ø Tình huống 10: Có cha mẹ trẻ phản ánh với giáo viên chủ nhiệm lớp là con họ bị giáo viên B ở lớp đánh và để lại dấu vết trên người. Cha mẹ trẻ bức xúc đòi gặp ban giám hiệu. Nếu là giáo chủ nhiệm lớp đó, bạn sẽ xử lý như thế nào? Gợi ý cách xử lý: – Khi nhận được thông tin giáo viên đánh trẻ, giáo viên chủ nhiệm cần tìm hiểu, xác minh lại tính chính xác của thông tin (xem dấu vết trên người trẻ, trao đổi với giáo viên B) để có biện pháp xử lý phù hợp: – Nếu thông tin không chính xác, giáo viên chủ nhiệm cần trao đổi rõ với cha mẹ trẻ để giải toả hiểu nhầm, tránh những điều tiếng không tốt cho giáo viên và nhà trường, gây dư luận xấu trong xã hội. – Nếu thông tin là đúng sự thật, giáo viên chủ nhiệm cần: Thay mặt ban giám hiệu, các giáo viên của lớp xin lỗi, yêu cầu giáo viên B xin lỗi trẻ gia đình trẻ. – Trò chuyện với cha mẹ trẻ về sự vất vả, áp lực trong công việc chăm sóc, giáo dục trẻ của các giáo viên mầm non, mong nhận được sự cảm thông và chia sẻ của cha mẹ trẻ để giảm thiểu những dư luận xấu, đẩy sự việc đi xa hơn thực tế. – Báo cáo sự việc cho ban giám hiệu nhà trường; cùng ban giám hiệu và gia đình xem xét mức độ chấn thương của trẻ. Tuỳ theo mức độ chấn thương (kể cả chấn thương tâm lý), giáo viên chủ nhiệm và ban giám hiệu đưa ra các biện pháp ổn định sức khoẻ, tâm lý của trẻ và cha mẹ trẻ. Ban giám hiệu đưa ra hình thức kỷ luật giáo viên đó phù hợp, thoả đáng và thông báo cho gia đình trẻ biết. – Tìm hiểu nguyên nhân khiến giáo viên mất kiểm soát, có hành vi không đúng mực với trẻ. Trò chuyện, chia sẻ với giáo viên, yêu cầu giáo viên luôn điều tiết, kiềm chế cảm xúc, có hành vi đúng mực, đáp ứng những quy định của người giáo viên mầm non. Nếu đó là giáo viên còn trẻ, mới vào nghề, giáo viên chủ nhiệm lớp cần thường xuyên kèm cặp, giúp đỡ giáo viên đó biết cách kiềm chế bản thân và bồi dưỡng, nâng cao năng lực sư phạm.

Ø Tình huống 11: Mẹ của một trẻ học lớp khác đến gặp giáo

Ø Tình huống 11: Mẹ của một trẻ học lớp khác đến gặp giáo viên và nói những điều không tốt về một giáo viên đang dạy lớp con của họ. Mẹ của trẻ này cho rằng giáo viên kia thiếu nhiệt tình, có định kiến và ít quan tâm tới trẻ nên con họ không muốn đi học. Mẹ của trẻ đó có mong muốn xin cho con sang học lớp của giáo viên và yêu cầu được giữ kín câu chuyện mà họ đã chia sẻ. Nếu là giáo viên đang trao đổi với mẹ của trẻ, bạn sẽ xử lý như thế nào? Gợi ý cách xử lý: – Giáo viên cần lắng nghe quan điểm của mẹ trẻ với thái độ cảm thông, chia sẻ. Giáo viên trao đổi, phân tích ưu điểm của người giáo viên kia cho mẹ trẻ hiểu là các cô giáo yêu thương và chăm sóc các trẻ như nhau, không hề có sự thiên vị; đề xuất sẽ trao đổi với đồng nghiệp để nắm rõ nguyên nhân trẻ không muốn đi học và có những biện pháp cải thiện tình hình. – Giáo viên gặp và chia sẻ thẳng thắn, khéo léo, thân thiện cho người giáo viên kia nắm được ý kiến của cha mẹ trẻ lớp họ, để họ tìm hiểu nguyên nhân của ý kiến đó, từ đó có sự điều chỉnh về thái độ, hành vi trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ cũng như trong quan hệ với cha mẹ trẻ cho phù hợp, lấy lại lòng tin của trẻ, cha mẹ trẻ. – Sau một thời gian, nếu gia đình trẻ vẫn muốn chuyển con sang lớp của giáo viên thì giáo viên giải thích cho cha mẹ trẻ hiểu vấn đề này không nằm trong quyền hạn của giáo viên, đề nghị cha mẹ trẻ viết đơn đề xuất với ban giám hiệu để ban giám hiệu giải quyết, tránh hiểu nhầm giữa giáo viên với giáo viên đồng nghiệp kia.

HOẠT ĐỘNG 4: THỰC HÀNH RÈN KỸ NĂNG XỬ LÍ TÌNH HUỐNG CHO CBQL

HOẠT ĐỘNG 4: THỰC HÀNH RÈN KỸ NĂNG XỬ LÍ TÌNH HUỐNG CHO CBQL

Chân thành cảm ơn các đồng chí!

Chân thành cảm ơn các đồng chí!