CHUYN 1 HNG DN HC TP CHUYN NM

  • Slides: 31
Download presentation
CHUYÊN ĐỀ 1 HƯỚNG DẪN HỌC TẬP CHUYÊN ĐỀ NĂM 2020 “Tăng cường khối

CHUYÊN ĐỀ 1 HƯỚNG DẪN HỌC TẬP CHUYÊN ĐỀ NĂM 2020 “Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu giai đoạn cách mạng mới” (Lưu hành nội bộ)

PHẦN THỨ NHẤT: MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Mục đích Nâng cao nhận thức

PHẦN THỨ NHẤT: MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Mục đích Nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên về những nội dung cơ bản, giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Qua đó: + Thúc đẩy việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, nền nếp, + Đưa nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trở thành + Gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, khóa XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, với thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị và mỗi cán bộ, đảng viên; góp phần tổ chức thành công đại hội đảng cấp cơ sở tiến tới Đại hội lần thứ IX Đảng bộ Khối các cơ quan thành phố, + Củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

2. Yêu cầu + Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền,

2. Yêu cầu + Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, + Phát hiện, biểu dương những điển hình tiên tiến về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người lao động, + Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc tổ chức quán triệt, học tập chuyên đề của cấp ủy; việc xây dựng và thực hiện kế hoạch tu dưỡng rèn luyện của cán bộ, đảng viên, nhất là vai trò nêu gương của người đứng đầu.

3. Yêu cầu đối với cấp ủy chi bộ và đảng viên 3. 1.

3. Yêu cầu đối với cấp ủy chi bộ và đảng viên 3. 1. Quán triệt các nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. 3. 2. Cấp ủy phối hợp với lãnh đạo chính quyền và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội lựa chọn những vấn đề còn tồn tại, hạn chế có liên quan đến nội dung của chuyên đề năm 2020 để tập trung giải quyết dứt điểm, gắn với kế hoạch thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng như: + Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, khóa XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng; Quy định số 08 -QĐi/TW ngày 25/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương; + Quy định số 13063 -QĐ/TU ngày 07/5/2019 của Ban Thường vụ Thành ủy về trách nhiệm nêu gương; + Nghị quyết số 35 -NQ/TW ngày 22/10/2018 về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới; + Chỉ thị số 35 -CT/TW ngày 30/5/2019 của Bộ Chính trị về đại hội đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng;

3. 3. Chi bộ thảo luận để xây dựng kế hoạch và đề ra

3. 3. Chi bộ thảo luận để xây dựng kế hoạch và đề ra các giải pháp học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. 3. 4. Sau học tập, nghiên cứu, mỗi cán bộ, đảng viên liên hệ bản thân và chọn một vài nội dung cụ thể gắn với nội dung chuyên đề năm 2020 để đăng ký, xây dựng kế hoạch thực hiện và đề ra phương hướng phấn đấu, làm theo; cuối năm báo cáo kết quả với chi bộ.

4. Kế hoạch triển khai, phân công nhiệm vụ và hướng dẫn thực hiện

4. Kế hoạch triển khai, phân công nhiệm vụ và hướng dẫn thực hiện 4. 1. Cấp ủy chi bộ: Thực hiện theo nội dung chuyên đề năm 2020 (chuyên đề 1) +) Quán triệt: - thực hiện tháng 2/2020; và tháng cuối quý II, quý IV/2020; +) Sinh hoạt chuyên đề năm 2020 (chuyên đề 1): - thực hiện 27/3/2020 (thứ 6); Đồng chí Bí thư chi bộ báo chuyên đề 1; (Do tình hình dịch bệnh COVID-19, không tập trung đông người nên Chuyên đề 1 sẽ gửi đến các đồng chí trong cấp ủy xem và cho ý kiến góp ý trước, sau khi tổng hợp ý kiến góp ý của các đồng chí trong cấp ủy; chuyên đề sẽ được hoàn thiện và gửi đến toàn thể đảng viên trong chi bộ) +) Xây dựng kế hoạch, đề ra giải pháp học tập cho cấp ủy, cán bộ, đảng viên: - hoàn thành trước 15/4/2020. +) Cấp ủy, Chính quyền và tổ chức Chính trị-Chính trị xã hội (CT-CTXH) lựa chọn những vấn đề còn tồn tại của cấp ủy, chính quyền và Tổ chức CT-CTXH để tập trung giải quyết dức điểm: - thực hiện cuối quý I, cuối quý II và giải quyết dức điểm cuối quý III. +) Kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện chuyên đề năm 2020 - Thực hiện thường xuyên, vào cuối tháng của mỗi quý trong năm 2020, lồng ghép với sinh hoạt chi bộ. Phân công các ủy viên trong cấp ủy chi bộ đọc BẢN CAM KẾT của cán bộ, đảng viên trong chi bộ.

4. 2. Cán bộ, Đảng viên trong chi bộ: +) Đăng ký và xây

4. 2. Cán bộ, Đảng viên trong chi bộ: +) Đăng ký và xây dựng kế hoạch thực hiện : - thực hiện từ 15/4/2020 đến 29/4/2020; mỗi cán bộ, đảng viên nộp BẢN CAM KẾT và nội dung kế hoạch hành động của bản thân về Cấp ủy (thông qua đồng chí Bùi Hữu Hải) trước 29/4/2020. Mẫu BẢN CAM KẾT , đồng chí Hải có trách nhiệm cung cấp đến cán bộ, đảng viên trước 15/4/2020. +) Yêu cầu: BẢN CAM KẾT viết ngắn gọn, theo mẫu, không chép của người khác. Từng đảng viên liên hệ bản thân, xây dựng kế hoạch tu dưỡng rèn luyện, đề ra giải pháp khắc phục những hạn chế, khuyết điểm của mình trong công tác, trong sinh hoạt hàng ngày, trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết nội bộ, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; chọn một vài nội dung cụ thể, đăng ký thực hiện, nộp cho chi bộ và cuối năm báo cáo kết quả với chi bộ.

Một số gợi ý nội dung chuyên đề - Việc xây dựng bản cam

Một số gợi ý nội dung chuyên đề - Việc xây dựng bản cam kết, đăng ký làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh của đảng viên có thể theo một số nội dung gợi ý như sau: + Về trách nhiệm, việc làm cụ thể của bản thân trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết nội bộ chi bộ, cơ quan, đơn vị. + Về trách nhiệm, việc làm cụ thể của bản thân trong xây dựng chi bộ, cơ quan, đơn vị trong sạch, vững mạnh. + Về việc xác định và đề ra giải pháp khắc phục những hạn chế, khuyết điểm của cá nhân trong công tác, sinh hoạt hằng ngày năm 2019 và những năm trước.

4. 3. Cơ quan, đơn vị và Tổ chức Chính trị - Chính trị

4. 3. Cơ quan, đơn vị và Tổ chức Chính trị - Chính trị xã hội: a) Cơ quan Cục Thống kê và và Trung tâm : +) Tuyên truyền nội dung chuyên đề: - giao đồng chí Thông thực hiện tuyên truyền trên trang thông tin điện tử Cục Thống kê, đồng chí Hào chỉ đạo thực hiện trên trang TTĐT của Trung tâm; chú ý đẩy mạnh công tác tuyên truyền về “người tốt” “việc tốt”, các tập thể, cá nhân điển hình trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phòng cách Hồ Chính Minh trên trang tin điện tử của 2 đơn vị. +) Tài liệu tổ chức học tập và tuyên truyền: - (1) Chuyên đề năm 2020 “Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” do Ban Tuyên giáo Trung ương biên soạn; - Giao đồng chí Hải, liên hệ Ban Tuyên giáo Đảng ủy khối nhận và chuyển cho các đảng viên; - (2) Sách tham khảo: Những mẩu chuyện về tinh thần đoàn kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Xây dựng Đảng, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật phát hành. - Giao đồng chí Trinh và đồng chí Hào thực hiện, mỗi đồng chí ít nhất 3 mẫu chuyện; gửi cho đảng viên nghiên cứu, học tập. - Yêu cầu: Tài liệu tuyên truyền phải chuyển cho đảng viên trong chi bộ trước 15/4/2020.

b) Tổ chức Chính trị - Chính trị xã hội : Căn cứ Kế

b) Tổ chức Chính trị - Chính trị xã hội : Căn cứ Kế hoạch thực hiện việc học tập chuyên đề năm 2020 của Cấp ủy Chi bộ; BCH Công đoàn, Đoàn Thanh niên tổ chức triển khai và thực hiện một số công việc sau: 1. Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện - Chỉ đạo, tổ chức nghiên cứu, quán triệt trong công chức, viên chức và người lao động (thuộc Công đoàn, Đoàn Thanh niên) nội dung chuyên đề “Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu giai đoạn cách mạng mới”; - Thực hiện từ 15/4/2020 đến 29/4/2020. 2. Đăng ký, xây dựng kế hoạch thực hiện Hướng dẫn công chức, viên chức và người lao động (thuộc Công đoàn, Đoàn Thanh niên) liên hệ bản thân và chọn một vài nội dung cụ thể gắn với nội dung chuyên đề để đăng ký, xây dựng kế hoạch thực hiện - Hoàn thành việc đăng ký (Bản cam kết) trước 15/5/2020(nộp cho Công đoàn, Đoàn Thanh niên). 3. Công tác tuyên truyền - Tuyên truyền về nội dung của chuyên đề, nêu cách thức tổ chức và kết quả thực hiện; đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền về “người tốt”, “việc tốt”, các tập thể, cá nhân điển hình trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. - Thực hiện từ 15/4/2020 đến 31/12/2020; 4. Yêu cầu Cuối mỗi quý phải có báo cáo bằng văn bản về tình hình thực hiện kế hoạch. Những thuận lợi, khó khăn và kết quả đạt được cho Cấp ủy Chi bộ (kể từ quý II/2020).

PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ NĂM 2020 I. Tư tưởng, đạo đức,

PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ NĂM 2020 I. Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc 1. Đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược quyết định thành công của cách mạng Việt Nam + Thực tiễn lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta đã khẳng định mối quan hệ chặt chẽ giữa đoàn kết và thành công; + Phạm vi, mức độ, quy mô của thành công trước hết phụ thuộc vào chính quy mô và mức độ của khối đại đoàn kết; + Có đoàn kết mới có thắng lợi, càng gặp kẻ thù lớn, càng khó khăn gian khổ bao nhiêu lại cần phải đoàn kết chặt chẽ, rộng rãi và vững chắc bấy nhiêu.

Với tinh thần nhân văn cao cả và nhãn quan chính trị sắc bén,

Với tinh thần nhân văn cao cả và nhãn quan chính trị sắc bén, Hồ Chí Minh nhận thức sâu sắc đoàn kết không chỉ tạo nên sức mạnh mà còn là vấn đề có ý nghĩa quyết định tới việc sống còn, thành bại, được mất trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù; Theo Bác, đoàn kết trong Đảng là tiền đề đại đoàn kết toàn dân tộc. Đại đoàn kết toàn dân tộc là cơ sở để đoàn kết quốc tế. Đó là đường lối chiến lược kết hợp sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc với sức mạnh thời đại để tạo thành sức mạnh tổng hợp to lớn làm nên những thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam.

Đoàn kết thống nhất trong Đảng theo Tư tưởng Hồ Chí Minh Trong di

Đoàn kết thống nhất trong Đảng theo Tư tưởng Hồ Chí Minh Trong di sản của Bác, vấn đề xây dựng và giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng luôn được coi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, là nền tảng cho mọi thành công. Đoàn kết thống nhất là sinh mệnh của Đảng, là vấn đề sống còn của cách mạng. Do đó, việc khai thác di sản quý báu của Bác chính là việc tăng cường đoàn kết thống nhất trong Đảng là nhân lên sức mạnh của Đảng.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc Người định nghĩa

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc Người định nghĩa về khái niệm đại đoàn kết “Đại đoàn kết tức là trước hết phải đoàn kết đại đa số nhân dân, mà đại đa số nhân dân là công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác. Đó là nền gốc của đại đoàn kết. Nó cũng như cái nền của nhà, cái gốc của cây. Nhưng đã có nền vững, gốc tốt, còn phải đoàn kết các tầng lớp nhân dân khác” [1]. Tư tưởng về đại đoàn kết tiếp tục được Hồ Chí Minh cụ thể hóa hơn trong các cụm từ như: “đại đoàn kết toàn dân”, “đoàn kết dân tộc”, “toàn dân tộc ta đoàn kết”. Tuy cách diễn đạt có thể khác nhau, nhưng nội hàm của các khái niệm trên đều thống nhất khi khẳng định lực lượng của khối đại đoàn kết là của toàn thể nhân dân Việt Nam. [1] Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 9, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự Thật, Hà Nội, 2011, tr. 244 Bác Hồ bắt nhịp bài ca Kết đoàn. Ảnh tư liệu

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN D N TỘC

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN D N TỘC Khối đại đoàn kết toàn dân tộc bao gồm tất cả các giai cấp, tầng lớp, lực lượng, đảng phái, các dân tộc, các tôn giáo, các cá nhân yêu nước, người Việt Nam ở nước ngoài, kể cả những người đã lầm đường lạc lối nhưng đã biết hối cải trở về với nhân dân. Nói cách khác, khối đại đoàn kết toàn dân tộc bao gồm “Bất kỳ ai mà thật thà tán thành hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ”(1). (1) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H, 2011, t. 9, tr. 244. Bác Hồ với đồng bào dân tộc thiểu số. (Ảnh tư liệu)

2. Lực lượng và hình thức tổ chức đại đoàn kết toàn dân tộc

2. Lực lượng và hình thức tổ chức đại đoàn kết toàn dân tộc + Lực lượng nòng cốt khối đại đoàn kết toàn dân tộc là liên minh công - nông - trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng. + Hình thức tổ chức lực lượng đại đoàn kết toàn dân tộc là Mặt trận dân tộc thống nhất. Trong mỗi thời kỳ cách mạng, Mặt trận dân tộc thống nhất được thành lập với những tên gọi phù hợp, như: Đại biểu dự Đại hội thống nhất Việt Minh - Liên Việt phấn khởi chúc mừng Chủ tịch Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch danh dự của Mặt trận Liên Việt (3/1951). Hội phản đế đồng minh (1930); Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương (1936); Mặt trận dân chủ Đông Dương (1938); Việt Nam độc lập đồng minh hội gọi tắt là Việt Minh (1941); Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam - gọi tắt là Hội Liên Việt (1946); Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (1955); Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (1960); Liên minh các lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam (1968); Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (1977 đến nay).

3. Nguyên tắc đại đoàn kết toàn dân tộc Người dùng thử máy cấy

3. Nguyên tắc đại đoàn kết toàn dân tộc Người dùng thử máy cấy lúa cải tiến tại Trại thí nghiệm trồng lúa Sở Nông lâm Hà Nội (16/7/1960). Nguyên tắc của đại đoàn kết toàn dân tộc, trươ c hê t la tin vào dân, dựa vào dân vì lợi ích của dân để đoàn kết toàn dân, phát động các phong trào thi đua yêu nước trong lao động, học tập, sản xuất và chiến đấu. Thư hai, đoàn kết lâu dài, rộng rãi, chặt chẽ, tự giác, có tổ chức, có lãnh đạo. Thư ba, đoàn kết trên cơ sở hiệp thương, dân chủ, chân thành, thẳng thắn, thân ái; đoàn kết gắn với đấu tranh, tự phê bình và phê bình. Thư tư, đoa n kê t trên cơ sơ kế thừa truyền thống yêu nước - nhân nghĩa - đoàn kết của dân tộc. Phải có lòng khoan dung, độ lượng với con người, trân trọng “phần thiện”, dù nhỏ nhất ở mỗi con người để tập hợp, quy tụ rộng rãi mọi lực lượng.

4. Phương pháp phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc Thứ

4. Phương pháp phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc Thứ nhất, cần tuyên truyền, vận động nhân dân. Nội dung tuyên truyền phải đáp ứng đúng nguyện vọng, quyền lợi của nhân dân và yêu cầu của thực tiễn cách mạng. Tuyên truyền, vận động phải phù hợp với từng đối tượng, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo. Trong kháng chiến chống Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu: “Cương lĩnh tuyên truyền phải hết sức giản đơn, ai ai cũng hiểu được, nhớ được. Đoàn kết, đánh địch, cứu nước, chỉ 6 chữ ấy thôi là đủ rồi”. Thứ hai, phải chăm lo xây dựng và xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Trong Đảng - Đoàn kết, thống nhất từ tư tưởng đến hành động; - Có kỷ luật, tự giác, nghiêm minh; thực hiện tốt các nguyên tắc tổ chức sinh hoạt Đảng; - Mỗi đảng viên phải thật sự là người đày tớ thật trung thành của nhân dân. Nhà nước - Đảng phải làm cho Nhà nước thật sự là của dân, do dân, vì dân. - Không ngừng cải cách bộ máy hành chính, hoàn thiện hệ thống pháp luật, Nhà nước quản lý bằng pháp luật. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội là cầu nối gắn kết Đảng, Nhà nước với nhân dân. Mặt trận và các đoàn thể phải có cương lĩnh, đường lối thiết thực, rõ ràng; hình thức tổ chức phong phú, đa dạng, phù hợp với từng giai cấp, tầng lớp, các ngành, các giới, các dân tộc, tôn giáo…

5. Đoàn kết là lẽ sống, đạo lý của Đảng, của dân tộc và

5. Đoàn kết là lẽ sống, đạo lý của Đảng, của dân tộc và là đức tính cơ bản của người cách mạng Theo chủ tịch Hồ Chí Minh, mỗi cán bộ, đảng viên phải coi đoàn kết là một đức tính cơ bản của người cách mạng. Ai không có khả năng tập hợp, đoàn kết quần chúng và các đồng chí của mình thì không thể làm cách mạng, không thể làm cán bộ. Người căn dặn: “Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”. Sinh thời, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: học tư tưởng, đạo đức đoàn kết Hồ Chí Minh là: “Gột rửa tất cả cái gì có thể chia rẽ chúng ta, trau dồi tất cả cái gì thắt chặt chúng ta”. Về tư tưởng “Đoàn kết toàn dân tộc gắn với đoàn kết quốc tế” Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Quan sơn muôn dặm một nhà/Vì trong bốn biển đều là anh em”.

Về tư tưởng “Đoàn kết toàn dân tộc gắn với đoàn kết quốc tế”

Về tư tưởng “Đoàn kết toàn dân tộc gắn với đoàn kết quốc tế” (Tiếp theo) Người cho biết: “Đảng chúng tôi luôn giáo dục cho cán bộ, đảng viên và cho quần chúng nhân dân lòng yêu nước chân chính và chủ nghĩa quốc tế vô sản”. Và, sẵn sàng “Làm bạn với tất cả mọi nước dân chủ và không gây thù oán với một ai”. Song song với việc xây những đức tính tốt để đoàn kết toàn Đảng, toàn dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ, phải chống những cái xấu, những căn bệnh gây chia rẽ, mất đoàn kết. Thứ nhất, phải chống bệnh hẹp hòi. “Bệnh này rất nguy hiểm, mà nhiều cán bộ và đảng viên còn mắc phải”. Thứ hai, phải chống chủ nghĩa cá nhân. Những người có tư tưởng này, việc gì cũng nghĩ đến lợi ích riêng, không lo “mình vì mọi người” mà chỉ muốn “mọi người vì mình”. Tóm lại, do cá nhân chủ nghĩa mà phạm nhiều sai lầm.

6. Phong Cách Hồ Chí Minh trong thực hiện đại đoàn kết toàn dân

6. Phong Cách Hồ Chí Minh trong thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc Hồ Chí Minh suốt đời kiên tâm thực hiện đại đoàn kết. Bản thân Người cũng chính là hình ảnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Theo Bác, để thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, thì toàn Đảng cũng như mỗi cán bộ, đảng viên cần có phong cách lãnh đạo: “Kiên quyết nhất, hăng hái nhất, trong sạch nhất, tận tâm tận lực phụng sự Tổ quốc và nhân dân”. Họ phải là: “Những người mà” - Giàu sang không thể quyến rũ; - Nghèo khó không thể chuyển lay; - Uy lực không thể khuất phục. Hồ Chí Minh chỉ ra biện pháp cơ bản để toàn Đảng đoàn kết, nhất trí là: “Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng. Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”.

II. Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng

II. Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh 1. Xây dựng Đảng Cộng Sản cầm quyền trong sạch, vững mạnh làm hạt nhân lãnh đạo toàn bộ hệ thống chính trị Công tác xây dựng Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh gồm: Xây dựng Đảng về chính trị; xây dựng Đảng về tư tưởng; xây dựng Đảng về tổ chức; xây dựng Đảng về đạo đức. - Xây dựng Đảng về chính trị và xây dựng Đảng về tư tưởng Nội dung xây dựng Đảng về chính trị và tư tưởng bao gồm: Đường lối chính trị, bảo vệ chính trị, xây dựng và thực hiện nghị quyết, xây dựng và phát triển hệ tư tưởng chính trị, củng cố lập trường chính trị, nâng cao bản lĩnh chính trị. . . - Xây dựng Đảng về tổ chức: Về hệ thống tổ chức đảng Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Sức mạnh của Đảng bắt nguồn từ tổ chức. Hệ thống tổ chức của Đảng từ Trung ương đến cơ sở phải thực chặt chẽ, có tính kỷ luật cao. . .

Công tác xây dựng Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh gồm: Xây dựng

Công tác xây dựng Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh gồm: Xây dựng Đảng về chính trị; xây dựng Đảng về tư tưởng; xây dựng Đảng về tổ chức; xây dựng Đảng về đạo đức. ( Tiếp theo) - Về công tác cán bộ Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm xây dựng, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên có đức, có tài. Người nhận thức rõ vị trí, vai trò của người cán bộ, đảng viên trong sự nghiệp cách mạng. - Xây dựng Đảng về Đạo đức Trong 12 điều xây dựng Đảng chân chính cách mạng, Hồ Chí Minh nhấn mạnh, Đảng là một tổ chức cách mạng chứ không phải tổ chức để “làm quan phát tài”. Không như vậy, Đảng sẽ rơi vào thoái hóa, biến dạng, tha hóa, xa dân, tự đánh mất sức mạnh tự bảo vệ.

3 nguyên tắc xây dựng Đảng thực sự đạo đức, văn minh Một là,

3 nguyên tắc xây dựng Đảng thực sự đạo đức, văn minh Một là, những chuẩn mực đạo đức cần có của tổ chức Đảng Hai là, những phẩm chất đạo đức cách mạng cần có của cán bộ, đảng viên Ba là, những nguyên tắc, biện pháp xây dựng, rèn luyện đạo đức cách mạng

5 nguyên tắc tổ chức sinh hoạt Đảng - Nguyên tắc tập trung dân

5 nguyên tắc tổ chức sinh hoạt Đảng - Nguyên tắc tập trung dân chủ - Nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách - Nguyên tắc tự phê bình và phê bình - Nguyên tắc kỷ luật nghiêm minh, tự giác - Nguyên tắc đoàn kết, thống nhất trong Đảng Bác căn dặn: “Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”

2. Xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh dưới sự lãnh đạo của

2. Xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh dưới sự lãnh đạo của Đảng Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền - Nhà nước của dân - Nhà nước do dân - Nhà nước vì dân Xây dựng Mặt trận dân tộc và các đoàn thể chính trị - xã hội vững mạnh để bảo đảm dân chủ trong xã hội Đối với xây dựng Mặt trận dân tộc, Đoàn Thanh niên Lao động, Công đoàn, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân…

3. Đạo đức Hồ Chí Minh trong xây dựng Đảng Tuân thủ các nguyên

3. Đạo đức Hồ Chí Minh trong xây dựng Đảng Tuân thủ các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng Tấm gương luôn tự rèn luyện, trau dồi phẩm chất, năng lực, đạo đức, lối sống, tác phong của một đảng viên Đạo đức còn thể hiện ở 3 nguyên tắc: - Một là, xây đi đôi với chống; - Hai là, nói đi đôi với làm, gương mẫu đạo đức; - Ba là, tu dưỡng đạo đức hàng ngày, suốt đời.

4. Đạo đức Hồ Chí Minh trong xây dựng hệ thống chính trị Để

4. Đạo đức Hồ Chí Minh trong xây dựng hệ thống chính trị Để bộ máy nhà nước trong sạch, thực sự phục vụ nhân dân Kết hợp đạo đức với pháp luật xây dựng bộ máy nhà nước liêm chính phục vụ Tổ quốc và nhân dân có hiệu quả - Chính phủ liêm chính, hành động có hiệu quả - Chính phủ phụng sự tổ quốc, phục vụ nhân dân - Nhà nước cần biết làm cho người dân thực sự có quyền lực Định hướng xây dựng đạo đức trong Mặt trận dân tộc thống nhất và các đoàn thể chính trị - xã hội

5. Phong cách Hồ Chí Minh trong xây dựng Đảng và hệ thống chính

5. Phong cách Hồ Chí Minh trong xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh - Về phong cách lãnh đạo nêu gương cho cán bộ, đảng viên - Về phong cách lãnh đạo dân chủ, quần chúng Phong cách lãnh đạo dân chủ, quần chúng là khiến cho cấp dưới và nhân dân cả gan nói, cả gan đề ra ý kiến. Khiến cho cán bộ có gan phụ trách, có gan làm việc. “Muốn cho quần chúng hăng hái thi hành, thì người đảng viên ắt phải xung phong làm gương mẫu để quần chúng bắt chước, làm theo. Mà muốn cho quần chúng nghe theo lời mình, làm theo mình, thì người đảng viên, từ việc làm, lời nói cho đến cách ăn ở, phải thế nào cho dân tin, dân phục, dân yêu. Thế là làm cho dân tin Đảng, phục Đảng, yêu Đảng và làm theo chính sách của Đảng và của Chính phủ”.

III. Bài học lịch sử của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo

III. Bài học lịch sử của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng về đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng Đảng, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh - Bài học về đại đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng Ngay từ khi Đảng mới ra đời, Đảng đã chủ trương đoàn kết mọi lực lượng thực hiện nhiệm vụ cách mạng (Bản Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt) - Bài học về xây dựng Đảng, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đề ra 6 nhiệm vụ trọng tâm Nghị quyết Trung ương 4 về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng. . “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; Nghị quyết Trung ương 6 về “Xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ”; Quy định số 08 -Qđi/TW, ngày 25/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương về “Trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương”.

KẾT THÚC CHUYÊN ĐỀ 1 TR N TRỌNG CẢM ƠN

KẾT THÚC CHUYÊN ĐỀ 1 TR N TRỌNG CẢM ƠN