THUYT MINH V DANH LAM THNG CNH H

  • Slides: 25
Download presentation
THUYẾT MINH VỀ DANH LAM THẮNG CẢNH HỒ GƯƠM

THUYẾT MINH VỀ DANH LAM THẮNG CẢNH HỒ GƯƠM

Nhà thơ Hy Lạp Ludemit đã ví: "Hồ Gươm là lẵng hoa xinh đẹp

Nhà thơ Hy Lạp Ludemit đã ví: "Hồ Gươm là lẵng hoa xinh đẹp giữa lòng thành phố".

I. Mở bài: - Hồ Hoàn Kiếm là một biểu tương đẹp và thiêng

I. Mở bài: - Hồ Hoàn Kiếm là một biểu tương đẹp và thiêng liêng của Hà Nội – Trái tim hồng của cả nước. II. Thân bài: 1. Lịch sử, nguồn gốc - Cách đây khoảng 6 thế kỷ, hồ Gươm gồm hai phần chạy dài từ phố Hàng Đào, qua Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt tới phố Hàng Chuối, thông với sông Hồng. - Chu vi sát bờ hồ là khoảng 1750 m, còn chu vi đường xe cơ giới đi vòng quanh hồ là khoảng 2000 m. - Nước hồ quanh năm xanh biếc nên hồ Gươm cũng được gọi là hồ Lục Thuỷ. - Vào thế kỷ XV hồ được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm.

Toaøn caûnh Hoà Göôm

Toaøn caûnh Hoà Göôm

Lê Lợi trả kiếm cho Rùa thần

Lê Lợi trả kiếm cho Rùa thần

Truyền thuyết kể rằng khi Lê Lợi khởi nghĩa ở Lam Sơn (Thanh Hoá)

Truyền thuyết kể rằng khi Lê Lợi khởi nghĩa ở Lam Sơn (Thanh Hoá) có người dân mò được một lưỡi gươm, sau đó lại nhặt được một cái chuôi ở trong rừng. Gươm báu này đã theo Lê Lợi trong suốt thời gian kháng chiến chống giặc Minh. Khi lên ngôi về đóng đô ở Thăng Long, trong một lần nhà vua đi chơi thuyền trên hồ Lục Thuỷ, bỗng một con rùa xuất hiện. Yêu cầu vua trả lại chiếc gươm báu. Rùa ngậm gươm, lặn xuống đáy hồ, và từ đó hồ Lục Thuỷ có tên gọi mới là hồ Hoàn Kiếm (trả gươm) hay hồ Gươm.

2. Cảnh quan xung quanh hồ - Hồ Hoàn Kiếm là một thắng cảnh

2. Cảnh quan xung quanh hồ - Hồ Hoàn Kiếm là một thắng cảnh nổi tiếng của Hà Nội. Quanh hồ trồng nhiều loại hoa và cây cảnh: những hàng liễu rủ, những cành lộc vừng, những chiếc ghế đá ven hồ, … - Mùa xuân, quanh hồ sống động bởi bao nhiêu loài hoa khoe sắc cùng những lễ hội nhộn nhịp… - Mùa thu, Hồ Gươm rực rỡ sắc vàng của lá, sắc màu mang vị cổ điển của những mùa thu vàng trong tranh Lê-vi-tan…

- Mùa đông, Hồ Gươm mờ ảo, quyến rũ như khuôn mặt người thiếu

- Mùa đông, Hồ Gươm mờ ảo, quyến rũ như khuôn mặt người thiếu nữ khéo choàng lên đầu chiếc khăn voan mỏng nhẹ.

- Giữa có tháp Rùa; cạnh hồ có đài Nghiên, tháp Bút, cầu Thê

- Giữa có tháp Rùa; cạnh hồ có đài Nghiên, tháp Bút, cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn. Xung quanh hồ còn có những di tích lịch sử khác như tượng vua Lê Thái Tổ, cầu Thê Húc, tháp Bút, đền Bà Kiệu, . . . bên cạnh những công trình kiến trúc hiện đại. Toà nhà Bưu điện với tháp đồng hồ cổ kính in bóng hồ Gươm đã đi vào lòng nhiều người dân Hà Nội.

a. Tháp Rùa • Là một ngọn tháp ở khoảng giữa, phía nam Hồ

a. Tháp Rùa • Là một ngọn tháp ở khoảng giữa, phía nam Hồ Gươm, Hà Nội. • Tháp xây trên gò Rùa nơi xưa từ thời vua Lê Thánh Tông đã dựng Điếu Đài ở đó để nhà vua ra câu cá. Sang thời Lê Trung Hưng (khoảng thế kỷ 17 -thế kỷ 18) thì chúa Trịnh cho xây đình Tả Vọng trên gò nhưng sang thời nhà Nguyễn thì không còn dấu tích gì nữa. • Ngọn tháp kết hợp phong cách kiến trúc u châu với hàng cửa cuốn gô-tích hai tầng dưới nhưng phần mái cong giữ quy thức kiến trúc Việt Nam.

b. Tháp Bút - Tháp Bút ở Hồ Gươm là một ngọn tháp bằng

b. Tháp Bút - Tháp Bút ở Hồ Gươm là một ngọn tháp bằng đá cao năm tầng, được xây dựng năm Tự Đức thứ 18 (1865) trên nền núi Độc Tôn (còn gọi là núi Ngọc Bội) cũ theo ý tưởng của nhà nho Nguyễn Văn Siêu, nằm ở phía ngoài lối vào cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn. - Tháp dựng trên ngọn núi do đá xếp, đường kính 12 m, cao 4 m. Tháp vuông có năm tầng, cao 28 m. Đỉnh là một ngòi bút lông dựng ngược. Cả cán và ngòi bút cao 0, 9 m. Trên thân ba tầng giữa có khắc theo chiều dọc ba chữ Tả Thanh Thiên mang nghĩa "Viết lên trời xanh". . . - Cụm kiến trúc Tháp Bút biểu dương văn chương, nhưng đồng thời cũng để biểu dương võ công của chúa Trịnh trong việc dẹp cuộc khởi nghĩa của quận Hẻo Nguyễn Danh Phương. Tháp Bút dựng trên một cái gò chất đầy đá hộc, gò này tượng trưng cho 1 ngọn núi, tên là Độc Tôn. Trong bài Bút Tháp chí do Nguyễn Văn Siêu soạn năm 1865 được khắc ngay trên thân tháp.

Tháp Bút và cổng vào đền Ngọc Sơn

Tháp Bút và cổng vào đền Ngọc Sơn

c. Đài Nghiên Ở đầu cầu Thê Húc là Đài Nghiên, nghiên được đặt

c. Đài Nghiên Ở đầu cầu Thê Húc là Đài Nghiên, nghiên được đặt trên tòa cửa đầu tiên dẫn vào đền, là một nghiên mực bằng đá xanh đẽo tạc theo hình nửa quả đào, cắt ngang theo chiều dọc, khoét lõm. Bề dài quả đào 0, 97 m, bề ngang 0, 8 m, cao 0, 3 m, chu vi 2 m, có ba con thiềm thừ (con cóc) đội nghiên như ba cái chân kiềng. Đặc biệt trên thân của nghiên có khắc một bài minh mà tác giả lại cũng là Nguyễn Văn Siêu. Chỉ có 64 chữ (Hán) nhưng ý tứ rất hàm súc, tạm dịch: "Xưa lấy hốc đất làm nghiên, chú giải Đạo Đức kinh, nghiền ngẫm bên nghiên lớn, viết sách Hán Xuân Thu. Từ đá tách ra làm nghiên, chẳng có hình dáng. Không vuông không tròn, dùng vào mọi việc thật kỳ diệu. Không cao không thấp, ngôi ở chính giữa. Cúi soi hồ Hoàn Kiếm, ngửa trông ngọn Bút đá. ứng vào sao Thai mà làm ra mọi biến đổi. Ngậm nguyên khí mà mài hư không".

d. Cầu Thê Húc • Cầu Thê Húc là cây cầu ở hồ Hoàn

d. Cầu Thê Húc • Cầu Thê Húc là cây cầu ở hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội, thủ đô của Việt Nam. • Nối từ Bờ Hồ ra hòn đảo nhỏ nơi có đền Ngọc Sơn, cây cầu này màu đỏ son, làm bằng gỗ, có nhiều trụ liên tiếp. Cầu được Thần Siêu Nguyễn Văn Siêu xây dựng vào năm 1865. Tên của cầu có nghĩa là "nơi đậu ánh sáng Mặt Trời buổi sáng sớm”. • Cầu Thê Húc được làm bằng gỗ rất thô sơ và sơn màu đỏ. Tương truyền cuối thế kỷ 19 cầu bị gãy, người ta xây lại cầu mới có chân làm bằng xi măng cốt thép, sàn và lan can làm bằng gỗ. Cầu có thiết kế cong và uốn luợn như hình con tôm.

CỔNG TAM QUAN

CỔNG TAM QUAN

Đền hiện nay được xây dựng từ thế kỷ XIX. Lúc đầu gọi là

Đền hiện nay được xây dựng từ thế kỷ XIX. Lúc đầu gọi là chùa Ngọc Sơn sau đổi gọi là đền Ngọc Sơn vì trong đền chỉ thờ thần Văn Xương Đế Quân là ngôi sao chủ việc văn chương khoa cử và thờ Trần Hưng Đạo, vị anh hùng có công phá quân Nguyên thế kỷ XIII. Khởi nguyên, khi vua Lý Thái Tổ dời đô ra Thăng Long đặt tên ngôi đền đã có tại đây là Ngọc Tượng, đến đời nhà Trần đổi tên là Ngọc Sơn. Thời Trần, ngôi đền để thờ những người anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong kháng chiến chống Nguyên-Mông. Về sau lâu ngày đền ấy sụp đổ.

Về kiến trúc, đền Ngọc Sơn là một dãy nhà hình chữ Tam gồm

Về kiến trúc, đền Ngọc Sơn là một dãy nhà hình chữ Tam gồm tòa tiền bái, tòa chính điện và hậu cung. Tòa tiền bái thờ Quan Công, tòa chính điện thờ Văn Xương đế quân và tòa hậu cung thờ Trần Hưng Đạo. Ngoài ra trong đền còn thờ Phật A Di Đà. Điều này đã thể hiện rõ quan niệm tam giáo đồng nguyên của người Việt xưa.

Tháp Hoà Phong: trên bờ hướng Đông hồ, là di vật còn sót lại

Tháp Hoà Phong: trên bờ hướng Đông hồ, là di vật còn sót lại của chùa Báo n (bị dỡ bỏ năm 1898). Tháp cao ba tầng, cửa theo bốn hướng Đông Tây Nam Bắc, có các chữ Hán như: Báo Đức môn, Báo n môn, Hoà Phong tháp, Báo Thiên tháp, ứng với mỗi cửa của tháp. Tầng một to và cao hơn hai tầng trên cùng. Bốn mặt của tầng hai hình Bát quái. Tầng ba ghi "Hòa Phong Tháp".

3. Ý nghĩa của Hồ Gươm - Hồ Gươm như 1 tấm gương giữa

3. Ý nghĩa của Hồ Gươm - Hồ Gươm như 1 tấm gương giữa lòng thành phố, đã đi vào trong tâm trí của nhiều người dân Hà Nội. - Vào lúc sáng sớm, người dân sống ở khu vực quanh hồ có thói quen ra đây tập thể dục, đặc biệt là vào mùa hè. Họ gọi các khu phố nằm quanh hồ là Bờ Hồ. - Hồ gắn liền với cuộc sống và tâm tư của nhiều người. - Hồ gắn liền với lịch sử, là biểu tượng khát khao hoà bình (trả gươm cầm bút ), đức văn tài võ trị của dân tộc (thanh kiếm thiêng nơi đáy hồ và tháp bút viết lên trời xanh). . . => Nhiều văn nghệ sĩ đã lấy hình ảnh của Hồ Gươm làm nền tảng cho các tác phẩm của mình.

Hà Nội. . . Hà Nội có Hồ Gươm Nước xanh như pha mực

Hà Nội. . . Hà Nội có Hồ Gươm Nước xanh như pha mực Bên hồ ngọn Tháp Bút Viết thơ lên trời cao … (Trần Đăng Khoa – 1969) Rủ nhau xem cảnh Kiếm hồ, Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn. Đài nghiên, tháp bút chưa mòn, Hỏi ai gây dựng nên non nước này?

4. Cách bảo tồn: - Hiện nay, vẫn còn nhiều hành vi thiếu ý

4. Cách bảo tồn: - Hiện nay, vẫn còn nhiều hành vi thiếu ý thức bảo vệ hồ và cảnh quan xung quanh hồ. - Vì vậy, mỗi người dân VN cần bảo vệ “ lẵng hoa xinh đẹp giữa lòng Hà Nội” này. III. Kết bài Hồ Gươm sẽ sống mãi trong lòng mỗi người dân thủ đô và người dân cả nước như một biểu tượng thiêng liêng về văn hoá của dân tộc VN.