NI QUY THAM GIA LP HC 01 Chun

  • Slides: 26
Download presentation
NỘI QUY THAM GIA LỚP HỌC 01 Chuẩn bị đầy đủ sách vở, đồ

NỘI QUY THAM GIA LỚP HỌC 01 Chuẩn bị đầy đủ sách vở, đồ dùng 04 Thực hành theo yêu cầu của giáo viên 02 03 Tập trung lắng nghe Chủ động ghi chép 05 06 Tham gia toàn tiết học Tự giác hoàn thành bài sau tiết học

TẬP LÀM VĂN Ôn tập văn miêu tả cây cối

TẬP LÀM VĂN Ôn tập văn miêu tả cây cối

MỤC TIÊU 01 Thông qua văn bản, trình bày cấu tạo bài văn miêu

MỤC TIÊU 01 Thông qua văn bản, trình bày cấu tạo bài văn miêu tả cây cối và các lưu ý. 02 Vận dụng viết bài văn tả một cây cụ thể.

Hoa ngọc lan Cây hoa ngọc lan được trồng nhiều bên khu công viên

Hoa ngọc lan Cây hoa ngọc lan được trồng nhiều bên khu công viên đối diện nhà tôi và cả trên con phố nhỏ nơi ông bà ngoại tôi từng ở. Thuở nhỏ, mỗi lần ngồi xích đu trong sân nhà ông bà, tôi lại ngước cặp mắt nhìn lên những cây ngọc lan trong sân. Những tầng lá xanh dịu, nổi bật trên nền trời thu trong xanh, để rồi mỗi khi ngước nhìn lên, dù qua bao năm tháng, tôi vẫn thấy lòng mình dịu đi, bao lo toan dường như cũng được gió cuốn đi hết. Lá xanh như bao bọc, chở che và âu yếm những bông hoa nhỏ trắng muốt. Màu trắng gợi tới những tà áo dài tinh khôi, những tâm hồn học trò trong sáng và cả những gia đình hạnh phúc. Sau này lớn lên, mỗi khi ngồi vào xích đu, tận hưởng hương thơm nồng nàn của những cánh hoa ngọc lan rụng trên vai áo, trong lòng bàn tay, tôi thấy tâm hồn mình như được rộng mở, thanh khiết nhẹ nhàng xiết bao. Khi hè sang hẳn, hương ngọc lan nồng nàn, lôi cuốn người qua đường phải ngước nhìn vào trong sân, bâng khuâng như chợt nhớ lại một kỷ niệm xưa…. Tôi còn nhớ mãi ngôi nhà cũ của ông bà ngoại ở Văn Yên, nơi có những tán ngọc lan rợp bóng mát. Mỗi độ hè sang, những chùm nụ xinh lớn rất nhanh và khi hoa hé nở phô những cánh trắng ngà thì nhụy hoa cũng tỏa hương thơm ngào ngạt, theo gió bay đi rất xa. Bà ngoại tôi nói ngọc lan là loài hoa quý bởi sự thanh khiết của nó nên ngày rằm, mùng luôn chuẩn bị một đĩa hoa để dâng cúng lên bàn thờ Phật, thành tâm cầu mong sự tốt lành cho cả đại gia đình. Nhưng đối với riêng tôi, ngọc lan cũng chính là mùi hương của mẹ. Lúc nào bên mẹ, tôi cũng ngửi thấy hương hoa dịu mát bởi mẹ thường để một nụ hoa xắn trong tay áo. Rồi thời gian qua đi, ông bà tôi cũng chuyển cả về thành phố. Ngôi nhà rợp bóng ngọc lan giờ chỉ còn trong ký ức. Tôi đã tưởng mình quên đi sắc hoa, quên đi mùi hương lạ kỳ ấy cho đến khi bắt gặp cây hoa ở bên công viên. Mỗi lần chạy bộ, hương hoa nồng nàn đưa trong tâm trí tôi một sự tỉnh táo đến lạ lùng. Cánh hoa trắng tinh khiết rơi trên vai áo, theo bước chân về với con ngõ nhỏ, với căn nhà ấm áp tiếng cười. Yêu làm sao sự cống hiến thầm lặng của hoa ngọc lan! Có ai cảm thấy hoa đang tỏa hương khi cuộc sống bề bộn vẫn còn trước mắt. Chỉ đến khi lắng lòng mình lại, giữa khói bụi ồn ào của thành phố, ta chợt thấy hương hoa đang ở quanh mình tự lúc nào, trái tim thổn thức tự hỏi: "Từ bao giờ cây đã ra hoa đẹp tới vậy”. Và chính trong giây phút ấy, đôi lúc tôi tìm thấy sự thanh thản đến lạ thường trong những chùm hoa trắng e ấp nơi tán lá. Hoa ngọc lan cứ thế đã trở thành một phần tuổi thơ của tôi, là những nhớ nhung và hoài niệm về một mái nhà xưa lưu giữ bao ký ức ngọt ngào. Tôi yêu những chùm hoa ngọc lan bé nhỏ tinh khôi, giản dị mà lặng lẽ. Yêu biết bao cái hương thơm xốn xang lòng người của ngọc lan. "Mùi lan thơm ngát cùng gió. Sẽ tiếc mãi nếu biết lúc chớm đông hoa thơm lụi tàn. Để gió mãi cuốn đi, để mãi bâng khuâng” như lời ca khúc "Hương ngọc lan”. (Nguồn Internet)

Trả lời các câu hỏi Câu 1. Tác giả miêu tả hoa ngọc lan

Trả lời các câu hỏi Câu 1. Tác giả miêu tả hoa ngọc lan ở ngôi nhà cũ của ông bà ngoại như thế nào? Câu 2. Đoạn mở bài được viết theo cách nào? Câu 3. Đoạn kết bài được viết theo cách nào? Câu 4. Màu của hoa ngọc lan khiến tác giả gợi nhớ (liên tưởng) đến gì? Câu 5. Khi miêu tả hương thơm của hoa ngọc lan tác giả đã dùng những từ ngữ nào?

Câu 1. Tác giả miêu tả hoa ngọc lan ở ngôi nhà cũ của

Câu 1. Tác giả miêu tả hoa ngọc lan ở ngôi nhà cũ của ông bà ngoại như thế nào? . Những chùm nụ xinh lớn rất nhanh và khi hoa hé nở phô những cánh trắng ngà thì nhụy hoa cũng tỏa hương thơm ngào ngạt, theo gió bay đi rất xa.

Câu 2. Đoạn mở bài được viết theo cách nào? Cây hoa ngọc lan

Câu 2. Đoạn mở bài được viết theo cách nào? Cây hoa ngọc lan được trồng nhiều bên khu công viên đối diện nhà tôi và cả trên con phố nhỏ nơi ông bà ngoại tôi từng ở. Thuở nhỏ, mỗi lần ngồi xích đu trong sân nhà ông bà, tôi lại ngước cặp mắt nhìn lên những cây ngọc lan trong sân. Mở bài trực tiếp.

Câu 3. Đoạn kết bài được viết theo cách nào? Tôi yêu những chùm

Câu 3. Đoạn kết bài được viết theo cách nào? Tôi yêu những chùm hoa ngọc lan bé nhỏ tinh khôi, giản dị mà lặng lẽ. Yêu biết bao cái hương thơm xốn xang lòng người của ngọc lan. "Mùi lan thơm ngát cùng gió. Sẽ tiếc mãi nếu biết lúc chớm đông hoa thơm lụi tàn. Để gió mãi cuốn đi, để mãi bâng khuâng” như lời ca khúc "Hương ngọc lan”. Kết bài mở rộng.

Câu 4. Màu của hoa ngọc lan khiến tác giả gợi nhớ (liên tưởng)

Câu 4. Màu của hoa ngọc lan khiến tác giả gợi nhớ (liên tưởng) đến gì? Những tà áo dài tinh khôi, những tâm hồn học trò trong sáng và cả những gia đình hạnh phúc.

Câu 5. Khi miêu tả hương thơm của hoa ngọc lan tác giả đã

Câu 5. Khi miêu tả hương thơm của hoa ngọc lan tác giả đã dùng những từ ngữ nào? nồng nàn lôi cuốn; nhụy cũng tỏa hương thơm ngào; xốn xang lòng người; hương hoa dịu mát.

Các đặc điểm nổi bật của cây ngọc lan. + những tầng lá xanh

Các đặc điểm nổi bật của cây ngọc lan. + những tầng lá xanh dịu + lá xanh như bao bọc, như che chở và âu yếm những bông hoa nhỏ trắng muốt + những chùm nụ xinh lớn rất nhanh + hoa hé nở phô những cánh trắng ngà thì nhụy hoa cũng tỏa hương thơm ngào ngạt, theo gió bay đi rất xa + cánh hoa rụng trên vai áo, trong lòng bàn tay

Cấu tạo bài văn miêu tả cây cối Mở bài Thân bài Giới thiệu

Cấu tạo bài văn miêu tả cây cối Mở bài Thân bài Giới thiệu cây định tả. - Tả bao quát; tả từng bộ phận của cây - Hoặc tả sự thay đổi của cây theo từng thời kì phát triển Kết bài Nêu lợi ích của cây và tình cảm với cây.

Lưu ý khi viết bài văn miêu tả cây cối - Kết hợp tả

Lưu ý khi viết bài văn miêu tả cây cối - Kết hợp tả cảnh vật thiên nhiên xung quanh: chim chóc, ong bướm, …hay hoạt động của con người liên quan đến cây. - Kết hợp các giác quan khi quan sát - Sử dụng từ ngữ gợi tả, biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa.

Chia sẻ bài văn miêu tả một cây con yêu thích.

Chia sẻ bài văn miêu tả một cây con yêu thích.

Chữa phiếu tổng hợp Môn Tiếng Việt

Chữa phiếu tổng hợp Môn Tiếng Việt

CHIỀN CHIỆN BAY LÊN Đã vào màu thu … Đám cỏ may đã hết

CHIỀN CHIỆN BAY LÊN Đã vào màu thu … Đám cỏ may đã hết cái thời hoa giăng một dải tím ngắt mặt đê, cỏ đã vào quả để lại những chấm bạc có đuôi nhọn như kim, găm vào đầy hai ống quần, mỗi khi ai sơ ý đi qua lối cỏ. Chim chiền chiện vẫn lang thang kiếm ăn trong các bụi cỏ may già, trên đồng, trên bãi. Chiền chiện giống sẻ đồng nhưng áo không một màu nâu sồng như chim sẻ. Áo của chiền chiện màu đồng thau, đốm đậm đốm nhạt rất hài hòa. Chiền chiện chân cao và mảnh, đầu rất đẹp. Trông dáng vẻ của chiền chiện như thể một kị sĩ đồng xưa bị tội ở trên trời, nên Thượng đế đã hóa phép ẩn mình trong kiếp chim bé nhỏ. Chiều thu buông xuống dần. Đó là lúc chim cũng kiếm ăn no nê, trên bãi trên đồng. Từ một bờ sông, bỗng một cánh chiền chiện bay lên. Thoạt đầu như một viên đá ném vút lên trời, nhưng viên đá ấy như có một sức thần không rơi xuống, nó cứ lao vút, lao vút mãi lên chín tầng mây… Chiền chiện bay lên đấy! Theo với tiếng chim bay lên, từ không trung vọng xuống một tiếng hót trong sáng diệu kì, giọng ríu ran đổ hồi, âm điệu hài hòa đến tinh tế. Giọng hót vừa đượm vẻ hồn nhiên, vừa thơ thới, thanh thản…Chim gieo niềm yêu đời vô tư cho những người lam lũ trên mặt đất. Lúc ấy, trên cánh đồng, vẫn người nào việc ấy. Người làm cỏ vẫn làm cỏ, người xới xáo vẫn xới xáo, người cày cuốc vẫn cày cuốc…Nhưng tiếng chim hồn hậu đang nhập lặng lẽ vào tâm hồn họ. Đến như tôi, một cậu bé chăn trâu bảy, tám tuổi đầu cũng mê đi trong tiếng hót chiền chiện giữa chiều mà bầu trời, mặt đất, hồn người đều trong sáng…Tiếng chim là tiếng hót của thiên sứ gửi lời chào mặt đất. Chiền chiện đã bay lên và đang hót. Theo

Câu 1. Chim chiền chiện kiếm ăn ở đâu? A trong các ao ven

Câu 1. Chim chiền chiện kiếm ăn ở đâu? A trong các ao ven làng B trong các bụi cỏ may già, trên đồng, trên bãi C trong các ruộng lúa đang gặt

Câu 2. Tác giả đã miêu tả những bộ phận nào của chim chiền

Câu 2. Tác giả đã miêu tả những bộ phận nào của chim chiền chiện? A bộ lông, đôi chân, cánh, mỏ B dáng vẻ, bộ lông, chân, đầu C đầu, mắt, mỏ, lông cánh, chân

Câu 3. Tác giả đã miêu tả những hoạt động nào của chim chiền

Câu 3. Tác giả đã miêu tả những hoạt động nào của chim chiền chiện? A hoạt động kiếm mồi, bay lên cao và hót B hoạt động bay, hót, nhảy C hoạt động kiếm mồi, bay

Câu 4. Tác giả đã miêu tả tiếng hót của chim chiền chiện như

Câu 4. Tác giả đã miêu tả tiếng hót của chim chiền chiện như thế nào? A trong sáng diệu kì, giọng ríu ran đổ hồi, âm điệu hài hòa đến tinh tế B trong veo, líu lo, thánh thót như hàng trăm chiếc đàn cùng hòa tấu C lảnh lót, vui tươi, tràn đầy tình yêu cuộc sống

Câu 5. Tiếng chim đã mang lại điều gì cho người nông dân? A

Câu 5. Tiếng chim đã mang lại điều gì cho người nông dân? A B C làm cho tâm hồn con người thêm trong sáng làm cho tâm hồn con người thêm hồn hậu gieo niềm yêu đời vô tư cho những con người lao động lam lũ

Câu 6. Trong bài, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

Câu 6. Trong bài, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Em hãy ghi lại một câu văn có sử dụng biện pháp nghệ thuật mà em thích. Trong bài, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa và so sánh. Trông dáng vẻ của chiền chiện như thể một kị sĩ đồng xưa bị tội ở trên trời, nên Thượng đế đã hóa phép ẩn mình trong kiếp chim bé nhỏ. (nghệ thuật so sánh) Chim gieo niềm yêu đời vô tư cho những người lam lũ trên mặt đất. (nghệ thuật nhân hóa)

Câu 7. Xác định chủ ngữ (CN), vị ngữ (VN) của từng câu. a)Từ

Câu 7. Xác định chủ ngữ (CN), vị ngữ (VN) của từng câu. a)Từ một bờ sông, bỗng một cánh chiền chiện bay lên. CN VN b)Tiếng chim là tiếng hót của thiên sứ gửi lời chào mặt đất. CN VN

Câu 8. Chuyển câu kể sau thành 3 câu khiến. Chiền chiện bay. Chiền

Câu 8. Chuyển câu kể sau thành 3 câu khiến. Chiền chiện bay. Chiền chiện hãy bay lên nào! Chiền chiện đừng bay nữa nhé! Bay nhanh lên chiền chiện!

Câu 9. Nối các từ đã cho với nghĩa của tiếng “ đẹp ”

Câu 9. Nối các từ đã cho với nghĩa của tiếng “ đẹp ” cho thích hợp: vẻ đẹp con người vẻ đẹp thiên nhiên quả cảm tuyệt diệu dịu dàng hiền hậu hùng vĩ lộng lẫy

DẶN DÒ - Làm lại bài sai trong phiếu tự học. - Viết bài

DẶN DÒ - Làm lại bài sai trong phiếu tự học. - Viết bài văn miêu tả con vật mà con yêu thích.