VN LNG GHP GII TRONG GIO DC MM

  • Slides: 41
Download presentation
VẤN ĐỀ LỒNG GHÉP GIỚI TRONG GIÁO DỤC MẦM NON

VẤN ĐỀ LỒNG GHÉP GIỚI TRONG GIÁO DỤC MẦM NON

NỘI DUNG 1. Giới và các thuật ngữ có liên quan 2. Tại sao

NỘI DUNG 1. Giới và các thuật ngữ có liên quan 2. Tại sao phải lồng ghép giới trong GDMN? 3. Lồng ghép giới trong thực hiện Chương trình GDMN: cần làm gì?

I. GIỚI VÀ CÁC THUẬT NGỮ (1)Giới và giới tính (2)Định kiến giới, khuôn

I. GIỚI VÀ CÁC THUẬT NGỮ (1)Giới và giới tính (2)Định kiến giới, khuôn mẫu giới, phân biệt giới (3)Bình đẳng giới (4)Công bằng giới (5)Nhạy cảm giới (6)Lồng ghép giới

GIỚI- GIỚI TÍNH Có râu Có kinh nguyệt Sinh con Cho con bú Tinh

GIỚI- GIỚI TÍNH Có râu Có kinh nguyệt Sinh con Cho con bú Tinh trùng Buồng trứng Đi học Chơi nhạc Theo đạo Lao động chân tay Lao động trí óc Trông con Làm việc nhà Hoạt động xã hội Kiếm tiền Thăng chức Nghỉ hưu Tập thể thao Nấu ăn Trang điểm Làm giám đốc Ra quyết định

GIỚI- GIỚI TÍNH GIỚI: § Giới chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của

GIỚI- GIỚI TÍNH GIỚI: § Giới chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội. § không có sẵn từ khi ta sinh ra mà được dạy dỗ, mong đợi về mặt xã hội và được xã hội coi là thuộc về nam giới, phụ nữ, trẻ em trai và trẻ em gái § Đa dạng, khác biệt § Có thể thay đổi được GIỚI TÍNH: § Giới tính chỉ các đặc điểm sinh học của nam, nữ. § Có sẵn, tự nhiên, bẩm sinh § Đồng nhất § Không thay đổi được

ĐỊNH KIẾN GIỚI § “Đàn ông nổi giếng khơi, đàn bà sâu sắc như

ĐỊNH KIẾN GIỚI § “Đàn ông nổi giếng khơi, đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu” § “Trai tài lấy năm lấy bảy, gái chính chuyên chỉ có một chồng” § “Trai tay không chẳng ăn mày vợ, gái trăm vạn cũng thể nhờ chồng” § “Vắng đàn ông quạnh nhà, vắng đàn bà quạnh bếp” § “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”

Định kiến giới- Khuôn mẫu giới- Phân biệt đối xử về giới Định kiến

Định kiến giới- Khuôn mẫu giới- Phân biệt đối xử về giới Định kiến giới: là nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí, vai trò, về năng lực của nam hoặc nữ. Ở Việt nam các định kiến giới thường đề cao vai trò và địa vị của nam giới, đẩy phụ nữ xuống địa vị thấp hơn, xuống vị trí mà người phụ nữ bị phụ thuộc hoặc năng lực bị coi thường. Định kiến giới dẫn đến khuôn mẫu giới Khuôn mẫu giới: là những mẫu hình giá trị, niềm tin được định sẵn, quy định những đặc điểm điển hình của nam giới và phụ nữ Định kiến giới và khuôn mẫu giới dẫn đến phân biệt đối xử theo giới Phân biệt đối xử theo giới: là việc hạn chế, loại trừ, không công nhận hoặc không coi trọng vai trò, vị trí, quyền của cá nhân chỉ dựa trên việc họ là nam hay nữ

BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI Bất bình đẳng giới là sự đối xử khác biệt

BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI Bất bình đẳng giới là sự đối xử khác biệt với nam và nữ dựa trên cơ sở giới tính làm dẫn đến: Cơ hội khác nhau § Sự tham gia khác nhau § Tiếp cận và kiểm soát các nguồn khác nhau § Thụ hưởng khác nhau §

Những biểu hiện của bất bình đẳng giới: Thể hiện trên tất cả các

Những biểu hiện của bất bình đẳng giới: Thể hiện trên tất cả các lĩnh vực giáo dục, lao động -việc làm, chính trị, chăm sóc sức khỏe và công việc gia đình. Cụ thể là: § Phân công lao động: Phụ nữ phải làm việc nhiều thời gian hơn nam giới, một số công việc của họ không được trả công (chăm sóc, nội trợ, hỗ trợ. . . ) nên họ bị coi là không đóng góp nhiều cho xã hội. § Cơ hội tiếp cận nguồn lực: Phụ nữ hạn chế hơn nam giới trong việc tiếp cận giáo dục – đào tạo, dạy nghề. § Vị trí: Vị trí của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội thường thấp hơn nam giới. Phụ nữ không có tiếng nói trong việc ra những quyết định của gia đình. § Hưởng thụ thành quả lao động: Cùng một công việc nhưng nữ được trả lương thấp hơn.

BÌNH ĐẲNG GIỚI Bình đẳng giới là việc nam nữ có vị trí, vai

BÌNH ĐẲNG GIỚI Bình đẳng giới là việc nam nữ có vị trí, vai trò ngang nhau được tạo điều kiện và cơ hội để phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó. Bình đẳng giới thực chất là bình đẳng về quyền, về nghĩa vụ, về việc được hưởng mọi cơ hội và kết quả của nam và nữ.

Bình đẳng giới

Bình đẳng giới

BÌNH ĐẲNG GIỚI - CÔNG BẰNG GIỚI Bình đẳng giới thực chất không phải

BÌNH ĐẲNG GIỚI - CÔNG BẰNG GIỚI Bình đẳng giới thực chất không phải là đối xử giống nhau đối với phụ nữ và nam giới; Mà là cần suy chiếu và tôn trọng những khác biệt sinh học (giới tính) của nam và nữ để đưa ra những biện pháp đảm bảo bình đẳng. Bình đẳng giới không có nghĩa là phụ nữ và nam giới có số lượng bằng nhau trong mọi loại công việc, mà là phụ nữ, nam giới có khả năng và sở thích làm việc gì thì được tạo điều kiện và trao cơ hội để họ làm việc đó. Công bằng giới: là cách thức đối xử phù hợp với phụ nữ và nam giới trên cơ sở xem xét và coi trọng sự khác biệt về nhu cầu, rào cản văn hóa, năng lực để tạo điều kiện thuận lợi cho họ phát huy tối đa khả năng của mình, nhằm đảm bảo cho nam giới và phụ nữ có cơ hội và điều kiện tham gia và hưởng lợi một cách bình đẳng.

 LỒNG GHÉP GIỚI, NHẠY CẢM GIỚI Lồng ghép giới: - Ở tầm vĩ

LỒNG GHÉP GIỚI, NHẠY CẢM GIỚI Lồng ghép giới: - Ở tầm vĩ mô là phương pháp tiếp cận và biện pháp mang tính chiến lược nhằm đạt được bình đẳng giới trong xã hội bằng cách đưa yếu tố giới vào mọi thiết chế cũng như các lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình. - Ở tầm vi mô- trong các lĩnh vực và hoạt động cụ thể - thì lồng ghép giới chính là biện pháp hay cách thức đưa mối quan tâm về bình đẳng giới vào trong công việc hàng ngày của mỗi cá nhân hay tổ chức. Nhạy cảm giới: là nói đến khả năng của một cá nhân hay một tổ chức trong việc nhận thức đầy đủ và đúng đắn về các vấn đề giới và tầm quan trọng của bình đẳng giới trong tổ chức và trong thực hiện các hoạt động can thiệp cụ thể

II. TẠI SAO PHẢI LỒNG GHÉP GIỚI TRONG GDMN? 1. Đảm bảo nâng cao

II. TẠI SAO PHẢI LỒNG GHÉP GIỚI TRONG GDMN? 1. Đảm bảo nâng cao chất lượng GDMN, giúp trẻ em phát triển toàn diện 2. Đảm bảo thực hiện các quy định pháp lý về Bình đẳng giới 3. Góp phần giải quyết các bất bình đẳng trong cơ sở GDMN

N NG CAO CHẤT LƯỢNG GDMN, GIÚP TRẺ EM PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN Ø

N NG CAO CHẤT LƯỢNG GDMN, GIÚP TRẺ EM PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN Ø Ø Sự phát triển của trẻ em trong giai đoạn từ 0 -6 tuổi tạo ra “nền móng” cho sự phát triển cá nhân trong suốt cuộc đời, cũng như quyết định chất lượng nguồn nhân lực quốc gia sau này; Thông qua con đường “tập nhiễm” và “bắt chước” người lớn, ở trẻ em sẽ hình thành và phát triển các giá trị, niềm tin, hay nhận thức, thái độ, kỹ năng/hành vi của con người, trong đó bao gồm các khuôn mẫu giới => ảnh hưởng đến sự tương tác của nhóm trẻ với nhau;

N NG CAO CHẤT LƯỢNG GDMN, GIÚP TRẺ EM PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN (tiếp)

N NG CAO CHẤT LƯỢNG GDMN, GIÚP TRẺ EM PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN (tiếp) Ø Ø Việc đảm bảo bình đẳng giới sẽ tạo ra nhiều cơ hội và điều kiện như nhau cho trẻ em trai và trẻ em gái bộc lộ tiềm năng, phát triển năng lực của mình mà không bị phân biệt đối xử dưới bất kỳ hình thức nào; Góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện, chuẩn bị sẵn sàng vào lớp Một và học tâp thành công ở giai đoạn tiếp theo; Góp phần quan trọng để hình thành các quan điểm tiến bộ về giới ngay từ giai đoạn đầu đời; Tạo nền tảng cho hành động có trách nhiệm giới của học sinh khi các em vào học phổ thông và khi trưởng thành.

ĐẢM BẢO THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LÝ VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI Ø

ĐẢM BẢO THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LÝ VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI Ø § § Thực hiện tốt các quyền cho trẻ em: Quyền được đối xử bình đẳng và bảo vệ chống lại sự kỳ thị phân biệt tôn giáo, nguồn gốc và bình đẳng giới; Mọi trẻ em phải được hưởng quyền của mình dù là gái hay trai, giàu hay nghèo, khoẻ mạnh hay ốm đau, khuyết tật, đa số hay thiểu số, theo tôn giáo hay không tôn giáo…

ĐẢM BẢO THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LÝ VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI (tiếp)

ĐẢM BẢO THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LÝ VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI (tiếp) Ø § § Thực hiện tốt các Luật trẻ em: Không phân biệt đối xử với mọi trẻ em; Không phân biệt dân tộc, tín ngưỡng tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội, chính kiến của Cha, Mẹ hoặc người giám hộ, đều được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, được hưởng các quyền theo quy định của pháp luật;

ĐẢM BẢO THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LÝ VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI (tiếp)

ĐẢM BẢO THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LÝ VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI (tiếp) Ø § § § Thực hiện tốt các Luật trẻ em: Khuyến khích sự tham gia của trẻ em; không trù dập, kỳ thị khi trẻ em bày tỏ ý kiến, nguyện vọng; Tạo môi trường an toàn, thân thiện, bình đẳng để trẻ em tham gia; Bảo đảm để trẻ em tham gia tự nguyện, chủ động, phù hợp với độ tuổi, giới tính và sự phát triển của trẻ em.

VÌ ĐẢM BẢO THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LÝ VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI

VÌ ĐẢM BẢO THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LÝ VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI (tiếp) Ø § § § Góp phần thực hiện tốt Luật bình đẳng giới: Nam, nữ bình đẳng về độ tuổi đi học, đào tạo, bồi dưỡng; Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận và hưởng thụ các chính sách về giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; Đối xử công bằng, tạo cơ hội như nhau giữa con trai, con gái trong học tập, lao động và tham gia các hoạt động khác.

ĐẢM BẢO THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LÝ VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI (tiếp)

ĐẢM BẢO THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LÝ VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI (tiếp) Ø § § § Góp phần thực thi các chỉ đạo của Nhà nước, Bộ, ngành GD Thực hiện tốt mục tiêu 4. 2 và 5. 2 trong Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững 4; Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 – 2020; Thực hiện các mục tiêu Bình đẳng giới và giáo dục cho trẻ em gái tại Việt Nam do Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) tại Hà Nội phối hợp với Bộ GD &ĐT Việt Nam phát động về Bình đẳng giới và giáo dục cho trẻ em gái tại Việt Nam giai đoạn 2016 -2020;

ĐẢM BẢO THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LÝ VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI (tiếp)

ĐẢM BẢO THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LÝ VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI (tiếp) Ø § Góp phần thực thi các chỉ đạo của Nhà nước, Bộ, ngành GD (tiếp) Thực hiện các văn bản có liên quan trực tiếp đến ngành Giáo dục và ngành học mầm non: q Thông tư số 26/2018/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non Thông tư 28/2016/TT-BGDDT ban hành chương trình giáo dục mầm non; q Quyết định số 4996/QĐ-BGDĐT ngày 28 tháng 10 năm 2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Phê duyệt kế hoạch hành động về bình đẳng giới của ngành giáo dục giai đoạn 2016 -2020 Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017.

GÓP PHẦN GIẢI QUYẾT CÁC BẤT BÌNH ĐẲNG TRONG CƠ SỞ GDMN Ø Ø

GÓP PHẦN GIẢI QUYẾT CÁC BẤT BÌNH ĐẲNG TRONG CƠ SỞ GDMN Ø Ø Đặc điểm giống và khác nhau giữa phụ nữ và nam giới, của trẻ em trai và trẻ em gái phải được thừa nhận, đánh giá và coi trọng như nhau trong từng vai trò nhất định của họ; Phụ nữ và nam giới, trẻ em trai và trẻ em gái có sự công bằng về quyền lợi, trách nhiệm và bình đẳng về tiếp cận cơ hội, phát huy tối đa khả năng, năng lực của mỗi cá nhân và ra quyết định; Có cơ hội bình đẳng để nam và nữ, trẻ em trai và trẻ em gái được tham gia, đóng góp và được thụ hưởng như nhau về nguồn lực và thành quả của sự phát triển; Được bình đẳng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.

III. LỒNG GHÉP GIỚI TRONG THỰC HIỆN CT GDMN: CẦN LÀM GÌ? • Nhận

III. LỒNG GHÉP GIỚI TRONG THỰC HIỆN CT GDMN: CẦN LÀM GÌ? • Nhận thức đầy đủ và đúng đắn về giới và tầm quan trọng của lồng ghép giới trong GDMN • Xác định được các lĩnh vực/ hoạt động cơ bản để thực hiện Chương trình GDMN • Biết đặt và trả lời các câu hỏi phân tích giới cho từng hoạt động để thực hiện Chương trình GDMN theo quan điểm “giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” • Xác định được các biểu hiện của bất bình đẳng giới và các nguyên nhân • Suy nghĩ, trao đổi và lựa chọn biện pháp điều chỉnh/giải quyết bất bình đẳng giới

Các câu hỏi phân tích giới cần đặt ra trong các HĐ Nhóm trẻ/Trẻ

Các câu hỏi phân tích giới cần đặt ra trong các HĐ Nhóm trẻ/Trẻ nào làm gì? – Ai tham gia? Nhóm trẻ/ Trẻ nào có gì? – Ai tiếp cận và kiểm soát nguồn lực? Nhóm trẻ/ Trẻ nào ra quyết định? Ai ra quyết định? Nhu cầu cụ thể gì? của nhóm trẻ/ trẻ nào được đáp ứng? - Nhu cầu cụ thể nào? Của ai? Được đáp ứng? • Nhóm trẻ/ trẻ nào được phát triển thuận lợi hơn? Ít thuận lợi hơn? – Nhu cầu chiện lược nào được đáp ứng? Ai được lợi? Ai mất? Các hoạt động thực hiện Chương trình: (1) Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục (2) Tổ chức môi trường giáo dục: Môi trường vật chất và tương tác với trẻ và làm việc với CM (3) Thực hiện các hoạt động giáo dục- phương pháp sư phạm của GV • •

1. Trong xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục/ giáo án Bản kế

1. Trong xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục/ giáo án Bản kế hoạch GD có nhạy cảm giới phải đảm bảo tính đến các nhu cầu khác nhau của trẻ em trong suốt quá trình hoạt động, đồng thời, truyền đạt cho trẻ thông điệp, đó là cả nam giới và phụ nữ đều có thể làm cùng 1 công việc xã hôi như nhau, và trẻ em trai và trẻ em gái đều có thể làm cùng 1 nhiệm vụ giống nhau

Vận dụng các câu hỏi phân tích giới nêu trên vào xem xét bản

Vận dụng các câu hỏi phân tích giới nêu trên vào xem xét bản kế hoạch HĐ giáo dục. Suy ngẫm và tìm kiếm câu trả lời: - Có hay không các nhu cầu khác nhau của trẻ em? Trẻ nào? Nhóm trẻ nào có nhu cầu đặc biệt? - Có những hoạt động nào được thiết kế với những hình thức ntn? Nó có đảm bảo sự tham gia đồng đều của tất cả trẻ em hay không? Nên thiết kế ntn để đảm bảo không phân biệt giới? - Có đảm bảo sự tiếp cận và sử dụng nguồn lực công bằng ở tất cả trẻ em hay không? - Có đảm bảo việc tôn trọng và khuyến khích tất cả trẻ trong khi trình bày và đánh giá sản phẩm hoạt động của trẻ hay không?

Thứ tự 1 2 3 4 5 6 7 8 Các câu hỏi kiểm

Thứ tự 1 2 3 4 5 6 7 8 Các câu hỏi kiểm tra nhạy cảm giới trong bản kế hoạch GD Tôi soạn các HĐ mà cả nam lẫn nữ đều thích. Tôi soạn nhiều loại HĐ để dạy mọi trẻ em. Tôi đọc trước câu chuyện/ tranh minh họa mình sẽ sử dụng trong lớp để kiểm tra định kiến giới. Tôi điều chỉnh các câu chuyện và tranh minh họa trước khi sử dụng chúng để làm tăng tính nhạy cảm hơn về giới. Tôi chuẩn bị các câu hỏi để sử dụng với những trẻ em giúp ngăn ngừa định kiến giới. Tôi lên kế hoạch cho các hoạt động theo cách mà cả trẻ trai và trẻ gái đều được khuyến khích tương tác. Tôi lên kế hoạch cho một loạt các trò chơi và các tài liệu học tập khác hấp dẫn cho cả nam và nữ. Tôi có kế hoạch cho người học của tôi sử dụng nhiều cách chơi và các nguyên vật liệu học tập khác. Không Thỉnh bao giờ thoảng Thường Luôn xuyên luôn

2. Trong tổ chức các hoạt động giáo dục • Trong tổ chức các

2. Trong tổ chức các hoạt động giáo dục • Trong tổ chức các hoạt động giáo dục, vui chơi và trải nghiệm cho trẻ muốn đảm bảo nhạy cảm giới GVMN cần chú ý sử dụng các phương pháp khuyến khích trẻ làm việc theo nhóm, thu hút sự tham gia bình đẳng của tất cả trẻ em, không phân biệt giới tính.

Vận dụng các câu hỏi phân tích giới nêu trên vào xem xét việc

Vận dụng các câu hỏi phân tích giới nêu trên vào xem xét việc tổ chức các hoạt động giáo dục. Suy ngẫm và tìm kiếm câu trả lời: • GV có tin rằng cần giáo dục cho trẻ em trai và trẻ em gái khác nhau hay không? • GV có biết sự lựa chọn và mức độ tham gia khác nhau của trẻ em trong các hoạt động, các thành phần của hoạt động giáo dục, trong vui chơi và trải nghiệm? • GV có giao nhiệm vụ như nhau hay yêu cầu, tạo điều kiện và cơ hội như nhau cho các trẻ em trai khác trẻ em gái không? Có chú ý hơn đến trẻ em có nhu cầu đặc biệt không? • Có hoạt động nào được tổ chức dành cho riêng trẻ em trai? Cho riêng trẻ em gái trong giờ học? trong các hoạt động chơi và trải nghiệm? • GV có khuyến khích sự tham gia hay thể hiện các vai trò khác nhau đối với trẻ em gái và trẻ em trai hay không? (dùng lời nhẹ nhàng, tình cảm động viên trẻ em gái, trong khi ra lệnh đối với trẻ em trai; Khuyến khích trẻ em trai chơi trò chơi xây dựng; trẻ em gái chơi trò chơi gia đình…) • GV có đánh giá trẻ dựa trên năng lực của chúng hay dựa trên kỳ vọng giới khác nhau đối với trẻ em khác nhau?

Thứ tự Các câu hỏi kiểm tra nhạy cảm giới trong tổ chức hoạt

Thứ tự Các câu hỏi kiểm tra nhạy cảm giới trong tổ chức hoạt động GD 1 Tôi nghĩ về các định kiến giới của bản thân và cách chúng ảnh hưởng tới trẻ em. 2 3 4 5 Tôi nhận ra rằng các định kiến giới của mình có lẽ mang tính vô thức. Tôi khuyến khích và theo dõi sự tham gia của tất cả những trẻ em của tôi. Tôi giao cho trẻ em gái và trẻ em trai những nhiệm vụ và công việc tương tự. Tôi thu hút các trẻ em của mình vào các cuộc trò chuyện giúp chúng suy nghĩ về vai trò giới. Không Thỉnh bao giờ thoảng Thường Luôn xuyên luôn

3. Trong tổ chức môi trường giáo dục /vật chất • Môi trường giáo

3. Trong tổ chức môi trường giáo dục /vật chất • Môi trường giáo dục, đặc biệt là môi trường vật chất trong nhóm/ lớp cần đảm bảo nhạy cảm giới- đáp ứng nhu cầu phát triển của tất cả trẻ, cần được tổ chức phong phú về đồ chơi, vật liệu chơi và các tài liệu học tập khác như sách tranh và truyện, tranh minh họa và áp phích trên tường không chứa yếu tố phân biệt giới.

Vận dụng các câu hỏi phân tích giới nêu trên vào xem xét việc

Vận dụng các câu hỏi phân tích giới nêu trên vào xem xét việc tổ chức môi trường giáo dục. Suy ngẫm và tìm kiếm câu trả lời: Đối với chỗ ăn, nghỉ, vệ sinh và đồ dùng: • Có hay không sự phân biệt trong bố trí chỗ ăn, nghỉ cho trẻ em trai với trẻ em gái? Các đồ dùng phục vụ ăn nghỉ của trẻ có đảm bảo an toàn, vệ sinh với trẻ em không? • Có nhà vệ sinh đảm bảo an toàn cho tất cả trẻ? Có khu vực riêng cho trẻ em trai? Cho trẻ em gái? Với các đồ dùng vệ sinh khác nhau? • Có chú ý hơn đến trẻ có nhu cầu đặc biệt hay không? Đối với đồ chơi, vật liệu chơi: • Có đồ chơi, hay vật liệu chơi nào chỉ dành cho nhóm trẻ em trai hay trẻ em gái không? Hay chỉ nhóm trẻ em trai/ hay gái chọn để chơi? • Có đồ chơi nào chỉ thiên về 1 giới tính không? Ví dụ: chỉ có búp bê với kiểu trang phục, đầu tóc của bé gái • Có đồ chơi, vật chơi nào củng cố các vai trò truyền thống về giới? Ví dụ: Đàn ông- lái xe tải; Đàn bà- nấu ăn.

Đối với sách tranh và truyện, áp phích…được sử dụng trong các góc chơi,

Đối với sách tranh và truyện, áp phích…được sử dụng trong các góc chơi, nhóm/ lớp: • Có bao nhiêu nhân vật trong cuốn sách, tranh, truyện là nam và bao nhiêu là nữ? • Có chi tiết nào (hình ảnh, hoạt động, từ ngữ) của sách tranh, truyện hay áp phích mô tả hình ảnh và phẩm chất, năng lực, hành vi của đàn ông đàn bà, trẻ em trai và gái “một cách rập khuôn” không? • Có các hình ảnh hay hoạt động nào trong sách tranh, truyện hay áp phích củng cố định kiến giới và khuôn mẫu giới hay không? • Có hình ảnh, nội dung nào phá vỡ định kiến giới trong xã hội của bạn không? (Cô gái chơi bóng đá, một người đàn ông chăm sóc trẻ em, một nữ lãnh đạo cộng đồng, v. v. ) • Có hình ảnh hay hoạt động nào trong sách tranh, truyện, áp phích…. thể hiện sự phân công lao động theo giới? • Vai trò và mối quan hệ giữa các nhân vật nam và nữ được miêu tả hay thể hiện như thế nào - có theo khuôn mẫu hay không? • Có nội dung hay chi tiết nào trong truyện thể hiện vai trò chỉ huy/ lãnh đạo trong phân công lao động, ra quyết định, tham gia và hưởng lợi của đàn ông, vai trò phục tùng/ nghe lời của đàn bà hay không? • Các hình ảnh minh họa có phản ánh sự đa dạng của xã hội? Có sự đa dạng nhân vật với các yếu tố, ví dụ, màu da, quần áo, chiều cao và hình dạng cơ thể khác nhau? Có xuất hiện người thiểu số như người khuyết tật hay không?

Đối với việc bố trí các góc chơi: • Có góc chơi nào dành

Đối với việc bố trí các góc chơi: • Có góc chơi nào dành riêng cho trẻ em trai hay trẻ em gái? Hoặc thường thấy chỉ trẻ em trai/ hoặc trẻ em giá lựa chọn vào chơi? • Trong từng góc chơi, có đồ chơi nào mà thường chỉ trẻ em trai hoặc trẻ em gái lựa chọn để chơi? • Vị trí sắp xếp đồ chơi trong góc chơi có phải tạo thuận lợi cho sự tiếp cận của trẻ em trai/ hoặc trẻ em gái? • Màu sắc, trang phục của đồ chơi- có phải đang gợi ý hay củng cố về định kiến giới hay khuôn mẫu giới hay không?

Thứ tự Các câu hỏi kiểm tra nhạy cảm giới trong tổ chức môi

Thứ tự Các câu hỏi kiểm tra nhạy cảm giới trong tổ chức môi trường vật chất cho dạy và học 1 1. 1. 1. 2 1. 3 1. 4 Môi trường dạy và học Việc sắp xếp chỗ ngồi trong lớp học của tôi khuyến khích sự tham gia của tất cả trẻ em. Tôi sử dụng nhiều cách khác nhau để phân nhóm trẻ em của mình để các em có thể làm việc và gắn kết với nhiều cậu bé và cô gái khác, và đảm nhận các vai trò khác nhau trong các hoạt động nhóm. Tôi khuyến khích trẻ em của tôi tham gia vào các loại trò chơi khác nhau, bất kể giới tính. Tôi can thiệp khi có áp lực từ trẻ/nhóm trẻ này ngăn cản trẻ em kia khám phá các vai trò giới khác nhau. Tôi làm cho các khu vực chơi trong lớp và bên ngoài hấp dẫn với tất cả trẻ em, tạo ra nhiều cơ hội học tập thông qua chơi. Không bao giờ Thỉnh thoảng Thường xuyên Luôn luôn

Thứ tự Các câu hỏi kiểm tra nhạy cảm giới trong tổ chức môi

Thứ tự Các câu hỏi kiểm tra nhạy cảm giới trong tổ chức môi trường vật chất 2 2. 1. 2. 2 2. 3 2. 4 2. 5 Chơi và tài liệu học tập Các nguyên vật liệu chơi trong lớp của tôi hấp dẫn cả nam và nữ. Tôi sử dụng các chiến lược để đảm bảo tất cả trẻ em sử dụng một loạt các tài liệu chơi. Tôi kiểm tra các câu chuyện, sách ảnh, minh họa và áp phích xem có định kiến giới không. Tôi điều chỉnh các từ và hình minh họa trong các tài liệu học tập để làm cho chúng nhạy cảm hơn về giới. Tôi khuyến khích thảo luận với và giữa các trẻ em của tôi về các định kiến giới bắt gặp trong khi chơi và sử dụng các tài liệu học tập khác. Không bao giờ Thỉnh thoảng Thường xuyên Luôn luôn

4. Trong tương tác với trẻ em và làm việc với CM • Ngôn

4. Trong tương tác với trẻ em và làm việc với CM • Ngôn ngữ bằng lời và không lời của GVMN sử dụng khi tương tác với trẻ cần đảm bảo nhạy cảm giới, bởi chúng là yếu tố quan trọng giúp tất cả trẻ em thấy được tôn trọng và được khuyến khích, tự hào về giá trị của mình và tự tin bộc lộ bản thân để phát triển • GVMN cần nhận thức sâu sắc rằng yếu tố tôn trọng lẫn nhau và tôn trọng sự khác biệt quyết định sự thành công trong hợp tác/ làm việc với Cha, mẹ hay người chăm sóc trẻ

Vận dụng các câu hỏi phân tích giới nêu trên vào xem xét việc

Vận dụng các câu hỏi phân tích giới nêu trên vào xem xét việc tương tác với trẻ. Suy ngẫm và tìm kiếm câu trả lời: • GV có sử dụng từ ngữ khi khen ngợi, khuyến khích hay phê bình, ngăn chặn với cường độ và biểu cảm đi cùng “mang tính rập khuôn” (khuôn mẫu giới) đối với hành vi của trẻ trai hay trẻ gái? • GV có thể hiện tình cảm yêu thương bằng ánh mắt, lời nói, ngữ điệu với tất cả trẻ em hay không? • GV có sử dụng các vị trí khác nhau trong khi nói chuyện với trẻ trai và trẻ gái? Ví dụ: ngồi thấp xuống khi nói chuyện với trẻ em gái còn trẻ em trai thì không. • GV có sử dụng các từ ngữ gợi ý định kiến giới và khuôn mẫu giới về hình ảnh, tính cách hay năng lực của đàn ông, đàn bà, trẻ em trai, trẻ em gái? • GV có sử dụng các từ ngữ phân biệt giới tính trong tương tác với trẻ. Ví dụ: dùng “cô gái/ các cô gái” và “chàng trai/ các chàng trai”.

Thứ tự Các câu hỏi kiểm tra nhạy cảm giới trong tương tác với

Thứ tự Các câu hỏi kiểm tra nhạy cảm giới trong tương tác với trẻ và Không làm việc với CM bao giờ 1 2 3 4 5 6 7 8 Tôi sử dụng những từ ngữ yêu thương, giao tiếp bằng mắt và thể hiện sự tốt bụng với tất cả những trẻ em của tôi. Tôi sử dụng cùng ngôn ngữ và giọng điệu với con trai và con gái. Tôi cẩn thận để tránh những từ dành riêng cho giới tính. Chẳng hạn, tôi sử dụng tên của người học thay vì gọi họ là ‘bé trai hay‘bé gái. Tôi khen ngợi tất cả những người học, theo cách không rập khuôn, về hành vi tốt. Tôi thay đổi từ trong bài hát hoặc câu chuyện để làm cho chúng trung tính và hấp dẫn hơn đối với tất cả người học. Quy tắc lớp học của tôi tập trung vào sự tôn trọng cho tất cả mọi người. Tôi tạo cơ hội cho trẻ em nói chuyện với nhau, làm việc cùng nhau và học hỏi lẫn nhau. Tôi là một hình mẫu tích cực cho các bé trai và bé gái, và tôi phá vỡ các vai trò giới có tính rập khuôn trong hành động của chính mình. Thỉnh thoảng Thường xuyên Luôn luôn

Thứ tự Các câu hỏi kiểm tra nhạy cảm giới trong tương tác với

Thứ tự Các câu hỏi kiểm tra nhạy cảm giới trong tương tác với trẻ và Không làm việc với CM bao giờ 9 10 11 12 Tôi sử dụng các ví dụ về mô hình phá vỡ vai trò giới rập khuôn. Tôi phản ánh với các đồng nghiệp của tôi về giao tiếp và tương tác của chúng tôi với nhau. Tôi có một sự hiểu biết tốt về thực hành văn hóa địa phương, các chuẩn mực và niềm tin khẳng định kiến giới. Tôi nói chuyện với CM và người chăm sóc về lợi ích của việc tạo cơ hội bình đẳng cho tất cả trẻ em. Tôi huy động sự hỗ trợ và tham gia của họ với sự tôn trọng. Thỉnh thoảng Thường xuyên Luôn luôn