Hi THO NNG CAO K NNG LNG GHP

  • Slides: 27
Download presentation
Héi TH¶O N¢NG CAO Kü N¡NG LåNG GHÐP VÊN §Ò b×nh ®¼ng giíi trong

Héi TH¶O N¢NG CAO Kü N¡NG LåNG GHÐP VÊN §Ò b×nh ®¼ng giíi trong x©y dùng ph¸p luËt Tp. Phan ThiÕt, tØnh B×nh ThuËn, ngµy 9 -11/12/2008 Tổng quan về Bộ công cụ Lồng ghép giới Người trình bày: Kate Andrew, Luật sư cao cấp, Bộ Tư pháp Ontario, PIAP

Lồng ghép giới là gì? o Hội đồng Kinh tế và Xã hội Liên

Lồng ghép giới là gì? o Hội đồng Kinh tế và Xã hội Liên hợp quốc (ECOSOC) định nghĩa lồng ghép giới năm 1997 như sau: “Lồng ghép giới là quá trình đánh giá tác động đối với nam và nữ của những hành động đã được lên kế hoạch, bao gồm luật pháp, chính sách hoặc chương trình, trong mọi lĩnh vực nào và ở tất cả các cấp độ. Đây là một chiến lược nhằm làm cho những quan ngại và kinh nghiệm của nữ cũng như của nam trở thành một phần không thể thiếu trong việc thiết kế, thực thi, giám sát và đánh giá các chính sách và chương trình trong tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế và xã hội, sao cho nam và nữ được hưởng lợi ích một cách bình đẳng và sẽ không còn bất bình đẳng. Mục tiêu cơ bản của lồng ghép là để đạt được bình đẳng giới" 2

Lồng ghép giới và Phân tích giới o Lồng ghép giới tích hợp việc

Lồng ghép giới và Phân tích giới o Lồng ghép giới tích hợp việc phân tích giới vào các khía cạnh ra quyết định của: o Chương trình o Chính sách o Luật pháp Bao gồm o Thiết kế o Thực thi o Đánh giá o Phổ biến thông tin o Lồng ghép giới có thể thực hiện vai trò của một mạng lưới an toàn cho những khoảng trống về phân tích giới trong xây dựng chính sách và luật pháp 3

Tại sao phải Lồng ghép giới? o Phân tích giới một cách hiệu quả

Tại sao phải Lồng ghép giới? o Phân tích giới một cách hiệu quả trong xây dựng chính sách và luật pháp tạo ra những pháp luật và chương trình tốt hơn nhờ có n Tập trung chú ý vào các nhu cầu và sức mạnh của toàn thể dân cư, mà không chỉ của một bộ phận dân cư n Xây dựng các giải pháp và những biện pháp nhằm đáp ứng và sử dụng sức mạnh nhu cầu của toàn thể dân cư, mà không chỉ của một bộ phận dân cư n Xác định những khoảng trống và điểm yếu trong luật có thể được giải quyết trước khi luật được thông qua, hoặc trước khi được thực thi sao chúng đem lại lợi ích cho toàn thể dân cư o Đôi khi, dự luật không hoàn thiện – việc lồng ghép giới hiệu quả trong quá trình thực hiện pháp luật có thể giải quyết những khoảng trống về giới của những đạo luật n không nhạy cảm về giới, hoặc n không nắm bắt được những tác động mới, đang nổi lên hoặc không mong đợi về giới – sao cho luật có thể đem lại lợi ích và thu hút sự tham gia của toàn bộ dân cư! 4

Bộ công cụ Lồng ghép giới o Các sáng kiến lồng ghép giới phát

Bộ công cụ Lồng ghép giới o Các sáng kiến lồng ghép giới phát triển cùng với kinh nghiệm của nhiều cá nhân, tổ chức và nhiều quốc gia o Kinh nghiệm của chúng tôi nhận được sự giúp đỡ của các bạn đồng nghiệp từ mọi miền của Canađa – chúng tôi vẫn đang tiếp tục nghiên cứu và phát triển các kỹ năng và công cụ mới o Không có “quy tắc” chung – đề xuất 10 bước phổ biến có thể đưa ra hướng dẫn cho quá trình lồng ghép giới o Bộ công cụ 10 bước được rút ra từ Thực tiễn Lồng ghép giới: Bộ công cụ, của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc 5

Bộ công cụ Lồng ghép giới – Khái quát o Bước 1: Ai là

Bộ công cụ Lồng ghép giới – Khái quát o Bước 1: Ai là người quyết định? o Bước 2: Vấn đề là gì? o Bước 3: Mục đích của việc lồng ghép giới là gì? o Bước 4: Chúng ta có thông tin gì? o Bước 5: Sàng lọc vấn đề: Nghiên cứu và Phân tích o Bước 6: Thiết kế các biện pháp thực hiện & Ngân sách o Bước 7: Ủng hộ – Giá trị gia tăng của việc lồng ghép giới o Bước 8: Thực thi và Giám sát – Duy trì lăng kính mở về giới o Bước 9: Đánh giá – Chúng ta đã làm thế nào? o Bước 10: Phổ biến thông tin – Nhắc lại lồng ghép giới 6

Bước 1: Ai là người quyết định? o Điều quan trọng là phải xác

Bước 1: Ai là người quyết định? o Điều quan trọng là phải xác định ai là người giữ vai trò quyết định: 1. Ai là người quyết định kế hoạch lập pháp? (Ở Canada - Thủ tướng, các Bộ trưởng, Thứ trưởng) 2. Ai là người sẽ có ảnh hưởng đến người quyết định? (Ở Canada - Người đứng đầu các bộ, trợ lý chính trị, giới truyền thông, các nhóm ủng hộ) 3. Ai sẽ là người chịu trách nhiệm đưa ra dự luật hoặc chương trình? (Ở Canada có thể là Bộ trưởng, các cơ quan của Chính phủ hoặc cơ quan độc lập, những người cung cấp dịch vụ cộng đồng, chính quyền các cấp) 4. Ai là đồng minh tốt nhất trong việc thực hiện pháp luật có nhạy cảm về giới? (Ở Canada - các nhóm ủng hộ, người cung cấp dịch vụ, các chuyên gia nghiên cứu về giới của chính phủ hoặc các cơ sở nghiên cứu) 5. Ai sẽ hoài nghi về việc lồng ghép giới và có thể cố gắng hạn chế hiệu lực của những phân tích về giới? 7

Bước 1: Ai là người quyết định? o Xác định n Những n Những

Bước 1: Ai là người quyết định? o Xác định n Những n Những người quyết định chính, người ảnh hưởng chính, đại diện hoặc đối tác thực hiện chính đồng minh chính, và người hoài nghi chính o Xác định những chiến lược hiệu quả nhằm n xác định vấn đề n tăng cường sự ủng hộ Để đáp ứng các nhu cầu và lợi ích (tự thân) o Điều quan trọng là xác định và cam kết n một phạm vi rộng các đối tác/đồng minh n cùng với việc duy trì sự quyết tâm và sự ủng hộ về mặt chính trị để làm cho việc lồng ghép giới đạt hiệu quả 8

Bước 2: Vấn đề là gì? o Trong phạm vi điều chỉnh của luật,

Bước 2: Vấn đề là gì? o Trong phạm vi điều chỉnh của luật, đâu là vấn đề chính cần quan tâm từ góc độ về giới? n Ví dụ – trong pháp luật gia đình, quyền về tài sản và tài chính của nam và nữ được có được giải quyết một cách hiệu quả, dựa trên sự khác biệt về tình trạng tài chính giữa nam và nữ không? – trong pháp luật lao động, thực tế khác biệt về việc làm giữa nam và nữ có được giải quyết và luật có giải quyết những bất bình đẳng không? n Ở Việt Nam, Luật bình đẳng giới quy định khung pháp lý quan trọng o Thực tế các vấn đề của nam và nữ có được phản ảnh trong luật một cách cụ thể không? n Ví dụ: vấn đề thai sản được công nhận là vấn đề giới – ở Canada, các quyền lợi về thai sản không được xem là vấn đề bình đẳng; một điều trùng hợp là tất cả người lao động có thai đều là nữ! o Nếu luật không quy định cụ thể thì có vấn đề nào về giới đã có thể được chỉ ra không? n n Rất ít lĩnh vực của đời sống không chịu tác động về giới Luật bình đẳng giới quy định khung pháp luật quan trọng 9

Bước 2: Vấn đề là gì? o Luật n Sẽ có tác động khác

Bước 2: Vấn đề là gì? o Luật n Sẽ có tác động khác nhau đối với nam và nữ không? o o n Đôi khi những tác động khác nhau là hợp lý. Ví dụ trong việc bảo vệ những nạn nhân của bạo lực gia đình – nghiên cứu ở Canada cho thấy 98% nạn nhân là phụ nữ, vì thế những tác động khác nhau đối với nam và nữ là dễ hiểu. Những tác động khác nhau thường lặp đi lặp lại, hỗ trợ và giải quyết những định kiến và bất bình đẳng về giới. Ví dụ chiều cao và cân nặng tối thiểu của lính cứu hỏa – quy định này đã loại trừ nữ và những người từ một số nhóm dân tộc/văn hóa – không phải là sự khác biệt hợp lý Có cần cân nhắc những biện pháp thực thi khác nhau để luật có hiệu lực bình đẳng đối với nam và nữ không? o o Đối xử như nhau với nam và nữ trong pháp luật về bạo lực gia đình, hoặc việc phân chia tài sản gia đình không có tác động công bằng Để đạt được sự thay đổi đối với những phân biệt ăn sâu vào vô thức, luật pháp đôi lúc cần đưa ra những khác biệt tích cực làm cho toàn bộ hệ thống bình đẳng về giới, giống như công bằng về lương. Nếu không nữ giới sẽ không bao giờ vượt qua được sự bất bình đẳng mang tính lịch sử và ăn sâu vào vô thức. 10

Bước 3: Mục đích của việc Lồng ghép giới là gì? o Điều quan

Bước 3: Mục đích của việc Lồng ghép giới là gì? o Điều quan trọng là xác định những mục tiêu rõ ràng và thực tế cho việc lồng ghép giới trong từng dự án hoặc kế hoạch o Không phải tất cả những bất bình đẳng về giới có thể được giải quyết trong mỗi lần rà soát o Xác n n n o Trong quá trình xác định những mục tiêu cần tập trung, cần cân nhắc xem n các diễn đàn, cá nhân hoặc cơ chế thực thi luật có nhạy cảm về giới không? n có rào cản ăn sâu vào vô thức về giới làm cho nam và nữ không được hưởng lợi như nhau theo mục đích dự kiến của luật không? n có cơ chế hoặc công cụ để giải quyết khoảng trống về giới trong luật không? định và tập trung vào những mục tiêu Quan trọng nhất Có thể đạt được nhất Đúng lúc nhất 11

Bước 3: Mục đích của việc Lồng ghép giới là gì? o Điều quan

Bước 3: Mục đích của việc Lồng ghép giới là gì? o Điều quan trọng là phải đặt câu hỏi ”Luật này được thực hiện như thế nào để nam và nữ nhận được tối đa những quyền lợi dự kiến? ” o Các mục tiêu có cần sửa đổi hoặc thay đổi để bảo đảm cho nam và nữ nhận được những quyền lợi ngang bằng nhau theo quy định của luật không? 12

Bước 4: Chúng ta có thông tin gì? o Bạn có thông tin gì

Bước 4: Chúng ta có thông tin gì? o Bạn có thông tin gì về việc những đạo luật có ảnh hưởng khác nhau như thế nào đối với nam và nữ? n n n o Bạn có thông tin gì về nam và nữ đối với chủ đề hoặc vấn đề này? n n o Có chứng cứ nào từ quá trình soạn thảo, tham vấn về sự cần thiết của luật không? Nó có phản ảnh sự khác biệt về giới không? Hội Phụ nữ Việt Nam có tham gia vào việc tham vấn? Kinh nghiệm của họ là gì? Kinh nghiệm của bạn về luật này là gì? Nó có ảnh hưởng đến bạn và các thành viên gia đình bạn như thế nào? Có sẵn dữ liệu không? Dữ liệu từ Việt Nam? Từ các nước khác? Từ Liên hợp quốc? Có tài liệu nghiên cứu hoặc giảng dạy nào về các vấn đề và tác động về giới không? Có tổ chức phụ nữ nào có thông tin hoặc nghiên cứu không? Thông tin nào có trên mạng? Chính quyền đã làm gì trước khi có Google? Bạn KHÔNG có thông tin gì? n n Câu hỏi nào nảy sinh trong đầu khi bạn nghĩ về luật này và luật này đã ảnh hưởng đến bạn, vợ/chồng, anh chị em và cha mẹ bạn như thế nào? Có dữ liệu hoặc nghiên cứu nào mà bạn muốn tiếp cận? Có dữ liệu nào hữu ích nhưng không phản ánh sự khác biệt về giới không? Các quốc gia, khu vực khác giải quyết vấn đề này như thế nào? 13

Bước 4: Chúng ta có thông tin gì? o Những dự án, chính sách,

Bước 4: Chúng ta có thông tin gì? o Những dự án, chính sách, chương trình, luật hoặc nghiên cứu nào về vấn đề này đã được thực hiện? Chúng có được xây dựng đồng thời không? n n o Xem xét Luật bình đẳng giới với tư cách là khung pháp lý Có rất ít luật đứng độc lập và không chịu ảnh hưởng – suy nghĩ về những mối quan hệ có thể tồn tại làm ảnh hưởng đến quá trình của bạn Ví dụ có mối liên kết rõ ràng giữa luật và các chương trình về an ninh xã hội với luật và các chương trình về lao động; tuy nhiên cũng cần cân nhắc tác động của luật và các chương trình đối với gia đình, thuế, hưu trí, người già và người tàn tật. Thông tin nào có thể có trên các phương tiện thông tin đại chúng? Ai có thể có thông tin, dữ liệu hoặc nghiên cứu phù hợp hoặc liên quan tới luật này hoặc vấn đề này? n n Suy nghĩ một lần nữa xem ai là đối tác, đồng minh và người hoài nghi của bạn– và thông tin nào mà họ có thể tiếp cận Hãy sáng tạo về nguồn thông tin có thể có – cả thông tin hữu ích cho bạn và thông tin có thể được sử dụng gây thiệt hại hoặc làm suy yếu việc phân tích giới của bạn 14

Bước 5: Sàng lọc vấn đề: Nghiên cứu và Phân tích o Sắp xếp

Bước 5: Sàng lọc vấn đề: Nghiên cứu và Phân tích o Sắp xếp thông tin bạn có theo: n vấn đề, và n những tác động về giới o Đâu là những khoảng trống thông tin? n Xác định những thông tin cần được thu thập n Xác định những nơi có thông tin bạn đang cần n Xác định những nghiên cứu cần được thực hiện o Thông tin là hết sức quan trọng để giải quyết hiệu quả việc lồng ghép giới và bình đẳng giới n thiết lập các mục tiêu có thể đo đếm được – những gì đo được sẽ thực hiện được; n đo đếm các giải pháp hiệu quả – bảo đảm chắc chắn các giải pháp được thực thi; n Tạo ra sự khác biệt –giúp đạt được sự BÌNH ĐẲNG 15

Bước 6: Thiết kế biện pháp thực hiện & Ngân sách o Lựa chọn

Bước 6: Thiết kế biện pháp thực hiện & Ngân sách o Lựa chọn trình tự phù hợp cho việc thực hiện lập pháp không bao giờ dễ dàng – không có một cách nào phù hợp với tất cả các kế hoạch. Không có một khuôn mẫu nào cho kế hoạch thực hiện. o Tất cả các kế hoạch lập pháp đều đòi hỏi phải có một sự cân bằng đối với nhiều vấn đề 1. Những ảnh hưởng của giới truyền thông, xã hội, vùng miền, dân tộc và chính trị 2. Tình hình chính trị trong nước và quốc tế 3. Những vấn đề về chính sách điều hành – luật đã đủ cụ thể chưa? Có cần thiết lập các chỉ thị, hướng dẫn, biểu mẫu, quy tắc để làm cho luật được thực thi không? 4. Những vấn đề về tài chính – chi tiêu; những lựa chọn nguồn thu; thuế và những tác động kinh tế. 5. Quy hoạch nguồn nhân lực – ai sẽ thực hiện? Những tác động đối với các quan hệ lao động và công đoàn là gì? Tăng thêm đội ngũ công chức hay hợp tác với khu vực tư nhân hoặc các tổ chức phi chính phủ? 6. Sự mong đợi của những bên liên quan–những người vận động hành lang cho dự án luật hoặc những người chịu tác động bởi dự án luật trông đợi, lo ngại và dự tính điều gì? 7. Phổ biến thông tin – quan trọng đối với tất cả các giai đoạn của kế hoạch thực hiện 16

Bước 6: Thiết kế biện pháp thực hiện & Ngân sách o Lồng ghép

Bước 6: Thiết kế biện pháp thực hiện & Ngân sách o Lồng ghép giới bổ sung một yếu tố khác cho sự cân bằng – và có thể giúp mở rộng hiệu lực và sự ủng hộ rộng rãi o Ở Việt Nam, việc lồng ghép giới được quy định trong Luật bình đẳng giới o Lồng ghép giới tăng cường việc thiết kế kế hoạch thực hiện pháp luật bằng việc tích hợp các câu hỏi về tác động căn bản đối với con người tại mỗi bước o Xác định đúng những nguồn lực về tài chính, con người và công nghệ thông tin nhằm thực thi luật là vấn đề then chốt – không đánh giá thấp hoặc thổi phồng những nhu cầu về nguồn lực n n Ở Canada, nhiều luật và chương trình tốt đã thất bại hoặc không hợp lòng dân vì việc thực thi kém hiệu quả, không được tài trợ tốt hoặc bố trí cán bộ thực hiện không phù hợp Ví dụ: luật đăng ký sử dụng súng , luật bảo vệ trẻ em, đã hoàn toàn gặp trở ngại do việc đánh giá thấp các yêu cầu về nguồn lực. Luật chống bóc lột tình dục trẻ em cũng đã không được thực hiện vì những sai lầm căn bản trong việc dự kiến ngân sách cho việc thực hiện. Luật liên quan đến bảo vệ người tiêu dùng của Canada gần đây cũng thất bại ngay từ ngày đầu tiên khi website bị sập do có quá nhiều khách hành truy nhập vào Ngày 1; những người lập kế hoạch thực hiện đã không đánh giá một cách thực tế nhu cầu dịch vụ 17

Bước 6: Thiết kế biện pháp thực hiện & Ngân sách Xây dựng kế

Bước 6: Thiết kế biện pháp thực hiện & Ngân sách Xây dựng kế hoạch thực hiện pháp luật có lồng ghép giới đòi hỏi: o Hiệu quả n Không bao giờ có đủ các nguồn lực tài chính và con người. n Có cách nào hỗ trợ việc thực thi dựa trên những cơ cấu hiện nay không? Thông qua cơ chế phân công hiện hành? Thông qua các cơ quan thực thi hiện hành? n Làm nhiều việc hơn với ít nguồn lực hơn - đó là cách của nữ, nhưng cần bảo đảm rằng các mục tiêu được nêu ra tại Bước 3 có thể đạt được với những nguồn lực hạn hẹp n Hiệu lực đạt được – các mục tiêu lồng ghép giới sẽ trở nên phổ biến hơn nếu chúng được xem là có hiệu quả – hãy sáng tạo o Hiệu lực n Kết quả mong muốn có được nêu rõ trong kế hoạch không? Kết quả đó có thể đạt được với kế hoạch này không? n Mục tiêu được nêu ra có được giám sát và đánh giá một cách hiệu quả không? Nếu không, làm thế nào để người khác biết việc thực hiện có hiệu quả o Bình đẳng giới n Những mục tiêu bình đẳng giới hữu hình có được xây dựng và tích hợp vào kế hoạch không? Có được đưa vào kế hoạch giám sát và đánh giá không? o Các mục tiêu khác n Các nhóm người tàn tật, người cao tuổi, dân tộc thiểu số và nhóm thiệt thòi có cần được giải quyết trong kế hoạch này không? n Giải quyết các vấn đề của phụ nữ bằng chi phí của các nhóm người thiệt thòi khác là không phù hợp với bình đẳng giới và không công nhận thực tế là phụ nữ bị “thiệt thòi gấp đôi” (ví dụ: phụ nữ cao tuổi, phụ nữ bị tàn tật) 18

Bước 7: Ủng hộ – Giá trị gia tăng của việc Lồng ghép giới

Bước 7: Ủng hộ – Giá trị gia tăng của việc Lồng ghép giới o Những người quyết định và những đối tác thực hiện có thể sẽ tiếp tục không sẵn sàng dành những nguồn lực hạn hẹp cho những ý tưởng về giới o Sự ủng hộ vẫn cần thiết để ‘đưa’ việc lồng ghép giới tới mọi nơi trên toàn thế giới o Lồng ghép giới làm tăng thêm giá trị con người và hiệu quả đối với bất kỳ chiến lược thực hiện nào o Bình đẳng giới có ý nghĩa tốt về mặt kinh tế – cần khai thác hết các khả năng của nam và nữ trong tất cả các lĩnh vực của đời sống o Nhận thức đúng ngay từ đầu – tích hợp các vấn đề về giới ngay từ đầu để luật không cần phải được rà soát, bãi bỏ, bổ sung, thay đổi o Các nhóm khác nhau có thể ‘được thuyết phục’ theo các phương pháp tiếp cận khác – có thể cân nhắc những thông điệp ủng hộ khác nhau 19

Bước 7: Ủng hộ – Giá trị gia tăng của việc Lồng ghép giới

Bước 7: Ủng hộ – Giá trị gia tăng của việc Lồng ghép giới Chương trình Phát triển Liên hợp quốc xác định 6 nhóm lợi ích của việc Lồng ghép giới: 1. Công lý và Bình đẳng n Việt Nam dẫn đầu thế giới trong các văn bản quy phạm mang tính quốc tế về bình đẳng 2. giới; Luật bình đẳng giới tiếp tục truyền thống dẫn đầu đối với các vấn đề về giới n Uy tín và Trách nhiệm n Phụ nữ = 50% dân số; ngày càng có nhiều đòi hỏi manh tính chính trị nhằm giải quyết nhu n 3. Hiệu quả và Tính bền vững n Ngân hàng Thế giới và Liên hợp quốc thừa nhận những lợi ích về mặt kinh tế vĩ mô của việc n 4. 5. 6. cầu của phụ nữ (yếu tố “Palin”) Pháp luật và các chương trình của Chính phủ không nhằm giải quyết các nhu cầu của tất cả dân số là thiếu uy tín và trách nhiệm bình đẳng giới Cần khai thác tiềm năng kinh tế và tối đa hóa việc đóng góp của nam và nữ vào tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế và xã hội Chất lượng cuộc sống n Lồng ghép giới làm nâng cao chất lượng cuộc sống cho tất cả các thành viên gia đình – tập trung vào những người bị thiệt thòi nhất trong xã hội sẽ cải thiện chất lượng cuộc sống cho tất cả mọi người Đồng minh n Những cam kết của ASEAN, Liên hợp quốc, Ngân hàng Thế giới, Tổ chức Y tế Thế giới đối với việc lồng ghép vấn đề giới tạo cơ hội tự nhiên cho các đồng minh và nâng cao sự phục vụ của chính phủ Phản ứng dây chuyền n Lồng ghép giới sẽ gây ra những ảnh hưởng theo làn sóng – ảnh hưởng của tất cả sẽ lớn hơn so với các phần 20

Bước 8: Thực thi và Giám sát – Duy trì lăng kính mở về

Bước 8: Thực thi và Giám sát – Duy trì lăng kính mở về giới o Kế hoạch thực hiện cho từng luật là rất khác nhau, phải cụ thể hóa và nhạy cảm về thời gian o Bước 6 nói về giai đoạn thiết kế việc thực hiện – bây giờ là thời điểm THỰC HIỆN o Bước Thực hiện và Giám sát cần tiến hành trên 2 phương diện: 1. Tiến triển chính hướng đến việc hoàn thành các mục đích đề ra 2. Tiến triển về quá trình thực hiện và các cơ quan thực hiện o Cả 2 yếu tố đều đòi hỏi các mục tiêu và biện pháp thực hiện sao cho việc giám sát đạt hiệu quả o Việc n n n giám sát sẽ: Xác định những vấn đề và khoảng trống có thể được khắc phục Cho phép cải tiến việc thiết kế những ý tưởng trong tương lai Những rào cản ăn sâu vào vô thức trong các văn bản đối với việc lồng ghép giới có thể được giải quyết ở một sáng kiến về thể chế rộng hơn 21

Bước 9: Đánh giá – Chúng ta đã làm thế nào? o Đánh giá

Bước 9: Đánh giá – Chúng ta đã làm thế nào? o Đánh giá có ý nghĩa quan trọng đối với n Việc thiết lập những thói quen tốt, và n Nghiên cứu những bài học rút ra từ sáng kiến của bạn để làm tốt hơn các dự án/luật trong tương lai o Đánh giá cũng là một dấu hiệu quan trọng của tính chịu trách nhiệm đối với những nguồn lực hạn hẹp o Có 3 cấp độ đánh giá, bao gồm: 1. Đánh giá kết quả ngắn hạn: Các mục đích đã đạt được chưa? Ví dụ: có hơn bao nhiêu phụ nữ nhận được chăm sóc ý tế cơ bản từ khi luật được thực thi? Có hơn bao nhiêu nam được nghỉ phép theo chế độ nghỉ thai sản từ khi luật được thực thi? 2. Đánh giá kết quả dài hạn: Mục tiêu về giới đã đạt được đến mức độ nào? Ví dụ: nhu cầu y tế của phụ nữ đã được phục vụ tốt hơn bởi các nhà cung cấp dịch vụ y tế cơ bản như thế nào? Ở thành thị và nông thôn? 3. Đánh giá quy trình: Kết quả ngắn hạn và dài hạn được thực hiện như thế nào? Ví dụ: có bao nhiêu phụ nữ tham gia vào việc phỏng vấn nhằm nghiên cứu đánh giá giữa những người sử dụng dịch vụ y tế cơ bản? Có bao nhiêu phụ nữ làm việc tại các cơ sở dịch vụ y tế cơ bản trước và sau khi luật được thực thi? 22

Bước 10: Phổ biến thông tin – Nhắc lại lồng ghép giới o Không

Bước 10: Phổ biến thông tin – Nhắc lại lồng ghép giới o Không phải là bước cuối cùng – Việc phổ biến thông tin cần được gắn với từng bước o Chiến lược và việc thực hiện phổ biến thông tin về lồng ghép giới tốt cần tính đến những vấn đề khác nhau của nam và nữ: n Cách học khác nhau (nghiên cứu cho thấy ở Canada phụ nữ có thể học lý thuyết và sau đó thực hiện, còn nam giới thì thực hiện sau đó đưa lên thành lý thuyết) n Môi trường khác nhau (ở nơi nào mà nam và nữ có thể tiếp nhận được thông tin? Ví dụ: ở Canada phụ nữ vẫn hầu như đảm nhận việc mua bán tạp phẩm, vì thế sẽ hiệu quả nếu phổ biến thông tin cho phụ nữ thông qua các quảng cáo ở các cửa hàng, túi đựng hoặc tờ rơi có kích thước vừa với ví của họ). n Loại hình thông tin giao tiếp khác nhau (dạng tích cực hay thụ động) n Nhu cầu khác nhau (nạn nhân nữ của bạo lực gia đình cần nhà tạm lánh an toàn và biết rằng đó không phải là lỗi của họ; người bạo hành nam cần biết rằng đó là việc làm sai và họ có thể nhận được sự trợ giúp) o Suy nghĩ về cách thức và thời điểm thông tin giao tiếp n Chủ động tích cực – chia sẻ thông tin tốt và duy trì mọi người tham gia (người quyết định và người nhận được quyền lợi) n Phản hồi trở lại – làm cách nào để quản lý và giải quyết các vấn đề và sự kiện ngoài mong đợi. Khó khăn sẽ nảy sinh – có thể dự đoán trước một số, nhưng cần phải quản lý hoặc giải quyết đối với tất cả 23

Bước 10: Phổ biến thông tin – Nhắc lại lồng ghép giới o Phổ

Bước 10: Phổ biến thông tin – Nhắc lại lồng ghép giới o Phổ biến thông tin ở từng giai đoạn với : n Các bên liên quan và các nhóm ủng hộ/ tổ chức quần chúng n Người nhận được quyền lợi n Các nhóm xác định hoặc các nhóm mục tiêu khác – ví dụ: những người dân tộc thiểu số, người tàn tật n Nhà cung cấp dịch vụ - người thực hiện n Nhà tài trợ n Cấp trên n Giới truyền thông n Công chúng n Những người quyết định – cần nhớ nhắc họ là người lãnh đạo và đúng đắn khi tiến hành lồng ghép giới! 24

MỘT DỰ LUẬT TRỞ THÀNH LUẬT NHƯ THẾ NÀO (NGUỒN KHÔNG RÕ) KHI TRÌNH

MỘT DỰ LUẬT TRỞ THÀNH LUẬT NHƯ THẾ NÀO (NGUỒN KHÔNG RÕ) KHI TRÌNH LẦN ĐẦU ĐƯỢC BAN HÀNH TRUYỀN THÔNG ĐƯA TIN ĐƯỢC SỬA ĐƯỢC CẤP KINH PHÍ CÔNG CHÚNG HIỂU ĐƯỢC SỬA Ở LẦN ĐỌC 2 ĐƯỢC THỰC HIỆN 25 THỰC CHẤT CẦN LÀ

Lời cám ơn o Kinh nghiệm và sáng kiến về lồng ghép giới được

Lời cám ơn o Kinh nghiệm và sáng kiến về lồng ghép giới được dựa trên kinh nghiệm của nhiều cá nhân và tổ chức. o Kinh nghiệm của chúng tôi nhận được sự giúp đỡ từ các bạn đồng nghiệp của Ủy ban địa vị phụ nữ Ontario, Bộ Tư pháp, Trường Đại học Ottawa và Trường Đại học Queen cũng như các nguồn tư liệu từ Bộ địa vị phụ nữ Canađa và Thực tiễn Lồng ghép vấn đề Giới: Bộ Công cụ của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (tái bản lần thứ 3, 2007, tại www. undp. org/europeandcis 26

Chúc các bạn may mắn với việc thực hiện Lồng ghép giới trong Hội

Chúc các bạn may mắn với việc thực hiện Lồng ghép giới trong Hội thảo và trong công việc Xin cảm ơn! 27