HP l mt h thng quy nh nhng

  • Slides: 59
Download presentation

"HP là một hệ thống quy định những nguyên tắc chính trị căn bản

"HP là một hệ thống quy định những nguyên tắc chính trị căn bản và thiết lập kiến trúc, thủ tục, quyền hạn và trách nhiệm của một chính quyền…". Các văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp. Những văn bản trái với Hiến pháp bị xem là vi phạm Hiến pháp, phải bị xoá bỏ".

* HP là đạo luật cơ bản của NN, xác định quyền và nghĩa

* HP là đạo luật cơ bản của NN, xác định quyền và nghĩa vụ của công dân, tổ chức chính quyền và do cơ quan đại diện và quyền lực nhà nước cao nhất ban hành hoặc sửa đổi theo một trình tự nghiêm ngặt; là văn bản có hiệu lực pháp lí cao nhất, có ý nghĩa chính trị - pháp lí lớn. HP quy định những vấn đề cơ bản, quan trọng và quyết định của đời sống xã hội, như hình thức tổ chức NN, cơ cấu và thẩm quyền của bộ máy NN, trình tự hình thành các cơ quan NN, chính sách đối nội và đối ngoại của NN; quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân; những nguyên tắc chung nhất thể hiện mục đích, xu hướng vận động của xã hội trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Các quy định của HP là những quy định xác lập, có giá trị xuất phát điểm; là cơ sở của hệ thống pháp luật của một nước.

Về kỹ thuật lập hiến Để HP thực sự là đạo luật cơ bản

Về kỹ thuật lập hiến Để HP thực sự là đạo luật cơ bản của NN, có tính ổn định lâu dài, HP chỉ quy định những vấn đề có tính nguyên tắc cần thể hiện khái quát, cô đọng, súc tích. Theo đó, những vấn đề về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan NN được quy định rõ trong HP còn quy trình, thủ tục, cách thức tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ cần để luật điều chỉnh. Một số chủ trương chính sách cụ thể về phát triển ngành, lĩnh vực (KT, VH, giáo dục, khoa học, công nghệ, y tế, thể dục, thể thao) không quy định trong HP mà để luật điều chỉnh để bảo đảm tính linh hoạt trong bổ sung, hoàn chỉnh chủ trương, chính sách và trong quản lý, điều hành.

1. Hiến pháp năm 1946: 9/11/1946 2. 3. 4. 5. 6. 7. gồm Lời

1. Hiến pháp năm 1946: 9/11/1946 2. 3. 4. 5. 6. 7. gồm Lời nói đầu, 7 chương, 70 điều. 2. HP năm 1959: 31 -12 -1959 gồm Lời nói đầu 10 chương và 112 điều 3. Hiến pháp 1980: 18 -12 -1980 gồm Lời nói đầu, 12 chương, 147 điều 4. Hiến pháp 1992: 15/4/1992 gồm Lời nói đầu, 12 chương, 147 điều

Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam sửa đổi được QH thông qua kỳ họp

Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam sửa đổi được QH thông qua kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIII đã được chuẩn bị công phu, nghiêm túc, chắt lọc, tiếp thu được nhiều ý kiến đóng góp xây dựng của nhân dân, của các vị đại biểu QH, các chuyên gia, nhà khoa học; đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu đề ra là đã phản ánh được ý chí, nguyện vọng của nhân dân, phù hợp với tình hình thực tiễn và yêu cầu xây dựng, bảo vệ, phát triển đất nước và hội nhập quốc tế trong thời kỳ mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH Sự đảm bảo chính trị - pháp lý vững

SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH Sự đảm bảo chính trị - pháp lý vững chắc cho dân tộc ta, nhân dân ta và Nhà nước ta vượt qua những thách thức, khó khăn, vững bước tiến lên trong thời kỳ mới - thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế. Đây cũng là bản Hiến pháp vừa kế thừa được giá trị to lớn của các bản HP năm 1946, năm 1959, năm 1980 và năm 1992, vừa thể chế hoá các quan điểm, phương hướng, nội dung phát triển đã được khẳng định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2001).

Sau một thời gian tổ chức lấy ý kiến đóng góp của toàn thể

Sau một thời gian tổ chức lấy ý kiến đóng góp của toàn thể quần chúng nhân dân và thông qua quá trình tiếp thu, chỉnh lý của cơ quan soạn thảo, Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã được thông qua sau 3 lần cho ý kiến tại các kỳ họp Quốc hội (QH khóa XIII) với tỷ lệ 97, 59%. Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam sửa đổi với 11 chương, 120 điều có nhiều điểm mới cả về nội dung và kỹ thuật lập hiến; bố cục hợp lý, chặt chẽ và khoa học, bảo đảm các quy định của Hiến pháp đúng tầm là đạo luật cơ bản, có hiệu lực pháp lý cao nhất, có tính ổn định lâu dài.

HP 2013 bao gồm 11 chương và 120 điều (giảm 1 chương và 27

HP 2013 bao gồm 11 chương và 120 điều (giảm 1 chương và 27 điều so với HP 1992). HP 2013 chỉ giữ nguyên 7 điều, bổ sung 12 điều mới và sửa đổi 101 điều. Trong đó có sự sắp xếp lại các chương, như: - Chương 11: QUỐC KỲ, QUỐC HUY, QUỐC CA, THỦ ĐÔ, NGÀY QUỐC KHÁNH được ghép vào Chương 1. - Chương 5: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG D N được đưa lên Chương 2 với tên gọi QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG D N. - Một chương hoàn toàn mới, đó là chương 10: HỘI ĐỒNG BẦU CỬ QUỐC GIA, KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC.

Lời nói đầu CHƯƠNG I: Chế độ chính trị - 13 Điều CHƯƠNG II:

Lời nói đầu CHƯƠNG I: Chế độ chính trị - 13 Điều CHƯƠNG II: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân – 36 điều CHƯƠNG III: Kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường – 13 Điều CHƯƠNG IV: Bảo vệ tổ quốc– 05 Điều CHƯƠNG V: Quốc hội – 17 Điều CHƯƠNG VI: Chủ tịch Nước – 08 Điều CHƯƠNG VII: Chính phủ - 08 Điều CHƯƠNG VIII: Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân – 08 Điều CHƯƠNG IX: Chính quyền địa phương – 07 Điều CHƯƠNG X: Hội đồng bầu cử quốc gia, kiểm toán nhà nước – 02 Điều CHƯƠNG XI: Hiệu lực của Hiến pháp và việc sửa đổi Hiến pháp– 02 Điều

08/12/2013 28/11/2013

08/12/2013 28/11/2013

Phần lời nói đầu của HP sửa đổi xúc tích, ngắn gọn hơn so

Phần lời nói đầu của HP sửa đổi xúc tích, ngắn gọn hơn so với HP 1992. Chỉ có 3 đoạn với 290 từ so với 6 đoạn với 536 từ của Hiến pháp năm 1992. • Bỏ cụm “và các nước láng giềng, lập nên những chiến công oanh liệt, đặc biệt là chiến dịch Điện Biên Phủ và chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, đánh thắng hai cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân và đế quốc, giải phóng đất nước, thống nhất Tổ quốc, hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân. . ” • Thay vào đó cụm “Bằng y chi và sức mạnh của toàn dân tộc, được sự giúp đỡ của bạn bè trên thế giới, Nhân dân ta đã giành chiến thắng vĩ đại trong các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế, đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong công cuộc đô i mơ i, đưa đâ t nươ c đi lên chủ nghĩa xã hội. ”.

 • Hiến pháp này quy định “chế độ chính trị, kinh tế, văn

• Hiến pháp này quy định “chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, cơ cấu, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan Nhà nước, thể chế hoá mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý. ”.

HP sửa đổi lần này đã thể chế hóa Cương lĩnh của Đảng về

HP sửa đổi lần này đã thể chế hóa Cương lĩnh của Đảng về xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, kế thừa HP 1946, 1959, 1980 và 1992, NDVN xây dựng, thi hành và bảo vệ HP này vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh trên cơ sở phát huy dân chủ, đại đoàn kết toàn dân tộc, đề cao được quyền con người, quyền nghĩa vụ công dân.

Trong đó sửa đổi, bổ sung điều 2: • Tiếp tục khẳng định nhà

Trong đó sửa đổi, bổ sung điều 2: • Tiếp tục khẳng định nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; nhà nước của dân, do dân và vì dân. Nhà nước Việt Nam do dân làm chủ, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân. • Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. * “Kiểm soát” là từ ngữ mới được xuất hiện trong bản hiến pháp lần này.

 • Sửa đổi, bổ sung điều 3: Theo đó, nhà nước công nhâ

• Sửa đổi, bổ sung điều 3: Theo đó, nhà nước công nhâ n, tôn trọng, ba o vê và bảo đảm quyền con người, quyền công dân – đây là điểm mới tiến bộ. • Hiến pháp 1992: Điều 3. Nhà nước bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; nghiêm trị mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân. • Hiến pháp 2013: Điều 3. Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhâ n, tôn trọng, ba o vê và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.

Những quy định mới này thể hiện rõ hơn bản chất dân chủ và

Những quy định mới này thể hiện rõ hơn bản chất dân chủ và pháp quyền của Nhà nước ta. Đặc biệt, lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến VN, tất cả các từ “Nhân dân” đều được viết hoa một cách trang trọng, thể hiện sự tôn trọng và đề cao vai trò của Nhân dân với tư cách là chủ thể duy nhất của toàn bộ quyền lực Nhà nước ở nước ta.

Điều 8 và điều 12 Hiến pháp 1992 được chỉnh gọn lại thành điều

Điều 8 và điều 12 Hiến pháp 1992 được chỉnh gọn lại thành điều 8 Theo đó, Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ. Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng. Nhân dân, tận tụy phục vụ Nhân dân, liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của Nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền.

 • Bổ sung về “phòng, chống tham nhũng” như sau: Cơ quan, tổ

• Bổ sung về “phòng, chống tham nhũng” như sau: Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng trong hoạt động KT-XH và quản lý nhà nước.

HP 1992 quy định về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

HP 1992 quy định về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân ở Chương 5, nhưng HP sửa đổi đã đưa chế định này lên sau chương Chế độ chính trị, đặt ở Chương 2, như vậy riêng bố cục cũng đã thể hiện tầm quan trọng của chương về quyền con người. Đồng thời, tên chương cũng đã có sự thay đổi, cụ thể: Ở HP 1946 là Chương "Nghĩa vụ và quyền lợi công dân”, từ HP 1959 đến HP 1992 là Chương "Quyền và nghĩa vụ cơ bản công dân", đến HP sửa đổi Chương này có tên gọi là "Quyền con người, quyền nghĩa vụ cơ bản công dân". Qua đó để khẳng định rằng, quyền con người là quyền tự nhiên, Nhà nước phải thừa nhận, tôn trọng và cam kết bảo đảm, bảo vệ quyền con người đúng như những công ước quốc tế mà VN là thành viên.

Cụ thể Điều 14 quy định: "Ở nước CHXHCNVN, các quyền con người, quyền

Cụ thể Điều 14 quy định: "Ở nước CHXHCNVN, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật; Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng".

Thay cụm từ "mọi công dân" thành "mọi người", theo đó Điều 16 nêu

Thay cụm từ "mọi công dân" thành "mọi người", theo đó Điều 16 nêu rõ: "Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội". Bổ sung thêm quy định: "Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái pháp luật".

* Về quy định Công dân Việt Nam • Hiến pháp 2013 quy định

* Về quy định Công dân Việt Nam • Hiến pháp 2013 quy định rõ ràng và chi tiết hơn Hiến pháp 1992 về vấn đề “Công dân Việt Nam”, theo đó: - Công dân Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam. - Công dân có quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp - Công dân Việt Nam không thể bị trục xuất, giao nộp cho nhà nước khác. - Công dân Việt Nam ở nước ngoài đươ c Nhà nước Việt Nam bảo hộ.

Hiến pháp 2013 quy định ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt – điều

Hiến pháp 2013 quy định ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt – điều mà Hiến pháp 1992 không đề cập và tiếp tục khẳng định “các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hoá tốt đẹp của mình. ”. •

 • Về quan hệ giữa người Việt Nam định cư ở nước ngoài

• Về quan hệ giữa người Việt Nam định cư ở nước ngoài đối với nhà nước Việt Nam Quy định mật thiết hơn mối quan hệ giữa người Việt Nam định cư ở nước ngoài đối với nhà nước Việt Nam. Cụ thể, Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để người Việt Nam định cư ở nước ngoài giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.

 • Độ tuổi biểu quyết khi trưng cầu ý dân Quy định mới,

• Độ tuổi biểu quyết khi trưng cầu ý dân Quy định mới, công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân. • Sửa đổi, bổ sung điều 72 Theo đó bổ sung thêm quy định: Không ai bị kết án hai lần vì một tô i pha m. Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa. • Tự do kinh doanh Theo Hiến pháp 2013, thì mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm. • Công dân có quyền được bảo đảm an sinh xã hội (Quy định mới)

 • Tất cả những Điều này thể hiện bước tiến mới trong việc

• Tất cả những Điều này thể hiện bước tiến mới trong việc mở rộng và phát triển các quyền, phản ảnh kết quả của quá trình đổi mới hơn 1/4 thế kỷ ở VN. • Nội dung của các quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định trong các điều khác của HP năm 2013 phù hợp với các điều ước quốc tế về quyền con người mà VN là thành viên, nhất là Công ước quyền con người về chính trị, dân sự và Công ước quyền con người về kinh tế, văn hóa và xã hội năm 1966 của Liên hợp quốc. • Đây cũng chính là sự khẳng định cam kết mang tính hiến định của Nhà nước ta trước Nhân dân và trước cộng đồng quốc tế về trách nhiệm tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, quyền công dân ở Việt Nam.

Hiến pháp 2013 quy định chi tiết rõ ràng hơn về vấn đề này,

Hiến pháp 2013 quy định chi tiết rõ ràng hơn về vấn đề này, theo đó, mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pha p luâ t bảo đảm an toàn.

Vấn đề này được rút ngắn và quy định xúc tích như sau: -

Vấn đề này được rút ngắn và quy định xúc tích như sau: - Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới. - Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội. - Nghiêm cấm phân biệt đối xử về

Tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí của ĐCSVN, trong đó đã thể

Tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí của ĐCSVN, trong đó đã thể hiện rõ hơn bản chất của Đảng một cách công khai. Trong Điều 4 của HP trước đây không nói rõ trách nhiệm của Đảng, thì lần này đã đưa vào và nhấn mạnh Đảng phải gắn bó mật thiết với. ND. Thêm vào đó, Đảng phải phục vụ ND, phải chịu sự giám sát của ND và phải chịu trách nhiệm trước ND về những quyết định của mình. Nếu như quyết định không đúng, ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, ND thì Đảng phải chịu trách nhiệm trước ND và trước DT. Đây là điểm rất mới của Hiến pháp.

Đồng thời bổ sung quy định “Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt

Đồng thời bổ sung quy định “Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. ”. và đây cũng là điểm rất mới của Hiến pháp.

Bổ sung: Ngoài quy định Lực lượng vũ trang nhân dân trung thành với

Bổ sung: Ngoài quy định Lực lượng vũ trang nhân dân trung thành với Tổ quốc và Nhân dân Hiến pháp 2013 còn bổ sung quy định phải trung thành với Đảng và Nhà nước.

HP sửa đổi phân định rõ được chức năng nhiệm vụ cơ quan Lập

HP sửa đổi phân định rõ được chức năng nhiệm vụ cơ quan Lập pháp - Hành pháp - Tư pháp QUỐC HỘI Là cơ quan đại biểu cao nhất của ND, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước CHXHCNVN. QH thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của NN (Điều 69). CHÍNH PHỦ Là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước CHXHCNVN, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của QH. CP chịu trách nhiệm trước QH và báo công tác trước QH, CT Nước (Điều 94). TÒA ÁN NH N D N Là cơ quan xét xử cao nhất của nước CHXHCNVN, thực hiện quyền tư pháp, có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân (Điều 102).

Lập pháp - Hành pháp - Tư pháp là 3 thành tố của chính

Lập pháp - Hành pháp - Tư pháp là 3 thành tố của chính thể Cộng hòa trong đó - Cơ quan lập pháp: Chịu trách nhiệm xây dựng luật pháp. - Cơ quan hành pháp: Chịu trách nhiệm áp dụng các luật đó trong việc quản lý đất nước. - Hệ thống tư pháp: Có trách nhiệm giám sát việc thi hành LP, vận dụng LP vào việc xử lý các sai phạm, các tranh chấp pháp nhân.

Chương V “Quốc hội”: Về cơ bản, HP 2013 kế thừa các quy định

Chương V “Quốc hội”: Về cơ bản, HP 2013 kế thừa các quy định của HP 1992, nhưng có một số sửa đổi, bổ sung quan trọng sau: Thứ nhất, HP 2013 vẫn xác định: "QH là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước CHXHCN VN" nhưng không có nghĩa là "cơ quan có toàn quyền", "là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp" như HP 1980 và HP 1992 quy định. Vì thế HP 2013 chỉ quy định: "QH thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước" (Điều 69). Những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể thuộc quyền hành pháp chuyển về cho CP, QH chỉ quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách và nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, không còn quyết định kế hoạch phát triển KT-XH hàng năm, 5 năm mà để CP chủ động, năng động hơn trong điều hành, quản lý đất nước.

Thứ hai, bổ sung thẩm quyền của QH liên quan đến thành lập hai

Thứ hai, bổ sung thẩm quyền của QH liên quan đến thành lập hai cơ quan mới là Hội đồng bầu cử quốc gia và Kiểm toán nhà nước; đặc biệt là thẩm quyền của QH trong việc phê chuẩn, miễn nhiệm và cách chức Thẩm phán TANDTC theo đề nghị của Chánh án TANDTC để làm rõ hơn vai trò của QH trong mối quan hệ với TANDTC, nâng cao vị thế của đội ngũ Thẩm phán theo tinh thần cải cách tư pháp (Điều 70).

Thứ ba, liên quan đến cơ quan thường trực của Quốc hội, Hiến pháp

Thứ ba, liên quan đến cơ quan thường trực của Quốc hội, Hiến pháp năm 2013 quy định bổ sung một số thẩm quyền quan trọng cho Ủy ban thường vụ Quốc hội, như: "phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước CHXHCN Việt Nam" (Điều 74); đặc biệt là thẩm quyền "quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương" (khoản 8 Điều 74) chứ không giao cho Chính phủ thực hiện quyền này như Hiến pháp năm 1992 quy định.

 • Thứ tư, khác HP 1992 chỉ quy định cho QH có quyền

• Thứ tư, khác HP 1992 chỉ quy định cho QH có quyền quyết định kéo dài (hoặc rút ngắn) nhiệm kỳ của QH mà không giới hạn thời gian kéo dài, khoản 3 Điều 71 HP 2013 xác định rõ: “Việc kéo dài nhiệm kỳ của một khóa Quốc hội không được quá mười hai tháng, trừ trường hợp có chiến tranh”. • Ngoài ra, để những người được QH bầu giữ các chức vụ chủ chốt của bộ máy nhà nước có ý thức sâu sắc về danh dự và trọng trách của mình trước QH, trước Tổ quốc và Nhân dân, HP 2013 có quy định mới là: "Sau khi được bầu, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao pha i tuyên thê trung tha nh vơ i Tô quô c, Nhân dân va Hiê n pha p” (khoản 7 Điều 70). QH, nhân dân hy vọng, đặt niềm tin và giám sát việc thực hiện lời tuyên thệ này của những người giữ trọng trách của các cơ quan then chốt của Nhà nước.

 • Chương VI “Chủ tịch nước”: HP 2013 vẫn quy định: Chủ tịch

• Chương VI “Chủ tịch nước”: HP 2013 vẫn quy định: Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước về đối nội và đối ngoại (Điều 86). Tiêu chuẩn, điều kiện và thẩm quyền của CT nước về cơ bản vẫn giữ như HP 1992, nhưng có hai nội dung được bổ sung mới là: • Thứ nhất, Điều 88 HP 2013 quy định rõ hơn vai trò thống lĩnh lực lượng vũ trang, quy định quyền của CT nước“quyết định phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc hải quân; bổ nhiệm, miê n nhiê m, ca ch chư c Tổng tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam”. • Thứ hai, Điều 90 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Chủ tịch nước có quyền yêu cầu Chính phủ họp bàn về vấn đề mà Chủ tịch nước xét thấy cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước”.

Chương VII “Chính phủ”: Chương này có một số điểm mới so với HP

Chương VII “Chính phủ”: Chương này có một số điểm mới so với HP 1992 là: Thứ nhất, lần đầu trong LS lập hiến của nước ta, HP 2013 chính thức khẳng định: CP "là cơ quan thực hiện quyền hành pháp", mặc dù Điều 94 vẫn còn quy định: "CP "là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam", "là cơ quan chấp hành của QH". Điều này thể hiện mong muốn thực hiện nguyên tắc phân công quyền lực nhà nước giữa các cơ quan nhà nước mà Điều 2 HP 1992 đã quy định, nhưng đồng thời vẫn giữ nguyên tắc tập quyền XHCN với đặc điểm về vị trí tối cao và toàn quyền của QH trong mối quan hệ với các cơ quan nhà nước khác, trong đó có CP.

Thứ hai, quy định cụ thể về vai trò và trách nhiệm của các

Thứ hai, quy định cụ thể về vai trò và trách nhiệm của các thành viên CP. Quy định về trách nhiệm của Thủ tướng trong việc thực hiện chế độ báo cáo trước ND thông qua các phương tiện thông tin đại chúng về những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền giải quyết của CP và Thủ tướng. Thứ ba, HP 2013 không còn giao cho CP quyền quyết định về điều chỉnh địa giới hành chính (thực tế là cả chia tách, thành lập mới) các đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh như khoản 10 Điều 112 HP 1992 quy định.

Chương VIII “Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân”: So với HP

Chương VIII “Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân”: So với HP 1992, HP 2013 có một số điểm mới chủ yếu sau: Thứ nhất, khẳng định chính thức Tòa án nhân dân là cơ quan “thực hiện quyền tư pháp” (Điều 102). Điều này thể hiện rõ nguyên tắc phân công thực hiện quyền lực nhà nước giữa các cơ quan nhà nước. (bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946 cũng đã quy định: các cơ quan tư pháp (thực hiện quyền tư pháp) chỉ bao gồm tòa án các cấp (Tòa án tối cao, các tòa án phúc thẩm, các tòa án đệ nhị cấp và các tòa án sơ cấp), nhưng các bản HP sau này (từ HP 1959, 1980 đến HP 1992, khi hệ thống Viển kiểm sát được thiết lập) đã không quy định rõ cơ quan nào thực hiện quyền tư pháp. )

Thứ hai, khẳng định rõ hơn một số nguyên tắc tố tụng mang tính

Thứ hai, khẳng định rõ hơn một số nguyên tắc tố tụng mang tính hiến định: nguyên tắc xét xử hai cấp gồm sơ thẩm, phúc thẩm; nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm; mở ra khả năng áp dụng nguyên tắc xét xử theo thủ tục rút gọn chứ không phải trong tất cả mọi trường hợp đều áp dụng nguyên tắc xét xử tập thể và quyết định theo đa số như HP 1992 và pháp luật tố tụng hiện hành quy định (khoản 4, 5 Điều 103 HP 2013). Trong các nguyên tắc nói trên, nguyên tắc tranh tụng trong xét xử là rất quan trọng, đảm bảo sự bình đẳng giữa các chủ thể tham gia tố tụng, từ đó tăng cường tính minh bạch, công khai, nâng cao chất lượng hoạt động xét xử của Tòa án.

 • Thứ ba, HP 2013 quy định: Tòa án nhân dân gồm Tòa

• Thứ ba, HP 2013 quy định: Tòa án nhân dân gồm Tòa án nhân dân tối cao và các Tòa án khác do luật định; Viện kiểm sát nhân dân gồm Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các Viện kiểm sát khác do luật định (khoản 2 Điều 102 và khoản 2 Điều 107). Quy định này có ý nghĩa mở đường thực hiện chủ trương tổ chức lại Tòa án theo thẩm quyền xét xử (Tòa án khu vực), không tương ứng với chính quyền cấp tỉnh, cấp huyện như hiện nay để bảo đảm nguyên tắc độc lập của Tòa án.

Điều 120 Hiến pháp 2013 quy định cụ thể hơn về quy trình "làm

Điều 120 Hiến pháp 2013 quy định cụ thể hơn về quy trình "làm Hiến pháp", sửa đổi Hiến pháp so với Điều 147 Hiến pháp năm 1992 như sau: - Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu QH có quyền đề nghị làm HP, sửa đổi HP. - QH quyết định việc làm HP, sửa đổi HP khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu QH biểu quyết tán thành. -HP được thông qua khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu QH biểu quyết tán thành. - Việc trưng cầu ý dân về HP do QH quyết định. Thời hạn công bố, thời điểm có hiệu lực của HP do QH quyết định.

 • Bản Hiến pháp Quốc hội thông qua lần này là kết quả

• Bản Hiến pháp Quốc hội thông qua lần này là kết quả của quá trình chuẩn bị công phu, làm việc cần mẫn, tâm huyết, tận tụy, nghiêm túc chắt lọc tinh hoa trí tuệ của toàn dân, tiếp thu ý kiến xác đáng của cử tri trong và ngoài nước, các chuyên gia, nhà khoa học, các ngành, các cấp và cả hệ thống chính trị. Do đó, bản Hiến pháp mới thể hiện tinh thần đổi mới và thể hiện được ý Đảng, lòng dân, phản ánh được nguyện vọng của đại đa số nhân dân

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý TRONG ĐẤU TRANH LÀM THẤT BẠI NHỮNG

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý TRONG ĐẤU TRANH LÀM THẤT BẠI NHỮNG LUẬN ĐIỆU KÍCH ĐỘNG, XUYÊN TẠC CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH

1 - Bảo vệ tính đúng đắn của Cương lĩnh, Điều lệ, đường lối

1 - Bảo vệ tính đúng đắn của Cương lĩnh, Điều lệ, đường lối của Đảng; bác bỏ những quan điểm sai trái, nhất là những quan điểm như: Phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh; phủ nhận con đường XHCN; phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, đòi xóa bỏ Điều 4 của HP, đòi đổi tên Đảng, tên nước; đòi lập các tổ chức để chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ XHCN, muốn nước ta đi theo con đường xã hội dân chủ tư sản và thể chế chính trị tư sản, …

2 - Đấu tranh chống những luận điệu xuyên tạc, gây rối, phá hoại

2 - Đấu tranh chống những luận điệu xuyên tạc, gây rối, phá hoại việc thực thi HP, nhất là những quan điểm, như: Phủ nhận đóng góp của HP năm 1992 và những điểm bổ sung, điểm mới của HP; không công nhận HP 1992 sửa đổi năm 2013; xuyên tạc dân chủ XHCN trong quá trình thực thi HP và pháp luật; vu khống, xuyên tạc quyền công dân, quyền con người trong HP; thổi phồng sơ hở, yếu kém của hệ thống chính trị để kích động tâm lý bất mãn, chống đối, chia rẽ nội bộ Đảng, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc …

3 - Uốn nắn, khắc phục những quan điểm, nhận thức lệch lạc, không

3 - Uốn nắn, khắc phục những quan điểm, nhận thức lệch lạc, không đầy đủ về dân chủ và pháp chế XHCN; phê phán những quan điểm cho rằng việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992 không tạo những chuyển biến lớn; quá trình sửa đổi tiến hành hình thức, không bảo đảm dân chủ…