QUY TRNH T NH GI Quy trnh t

  • Slides: 32
Download presentation
QUY TRÌNH TỰ ĐÁNH GIÁ Quy trình tự đánh giá của trường gồm 7

QUY TRÌNH TỰ ĐÁNH GIÁ Quy trình tự đánh giá của trường gồm 7 bước: 1. Thành lập hội đồng tự đánh giá. 2. Lập kế hoạch tự đánh giá. 3. Thu thập, xử lý và phân tích các minh chứng. 4. Đánh giá các mức đạt được theo từng tiêu chí. 5. Viết báo cáo tự đánh giá. 6. Công bố báo cáo tự đánh giá. 7. Triển khai các hoạt động sau khi hoàn thành báo cáo tự đánh giá. Quy trình thực hiện giống như hoạt động KĐCL và công nhận chuẩn QG cũ.

QUY TRÌNH TỰ ĐÁNH GIÁ 1. Thành lập hội đồng tự đánh giá. 2.

QUY TRÌNH TỰ ĐÁNH GIÁ 1. Thành lập hội đồng tự đánh giá. 2. Lập kế hoạch tự đánh giá. 3. Thu thập, xử lý và phân tích các minh chứng. 4. Đánh giá các mức đạt được theo từng tiêu chí. 5. Viết báo cáo tự đánh giá. 6. Công bố báo cáo tự đánh giá. 7. Triển khai các hoạt động sau khi hoàn thành báo cáo tự đánh giá. Bước 1 và 2 trong quy trình thực hiện theo Mẫu biểu trong phụ lục tại Công văn số 5932/BGDĐT-QLCL (đối với cấp học phổ thông) Công văn số 5942/BGDĐT-QLCL (đối với cấp học mầm non)

QUY TRÌNH TỰ ĐÁNH GIÁ 1. Thành lập hội đồng tự đánh giá. 2.

QUY TRÌNH TỰ ĐÁNH GIÁ 1. Thành lập hội đồng tự đánh giá. 2. Lập kế hoạch tự đánh giá. 3. Thu thập, xử lý và phân tích các minh chứng. 4. Đánh giá các mức đạt được theo từng tiêu chí. 5. Viết báo cáo tự đánh giá. 6. Công bố báo cáo tự đánh giá. 7. Triển khai các hoạt động sau khi hoàn thành báo cáo tự đánh giá.

MINH CHỨNG Minh chứng là những văn bản, hồ sơ, sổ sách, băng, đĩa

MINH CHỨNG Minh chứng là những văn bản, hồ sơ, sổ sách, băng, đĩa hình, hiện vật đã và đang có của nhà trươ ng phù hợp với nội hàm của chỉ báo, tiêu chí. Minh chứng được sử dụng để chứng minh các phân tích, giải thích từ đó đưa ra các nhận định, kết luận trong mục “Mô tả hiện trạng” tiêu chí của báo cáo TĐG.

Đúng Đủ - MC đưa ra phù hợp yêu cầu tiêu chí; - MC

Đúng Đủ - MC đưa ra phù hợp yêu cầu tiêu chí; - MC có độ tin cậy: nếu người khác thu thập thì cũng được minh chứng như vậy; - Có đủ các MC cho 1 chu kỳ; - Các MC kể từ khi bắt đầu một hoạt động cho đến khi có kết quả của hoạt động đó; - Ngoài các MC là văn bản của trường, MC còn có thể là văn bản của CQ quản lý cấp trên;

VAI TRÒ MC MỤC ĐÍCH TÌM MC - Minh chứng để chứng minh các

VAI TRÒ MC MỤC ĐÍCH TÌM MC - Minh chứng để chứng minh các hoạt động thể hiện ở phần “Mô tả hiện trạng”, thuyết phục người đọc về nhận định ở điểm mạnh; - Để có một cái nhìn tổng thể về nhà trường (hiện tại, điểm mạnh, điểm yếu, …), từ đó có cơ sở để lập kế hoạch cải tiến và nâng cao chất lượng liên tục. - Chuẩn bị cho ĐGN. - Trong thực tế, có hoạt động của nhà trường, vì nhiều lý do khác nhau không có minh chứng, nên nhà trường có thể giải trình với đoàn ĐGN.

NGUYÊN TẮC THU THẬP MINH CHỨNG 1. Pha i dựa nội hàm chỉ báo,

NGUYÊN TẮC THU THẬP MINH CHỨNG 1. Pha i dựa nội hàm chỉ báo, tiêu chi để thu thập MC. 2. Được kiê m chư ng từ nhiều nguồn khác nhau nhằm đảm bảo độ tin cậy và tính chính xác. 3. Không “phục chế” MC. 4. Hội đồng TĐG, nhóm công tác trao đổi để phản biện về những MC thu được.

CÁC NGUỒN CỦA MINH CHỨNG 1. Văn bản, tài liệu, sổ sách, hồ sơ

CÁC NGUỒN CỦA MINH CHỨNG 1. Văn bản, tài liệu, sổ sách, hồ sơ quản lý (ba o ca o tô ng kê t, thông ba o triê n khai, quy đi nh, quy chê , hươ ng dâ n, . . . ) 2. Biễu mẫu thống kê trong qua tri nh quản lý (ca c sô liê u thô ng kê, ca c ty lê ru t ra tư sô liê u thô ng kê, . . . ) 3. Ca c biên ba n ghi che p nô i dung ca c buô i trao đổi, toạ đàm, hô i tha o, hô i nghi , . . . 4. Ca c thông tin từ điều tra, phỏng vấn học sinh, GV, CBQL, . . . 5. Kê t qua xử lý thông tin trong các khảo sát và quan sát các hoạt động của nhà trường; 6. Tài liệu khi dự giờ, thăm lớp … 7. Băng, đĩa hình, ảnh, hiện vật đã và đang có của nhà trươ ng.

CÁCH MÃ HÓA MINH CHỨNG 1. Các minh chứng được Hội đồng tự đánh

CÁCH MÃ HÓA MINH CHỨNG 1. Các minh chứng được Hội đồng tự đánh giá thu thập, lập thành một Bảng danh mục mã minh chứng; 2. Sau mỗi mô tả hoạt động của nhà trường, nhận định đánh giá kết quả hoạt động đều đưa ra minh chứng để thuyết phục người đọc.

Quy định mới về ký hiệu trong mã minh chứng Mã minh chứng có

Quy định mới về ký hiệu trong mã minh chứng Mã minh chứng có thể được ký hiệu bằng chuỗi gồm 1 chữ cái (H), hai dấu gạch (-) và các chữ số được quy ước: [Hn-a. b-c]. Trong đó: + H là hộp (cặp) đựng minh chứng; + n là số thứ tự của hộp (cặp) đựng minh chứng được đánh số từ 1 đến hết (n có thể có 2 chữ số); + a. b là ký hiệu minh chứng trong tiêu chí b của tiêu chuẩn a + c là số thứ tự minh chứng trong tiêu chí a. b (gồm 02 chữ số) Ví dụ: [H 4 -2. 1 -03] được hiểu là minh chứng thứ 3 của tiêu chí 2. 1 (tiêu chí thứ nhất của tiêu chuẩn 2), được đặt ở hộp 4;

LƯU Ý VIỆC SỬ DỤNG MINH CHỨNG 1. Mỗi minh chứng chỉ được mã

LƯU Ý VIỆC SỬ DỤNG MINH CHỨNG 1. Mỗi minh chứng chỉ được mã hóa một lần. Nếu MC được dùng cho nhiều tiêu chí trong một tiêu chuẩn hoặc ở nhiều tiêu chuẩn thì MC đưa ra vẫn mang mã MC của tiêu chí, tiêu chuẩn được sử dụng lần thứ nhất. 2. Mỗi MC chỉ cần một bản (kể cả những MC được dùng cho nhiều chỉ báo, tiêu chí và tiêu chuẩn), không nhân thêm bản để tránh lãng phí. 3. Những MC phục vụ công tác quản lý các hoạt động nhà trường thì lưu trữ, bảo quản tại hồ sơ lưu trữ của nhà trường, nhưng phải ghi rõ vị trí cụ thể (đường dẫn) của MC trong Bảng danh mục mã minh chứng để tiện lợi trong việc tra cứu, tìm kiếm.

QUY TRÌNH TỰ ĐÁNH GIÁ 1. Thành lập hội đồng tự đánh giá. 2.

QUY TRÌNH TỰ ĐÁNH GIÁ 1. Thành lập hội đồng tự đánh giá. 2. Lập kế hoạch tự đánh giá. 3. Thu thập, xử lý và phân tích các minh chứng. 4. Đánh giá các mức đạt được theo từng tiêu chí. 5. Viết báo cáo tự đánh giá. 6. Công bố báo cáo tự đánh giá. 7. Triển khai các hoạt động sau khi hoàn thành báo cáo tự đánh giá.

CẤU TRÚC BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ 1. Báo cáo tự đánh giá thực

CẤU TRÚC BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ 1. Báo cáo tự đánh giá thực hiện theo mẫu biểu quy định chung của Bộ GDDT: Gồm bìa trong, bìa ngoài; mục lục; danh mục các chữ viết tắt; bảng tổng hợp kết quả tự đánh giá; cơ sở dữ liệu; tự đánh giá tiêu chí mức 1, 2 và 3; kết luận chung; phụ lục. Sở GDĐT đã cụ thể hóa mẫu báo cho các cấp học và đăng tải trên website của Sở GDĐT. 2. Phần đánh giá tiêu chí gồm 5 phần: - Mô tả hiện trạng; - Điểm mạnh; - Điểm yếu; - Kế hoạch cải tiến chất lượng; - Tự đánh giá. Tất cả 5 nội dung trên đều phải bán sát nội hàm (yêu cầu) của tiêu chí. Làm thế nào để xác định đúng nội hàm của tiêu chí.

KỸ THUẬT TỰ ĐÁNH GIÁ MỨC 1, 2 3 Xác định nội hàm, phân

KỸ THUẬT TỰ ĐÁNH GIÁ MỨC 1, 2 3 Xác định nội hàm, phân tích tiêu chí tìm minh chứng Đây là việc quan trọng đầu tiên khi tiến hành tự đánh giá. Tất cả nội dung thực hiện trong công tác tự đánh giá như: Mô tả hiện trạng, xác định điểm mạnh, xác định điểm yếu, xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng của tiêu chí đều phải bán sát vào nội hàm (yêu cầu) của tiêu chí đó. Làm thế nào để xác định đúng, đủ nội hàm của chỉ báo trong từng tiêu chí? phân tích tiêu chí tìm minh chứng? Ta cần lưu ý: 1. Chỉ báo thường có những từ, cụm từ quan trọng có ý nghĩa như là “từ khóa”; 2. Mỗi chỉ báo có một hoặc nhiều nội hàm; 3. Nhiều chỉ báo có cụm từ “theo quy định”, ta phải làm rõ theo quy định tại văn bản nào? Quy định như thế nào? . Các câu hỏi đặt ra để làm rõ nội hàm ví dụ như: Có hay không? Quy định tại văn bản nào? Quy định như thế nào? Phải làm gì? Phải làm như thế nào? . . .

KỸ THUẬT TỰ ĐÁNH GIÁ MỨC 1, 2 3 Hướng dẫn viết Phiếu Xác

KỸ THUẬT TỰ ĐÁNH GIÁ MỨC 1, 2 3 Hướng dẫn viết Phiếu Xác định nội hàm, phân tích tiêu chí tìm minh chứng Tiêu chí Ghi số hiệu tiêu chí VD: 1. 1 Mức 1 Nội hàm Minh chứng Các câu hỏi đặt ra (gợi ý) (ứng với mỗi nội hàm) Nơi thu Cần thu thập Làm rõ, cụ thể Đặt ra các câu hỏi Tên các tài Ghi rõ a) Ghi nội dung của hóa, chi tiết hóa để làm rõ nội hàn liệu cần thu nơi lưu yêu cầu trong của chỉ báo (có hay thập để minh trữ tài chỉ báo (theo chỉ báo (ta thêm không? phải làm gì? chứng cho liệu (tủ Thông tư) từ “phải” để làm Phải làm như thế việc đáp ứng nào, cặp Xác định lần lượt rõ yêu cầu) nào? Kết quả như nội hàm nào, ai từng chỉ báo của thế nào? . . . ) quản lý) từng mức Ghi chú

Hướng dẫn đặt câu hỏi làm rõ nội hàm Ví dụ: Tiêu chí 1.

Hướng dẫn đặt câu hỏi làm rõ nội hàm Ví dụ: Tiêu chí 1. 4: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tô chuyên môn và tổ văn phòng Mức 1: c) Tổ chuyên môn, tổ văn phòng có kế hoạch hoạt động và thực hiện các nhiệm vụ theo quy định. Ø Bước 1: Xác định trong chỉ báo những từ, cụm từ quan trọng có ý nghĩa như là “từ khóa”, thêm từ “phải” vào vị trí thích hợp để làm rõ yêu cầu. Trong ví dụ trên ta thực hiện như sau: c) Tô chuyên môn, tổ văn phòng “phải” có kế hoạch hoạt động và “phải” thực hiện các nhiệm vụ theo quy định.

Hướng dẫn đặt câu hỏi làm rõ nội hàm Ø Bước 2: Xác định

Hướng dẫn đặt câu hỏi làm rõ nội hàm Ø Bước 2: Xác định có 1 hay nhiều yêu cầu (nội hàm) Ví dụ trên có 4 yêu cầu: - Tổ chuyên môn “phải” có kế hoạch; - Tổ văn phòng “phải” có kế hoạch; - Tổ chuyên môn “phải” thực hiện các nhiệm vụ theo quy định - Tổ văn phòng “phải” thực hiện các nhiệm vụ theo quy định Ø Bước 3: Làm cụm từ “theo quy định”, ta phải làm rõ theo quy định tại văn bản nào? Quy định như thế nào? Làm rõ quy định tại văn bản nào? - Quy định nhiệm vụ tổ chuyên môn tại Điều 14 Điều lệ trường mầm non; - Quy định nhiệm vụ tổ văn phòng tại Điều 15 Điều lệ trường mầm non;

Hướng dẫn đặt câu hỏi làm rõ nội hàm Làm rõ quy định như

Hướng dẫn đặt câu hỏi làm rõ nội hàm Làm rõ quy định như thế nào? (trích dẫn nội dung quy định) 2. Tổ chuyên môn có những nhiệm vụ sau: (Trích Điều 14 Điều lệ) a) Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và các hoạt động giáo dục khác; b) Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và quản lý sử dụng tài liệu, đồ dùng, đồ chơi, thiết bị giáo dục của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường, nhà trẻ; c) Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non; d) Đề xuất khen thưởng, kỷ luật giáo viên.

Hướng dẫn đặt câu hỏi làm rõ nội hàm Làm rõ quy định như

Hướng dẫn đặt câu hỏi làm rõ nội hàm Làm rõ quy định như thế nào? (trích dẫn nội dung quy định) 2. Nhiệm vụ của tổ văn phòng: (Trích Điều 16 Điều lệ) a) Xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ theo tuần, tháng, năm nhằm phục vụ cho việc thực hiện các hoạt động của nhà trường, nhà trẻ về chăm sóc, dinh dưỡng; b) Giúp hiệu trưởng quản lý tài chính, tài sản, lưu giữ hồ sơ của nhà trường, nhà trẻ; c) Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả công việc của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường, nhà trẻ; d) Tham gia đánh giá, xếp loại các thành viên.

Hướng dẫn đặt câu hỏi làm rõ nội hàm Ta hệ thống lại yêu

Hướng dẫn đặt câu hỏi làm rõ nội hàm Ta hệ thống lại yêu cầu: - Tổ chuyên môn “phải” có kế hoạch; - Tổ văn phòng “phải” có kế hoạch; - Tổ chuyên môn “phải” thực hiện các nhiệm vụ: +; Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và các hoạt động giáo dục khác + Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và quản lý sử dụng tài liệu, đồ dùng, đồ chơi, thiết bị giáo dục của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường, nhà trẻ; + Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non; + Đề xuất khen thưởng, kỷ luật giáo viên.

Hướng dẫn đặt câu hỏi làm rõ nội hàm Ta hệ thống lại yêu

Hướng dẫn đặt câu hỏi làm rõ nội hàm Ta hệ thống lại yêu cầu: - Tổ Văn phòng “phải” thực hiện các nhiệm vụ: + Xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ theo tuần, tháng, năm nhằm phục vụ cho việc thực hiện các hoạt động của nhà trường, nhà trẻ về chăm sóc, dinh dưỡng; + Giúp hiệu trưởng quản lý tài chính, tài sản, lưu giữ hồ sơ của nhà trường, nhà trẻ; + Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả công việc của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường, nhà trẻ; + Tham gia đánh giá, xếp loại các thành viên.

Hướng dẫn đặt câu hỏi làm rõ nội hàm Ø Bước 4: Đặt các

Hướng dẫn đặt câu hỏi làm rõ nội hàm Ø Bước 4: Đặt các câu hỏi để làm rõ nội hàm - Tổ chuyên môn có kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học hay không? - Tổ văn phòng có kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học hay không? + Việc xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và các hoạt động giáo dục khác được thực hiện như thế nào? + Công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và quản lý sử dụng tài liệu, đồ dùng, đồ chơi, thiết bị giáo dục của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường, nhà trẻ được thực hiện như thế nào? + Việc tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non được thực hiện như thế nào? + Việc đề xuất khen thưởng, kỷ luật giáo viên được thực hiện như thế nào?

Hướng dẫn đặt câu hỏi làm rõ nội hàm Ø Bước 4: Đặt các

Hướng dẫn đặt câu hỏi làm rõ nội hàm Ø Bước 4: Đặt các câu hỏi để làm rõ nội hàm (tiếp) + Việc xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ theo tuần, tháng, năm nhằm phục vụ cho việc thực hiện các hoạt động của nhà trường, nhà trẻ về chăm sóc, dinh dưỡng được thực hiện như thế nào? + Tổ Văn phòng đã làm gì giúp hiệu trưởng quản lý tài chính, tài sản, lưu giữ hồ sơ của nhà trường, nhà trẻ? + Công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả công việc của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường, nhà trẻ được thực hiện như thế nào? + Các thành viên trong tổ đã tham gia đánh giá, xếp loại các thành viên như thế nào?

KỸ THUẬT TỰ ĐÁNH GIÁ MỨC 1, 2 3 Kỹ thuật viết Phiếu đánh

KỸ THUẬT TỰ ĐÁNH GIÁ MỨC 1, 2 3 Kỹ thuật viết Phiếu đánh giá tiêu chí 1. Mô tả hiện trạng - Căn cứ các yêu cầu của chỉ báo (trả lời các câu hỏi đặt ra trong Phiếu xác định nội hàm), mô tả thực trạng hiện của nhà trường (có hay không? ), những việc nhà trường đã (hoặc chưa) thực hiện (đã làm gì? làm như thế nào? ) để đánh giá kết quả hoạt động của nhà trường (đã đáp ứng hoặc chưa đáp ứng) các yêu cầu của chỉ báo; để thể hiện các việc nhà trường triển khai thực hiện đều có kế hoạch, có rà soát, có kiểm tra đánh giá việc thực hiện. Ngay sau mỗi ý diễn tả, đánh giá có [mã minh chứng] đi kèm; Chú ý: Việc đánh giá kết quả đạt được theo yêu cầu của chỉ báo (so sánh kết quả đạt được với yêu cầu chung, so với các trường khác cùng có điều kiện tương đồng kinh tế - xã hội, văn hóa; nêu cụ thể những việc chưa thực hiện được theo yêu cầu chung, chưa thực hiện được theo “kỳ vọng” với khả năng thực tế của nhà trường (để thấy được điểm yếu); nêu cụ thể những việc đã thực hiện “vượt trên” yêu cầu hoặc sự cố gắng lớn, phấn đấu của nhà trường để đạt yêu cầu chung (để thấy được điểm mạnh).

KỸ THUẬT TỰ ĐÁNH GIÁ MỨC 1, 2 3 Kỹ thuật viết Phiếu đánh

KỸ THUẬT TỰ ĐÁNH GIÁ MỨC 1, 2 3 Kỹ thuật viết Phiếu đánh giá tiêu chí 2. Điểm mạnh: - Nêu những kết quả nổi bật của nhà trường trong việc đáp ứng các yêu cầu của từng chỉ báo trong mỗi tiêu chí; - Có thể nêu kết quả mà nhà trường đạt được trong bối cảnh (hoàn cảnh, điều kiện của nhà trường), để đạt được kết quả đó phải có sự cố gắng vượt bậc của thầy, trò mới đạt được yêu cầu của tiêu chí đề ra; - Những điểm mạnh đó phải được khái quát trên cơ sở nội dung của mục “Mô tả hiện trạng” (những nội dung ghi trong phần điểm mạnh phải đã được thể hiện trong phần “Mô tả hiện trạng”).

KỸ THUẬT TỰ ĐÁNH GIÁ MỨC 1, 2 3 Kỹ thuật viết Phiếu đánh

KỸ THUẬT TỰ ĐÁNH GIÁ MỨC 1, 2 3 Kỹ thuật viết Phiếu đánh giá tiêu chí 3. Điểm yếu: - Nêu những việc mà nhà trường chưa đáp ứng được yêu cầu của từng chỉ báo trong mỗi tiêu chí (dựa trên hiện trạng, kết quả nhà trường đã thực hiện được so với yêu cầu của tiêu chí và mục tiêu, kế hoạch đã đề ra). Có thể giải thích rõ nguyên nhân của những điểm yếu đó. Những điểm yếu này phải được khái quát trên cơ sở nội dung của mục “Mô tả hiện trạng”. - Hoặc kết quả đã đáp ứng được yêu cầu của tiêu chí nhưng chưa đáp ứng được kỳ vọng của nhà trường Chú ý: Những nội dung ghi trong phần “Điểm yếu” phải đã được thể hiện trong phần “Mô tả hiện trạng”. Lưu ý: Khi xác định điểm mạnh, điểm yếu nên so sánh với các yêu cầu chung, bối cảnh cụ thể, với các trường có điều kiện tương đồng, có sứ mạng tương tự và với chính khả năng của nhà trường.

KỸ THUẬT TỰ ĐÁNH GIÁ MỨC 1, 2 3 Kỹ thuật viết Phiếu đánh

KỸ THUẬT TỰ ĐÁNH GIÁ MỨC 1, 2 3 Kỹ thuật viết Phiếu đánh giá tiêu chí 4. Kế hoạch cải tiến chất lượng: Phần này phải nêu được các ý cơ bản sau - Nội dung: Nêu các việc cần làm để phát huy những điểm mạnh, khắc phục điểm yếu trong tiêu chí. Các việc nêu ra phải cụ thể (tránh chung) và có tính khả thi, phù hợp với điều kiện của nhà trường, địa phương (nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất, …), phù hợp với cơ chế, chính sách hiện hành. Kế hoạch cải tiến chất lượng phải đảm bảo tính tổng thể; phải đặt các công việc cần cải tiến của mỗi tiêu chí trong mối quan hệ với tất cả các tiêu chí. Hội đồng TĐG và lãnh đạo nhà trường phải cân nhắc, điều chỉnh, cân đối sao cho kế hoạch cải tiến chất lượng phù hợp với điều kiện thực tế mà vẫn đảm bảo được những việc cần ưu tiên để làm trước, những việc sẽ làm sau. Kế hoạch cải tiến chất lượng phải thể hiện quyết tâm cải tiến, nâng cao chất lượng các hoạt động của nhà trường. - Người thực hiện: Phân công cá nhân phụ trách thực hiện công việc; - Thời gian thực hiện: Nêu mốc thời gian thực hiện, thời gian hoàn thành. - Giải pháp thực hiện: Nêu giải pháp cụ thể, phân công nhân lực thực hiện, kinh phí cần có và các biện pháp giám sát, . . .

KỸ THUẬT TỰ ĐÁNH GIÁ MỨC 1, 2 3 Kỹ thuật viết Phiếu đánh

KỸ THUẬT TỰ ĐÁNH GIÁ MỨC 1, 2 3 Kỹ thuật viết Phiếu đánh giá tiêu chí 4. Kế hoạch cải tiến chất lượng Thể thức trình bày kế hoạch cải tiến chất lượng dưới dạng bảng như sau Nội dung Người thực hiện Đưa ra tên việc làm cụ thể; - Nêu tên tránh các cụm từ chung người chủ chung như “Đẩy mạnh”, trì thực “Tăng cường”, “Tiếp tục phát hiện công huy”, “Tuyên truyền”, “Nâng việc. cao nhận thức”, “Quyết tâm”, . . . Thời gian Giải pháp thực hiện - Thời gian thực hiện; - Thời gian hoàn thành. - Nêu ra cụ thể mức kinh phí bao nhiêu, từ nguồn nào (nếu cần kinh phí); … - Biện pháp giám sát

5. Tự đánh giá: Chỉ báo được công nhận đạt khi tất cả các

5. Tự đánh giá: Chỉ báo được công nhận đạt khi tất cả các nội hàm của chỉ báo đạt yêu cầu; tiêu chí đánh giá được công nhận đạt khi tất cả các chỉ báo trong tiêu chí đạt yêu cầu. Tiêu chí được đánh giá đạt Mức 1 khi tất cả các chỉ báo của Mức 1 đạt; đạt Mức 2 khi đạt Mức 1 và tất cả các chỉ báo của Mức 2 đạt; đạt Mức 3 khi đạt Mức 2 và tất cả các chỉ báo của Mức 3 đạt. Mức 1 Chỉ báo Đạt/ Không đạt a b c Đạt/ Không đạt Mức 2 Chỉ báo Đạt/ Không đạt a b ---- Đạt/ Không đạt Đạt Mức. . /(hoặc Không đạt) Mức 3 Chỉ báo Đạt/ Không đạt * -------- Đạt/ Không đạt

KHUYẾN CÁO CÁCH TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ CÁC TIÊU CHÍ • Phân công cá

KHUYẾN CÁO CÁCH TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ CÁC TIÊU CHÍ • Phân công cá nhân hoặc nhóm người thực hiện đánh giá tiêu chí, nên chọn người đảm nhiệm các công việc liên quan trực tiếp đến tiêu chí đánh giá. • Cá nhân được phân công: (1) nghiên cứu tiêu chí để xác định rõ nội hàm, (2) tìm các văn bản chỉ đạo của cấp trên có liên quan để làm rõ yêu cầu; (3) chi tiết hóa yêu cầu bằng cách đặt câu hỏi (đã hướng dẫn). (4) Liệt kê các tài liệu của nhà trường do mình đang quản lý (như danh mục minh chứng), chia sẻ thông tin danh mục này với các nhóm khác. (5) Viết phiếu đánh giá tiêu chí. • Một nhóm người tập hợp các phiếu đánh giá tiêu chí để hoàn chỉnh dự thảo báo cáo tự đánh giá; cuối cùng nên giao cho 1 cá nhân có khả năng diễn đạt tốt để chỉnh sửa tổng thể báo cáo TĐG; • Các thành viên hội đồng TĐG đọc góp ý chỉnh sửa; nhờ trường bạn đọc giúp.