T CHC CC HOT NG GIO DC CHO

  • Slides: 30
Download presentation
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CHO TRẺ MẦM NON DỰA VÀO CỘNG

TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CHO TRẺ MẦM NON DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG

MỤC TIÊU 1. Mục tiêu chung Ø Hiểu được một số vấn đề lý

MỤC TIÊU 1. Mục tiêu chung Ø Hiểu được một số vấn đề lý luận cơ bản về tổ chức hoạt động GDMN dựa vào cộng đồng và vận dụng được vào thực tiễn tổ chức các HĐGD trẻ ở cơ sở GDMN. 2. Mục tiêu cụ thể v Kiến thức Ø Hiểu được khái niệm GDMN dựa vào cộng đồng, các mô hình GDMN dựa vào cộng đồng, vai trò và sự tham gia của cộng đồng trong GDMN. Ø Hiểu được mục đích, ý nghĩa của việc tổ chức các HĐGD cho trẻ MN dựa vào cộng đồng, nguyên tắc, quy trình, phương pháp và hình thức tổ chức các HĐGD cho trẻ MN dựa vào cộng đồng. v Kĩ năng Ø Vận dụng được lý luận vào thực tiễn tổ chức các HĐGD cho trẻ dựa vào cộng đồng ở các cơ sở GDMN. v Thái độ Ø Có thái độ tôn trọng, ghi nhận và đánh giá cao sự tham gia của cộng đồng trong GDMN. Ø Hứng thú, linh hoạt và sáng tạo trong việc tổ chức các HĐGD cho trẻ MN dựa vào cộng đồng.

NỘI DUNG 1. Những vấn đề lý luận về giáo dục MN dựa vào

NỘI DUNG 1. Những vấn đề lý luận về giáo dục MN dựa vào cộng đồng 2. Những vấn đề lý luận về tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ MN dựa vào cộng đồng 3. Hướng dẫn tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ MN dựa vào cộng đồng 4. Thực hành

HOẠT ĐỘNG 1. GIÁO DỤC MẦM NON DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG 1. Thế nào

HOẠT ĐỘNG 1. GIÁO DỤC MẦM NON DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG 1. Thế nào là cộng đồng, giáo dục MN dựa vào cộng đồng? 2. Giáo dục MN dựa vào cộng đồng có ý nghĩa như thế nào? 3. Giáo dục MN dựa vào cộng đồng được tổ chức như thế nào?

CỘNG ĐỒNG Cộng đồng là một nhóm người sống trong cùng một làng/xã hoặc

CỘNG ĐỒNG Cộng đồng là một nhóm người sống trong cùng một làng/xã hoặc những người hàng xóm láng giềng thân cận được tổ chức thành một thực thể CĐ hoặc thực thể XH. Cộng đồng có những lợi ích và các giá trị giống nhau cơ bản, tuy nhiên, mỗi người trong số đó lại có các giá trị và lợi ích riêng, đôi khi quá khác biệt dẫn đến mâu thuẫn với nhau.

 GIÁO DỤC MẦM NON DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG • GDMN dựa vào cộng

GIÁO DỤC MẦM NON DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG • GDMN dựa vào cộng đồng là một mô hình giáo dục cho trẻ mầm non do nhà trường và cộng đồng cùng tham gia, tổ chức nhằm đạt được những mục tiêu của giáo dục MN.

“Phải mất một ngôi làng để nuôi một đứa trẻ” Igbo và Yoruba (Nigeria)

“Phải mất một ngôi làng để nuôi một đứa trẻ” Igbo và Yoruba (Nigeria)

LỢI ÍCH CỦA GDMN DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG Đối với trẻ mầm non Ø

LỢI ÍCH CỦA GDMN DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG Đối với trẻ mầm non Ø Tạo thuận lợi cho trẻ tiếp cận với giáo dục và học tập suốt đời Ø Có cơ hội học qua những trải nghiệm thực tế, giải quyết các nhiệm vụ học tập gắn với bối cảnh thực tế ở địa phương một cách thiết thực, hấp dẫn và hiệu quả

LỢI ÍCH CỦA GDMN DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG Đối với cộng đồng Ø Nâng

LỢI ÍCH CỦA GDMN DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG Đối với cộng đồng Ø Nâng cao năng lực của cộng đồng về CS- GD trẻ, qua đó giúp cộng đồng có những kiến thức, kĩ năng khoa học để hành động hiệu quả, thiết thực hơn trong việc dạy dỗ trẻ ở gia đình, cộng đồng. Ø Thể hiện được vai trò, trách nhiệm trong phát triển kinh tế, xã hội của địa phương nói chung, giáo dục đào tạo nguồn lực con người tại địa phương nói riêng. Ø Tạo mối quan hệ bền chặt, gắn bó giữa cộng đồng với các đơn vị hành chính, sự nghiệp của địa phương (chính quyền, các tổ chức chính trị, xã hội, các trường học…).

Lợi ích của GDMN dựa vào cộng đồng Đối với các cơ sở GDMN,

Lợi ích của GDMN dựa vào cộng đồng Đối với các cơ sở GDMN, CB, GV trường mầm non • Các cơ sở GDMN đáp ứng được nhu cầu học tập của trẻ theo quan điểm “Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”. • Các CB, GV ở địa phương được tiếp cận những chương trình, các HĐGD đa dạng, linh hoạt. • Tuyên truyền về công tác chăm GDMN, uy tín, thương hiệu của cơ sở GDMN với chính quyền và cộng đồng địa phương. • Thiết lập các mối quan hệ hợp tác hiệu quả, tăng cường gắn kết giữa cơ sở GDMN với chính quyền, các ban ngành, tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ về y tế, GD, phát triển CĐ và phúc lợi XH, qua đó nhận được sự quan tâm, hỗ trợ kịp thời, thiết thực từ cộng đồng. • Tiết kiệm chi phí tổ chức các HĐGD vì dựa vào nguồn lực do cộng đồng hỗ trợ, đáp ứng.

CÁC MÔ HÌNH GDMN DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG Trường mầm non chịu trách nhiệm

CÁC MÔ HÌNH GDMN DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG Trường mầm non chịu trách nhiệm tổ chức, cộng đồng cùng tham gia, chia sẻ trách nhiệm, nguồn lực Cộng đồng tự chủ động, tự chịu trách nhiệm, trường mầm non cùng tham gia

TRƯỜNG MẦM NON TỔ CHỨC, CỘNG ĐỒNG CÙNG THAM GIA, CHIA SẺ TRÁCH NHIỆM,

TRƯỜNG MẦM NON TỔ CHỨC, CỘNG ĐỒNG CÙNG THAM GIA, CHIA SẺ TRÁCH NHIỆM, NGUỒN LỰC Ø Đối tượng tham gia Ø Nội dung hoạt động Ø Địa điểm hoạt động Ø Hình thức hoạt động Ø Vận hành mô hình v Chỉ đạo vận hành mô hình (trường MN, Chính quyền địa phương, Sở/ Phòng GD &ĐT v. Tổ chức thực hiện v. Giám sát, đánh giá

“Trẻ em là thành viên của cộng đồng, có quyền được hưởng các lợi

“Trẻ em là thành viên của cộng đồng, có quyền được hưởng các lợi ích từ tất cả cơ sở vật chất và nguồn lực cơ bản trong cộng đồng để trẻ có thể phát triển thành các thành viên có trách nhiệm của cộng đồng đó hoặc bất kỳ cộng đồng nào khác trong tương lai” FGN/UNICEF, 1996

HOẠT ĐỘNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG

HOẠT ĐỘNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CHO TRẺ MẦM NON DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG 1) 2) 3) 4) Thế nào là tổ chức hoạt động GD cho trẻ MN dựa vào CĐ? Mục đích của việc tổ chức hoạt động GD cho trẻ MN dựa vào cộng đồng là gì? Các hoạt động giáo dục nào có thể tổ chức cho trẻ MN dựa vào cộng đồng? Tổ chức các hoạt động GD cho trẻ MN dựa vào cộng đồng cần đảm bảo nguyên tắc, quy trình như thế nào?

Khái niệm tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ MN dựa vào cộng

Khái niệm tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ MN dựa vào cộng đồng � Tổ chức các HĐGD cho trẻ MN dựa vào cộng đồng là hoạt động giáo dục được tổ chức có mục đích, có kế hoạch, có nội dung và bằng PPKH của nhà giáo dục tác động tới trẻ MN nhằm giúp trẻ tích cực, chủ động tiếp nhận kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, hình phát triển phẩm chất, năng lực phù hợp với trẻ MN dựa trên những điều kiện thực tế và nguồn lực đóng góp từ cộng đồng.

Mục đích của việc tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ MN dựa

Mục đích của việc tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ MN dựa vào cộng đồng Trẻ tìm hiểu, khám phá, thực hành rèn luyện kiến thức, kĩ năng và hình thành thái độ phù hợp với bối cảnh sống thực tiễn và gần gũi đối với trẻ. Giảm chi phí và nâng cao chất lượng tổ chức các HĐGD trên cơ sở khai thác các nguồn lực từ con người, điều kiện TN-KT-VH sẵn có tại địa phương. Nhằm phát triển cộng đồng: v Hiểu về GDMN, nâng cao trách nhiệm và năng lực của cộng đồng; v Tạo được mối liên hệ gắn bó giữa công tác giáo dục với các công tác XH khác vì lợi ích và đời sống của cộng đồng; v Tạo mối quan hệ gắn kết bền vững giữa nhà trường với các lực lượng khác nhau trong XH; v Tạo lập điều kiện, cơ hội để thực hiện công bằng, tạo sự ổn định và phát triển XH.

Các hoạt động giáo dục cho trẻ mầm non dựa vào cộng đồng �

Các hoạt động giáo dục cho trẻ mầm non dựa vào cộng đồng � Đối với trẻ nhà trẻ: hoạt động giao lưu cảm xúc, hoạt động với đồ vật, hoạt động chơi, hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh. � Đối với trẻ mẫu giáo: hoạt động chơi (trò chơi đóng vai theo chủ đề; trò chơi ghép hình, lắp ráp, xây dựng; trò chơi đóng kịch, trò chơi học tập, trò chơi vận động, trò chơi dân gian, trò chơi với phương tiện công nghệ hiện đại); hoạt động lao động (lao động tự phục vụ, lao động trực nhật, lao động tập thể); hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân.

Nguyên tắc của tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ MN dựa vào

Nguyên tắc của tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ MN dựa vào cộng đồng Đảm bảo tính mục tiêu của giáo dục MN. v Đảm bảo lợi ích chung giữa cộng đồng và cơ sở MN. v Nội dung giáo dục trẻ MN xuất phát từ cộng đồng địa phương. v Tổ chức các hoạt động GDMN dựa vào cộng đồng dựa trên tinh thần hợp tác, bình đẳng giữa các bên tham gia. v Tôn trọng, khích lệ và hỗ trợ người dân cộng đồng tự phát hiện và tìm hiểu về nguồn lực, giá trị tiềm ẩn ở địa phương của họ để họ chủ động chia sẻ nguồn lực của cộng đồng trong việc GD trẻ. v

Quy trình, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ MN

Quy trình, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ MN dựa vào cộng đồng

HOẠT ĐỘNG 3. HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CHO TRẺ MẦM

HOẠT ĐỘNG 3. HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CHO TRẺ MẦM NON DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG Xây dựng mối quan hệ với cộng đồng Bước 1. Xác định cộng đồng Bước 2. Thiết lập quan hệ Bước 3. Duy trì và củng cố quan hệ với địa phương, cộng đồng Bước 4. Đánh giá kết quả hợp tác

Khảo sát, đánh giá thực trạng nguồn lực và khả năng đáp ứng của

Khảo sát, đánh giá thực trạng nguồn lực và khả năng đáp ứng của cộng đồng Bước 1. Quan sát bao quát, đánh giá tổng quan về cộng đồng • Xác định vấn đề khảo sát Bước 2. Điều tra, khảo sát, • Xác định phương pháp khảo sát thu thập thông tin về thực • Xây dựng công cụ khảo sát trạng nguồn lực và khả • Chuẩn bị kế hoạch khảo sát năng đáp ứng của CĐ • Tiến hành khảo sát Bước 3. Báo cáo kết quả • Đối với báo cáo nhanh • Đối với báo cáo tổng hợp

Lịch thời vụ Tháng 1 2 3 4 Hoạt động Làm ruộng Gieo hạt,

Lịch thời vụ Tháng 1 2 3 4 Hoạt động Làm ruộng Gieo hạt, trồng lúa, trồng cây giống hoa màu Thu hoạch Lễ hội địa phương 5 6 7 8 9 10 11 12

Lựa chọn nội dung, hoạt động giáo dục

Lựa chọn nội dung, hoạt động giáo dục

DỤC CHO TRẺ MẦM NON DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG Lập kế hoạch tổ chức

DỤC CHO TRẺ MẦM NON DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG Lập kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục Bước 1. Xác định tên HĐGD, đối tượng trẻ tham gia HĐ, người tổ chức, người hỗ trợ, thời gian tổ chức, địa điểm tổ chức và hình thức tổ chức HĐ Bước 2. Xác định mục tiêu Bước 3. Xác định các điều kiện cần chuẩn bị để tổ chức các HĐGD cho trẻ MN Bước 4. Tiến hành thiết kế các hoạt động giáo dục cụ thể với nội dung, phương pháp và trình tự tiến hành theo thời gian, địa điểm cụ thể Bước 5. Thẩm định/ thống nhất kế hoạch

Tổ chức thực hiện kế hoạch

Tổ chức thực hiện kế hoạch

Giám sát, đánh giá kết quả và điều chỉnh Giám sát nguồn lực Giám

Giám sát, đánh giá kết quả và điều chỉnh Giám sát nguồn lực Giám sát tiến độ thực hiện các công việc Giám sát chất lượng

Giám sát, đánh giá kết quả và điều chỉnh Đánh giá quá trình •

Giám sát, đánh giá kết quả và điều chỉnh Đánh giá quá trình • Các HĐGD đã được thực hiện như kế hoạch đề ra (SL các hoạt động, thời gian, địa điểm tổ chức HĐ)? • Cộng đồng có tích cực tham gia vào các HĐ không? Có làm đúng nhiệm vụ được phân công không? • Có đủ thời gian tổ chức hoạt động không? • Nội dung nào chưa được thực hiện trong kế hoạch? • Có khăn hoặc vấn đề gì nảy sinh? Đánh giá kết quả • Các HĐ có đạt được mục tiêu đề ra không? • Chất lượng/kết quả các HĐ như thế nào? • Thành công/thất bại? Vấn đề cần phải cải thiện, điều chỉnh/thay đổi? . . . • Ai được hưởng lợi? Lợi ích đó là gì?

Hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ MN dựa vào

Hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ MN dựa vào cộng đồng - Theo mục đích và nội dung giáo dục: + Tổ chức các HĐ có chủ định của GV và theo ý thích của trẻ. + Tổ chức HĐ nhân dịp các lễ hội, hoạt động VH–XH tại địa phương. - Theo đối tượng giáo dục: + Tổ chức hoạt động cá nhân. + Tổ chức hoạt động theo nhóm (nhỏ, lớn). + Tổ chức hoạt động cả lớp. + Tổ chức hoạt động liên lớp. - Theo môi trường tổ chức HĐGD : + Tổ chức HĐGD trong nhà trường: Trong phạm vi lớp học hoặc bên ngoài lớp học. + Tổ chức HĐGD ngoài nhà trường: Tại các công trình công cộng như di tích lịch sử, nhà văn hóa, khu vui chơi công cộng; tại các hộ gia đình/trại chăn nuôi/xưởng sản xuất…; địa điểm thiên nhiên bên ngoài: đồng ruộng, sông, hồ, rừng, biển…

Hoạt động 4. Thực hành Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Lập kế hoạch

Hoạt động 4. Thực hành Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Lập kế hoạch và trình bày cách thức triển khai tổ chức một HĐ lễ hội cho trẻ mẫu giáo tại cộng đồng. Lập kế hoạch và trình bày cách thức triển khai tổ chức HĐ tìm hiểu một số con vật nuôi trong gia đình cho trẻ 5 – 6 tuổi tại một hộ gia đình ở cộng đồng. Lập kế hoạch và trình bày cách thức triển khai tổ chức HĐ ngày hội thể thao cho trẻ MN dựa vào cộng đồng tại trường MN.

XIN CẢM ƠN!

XIN CẢM ƠN!