CHUYN T CHC HOT NG GIO DC THEO

  • Slides: 23
Download presentation
CHUYÊN ĐỀ: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO HƯỚNG TRẢI NGHIỆM CHO TRẺ

CHUYÊN ĐỀ: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO HƯỚNG TRẢI NGHIỆM CHO TRẺ Ở CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON PGS. TS Hoàng Thị Phương Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

MỤC TIÊU Kiến thức Hiểu khái niệm “Giáo dục theo hướng trải nghiệm cho

MỤC TIÊU Kiến thức Hiểu khái niệm “Giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ MN”, qui trình học tập qua trải nghiệm và vai trò của GD theo hướng trải nghiệm cho trẻ MN. Phân tích được các bước tổ chức hoạt động GD theo hướng trải nghiệm cho trẻ ở trường MN. Kĩ năng Có kĩ năng lập kế hoạch và tổ chức các HĐGD theo hướng trải nghiệm phù hợp với điều kiện cơ sở GDMN ở địa phương. Có kĩ năng tổ chức HĐGD theo hướng trải nghiệm cho trẻ trong lớp MG ghép nhiều lứa tuổi và nhóm trẻ dân tộc ít người. Thái độ Hứng thú với việc tìm tòi, nghiên cứu các phương pháp GD phù hợp với xu hướng đổi mới GD hiện nay. Tích cực, sáng tạo vận dụng kiến thức, kĩ năng tổ chức HĐGD theo hướng trải nghiệm vào thực tiễn phù hợp với điều kiện ở cơ sở GD của học viên.

NỘI DUNG 1. Giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ MN 1. 1.

NỘI DUNG 1. Giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ MN 1. 1. Khái niệm “Giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ MN” 1. 2. Vai trò của giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ MN 1. 3. Quy trình học tập qua trải nghiệm của trẻ MN 2. Tổ chức HĐGD theo hướng trải nghiệm cho trẻ MN 2. 1. So sánh HĐGD theo hướng trải nghiệm và truyền thống 2. 2. Hướng dẫn tổ chức HĐGD theo hướng trải nghiệm cho trẻ MN 3. Tổ chức các hình thức HĐGD theo hướng trải nghiệm cho trẻ MN. 4. Tổ chức HĐGD theo hướng trải nghiệm cho trẻ nhóm lớp MG ghép và trẻ dân tộc ít người

KHÁI NIỆM: GIÁO DỤC THEO HƯỚNG TRẢI NGHIỆM CHO TRẺMN Phương thức sử dụng

KHÁI NIỆM: GIÁO DỤC THEO HƯỚNG TRẢI NGHIỆM CHO TRẺMN Phương thức sử dụng các hoạt động giáo dục, trong đó giáo viên là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động để trẻ được tham dự hay tiếp xúc, tương tác trực tiếp, được chiêm nghiệm, tự lực tích lũy kiến thức, kĩ năng, thái độ tạo thành kinh nghiệm riêng của bản thân.

VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC THEO HƯỚNG TRẢI NGHIỆM CHO TRẺMN -Trẻ có cơ

VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC THEO HƯỚNG TRẢI NGHIỆM CHO TRẺMN -Trẻ có cơ hội và năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn -Chủ đề đa dạng và mang tính tích hợp -Hoạt động của trẻ phong phú, hấp dẫn -Trẻ được tiếp xúc, tương tác trực tiếp với đối tượng, tự khái quát thành hiểu biết riêng của mình. Tính tích cực của trẻ được phát huy ở các khâu của quá trình giáo dục -Kinh nghiệm của trẻ được tích lũy, kiểm chứng, điều chỉnh và phản hồi thông qua hoạt động

QUY TRÌNH HỌC TẬP THEO HƯỚNG TRẢI NGHIỆM CỦA TRẺMN I/ Trải nghiệm thực

QUY TRÌNH HỌC TẬP THEO HƯỚNG TRẢI NGHIỆM CỦA TRẺMN I/ Trải nghiệm thực tế. Trẻ được tham gia trực tiếp vào hoạt động. (Chất lượng phụ thuộc: mức độ tham gia của trẻ, tình huống cụ thể, thực tế). II/ Chia sẻ kinh nghiệm. Kinh nghiệm của trẻ được khắc sâu, ghi nhận, điều chỉnh, chính xác hóa và đọng lại dấu ấn cảm xúc. (Ghi nhận thông tin Hiểu nguyên nhân, mối quan hệ Cụ thể hóa). III/ Rút ra kinh nghiệm. Trẻ học được kiến thức và kinh nghiệm mới, tạo ra những hiểu biết mới. IV/ Vận dụng kinh nghiệm. Trẻ sử dụng kinh nghiệm vào các bối cảnh hoặc sự việc mới và kinh nghiệm cứ thế tạo ra. . .

2. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO HƯỚNG TRẢI NGHIỆM CHO TRẺ MN

2. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO HƯỚNG TRẢI NGHIỆM CHO TRẺ MN Khái niệm: Tổ chức HĐGD theo hướng trải nghiệm cho trẻ MN Quá trình tác động có hệ thống của nhà giáo dục trong việc tổ chức kinh nghiệm học tập của trẻ thông qua các họat động thực tiễn để trẻ tự mình chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng, thái độ tạo thành năng lực thực tiễn.

2. 1. SO SÁNH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG VÀ GIÁO DỤC THEO

2. 1. SO SÁNH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG VÀ GIÁO DỤC THEO HƯỚNG TRẢI NGHIỆM CHO TRẺ MN Nội dung so sánh Giáo dục truyền thống Giáo dục qua trải nghiệm Cách tiếp cận Học Thực hành (vận dụng) Khám phá Học (kinh nghiệm) Vị trí trẻ Bị động, bị áp đặt hơn tự chủ Chủ động, tích cực, sáng tạo Vị trí giáo viên Giữ vai trò chính Giúp đỡ, tạo điều kiện cho trẻ Mục tiêu Coi trọng kiến thức, hạn chế kĩ năng, thái độ Phối hợp kiến thức, kĩ năng, thái độ để giải quyết vấn đề thực tế Nội dung Theo chủ đề (giáo viên lựa chọn và ấn định trước) Theo chủ đề (trẻ được tham gia; có thể thay đổi) Phương pháp Các phương pháp truyền thống (trực quan, dùng lời chiếm ưu thế) Các phương pháp tích cực (khám phá trải nghiệm chiếm ưu thế) Hình thức Cọi trọng hoạt động học hơn các hoạt động khác Tận dụng ưu thế các hoạt động để tạo môi trường trải nghiệm đa dạng Phương tiện Tăng cường sử dụng tranh ảnh, đồ chơi có sẵn Tăng cường sử dụng vật liệu tự nhiên, phế liệu, thiết bị hiện đại để thu thập thông tin chính xác.

MÔ HÌNH TỔ CHỨC HĐGD THEO HƯỚNG TRẢI NGHIỆM CHO TRẺ MN [1] Hoàng

MÔ HÌNH TỔ CHỨC HĐGD THEO HƯỚNG TRẢI NGHIỆM CHO TRẺ MN [1] Hoàng Thị Phương (chủ biện) và các tác giả khác (2018), Tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ mầm non, Nxb Đại học Sư phạm, HN.

2. 2. TỔ CHỨC HĐGD THEO HƯỚNG TRẢI NGHIỆM CHO TRẺ MN Lựa chọn

2. 2. TỔ CHỨC HĐGD THEO HƯỚNG TRẢI NGHIỆM CHO TRẺ MN Lựa chọn chủ đề Xác định mục tiêu Xác định nội dung Chuẩn bị môi trường Tiến hành hoạt động Bước 1: Trải nghiệm thực tế Bước 2: Chia sẻ kinh nghiệm Bước 3: Đúc kết kinh nghiệm Bước 4: Vận dụng kinh nghiệm

LỰA CHỌN CHỦ ĐỀ Mỗi hoạt động giáo dục phải có chủ đề cụ

LỰA CHỌN CHỦ ĐỀ Mỗi hoạt động giáo dục phải có chủ đề cụ thể gần gũi, gây ấn tượng cho trẻ và phù hợp với hình thức hoạt động giáo dục (học, chơi, lao động, tham quan, lễ hội. . . ) Chủ đề hoạt động xuất phát từ chủ đề chính/ hoặc sự kiện xã hội diễn ra trong thời điểm cụ thể. Chủ đề hoạt động phù hợp với lứa tuổi (cần giới thiệu cho trẻ tên chủ đề trải nghiệm)

XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU Xác định các mục tiêu: kiến thức, kĩ năng, thái

XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU Xác định các mục tiêu: kiến thức, kĩ năng, thái độ cần cho việc giải quyết các vấn đề trong tình huống cụ thể của quá trình giáo dục. Ví dụ: Chủ đề “Nước”, đề tài: “Chìm- nổi” (trẻ 3 -4 tuổi) Kiến thức: -Trẻ biết tên gọi, đặc điểm của nước và một số đồ vật gần gũi xung quanh; -Trẻ biết một số vật cho vào nước sẽ nổi hoặc chìm (thấy-không thấy) trên mặt nước. Kỹ năng: -Trẻ phân biệt được một số vật gần gũi xung quanh; -Trẻ thực hiện được thao tác đặt một vật nhẹ nhàng trên mặt nước; -Trẻ làm các vật nổi trên nước di chuyển bằng cách khác nhau; -Trẻ trả lời được câu hỏi về hiện tượng xảy ra. Thái độ: -Trẻ hứng thú chơi với nước, với các vật liệu thí nghiệm; -Trẻ vui vẻ, thoải mái trong suốt quá trình trải nghiệm.

XÁC ĐỊNH NỘI DUNG Nội dung là các hoạt động cụ thể mà trẻ

XÁC ĐỊNH NỘI DUNG Nội dung là các hoạt động cụ thể mà trẻ có thể thực hiện trong quá trình trải nghiệm, đảm bảo cho trẻ lĩnh hội được kiến thức, kĩ năng, hình thành thái độ cần thiết. Ví dụ: Các hoạt động của trẻ ở đề tài “Chìm-nổi” (3 -4 tuổi): -Quan sát hiện tượng (xem video, xem giáo viên thực hiện) -Thực hiện thí nghiệm khám phá vật chìm-nổi (thả vật vào nước, làm vật di chuyển trên mặt nước) -Tham gia trò chơi củng cố kiến thức, kĩ năng về hiện tượng (vận động, học tập) -Tham gia đàm thoại chia sẻ hiểu biết, cảm xúc và đúc kết kinh nghiệm (nói đã làm gì? làm thế nào? Có thích không? . . . ) -Tham gia hoạt động cần sử dụng kinh nghiệm đã lĩnh hội

TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG Bước 1: Trải nghiệm thực tế Nhiệm vụ của giáo

TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG Bước 1: Trải nghiệm thực tế Nhiệm vụ của giáo viên: Tổ chức hoạt động trải nghiệm thực tế cho trẻ Quan sát hành vi, hoạt động của trẻ Định hướng tác động đến trẻ phù hợp Cung cấp “mẫu hành vi” cho trẻ

NỘI DUNG QUAN SÁT TRẺ Tiêu chí Các chỉ báo 1. Lựa chọn hoạt

NỘI DUNG QUAN SÁT TRẺ Tiêu chí Các chỉ báo 1. Lựa chọn hoạt động -Chủ động lựa chọn -Chọn theo bạn -Không biết lựa chọn 2. Tiến hành hoạt động -Hoạt động tích cực -Ngừng hoạt động -Chuyển đổi hoạt động 3. Sử dụng cụ -Sử dụng đúng chức năng -Phối hợp nhiều dụng cụ -Làm hư hỏng dụng cụ -Không có dụng cụ 4. Tương tác với bạn -Chơi trong nhóm bạn -Giúp đỡ bạn -Trao đổi với bạn -Chơi một mình -Trêu trọc, ẩu đả, phách. 5. Kết quả hoạt động -Tự thực hiện được nhiệm vụ -Thực hiện NV khi được giúp đỡ - Không thực hiện nhiệm vụ Lần 1 Lần 2 Lần 3

ĐỊNH HƯỚNG TÁC ĐỘNG ĐẾN TRẺ a) Khuyến khích, động viên trẻ hoạt động

ĐỊNH HƯỚNG TÁC ĐỘNG ĐẾN TRẺ a) Khuyến khích, động viên trẻ hoạt động Cần khuyến khích trẻ thế nào trong tình huống sau ? +Trẻ chưa biết sử dụng cụ, vật liệu đúng chức năng; +Trẻ sử dụng cụ, vật liệu đúng chức năng nhưng không tạo được sản phẩm theo mong muốn; +Trẻ hoàn thiệu sản phẩm theo mong muốn. Cần dựa trên kết quả quan sát trẻ để sử dụng biện pháp khuyến khích phù hợp

ĐỊNH HƯỚNG TÁC ĐỘNG ĐẾN TRẺ (TIẾP THEO) b) Đưa ra lời đề nghị

ĐỊNH HƯỚNG TÁC ĐỘNG ĐẾN TRẺ (TIẾP THEO) b) Đưa ra lời đề nghị với trẻ. - Làm sáng tỏ kinh nghiệm của trẻ - Không được áp đặt ý tưởng, cách thức hoạt động cho trẻ, - Sử dụng câu hỏi “mở” nhằm thúc đẩy hoạt động của trẻ theo cách của chúng một cách hợp lí - Mô tả chi tiết việc trẻ đang làm, cách thức mà chúng đang thực hiện để khuyến khích trẻ tiếp tục khám phá - Tránh so sánh trẻ với nhau, nhưng lại có thể so sánh sự tiến bộ của trẻ c) Không nên can thiệp vào hoạt động của trẻ Không nên can thiệp (hỏi, yêu cầu. . . ) khi trẻ đang say mê làm việc vì sẽ làm gián đoạn suy nghĩ của trẻ, làm mất ý tưởng mới ở chúng.

CUNG CẤP “MẪU HÀNH VI” CHO TRẺ Giáo viên thể hiện “Mẫu hành vi

CUNG CẤP “MẪU HÀNH VI” CHO TRẺ Giáo viên thể hiện “Mẫu hành vi tích cực” với hai vai trò: -Vai trò là người hướng dẫn hoạt động - giáo viên +Quan tâm đến bản thân +Quan tâm đến trẻ +Quan tâm đến môi trường -Vai trò là người tham gia tích cực - là bạn chơi của trẻ + Chơi, làm hứng thú, tích cực +Suy nghĩ về cách khám phá vật liệu, đối tượng +Suy nghĩ về cách hỏi trẻ, hướng dẫn trẻ dễ hiểu +Suy nghĩ về cách làm trẻ hứng thú

3. TỔ CHỨC CÁC HÌNH THỨC HĐGD THEO HƯỚNGTN CHO TRẺ Các bước Học

3. TỔ CHỨC CÁC HÌNH THỨC HĐGD THEO HƯỚNGTN CHO TRẺ Các bước Học tập Vui chơi Lao động Tham quan Lễ hội Giao lưu Đặc trưng (Chương trình môn học Loại trò chơi Địa điểm tham quan Sự kiện xã hội Đối tượng giao lưu Chủ đề Dạng lao động , sự kiện xã hội) Mục tiêu (Kiến thức, kĩ năng, thái độ) Chuẩn bị (Địa điểm, môi trường vật chât và tâm lí) Giải quyết tình huống học Giải quyết tình nhiệm vụ lao huống động chơi Tham gia các HĐ tham quan Tham gia các sự kiện xã hội Giải quyết tình huống giao tiếp -Lớp , sân -Đủ số lượng, vật liệu, phế liệu -Trẻ tham gia -Lớp, sân -Đồ chơi, phế liệu, vật liệu -Trẻ tham gia -Địa danh (tự nhiênvăn hóa, sản xuất) -Trang phục -Thực phẩm Trẻ tham gia -Lớp, sân, ngoài trường -Đồ dùng, dụng cụ, bố trí, trang trí -Trang phục -Trẻ tham gia -Lớp, sân, hội trường, ngoài trường -Đồ dùng, dụng cụ, bố trí, trang trí -Trẻ tham gia -Lớp, sân, vườn -Dụng cụ lao động , bảo hộ -Dụng cụ thu thập thông tin Trẻ tham gia

3. TỔ CHỨC CÁC HÌNH THỨC HĐGD Các Học tập bước tiến hành THEO

3. TỔ CHỨC CÁC HÌNH THỨC HĐGD Các Học tập bước tiến hành THEO HƯỚNGTN CHO TRẺMN Vui chơi Lao động Tham quan Lễ hội Giao lưu I/ Trải nghiệm thực tế -Giới thiệu chủ đề/đề tài; -Trẻ thực hành TN -Trẻ trao đổi về chủ đề -Trẻ thực hành TN -Tạo tâm thế, giao nhiệm vụ -Trẻ thực hiện NV -Gặp gỡ -Quan sát -Giao lưu -Thực hành khám phá -Chào hỏi -Khám phá Nghệ thuật –Trò chơi -HĐ khác -Chào hỏi -TN hiểu biết -TN tài năng -Thực hành theo chủ đề II/ Chia sẻ kinh nghiệm -Hiểu biêt về đối tượng -Kĩ năng -Cảm xúc -Thỏa thuận -Cách chơi -Cảm xúc -Giao tiếp -Công việc đã làm -Kết quả -Cảm xúc -Ấn tượng rõ nhất -Thực hành sáng tạo -Nội dung lễ hội -Ấn tượng rõ nhât -Đối tượng giao lưu -Nội dung giao lưu III/Đúc kết kinh nghiệm -Cách khám phá -Hiểu biết về đối tượng -Hệ thống kinh nghiệm chơi, giao tiếp -Cách phân công -Cách thực hiện -Khám phá -Cảm xúc -Kĩ năng sống -Kĩ năng tham gia -Cảm xúc -KN sống -Kĩ năng giao tiếp -Kĩ năng khác IV/ Vận dụng kinh nghiệm -Trẻ sử dụng KN ở hoạt động khác -Trẻ sử dụng KN trong buổi chơi sau -Trẻ sử dụng KN ở hoạt động khác -Trẻ sử dụng KN thực hành sáng tạo -Trẻ sử dụng KN vào quan hệ xã hội

4. 1. TỔ CHỨC HĐGD THEO HƯỚNG TRẢI NGHIỆM CHO TRẺ NHÓM LỚP MÃU

4. 1. TỔ CHỨC HĐGD THEO HƯỚNG TRẢI NGHIỆM CHO TRẺ NHÓM LỚP MÃU GIÁO GHÉP NHIỀU ĐỘ TUỔI Các bước Cách thực hiện Chủ đề Gần gũi, phù hợp với nhiều lứa tuổi, dễ thực hiện Mục tiêu Ưu tiên lứa tuổi có đông trẻ, điều chình độ khó cho phù hợp Chuẩn bị Đảm bảo cho các lứa tuổi đều có phương tiện phù hợp Tiến hành I/Trải nghiệm Tạo nhóm hỗn hợp hoặc nhóm theo tuổi tùy chủ đề, thực tế Khuyến khích trẻ lớn giúp đỡ trẻ nhỏ II/Chia sẻ KN Đặt câu hỏi phù hợp với các lứa tuổi; Ưu tiên câu hỏi dễ cho trẻ nhỏ, III/Đúc kết KN Khuyến khích trẻ lớn trả lời, trẻ nhỏ nhắc lại IV/Vận dụng KN Hướng trẫn trẻ nhỏ trực tiếp trước khi tham gia hoạt động Định hướng vận dụng kinh nghiệm cho trẻ lớn gián tiếp

4. 2. TỔ CHỨC HĐGD THEO HƯỚNG TRẢI NGHIỆM CHO TRẺ D N TỘC

4. 2. TỔ CHỨC HĐGD THEO HƯỚNG TRẢI NGHIỆM CHO TRẺ D N TỘC ÍT NGƯỜI Các bước Cách thực hiện Chủ đề Gần gũi với môi trường tự nhiên, cuộc sống xã hội Mục tiêu Giảm bớt độ khó cho phù hợp với khả năng trẻ Chuẩn bị Tận dụng vật liệu tự nhiên, tăng cường dùng phế liệu và các điều kiện có sẵn trong trường, ở địa phương Tiến hành I/Trải nghiệm Hướng dẫn trẻ rõ ràng, kết hợp sử dụng cử chỉ điệu bộ hoặc thực tế sử dụng tiếng dân tộc nếu hiểu biết tiếng Việt của trẻ hạn chế II/Chia sẻ KN Đặt câu hỏi kết hợp dùng tranh ảnh Câu hỏi chủ yếu về công việc trẻ đã thực hiện và cảm xúc III/Đúc kết KN Lúc đầu giáo viên giúp trẻ rút ra bài học kinh nghiệm, sau đó gợi ý cho trẻ tự rút ra bài học IV/Vận dụng KN Định hướng cho trẻ vận dụng kinh nghiệm vào các hoạt động cụ thể, sau đó trẻ tự vận dụng kinh nghiệm.