TRNG THPT QUANG TRUNG NNG CHNG I KHI

  • Slides: 13
Download presentation
TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG ĐÀ NẴNG CHƯƠNG I KHÁI NIỆM VỀ HỆ CƠ SỞ

TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG ĐÀ NẴNG CHƯƠNG I KHÁI NIỆM VỀ HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU Tuần 3. Tiết 5+6. BÀI 2 HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU

I. Các chức năng của hệ quản trị cơ sở dữ liệu (Quản trị

I. Các chức năng của hệ quản trị cơ sở dữ liệu (Quản trị CSDL – Database Management System) Kiến thức cũ : • Hệ quản trị cơ sở dữ liệu là phần mềm cung cấp một môi trường thuận lợi và hiệu quả để tạo lập, lưu trữ và tìm kiếm thông tin của cơ sở dữ liệu. • Hệ quản trị cơ sở dữ liệu cùng với cơ sở dữ liệu được gọi chung là hệ cơ sở dữ liệu. 2

I. Các chức năng của hệ quản trị cơ sở dữ liệu (Quản trị

I. Các chức năng của hệ quản trị cơ sở dữ liệu (Quản trị CSDL – Database Management System) Các chức năng cơ bản của hệ quản trị CSDL : a) Cung cấp cách tạo lập cơ sở dữ liệu. • Người dùng sử dụng ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu để khai báo kiểu và cấu trúc của dữ liệu, khai báo các ràng buộc trên dữ liệu được lưu trữ trong CSDL. 3

I. Các chức năng của hệ quản trị cơ sở dữ liệu (Quản trị

I. Các chức năng của hệ quản trị cơ sở dữ liệu (Quản trị CSDL – Database Management System) Các chức năng cơ bản của hệ quản trị CSDL : b) Cung cấp cách cập nhật dữ liệu, tìm kiếm và kết xuất thông tin. • Người dùng sử dụng ngôn ngữ thao tác dữ liệu để diễn tả yêu cầu cập nhật (nhập, sửa, xóa dữ liệu) hay tìm kiếm, kết xuất thông tin (xuất dữ liệu chứa trong CSDL theo những điều kiện tìm kiếm cụ thể). 4

I. Các chức năng của hệ quản trị cơ sở dữ liệu (Quản trị

I. Các chức năng của hệ quản trị cơ sở dữ liệu (Quản trị CSDL – Database Management System) Các chức năng cơ bản của hệ quản trị CSDL : c) Cung cấp công cụ kiểm soát, điều khiển việc truy cập vào CSDL : Hệ quản trị CSDL đảm bảo : • Phát hiện và ngăn chặn truy cập trái phép • Duy trì tính nhất quán của dữ liệu. • Tổ chức, điều khiển các truy cập cùng lúc. • Khôi phục CDSL khi gặp sự cố. • Quản lí các mô tả dữ liệu. 5

II. Hoạt động của một hệ quản trị cơ sở dữ liệu. Một hệ

II. Hoạt động của một hệ quản trị cơ sở dữ liệu. Một hệ quản trị CSDL gồm 2 thành phần chính : § Bộ xử lí truy vấn (xử lí các yêu cầu). § Bộ quản lí dữ liệu. Hệ quản trị CSDL đóng vai trò cầu nối giữa người dùng (các chương trình ứng dụng, các truy vấn) với cơ sở dữ liệu (được quản lý bởi hệ điều hành). 6

II. Hoạt động của một hệ quản trị cơ sở dữ liệu. Trình ứng

II. Hoạt động của một hệ quản trị cơ sở dữ liệu. Trình ứng dụng Truy vấn Hệ QTCSDL Bộ xử lý truy vấn Bộ quản lý dữ liệu Bộ quản lý tệp (Hệ điều hành) CSDL 7

II. Hoạt động của một hệ quản trị cơ sở dữ liệu. Kết quả

II. Hoạt động của một hệ quản trị cơ sở dữ liệu. Kết quả Nhu cầu Trình ứng dụng Truy vấn Người dùng Hệ QTCSDL Xử lý Bộ xử lý truy vấn Cầu nối Tìm kiếm Bộ quản lý dữ liệu Bộ quản lý tệp (Hệ điều hành) Dữ liệu cần tìm CSDL HĐH CSDL 8

III. Vai trò của con người khi làm việc với các hệ cơ sở

III. Vai trò của con người khi làm việc với các hệ cơ sở dữ liệu. a) Người quản trị cơ sở dữ liệu (administrator). • Administrator (admin) được hiểu là một người (hoặc một nhóm người) được trao quyền quản lý CSDL. • Admin có vai trò thiết kế, cài đặt, cấp phát phần mềm, phần cứng, phân quyền người dùng … nhằm đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định, đáp ứng các yêu cầu của các trình ứng dụng, của người dùng. 9

III. Vai trò của con người khi làm việc với các hệ cơ sở

III. Vai trò của con người khi làm việc với các hệ cơ sở dữ liệu. b) Người lập trình ứng dụng. • Người lập trình ứng dụng có nhiệm vụ viết các chương trình dựa trên hệ quản trị CSDL nhằm đáp ứng nhu cầu khai thác của các nhóm người dùng cụ thể. 10

III. Vai trò của con người khi làm việc với các hệ cơ sở

III. Vai trò của con người khi làm việc với các hệ cơ sở dữ liệu. c) Người dùng. (User) • Người dùng (còn gọi là người dùng đầu cuối) là các khách hàng có nhu cầu khai thác thông tin từ CSDL thông qua việc sử dụng các chương trình đã được viết trước. • Người dùng được phân thành từng nhóm (user group) với các quyền hạn nhất định để truy cập và khai thác CSDL. 11

III. Vai trò của con người khi làm việc với các hệ cơ sở

III. Vai trò của con người khi làm việc với các hệ cơ sở dữ liệu. Người lập trình Thiết kế Người quản trị Phần mềm ứng dụng Sử Tổng quản lý Cơ sở dữ liệu Phần mềm ứng dụng Người dùng 12

IV. Ôn tập 1) Vì sao hệ quản trị CSDL lại phải có khả

IV. Ôn tập 1) Vì sao hệ quản trị CSDL lại phải có khả năng kiểm soát và điều khiển các truy cập đến CSDL? Hãy nêu ví dụ để minh họa cho giải thích. 2) Khi làm việc với các hệ CSDL, em muốn giữ vai trò gì (người quản trị CSDL, người lập trình ứng dụng hay người dùng)? Vì sao? 3) Hãy trình bày sơ lược về hoạt động của một hệ quản trị CSDL. 13