NG N HNG NH NC VIT NAM V

  • Slides: 27
Download presentation
NG N HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VỤ THANH TOÁN GIỚI THIỆU MỘT SỐ

NG N HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VỤ THANH TOÁN GIỚI THIỆU MỘT SỐ NỘI DUNG THÔNG TƯ 37/2017/TT-NHNN Trình bày: Nguyễn Thị Thu Vụ Thanh toán – Ngân hàng nhà nước Việt Nam

NỘI DUNG CHÍNH 1 Giới thiệu về thanh toán Nợ trong Hệ thống TTĐTLNH

NỘI DUNG CHÍNH 1 Giới thiệu về thanh toán Nợ trong Hệ thống TTĐTLNH 1 2Điều chỉnh và xử lý sai sót trong Hệ thống TTĐTLNH Hủy và hoàn trả Lệnh thanh toán trong Hệ thống 3 TTĐTLNH 4 Tra soát và trả lời tra soát trong Hệ thống TTĐTLNH Dịch 5 vụ quyết toán ròng cho các hệ thống khác Vụ Thanh toán – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

I – THANH TOÁN NỢ TRONG HỆ THỐNG TTĐTLNH 1. 1. Khái niệm •

I – THANH TOÁN NỢ TRONG HỆ THỐNG TTĐTLNH 1. 1. Khái niệm • Lệnh thanh toán là một tin điện sử dụng để thực hiện một giao dịch thanh toán trong Hệ thống TTĐTLNH (khoản 5 Điều 2 Thông tư 37); • Lệnh thanh toán Nợ là Lệnh thanh toán của đơn vị khởi tạo lệnh nhằm ghi Nợ tài khoản của khách hàng mở tại đơn vị nhận lệnh một khoản tiền xác định và ghi Có tài khoản của khách hàng mở tại đơn vị khởi tạo lệnh khoản tiền đó (khoản 19 Điều 2 Thông tư 37), Vụ Thanh toán – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

I – THANH TOÁN NỢ TRONG HỆ THỐNG TTĐTLNH 1. 2. Thanh toán Nợ

I – THANH TOÁN NỢ TRONG HỆ THỐNG TTĐTLNH 1. 2. Thanh toán Nợ trong Hệ thống TTĐTLNH • Giữa các thành viên không phải là đơn vị NHNN: phải có Hợp đồng ủy quyền trước; • Giữa thành viên là đơn vị NHNN với các thành viên không phải là đơn vị NHNN: phải có văn bản thỏa thuận trước; • Hợp đồng ủy quyền hoặc văn bản thỏa thuận phải có tối thiểu các yếu tố sau: - Hạn mức thanh toán Nợ tối đa trong ngày giữa các thành viên; - Hạn mức tối đa của một Lệnh thanh toán Nợ không cần xác nhận nợ; -Thời hạn hiệu lực của Hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận. Vụ Thanh toán – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

II – ĐIỀU CHỈNH VÀ XỬ LÝ SAI SÓT TRONG HỆ THỐNG TTĐTLNH 2.

II – ĐIỀU CHỈNH VÀ XỬ LÝ SAI SÓT TRONG HỆ THỐNG TTĐTLNH 2. 1. Nguyên tắc điều chỉnh sai sót trong Hệ thống TTĐTLNH (Điều 29 Thông tư 37) • Đảm bảo sự nhất quán số liệu giữa đơn vị khởi tạo lệnh, đơn vị nhận lệnh và Trung tâm xử lý quốc gia; • Sai sót phát sinh ở đâu phải được chỉnh sửa ở đó cho đến hết quy trình thanh toán; • Việc điều chỉnh sai sót phải theo đúng các nguyên tắc, phương pháp điều chỉnh sai lầm của kế toán. Nghiêm cấm việc sữa chữa số liệu, điều chỉnh sai sót một cách tùy tiện; • Khi phát hiện sai sót phải có biện pháp điều chỉnh ngay, không gây chậm trễ tới công tác thanh toán; • Đơn vị, cá nhân nào gây ra sai sót hoặc vi phạm các nguyên tắc, phương pháp điều chỉnh sai sót phải chịu trách nhiệm vật chất cho mình gây ra cho các bên liên quan, Vụ Thanh toán – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

II – ĐIỀU CHỈNH VÀ XỬ LÝ SAI SÓT TRONG HỆ THỐNG TTĐTLNH 2.

II – ĐIỀU CHỈNH VÀ XỬ LÝ SAI SÓT TRONG HỆ THỐNG TTĐTLNH 2. 2. Xử lý sai sót tại đơn vị khởi tạo lệnh (Điều 31 Thông tư 37) a) Xử lý sai sót ở thời điểm trước khi truyền Lệnh thanh toán: - Trường hợp người duyệt chưa ký chữ ký điện tử: thực hiện thoái duyệt lệnh thanh toán và người lập lệnh căn cứ chứng từ gốc để sửa lại cho đúng; - Trường hợp người duyệt đã ký chữ ký điện tử: lập biên bản hủy Lệnh thanh toán sai. Biên bản hủy lệnh sai phải ghi rõ: ký hiệu lệnh, ngày, giờ hủy lệnh thanh toán, chữ ký. b) Xử lý sai sót sau khi đã truyền Lệnh thanh toán: Khi phát hiện sai sót, đơn vị khởi tạo lệnh phải tra soát vấn tin ngay cho đơn vị nhận lệnh; lập biên bản (mẫu TTĐTLNH-23); xác định nguyên nhân, quy trách nhiệm cá nhân và xử lý: - Trường hợp sai thiếu: Lập lệnh thanh toán bổ sung số tiền chuyển thiếu gửi đơn vị nhận lệnh. Vụ Thanh toán – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

II – ĐIỀU CHỈNH VÀ XỬ LÝ SAI SÓT TRONG HỆ THỐNG TTĐTLNH 2.

II – ĐIỀU CHỈNH VÀ XỬ LÝ SAI SÓT TRONG HỆ THỐNG TTĐTLNH 2. 2. Xử lý sai sót tại đơn vị khởi tạo lệnh (Điều 31 Thông tư 37) - Trường hợp sai thừa: + Đối với Lệnh thanh toán Có bị sai thừa: Lập Yêu cầu hoàn trả Lệnh thanh toán Có số tiền chuyển thừa, gửi đơn vị nhận lệnh. Sau khi nhận lệnh hoàn trả của đơn vị nhận lệnh, đơn vị khởi tạo chuyển lại cho khách hàng. Trường hợp đơn vị nhận lệnh từ chối hoàn trả số tiền bị sai thừa trên do không thu hồi từ khách hàng, đơn vị khởi tạo lệnh lập Hội đồng xử lý, xác định trách nhiệm và mức bồi hoàn. + Đối với Lệnh thanh toán Nợ bị sai thừa: Lập Lệnh hủy Lệnh thanh toán Nợ, gửi đơn vị nhận lệnh để hủy số tiền chuyển thừa. Trường hợp tài khoản của khách hàng không đủ số dư để thực hiện Lệnh hủy đối với số tiền chuyển thừa, đơn vị khởi tạo lệnh thực hiện các biện pháp theo quy định để đòi lại tiền của khách hàng. Nếu không đòi được, đơn vị khởi tạo lệnh lập Hội đồng xử lý để xác định trách nhiệm và mức bồi hoàn. Vụ Thanh toán – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

II – ĐIỀU CHỈNH VÀ XỬ LÝ SAI SÓT TRONG HỆ THỐNG TTĐTLNH 2.

II – ĐIỀU CHỈNH VÀ XỬ LÝ SAI SÓT TRONG HỆ THỐNG TTĐTLNH 2. 2. Xử lý sai sót tại đơn vị khởi tạo lệnh (Điều 31 Thông tư 37) - Trường hợp sai ngược vế: Đơn vị khởi tạo lệnh lập Lệnh hủy Lệnh thanh toán Nợ (đối với Lệnh thanh toán Có bị sai ngược vế) hoặc yêu cầu hoàn trả Lệnh thanh toán Có (đối với Lệnh thanh toán Nợ bị sai ngược vế) để hủy toàn bộ Lệnh thanh toán bị sai ngược vế; sau đó lập Lệnh thanh toán đúng gửi đơn vị nhận lệnh. Vụ Thanh toán – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

II – ĐIỀU CHỈNH VÀ XỬ LÝ SAI SÓT TRONG HỆ THỐNG TTĐTLNH 2.

II – ĐIỀU CHỈNH VÀ XỬ LÝ SAI SÓT TRONG HỆ THỐNG TTĐTLNH 2. 3. Xử lý sai sót tại đơn vị nhận lệnh (Điều 32 Thông tư 37) a) Trường hợp phát hiện Lệnh thanh toán sai sót do lỗi kỹ thuật hoặc bị giả mạo trước thời điểm hạch toán: đơn vị nhận lệnh không được phép hạch toán mà phải phối hợp với đơn vị khởi tạo lệnh, đơn vị vận hành hệ thống TTĐTLNH để xử lý. b) Đối với Lệnh thanh toán bị sai thiếu: Khi nhận được Lệnh thanh toán bổ sung chuyển khoản tiền thiếu của đơn vị khởi tạo lệnh, đơn vị nhận lệnh đối chiếu, kiểm soát chặt chẽ lại lệnh thanh toán bị sai thiếu và Lệnh thanh toán bổ sung trước khi hạch toán. c) Đối với Lệnh thanh toán bị sai thừa: - Nếu phát hiện trước khi trả tiền cho khách hàng: + Đối với Lệnh thanh toán Có bị sai thừa: Khi nhận được Yêu cầu hoàn trả đối với số tiền thừa, lập Lệnh thanh toán Có để hoàn trả đơn vị khởi tạo lệnh số tiền thừa; + Đối với Lệnh thanh toán Nợ bị sai thừa: Theo dõi và xử lý Lệnh hủy Lệnh thanh toán Nợ đối với số tiền thừa của đơn vị khởi tạo lệnh. Vụ Thanh toán – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

II – ĐIỀU CHỈNH VÀ XỬ LÝ SAI SÓT TRONG HỆ THỐNG TTĐTLNH 2.

II – ĐIỀU CHỈNH VÀ XỬ LÝ SAI SÓT TRONG HỆ THỐNG TTĐTLNH 2. 3. Xử lý sai sót tại đơn vị nhận lệnh (Điều 32 Thông tư 37) - Nếu phát hiện sau khi đã trả tiền cho khách hàng: + Đối với Lệnh thanh toán Có bị sai thừa: v Trường hợp tài khoản thanh toán của khách hàng có đủ số dư: Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận Yêu cầu hoàn trả Lệnh thanh toán Có, đơn vị nhận lệnh phong tỏa/thu hồi số tiền bị sai thừa và lập Lệnh thanh toán Có chuyển trả đơn vị khởi tạo lệnh số tiền chuyển thừa, mà không cần thông báo trước hoặc sự đồng ý trước của chủ tài khoản. v Trường hợp tài khoản thanh toán của khách hàng không đủ số dư: đơn vị nhận lệnh ghi Sổ theo dõi và yêu cầu khách hàng nộp tiền để thực hiện Yêu cầu hoàn trả. Khi khách hàng nộp đủ tiền, đơn vị nhận lệnh lập Lệnh thanh toán Có gửi đơn vị khởi tạo lệnh. v Trường hợp khách hàng không còn khả năng thanh toán/khách hàng vãng lai: phối hợp với đơn vị khởi tạo lệnh, cơ quan có thẩm quyền. . . thực hiện mọi biện pháp thu hồi tiền. Nếu không thu hồi được, đơn vị nhận lệnh lập Thông báo từ chối Yêu cầu hoàn trả Lệnh thanh toán. Vụ Thanh toán – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

II – ĐIỀU CHỈNH VÀ XỬ LÝ SAI SÓT TRONG HỆ THỐNG TTĐTLNH 2.

II – ĐIỀU CHỈNH VÀ XỬ LÝ SAI SÓT TRONG HỆ THỐNG TTĐTLNH 2. 3. Xử lý sai sót tại đơn vị nhận lệnh (Điều 32 Thông tư 37) d) Điều chỉnh sai sót khác (sai ký hiệu chứng từ, ký hiệu loại nghiệp vụ, loại đồng tiền, đơn vị phục vụ Người nhận lệnh không phải là đơn vị nhận lệnh và không phải là thành viên gián tiếp thuộc đơn vị nhận lệnh, …): - Đối với các Lệnh thanh toán chưa hạch toán: hạch toán vào tài khoản phải trả (hoặc phải thu) và Lập Lệnh thanh toán chuyển trả lại đơn vị khởi tạo lệnh. Nghiêm cấm đơn vị nhận lệnh chuyển tiền tiếp. - Đối với các Lệnh thanh toán đã thực hiện: Đơn vị nhận lệnh xử lý tương tự như trường hợp Lệnh thanh toán bị sai thừa sau khi đã trả tiền cho khách hàng (điểm b khoản 3 Điều 32). Vụ Thanh toán – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

III - Hủy và hoàn trả Lệnh thanh toán trong Hệ thống TTĐTLNH 3.

III - Hủy và hoàn trả Lệnh thanh toán trong Hệ thống TTĐTLNH 3. 1. Nguyên tắc hủy và hoàn trả Lệnh thanh toán (Điều 30 Thông tư 37) Các đơn vị thành viên khi xử lý hủy và hoàn trả Lệnh thanh toán phải thực hiện ngay như Lệnh thanh toán giá trị cao. a) Lệnh thanh toán được hủy trong các trường hợp: Vụ Thanh toán – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

III - Hủy và hoàn trả Lệnh thanh toán trong Hệ thống TTĐTLNH 3.

III - Hủy và hoàn trả Lệnh thanh toán trong Hệ thống TTĐTLNH 3. 2. Chứng từ hủy và hoàn trả Lệnh thanh toán (Điều 30 Thông tư 37) a) Chứng từ hủy Lệnh thanh toán bao gồm: - Lệnh hủy Lệnh thanh toán Nợ: có giá trị như một Lệnh thanh toán Có, do đơn vị khởi tạo lệnh lập và gửi đơn vị nhận để hủy Lệnh thanh toán Nợ bị sai sót (hoàn trả toàn bộ số tiền); - Lệnh hủy Lệnh thanh toán Có: do đơn vị khởi tạo lệnh lập để hủy Lệnh thanh toán Có đã chuyển đi nhưng còn trong hàng đợi; b) Chứng từ hoàn trả Lệnh thanh toán bao gồm: - Yêu cầu hoàn trả Lệnh thanh toán: đơn vị khởi tạo lệnh lập và gửi cho đơn vị nhận lệnh đề nghị hoàn trả Lệnh thanh toán Có bị sai sót, ghi rõ do lỗi của đơn vị khởi tạo lệnh hay do yêu cầu khách hàng; là căn cứ để đơn vị nhận lệnh lập Lệnh thanh toán Có đi trả tiền cho đơn vị khởi tạo lệnh trên cơ sở đã thu hồi lại được tiền; - Thông báo chấp nhận yêu cầu hoàn trả Lệnh thanh toán: đơn vị nhận lệnh lập để chấp nhận Yêu cầu hoàn trả Lệnh thanh toán Có trên cơ sở đã thu hồi lại được tiền; - Thông báo từ chối yêu cầu hoàn trả Lệnh thanh toán: đơn vị nhận lệnh lập để từ chối Yêu cầu hoàn trả Lệnh thanh toán Có do không thu hồi được tiền từ khách hàng. Vụ Thanh toán – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

III - Hủy và hoàn trả Lệnh thanh toán trong Hệ thống TTĐTLNH 3.

III - Hủy và hoàn trả Lệnh thanh toán trong Hệ thống TTĐTLNH 3. 2. Hủy và hoàn trả Lệnh thanh toán theo yêu cầu của khách hàng (Điều 33 Thông tư 37) a) Xử lý tại đơn vị khởi tạo lệnh: Kiểm tra yêu cầu hủy Lệnh thanh toán của khách hàng, nếu không hợp lệ thì trả lại cho khách hàng, nếu hợp lệ thì xử lý: - Đối với Lệnh thanh toán chưa thực hiện: đơn vị khởi tạo lệnh gửi khách hàng thông báo chấp nhận hủy Lệnh thanh toán. - Đối với Lệnh thanh toán (giá trị cao, Lệnh thanh toán ngoại tệ, Lệnh thanh toán Nợ) đã thực hiện nhưng đang trong hàng đợi quyết toán hoặc trong hàng đợi xử lý (Lệnh thanh toán giá trị thấp): +Đốivớiyêucầuhủy. Lệnhthanhtoán. Có: Đơnvịkhởitạolệnh lập Lệnh hủy theo quy định, kiểm soát, ký và gửi đi. Trung tâm Xử lý Quốc gia gửi đơn vị khởi tạo lệnh thông báo kết quả thực hiện yêu cầu hủy. Nếu kết quả hủy thành công, đơn vị khởi tạo thực hiện hạch toán theo quy định. Vụ Thanh toán – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

III - Hủy và hoàn trả Lệnh thanh toán trong Hệ thống TTĐTLNH 3.

III - Hủy và hoàn trả Lệnh thanh toán trong Hệ thống TTĐTLNH 3. 2. Hủy và hoàn trả Lệnh thanh toán theo yêu cầu của khách hàng (Điều 33 Thông tư 37) +Đối với yêu cầu hủy Lệnh thanh toán Nợ: đơn vị khởi tạo lệnh lập Lệnh hủy Lệnh thanh toán Nợ, gửi đơn vị nhận lệnh để hủy Lệnh thanh toán Nợ bị sai sót (hoàn trả toàn bộ tiền). - Đối với Lệnh thanh toán đã được xử lý và gửi đi: Trung tâm xử lý quốc gia đã hạch toán, đơn vị khởi tạo lập yêu cầu hoàn trả Lệnh thanh toán: + Đối với Yêu cầu hoàn trả Lệnh thanh toán Có: Đơn vị khởi tạo lệnh lập Yêu cầu hoàn trả theo quy định, kiểm soát, ký và gửi đơn vị nhận lệnh. Khi nhận đủ số tiền do đơn vị nhận lệnh hoàn trả, đơn vị khởi tạo lệnh hoàn trả tiền cho khách hàng. + Đối với Lệnh hủy Lệnh thanh toán Nợ: đơn vị khởi tạo lệnh trích tài khoản khách hàng số tiền đã ghi Có để chuyển đơn vị nhận lệnh. Vụ Thanh toán – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

III - Hủy và hoàn trả Lệnh thanh toán trong Hệ thống TTĐTLNH 3.

III - Hủy và hoàn trả Lệnh thanh toán trong Hệ thống TTĐTLNH 3. 2. Hủy và hoàn trả Lệnh thanh toán (Điều 33 Thông tư 37) b) Xử lý tại đơn vị nhận lệnh: Khi nhận được Yêu cầu hoàn trả Lệnh thanh toán Có, hoặc Lệnh hủy Lệnh thanh toán Nợ của đơn vị khởi tạo lệnh, đơn vị nhận lệnh phải kiểm tra tính hợp lệ, đối chiếu Lệnh thanh toán và xử lý theo thủ tục hoàn trả. - Nếu phát hiện Yêu cầu hoàn trả có sai sót, đơn vị nhận lệnh lập Thông báo từ chối yêu cầu hoàn trả Lệnh thanh toán Có theo quy định. - Nếu Yêu cầu hoàn trả (hoặc Lệnh hủy) hợp lệ thì xử lý: + Lệnh thanh toán Có đến chưa thực hiện: đơn vị nhận lệnh gửi ngay cho đơn vị khởi tạo lệnh Thông báo chấp nhận Yêu cầu hoàn trả và lập Lệnh thanh toán Có hoàn trả cho đơn vị khởi tạo lệnh. Vụ Thanh toán – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

III - Hủy và hoàn trả Lệnh thanh toán trong Hệ thống TTĐTLNH 3.

III - Hủy và hoàn trả Lệnh thanh toán trong Hệ thống TTĐTLNH 3. 2. Hủy và hoàn trả Lệnh thanh toán (Điều 33 Thông tư 37) + Lệnh thanh toán đến đã được thực hiện: * Đối với Yêu cầu hoàn trả Lệnh thanh toán Có đến: Thông báo Yêu cầu hoàn trả cho khách hàng. Chỉ trong trường hợp khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc nộp tiền mặt hoặc lập chứng từ thanh toán trích tài khoản của mình để chuyển trả, đơn vị nhận lệnh mới được phép thông báo chấp nhận Yêu cầu hoàn trả và lập Lệnh thanh toán Có để hoàn trả cho đơn vị khởi tạo lệnh. Trường hợp, Yêu cầu hoàn trả không được sự chấp thuận của khách hàng: Đơn vị nhận lệnh lập Thông báo từ chối Yêu cầu hoàn trả gửi lại đơn vị khởi tạo lệnh. Vụ Thanh toán – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

IV - Tra soát và trả lời tra soát trong Hệ thống TTĐTLNH 4.

IV - Tra soát và trả lời tra soát trong Hệ thống TTĐTLNH 4. 1. Trường hợp tra soát (khoản 1 Điều 34): Phát hiện yếu tố chưa chính xác trên Lệnh thanh toán (trừ các yếu tố mã ngân hàng, ngày thực hiện, số tiền, . . ): - Đơn vị khởi tạo lệnh lập tra soát theo mẫu quy định (TTĐTLNH 08) để đính chính thông tin - hoặc Đơn vị nhận lệnh lập tra soát để yêu cầu đơn vị khởi tạo lệnh đính chính thông tin. 4. 2. Trình tự xử lý tin điện tra soát (khoản 2 Điều 34): a) Lập tin điện: - Người lập lệnh nhập dữ liệu; - Người duyệt lệnh kiểm soát và ký chữ ký điện tử; - Gửi điện lên Trung tâm xử lý quốc gia; in tin điện và ký. b) Nhận tin điện: - Người duyệt kiểm tra chữ ký điện tử của tin điện đến; - Người lập và người duyệt lệnh ký trên tin điện in ra Vụ Thanh toán – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

IV - Tra soát và trả lời tra soát trong Hệ thống TTĐTLNH 4.

IV - Tra soát và trả lời tra soát trong Hệ thống TTĐTLNH 4. 3. Thời gian xử lý tra soát (khoản 3 Điều 34): - Trong vòng 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được yêu cầu tra soát của đơn vị nhân lệnh, đơn vị khởi tạo lệnh có trách nhiệm trả lời yêu cầu tra soát lập theo mẫu TTĐTLNH-09. - Sau 04 ngày làm việc kể từ ngày gửi yêu cầu tra soát nếu đơn vị nhận lệnh không nhận được trả lời tra soát thì thực hiện hoàn trả lại Lệnh thanh toán Có thông tin yêu cầu tra soát. 4. 4. Lưu trữ chứng từ tra soát và trả lời tra soát (khoản 4 Điều 34): Chứng từ tra soát và trả lời tra soát với đầy đủ chữ ký được lưu kèm với Lệnh thanh toán gốc và là căn cứ để thanh toán với khách hàng. Vụ Thanh toán – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

V. Dịch vụ quyết toán ròng cho các hệ thống khác - Dịch vụ

V. Dịch vụ quyết toán ròng cho các hệ thống khác - Dịch vụ quyết toán ròng cho các hệ thống khác: là dịch vụ tiếp nhận và xử lý kết quả quyết toán ròng từ Hệ thống bù trừ tự động (ACH), Hệ thống bù trừ thẻ, và các hệ thống thanh toán bù trừ khác (khoản 34 Điều 2 Thông tư 37) - Hệ thống TTĐTLNH được phép tiếp nhận và xử lý kết quả quyết toán ròng từ Hệ thống bù trừ tự động (ACH), Hệ thống bù trừ thẻ và các Hệ thống thanh toán bù trừ khác (khoản 1 Điều 25 Thông tư 37) - Phương thức xử lý kết quả quyết toán ròng: thực hiện bằng phương thức xử lý theo lô trên cơ sở đủ số dư tài khoản thanh toán của các thành viên tham gia quyết toán (khoản 2 Điều 25) Vụ Thanh toán – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

V. Dịch vụ quyết toán ròng cho các hệ thống khác (tiếp) Yêu cầu

V. Dịch vụ quyết toán ròng cho các hệ thống khác (tiếp) Yêu cầu sử dụng dịch vụ quyết toán ròng tại Hệ thống TTLNH (khoản 4 Điều 25 Thông tư 37) - Gửi văn bản đăng ký kết nối Hệ thống TTLNH (Mẫu số TTLNH 29) đến đơn vị vận hành Hệ thống TTLNH qua mạng máy tính; - Yêu cầu nguồn lực: + Tối thiểu 02 cán bộ vận hành được NHNN cấp chứng chỉ/giấy xác nhận đã tham gia đào tạo về quy trình xử lý nghiệp vụ và quy trình vận hành Hệ thống TTLNH + Đối với cán bộ thực hiện truyền, nhận dữ liệu thanh toán, ký duyệt Lệnh thanh toán: phải có chữ ký điện tử do NHNN cấp - Yêu cầu về kỹ thuật: + Có hệ thống chính và hệ thống dự phòng đối với phần mềm, cơ sở dữ liệu; Vụ Thanh toán – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

V. Dịch vụ quyết toán ròng cho các hệ thống khác (tiếp) Yêu cầu

V. Dịch vụ quyết toán ròng cho các hệ thống khác (tiếp) Yêu cầu về kỹ thuật (tiếp): + Có tối thiểu 01 đường truyền chính và 01 đường truyền dự phòng thuộc 02 nhà cung cấp dịch vụ khác nhau có kết nối đến Hệ thống TTLNH + Có tối thiểu 02 chữ ký điện tử được kích hoạt thành công (01 chữ ký truyền thông). - Thành viên tham gia quyết toán phải là thành viên Hệ thống TTLNH - Có văn bản thỏa thuận trước về việc thực hiện nghĩa vụ quyết toán bù trừ giữa đơn vị chủ trì hệ thống thanh toán bù trừ và các thành viên tham gia quyết toán. Văn bản thỏa thuận phải được gửi đến NHNN. Vụ Thanh toán – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

V. Dịch vụ quyết toán ròng cho các hệ thống khác (tiếp) -Tổ chức

V. Dịch vụ quyết toán ròng cho các hệ thống khác (tiếp) -Tổ chức chủ trì Hệ thống bù trừ điện (BTĐT) tử gửi kết quả bù trừ điện tử đến Hệ thống TTLNH để thực hiện việc quyết toán. -Khả năng chi trả của thành viên quyết toán Hệ thống BTĐT(khả năng chi trả): là số dư Có trên tài khoản thanh toán của thành viên quyết toán tại NHNN (Sở Giao dịch) tại thời điểm xử lý quyết toán bù trừ điện tử -Trình tự xử lý trong trường hợp có ít nhất một thành viên quyết toán Hệ thống bù trừ điện tử không đủ khả năng chi trả: (i) Thành viên quyết toán thấu chi trong hạn mức được cấp theo quy định của NHNN (ii) Khi sử dụng hết hạn mức thấu chi được cấp mà vẫn không đủ khả năng chi trả để xử lý quyết toán BTĐT thì kết quả BTĐT được chuyển vào hàng đợi. Khi đủ khả năng chi trả, kết quả BTĐT được xử lý tiếp Vụ Thanh toán – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

V. Dịch vụ quyết toán ròng cho các hệ thống khác (tiếp) Trình tự

V. Dịch vụ quyết toán ròng cho các hệ thống khác (tiếp) Trình tự xử lý trong trường hợp có ít nhất một thành viên quyết toán Hệ thống bù trừ điện tử không đủ khả năng chi trả (tiếp): (iii) Tổ chức chủ trì Hệ thống BTĐT yêu cầu thành viên quyết toán thiếu khả năng chi trả có biện pháp tăng số dư (Có) trên tài khoản thanh toán (từ nguồn vốn của chính thành viên/thông qua các giao dịch trên thị trường tiền tệ/vay vốn lẫn nhau trên thị trường liên ngân hàng) (iv) Đến thời điểm ngừng nhận lệnh thanh toán giá trị thấp Hệ thống TTLNH, trường hợp thành viên quyết toán vẫn không đủ khả năng chi trả, NHNN thực hiện trích (ghi Nợ) tiền ký quỹ thiết lập Hạn mức BTĐT của thành viên quyết toán (nếu có) (v) Đến thời điểm ngừng nhận lệnh thanh toán giá trị cao Hệ thống TTLNH, thành viên quyết toán không đủ khả năng chi trả sẽ phải lập Giấy nhận nợ ngân hàng thiếu vốn quyết toán BTĐT Vụ Thanh toán – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

V. Dịch vụ quyết toán ròng cho các hệ thống khác (tiếp) Xử lý

V. Dịch vụ quyết toán ròng cho các hệ thống khác (tiếp) Xử lý trong trường hợp có ít nhất 01 thành viên quyết toán phải lập Giấy nhận nợ ngân hàng thiếu vốn quyết toán BTĐT: (i) Đầu ngày làm việc liền kề tiếp theo ngày phát sinh khoản vay để quyết toán BTĐT và trước thời điểm Tổ chức chủ trì BTĐT gửi kết quả quyết toán BTĐT, trường hợp thành viên quyết toán đã lập Giấy nhận nợ ngân hàng thiếu vốn quyết toán BTĐT không hoàn thành việc trả nợ, NHNN thực hiện các biện pháp thu hồi nợ cho vay để thực hiện quyết toán BTĐT (dư nợ gốc và lãi vay) theo nguyên tắc thu gốc trước, thu lãi sau, cụ thể: - Chủ động trích (ghi Nợ) tài khoản thanh toán của thành viên quyết toán tại NHNN - Yêu cầu tổ chức lưu ký GTCT thực hiện chuyển quyền sở hữu GTCG từ thành viên quyết toán sang NHNN (các GTCG mà thành viên ký quỹ tại NHNN để thiết lập Hạn mức BTĐT) Vụ Thanh toán – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

V. Dịch vụ quyết toán ròng cho các hệ thống khác (tiếp) Xử lý

V. Dịch vụ quyết toán ròng cho các hệ thống khác (tiếp) Xử lý trong trường hợp có ít nhất 01 thành viên quyết toán phải lập Giấy nhận nợ ngân hàng thiếu vốn quyết toán BTĐT (tiếp): (ii) Đến cuối ngày làm việc liền kề tiếp theo ngày phát sinh khoản vay để quyết toán BTĐT, sau khi áp dụng các biện pháp thu hồi nợ theo quy định tại điểm (i) mà vẫn không đủ thu hồi nợ, NHNN chuyển toàn bộ số dư nợ còn thiếu sang dư nợ quá hạn và thông báo cho Tổ chức chủ trì Hệ thống BTĐT biết về số tiền nợ còn thiếu cần thu hồi (cả gốc và lãi vay). Tổ chức chủ trì Hệ thống BTĐT xử lý phân bổ nghĩa vụ chia sẻ rủi ro cho các thành viên quyết toán còn lại để trả nợ vay cho NHNN (iii) Tổ chức chủ trì Hệ thống BTĐT xử lý phân bổ nghĩa vụ chia sẻ rủi ro cho các thành viên quyết toán liên quan (iv) Hoàn trả phần các thành viên quyết toán đã chia sẻ rủi ro Vụ Thanh toán – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

TRAO ĐỔI, THẢO LUẬN Tiếp tục đơn giản hóa thủ tục hành chính về

TRAO ĐỔI, THẢO LUẬN Tiếp tục đơn giản hóa thủ tục hành chính về mở và sử dụng tài khoản thanh toán, tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong mở và sử dụng tài khoản thanh toán và phù hợp hơn với xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin và thông lệ quốc tế nhưng phải đảm bảo tính chặt chẽ và an ninh, an toàn trong thanh toán TR N TRỌNG CẢM ƠN! Vụ Thanh toán – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam