H thng l thuyt gia nh ca Murray

  • Slides: 20
Download presentation
Hệ thống lý thuyết gia đình của Murray Bowen TS. Ngô Xuân Điệp

Hệ thống lý thuyết gia đình của Murray Bowen TS. Ngô Xuân Điệp

Hệ thống lý thuyết gia đình của Murray Bowen Học thuyết hệ thống gia

Hệ thống lý thuyết gia đình của Murray Bowen Học thuyết hệ thống gia đình Bowen là học thuyết về hành vi con người xem gia đình như một cấu trúc tình cảm. Bản chất của gia đình là các thành viên gắn kết chặt chẽ với nhau về tình cảm. Các thành viên gia đình ảnh hưởng mạnh mẽ đến các suy nghĩ, cảm xúc và hành động của nhau. Con người lôi kéo sự chú ý, sự đồng thuận và hỗ trợ của nhau, phản ứng với các nhu cầu, mong đợi và đau buồn của nhau.

Hệ thống lý thuyết gia đình của Murray Bowen Sự liên hệ và khả

Hệ thống lý thuyết gia đình của Murray Bowen Sự liên hệ và khả năng thích ứng khiến cho sự vận hành của các thành viên trong gia đình phụ thuộc lẫn nhau. Sự thay đổi về chức năng của một cá nhân sẽ nảy sinh những thay đổi trong vận hành chức năng của các cá nhân khác và điều này có thể tiên đoán trước.

Hệ thống lý thuyết gia đình của Murray Bowen Theo Bowen: gia đình là

Hệ thống lý thuyết gia đình của Murray Bowen Theo Bowen: gia đình là một hệ thống trong đó mỗi thành viên có một vai trò nhất định và có các mối quan hệ về cảm xúc với nhau. Ông khẳng định gia đình như một hệ thống cảm xúc điều khiển cả mặt sinh học và hành vi của các cá nhân.

Hệ thống lý thuyết gia đình của Murray Bowen Sự rối loạn chức năng

Hệ thống lý thuyết gia đình của Murray Bowen Sự rối loạn chức năng phát sinh khi các cá nhân bị mắc mứu vào gia đình gốc của mình, khiến bản thân người này không thể khẳng định được cảm xúc và ý kiến của riêng mình hoặc khiến anh ta không có khả năng đối phó hiệu quả trong việc giải quyết các vấn đề trong đời sống của mình. Và điều này gây ra nhiều hệ lụy cho các thế hệ tiếp theo.

Mức độ cá biệt hóa chủ thể Đó là khả năng của cá nhân

Mức độ cá biệt hóa chủ thể Đó là khả năng của cá nhân tách biệt các chức năng cảm xúc và trí năng của mình. Nếu tiến trình biệt hoá tốt, cá nhân sẽ có chức năng cảm xúc và trí năng tương đối độc lập và như vậy sẽ có khả năng hài lòng với các mối quan hệ xã hội và tự lựa chọn các mục đích sống của đời mình. Trái ngược lại, có những cá nhân “biệt hoá ” kém, họ bị lẫn lộn giữa các chức năng cảm xúc và trí năng hoặc có sự tạo lập một “khối những cái tôi cá biệt hoá kém trong gia đình ” làm cản trở tiến trình trưởng thành của các cá nhân.

Gia đình bất thường Theo Bowen gia đình bất thường sử dụng bốn mô

Gia đình bất thường Theo Bowen gia đình bất thường sử dụng bốn mô hình quan hệ có vấn đề để phát triển: - xung đột hôn nhân - rối loạn chức năng của một người phối ngẫu - suy giảm chức năng của trẻ em - khoảng cách cảm xúc.

Quá trình phóng chiếu trong gia đình Việc truyền tải vấn đề tình cảm

Quá trình phóng chiếu trong gia đình Việc truyền tải vấn đề tình cảm từ cha mẹ cho đứa trẻ. Quá trình này thể hiện ở việc bố mẹ đã “truyền ” sang cho con mình sự yếu kém trong việc cá biệt hoá từ chính bản thân bố mẹ trong gia đình gốc. Mức độ phóng chiếu từ bố mẹ có khả năng cá biệt hoá kém cộng với mức độ khó khăn của các vấn đề bên trong gia đình, điều này có thể dẫn đến sự tổn thương đứa trẻ và thậm chí lan sang cả những đứa con khác.

Quá trình phóng chiếu trong gia đình - Thông qua các mối quan hệ,

Quá trình phóng chiếu trong gia đình - Thông qua các mối quan hệ, thông tin được chuyển giao giữa các thế hệ. - Các thông tin được chuyển giao trong mối quan hệ và trong tương tác với nhau để hình thành nên “cái tôi” của một cá nhân. - Sự chuyển giao xảy ra trên nhiều mức độ liên kết với nhau, từ việc giáo dục có ý thức và học tập, cho đến băt chước các phản ứng và hành vi tình cảm một cách vô thức và tự động. - Sự kết hợp chủ động giữa cha và mẹ tạo ra sự phát triển của con mình, đứa trẻ sẽ đáp ứng một cách bẩm sinh với trạng thái, thái độ và hành động của cha mẹ.

khi so với cái tôi của cha mẹ Quá trình phóng chiếu trong gia

khi so với cái tôi của cha mẹ Quá trình phóng chiếu trong gia đình Nếu mức độ khác biệt“cái tôi” của một anh/chị em cao hơn các anh chị em khác thì hôn nhân của người đó sẽ có sự khác biệt nhiều hơn anh chị em và hôn nhân của người đó sẽ có sự khác biệt nhiều hơn so với hôn nhân của cha mẹ.

Quá trình phóng chiếu trong gia đình Do kiểu quan hệ của các hệ

Quá trình phóng chiếu trong gia đình Do kiểu quan hệ của các hệ thống cảm xúc gia đình Một anh chị em có sự phát triển “cái tôi” khác biệt so với thành viên khác và so với cha mẹ.

Quá trình phóng chiếu trong gia đình - Nếu mỗi anh chị em sau

Quá trình phóng chiếu trong gia đình - Nếu mỗi anh chị em sau đó có con, những đứa trẻ trong gia đình này sẽ có sự khác biệt nhiều hơn với các đứa trẻ trong các gia đình khác, và điều này sẽ dẫn đến giữa ba thế hệ tiến triển khác biệt nhiều lên (đứa trẻ có độ khác biệt cao nhất từ người anh chị em có độ khác biệt cao nhất). - Khi các quá trình này lặp lại thông qua nhiều thế hệ, hướng khác biệt giữa các gia đình ngày càng trở nên rộng ra.

Quá trình phóng chiếu trong gia đình - Mức độ khác biệt của cái

Quá trình phóng chiếu trong gia đình - Mức độ khác biệt của cái tôi có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ, độ bền vững của hôn nhân, sự sinh sản, sức khỏe, thành tựu học vấn, và thành công trong nghề nghiệp. - Những người càng khác biệt cao thì thường có những gia đình hạt nhân vững chắc và đóng góp rất nhiều cho xã hội. - Những người khác biệt thấp có cuộc sống cá nhân hỗn loạn và dựa dẫm nhiều vào người khác để giữ vững bản thân.

Quá trình phóng chiếu trong gia đình - Quá trình chuyển giao đa thế

Quá trình phóng chiếu trong gia đình - Quá trình chuyển giao đa thế hệ không chỉ lập trình lên mức độ khác biệt của “cái tôi”, mà nó còn lập trình cách con người tương tác với những người khác. - Cả hai sự lập trình đều ảnh hưởng đến việc lựa chọn bạn đời. Ví dụ, nếu một gia đình lập trình cho một người con có sự gắn bó chặt chẽ với người khác và vận hành theo một cách nhút nhát và thiếu quyết đoán, thì người đó sẽ dễ dàng lựa chọn một người bạn đời để họ gắn bó phải có khả năng chỉ đạo người khác và đưa ra quyết định cho họ.

Vai trò của anh, chị, em ruột - Học thuyết Bowen kết hợp chặt

Vai trò của anh, chị, em ruột - Học thuyết Bowen kết hợp chặt chẽ với nghiên cứu của nhà tâm lý học Walter Toman như nền tảng cho các khái niệm về vị trí anh chị em. - Bowen quan sát sự tác động của vị trí anh chị em đến sự phát triển hành vi trong nghiên cứu gia đình của mình. - Người trưởng thành với vị trí anh/ chị/ em thì có những đặc điểm cá tính đặc thù. Ví dụ, những đứa trẻ lớn nhất trong gia đình thường có khuynh hướng giữ vị trí lãnh đạo và đứa trẻ nhỏ nhất thường thích trở thành người đi theo.

Vai trò của anh, chị, em ruột - Nghiên cứu của Toman cho thấy

Vai trò của anh, chị, em ruột - Nghiên cứu của Toman cho thấy vị trí anh chị em của người yêu ảnh hưởng đến nguy cơ ly hôn. Ví dụ, nếu người anh của một người em gái cưới một người em gái của người anh khác, thì sẽ ít nguy cơ ly hôn hơn với một cặp là người anh của một em trai cưới người chị của một em gái. - Ví dụ, nếu một cô gái có một người anh và một em gái, cô ấy thường có những đặc điểm của cả một người em gái của anh trai và người chị của em gái. - Những vị trí anh chị em của cha mẹ của một cá nhân cũng đáng lưu ý. Một người con trưởng có cha mẹ đều là con út sẽ gặp những mong đợi khác từ cha mẹ so với một người con trưởng có cả hai cha mẹ đều là con trưởng.

Các bộ ba (tam giác) Một bộ ba tam giác là hệ thống quan

Các bộ ba (tam giác) Một bộ ba tam giác là hệ thống quan hệ ba người. Nó được xem như là một viên gạch xây dựng các hệ thống cảm xúc lớn hơn vì một bộ ba là một hệ thống quan hệ vững vàng. Một tam giác 3 người có thể xoay sở để cân bằng hơn là mối quan hệ 2 người. Những tam giác có thể sử dụng điều khiển xã hội bằng cách đặt 1 người ra bên ngoài hoặc kéo 1 người từ bên ngoài vào khi có sự căng thẳng giữa 2 người. Trong trị liệu hôn nhân thường dùng quan hệ tam giác để đưa người thứ ba vào nối kết 2 phía đang có xung đột.

Các bộ ba (tam giác) Theo Bowen, các tam giác quan hệ có ít

Các bộ ba (tam giác) Theo Bowen, các tam giác quan hệ có ít nhất bốn hệ quả có thể là như : - Một că p ổn định có thể trở nên mất ổn định khi có người thứ ba. Ví dụ sự ra đời của một đứa trẻ sẽ mang lại xung đột cho một cuộc hôn nhân. - Một tam giác ổn định cũng có thể mất ổn định bởi việc loại bỏ người thứ ba. Ví dụ một đứa trẻ sẽ rời khỏi nhà. - Một că p không ổn định được ổn định bằng cách thêm một người thứ ba. Ví dụ một cuộc hôn nhân xung đột sẽ trở nên hài hòa hơn sau sự ra đời của một đứa trẻ. - Một că p không ổn định được ổn định bằng việc loại bỏ một người thứ ba. Ví dụ xung đột sẽ giảm trong việc loại bỏ sự có mặt của một người thứ ba.

Chia cắt cảm xúc - Thường Người ta gặp rắc rối với những vấn

Chia cắt cảm xúc - Thường Người ta gặp rắc rối với những vấn đề cảm xúc chưa được giải quyết của mình với cha mẹ, anh chị em và những thành viên khác trong gia đình bằng cách giảm hoặc cắt đứt hoàn toàn liên lạc cảm xúc với họ. - Hành động của việc giảm hoặc cắt đứt quan hệ tình cảm với gia đình như là một cách quản lý vấn đề tình cảm chưa được giải quyết

KẾT LUẬN Qua những nghiên cứu về gia đình và lý thuyết gia đình

KẾT LUẬN Qua những nghiên cứu về gia đình và lý thuyết gia đình đa thế hệ của Bowen, ta thấy rằng gia đình có những ảnh hưởng rất lớn đến mỗi thành viên cá trong đó. Những suy nghĩ, thái độ và hành động của cha mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến con cái trong gia đình. Và gia đình cũng có thể dẫn đến những bệnh mà không chỉ ảnh hưởng đến một mà là rất nhiều những thế hệ sau của một gia đình. Ảnh hưởng trực tiếp đến cả cuộc đời của nhiều người.