CHNG 3 CHNG C TRONG GIAO DCH IN

  • Slides: 15
Download presentation
CHƯƠNG 3. CHỨNG CỨ TRONG GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ 1. Khái quát về chứng

CHƯƠNG 3. CHỨNG CỨ TRONG GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ 1. Khái quát về chứng cứ và nghĩa vụ chứng minh trong giao dịch thương mại điện tử a. Khái niệm chứng cứ b. Nghĩa vụ chứng minh. c. Nguồn chứng cứ và và vấn đề xác định chứng cứ 2. Thông điệp dữ liệu và giá trị chứng minh của thông điệp dữ liệu

1. Khái quát về chứng cứ và nghĩa vụ chứng minh trong giao dịch

1. Khái quát về chứng cứ và nghĩa vụ chứng minh trong giao dịch thương mại điện tử a. Khái niệm chứng cứ Điều 93 BLTTDS 2015 “Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cá nhân và cơ quan, tổ chức cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và được Tòa án dùng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp”.

Các thuộc tính chung của chứng cứ - Tính khách quan - Tính liên

Các thuộc tính chung của chứng cứ - Tính khách quan - Tính liên quan - Tính hợp pháp

Điều 14. Luật GDĐT 2005 Thông điệp dữ liệu có giá trị làm chứng

Điều 14. Luật GDĐT 2005 Thông điệp dữ liệu có giá trị làm chứng cứ 1. Thông điệp dữ liệu không bị phủ nhận giá trị dùng làm chứng cứ chỉ vì đó là một thông điệp dữ liệu. 2. Giá trị chứng cứ của thông điệp dữ liệu được xác định căn cứ vào độ tin cậy của cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi thông điệp dữ liệu; cách thức bảo đảm và duy trì tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu; cách thức xác định người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khác.

Khái niệm chứng cứ điện tử “Chứng cứ điện tử là thông điệp dữ

Khái niệm chứng cứ điện tử “Chứng cứ điện tử là thông điệp dữ liệu được khởi tạo, lưu trữ, truyền tải, nghe, nhìn được bằng phương tiện điện tử và đảm bảo các yêu cầu của pháp luật về cách thức khởi tạo và duy trì tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu cũng như các yếu tố phù hợp khác. Chứng cứ điện tử do các chủ thể tham gia quan hệ thương mại điện tử lưu giữ, thu thập cung cấp cho Tòa án hoặc do Tòa án, cơ quan có thẩm quyền thu thập nhằm chứng minh cho các yêu cầu của các chủ thể này khi giải quyết các vụ án kinh doanh thương mại bằng các phương thức khác nhau trong đó có phương thức giải quyết bằng các thủ tục tố tụng”.

b. Nghĩa vụ chứng minh -Điều 91 Bộ luật TTDS năm 2015 + Các

b. Nghĩa vụ chứng minh -Điều 91 Bộ luật TTDS năm 2015 + Các đương sự, trừ các trường hợp… “ Người tiêu dùng khởi kiện không có nghĩa vụ chứng minh lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bị kiện có nghĩa vụ chứng minh mình không có lỗi gây ra thiệt hại theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. ”

Các trường hợp pháp luật có quy định khác về nghĩa vụ chứng minh

Các trường hợp pháp luật có quy định khác về nghĩa vụ chứng minh - Đương sự phản đối yêu cầu của người khác. - Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không có nghĩa vụ chứng minh lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. - Đương sự có nghĩa vụ đưa ra chứng cứ để chứng minh mà không đưa ra được chứng cứ hoặc không đưa ra đủ chứng cứ thì Tòa án giải quyết vụ việc dân sự theo những chứng cứ đã thu thập được có trong hồ sơ vụ việc.

Những tình tiết, sự kiện không cần phải chứng minh - Những tình tiết,

Những tình tiết, sự kiện không cần phải chứng minh - Những tình tiết, sự kiện rõ ràng mà mọi người đều biết được và được Tòa án thừa nhận; - Những tình tiết, sự kiện đã được xác định trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật; - Những tình tiết, sự kiện đã được ghi trong văn bản và được công chứng, chứng thực hợp pháp; - Một bên đương sự thừa nhận hoặc không phản đối những tình tiết, sự kiện, tài liệu, văn bản, kết luận của cơ quan chuyên môn mà bên đương sự kia đưa ra thì bên đương sự đó không phải chứng minh;

c. Nguồn chứng cứ và vấn đề xác định chứng cứ Điều 94 Bộ

c. Nguồn chứng cứ và vấn đề xác định chứng cứ Điều 94 Bộ luật TTDS 2015 Nguồn chứng cứ: (1) Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử; (2) Vật chứng; (3) Lời khai của đương sự; (4) Lời khai của người làm chứng; (5) Kết luật giám định; (6) Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ; (7) Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản; (8) Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập; (9) Văn bản công chứng, chứng thực; (10) Các nguồn khác mà pháp luật quy định.

2. Thông điệp dữ liệu và giá trị chứng minh của thông điệp dữ

2. Thông điệp dữ liệu và giá trị chứng minh của thông điệp dữ liệu - Có giá trị như văn bản (Điều 12 LGDĐT) - Có giá trị như bản gốc (Điều 13 LGDĐT) - Có giá trị làm chứng cứ (Điều 14 LGDĐT)

TĐDL có giá trị như văn bản Truy cập Sử dụng được để tham

TĐDL có giá trị như văn bản Truy cập Sử dụng được để tham chiếu

TĐDL có giá trị như bản gốc Nội dung của TĐDL được bảo đảm

TĐDL có giá trị như bản gốc Nội dung của TĐDL được bảo đảm toàn vẹn kể từ khi được khởi tạo lần đầu tiên dưới dạng một TĐDL hoàn chỉnh. Nội dung của TĐDL có thể truy cập và sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết.

TĐDL có giá trị làm chứng cứ Xác định căn cứ vào độ tin

TĐDL có giá trị làm chứng cứ Xác định căn cứ vào độ tin cậy của cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi TĐDL Cách thức bảo đảm và duy trì tính toàn vẹn của TĐDL Cách thức xác định người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khác.

Tính toàn vẹn Nội dung của TĐDL được xem là toàn vẹn khi nội

Tính toàn vẹn Nội dung của TĐDL được xem là toàn vẹn khi nội dung đó chưa bị thay đổi, trừ những thay đổi về hình thức phát sinh trong quá trình gửi, lưu trữ hoặc hiển thị thông điệp dữ liệu