PHNG GIO DC V O TO NAM TR

  • Slides: 23
Download presentation
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM TRÀ MY TRƯỜNG THCS- BTCX TRÀ DON

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM TRÀ MY TRƯỜNG THCS- BTCX TRÀ DON CHUYÊN ĐỀ VẬN DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY VÀO TRONG MÔN LỊCH SỬ KHỐI 7 Ở TRƯỜNG THCS-BTCX TRÀ DON Tháng 12 năm 2011 1

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN NAM TRÀ MY CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN NAM TRÀ MY CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS- BTCX TRÀ DON Độc lập- Tự do- Hạnh phúc ĐỀ TÀI: VẬN DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY VÀO TRONG MÔN LỊCH SỬ KHỐI 7 Ở TRƯỜNG THCS-BTCX TRÀ DON I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. 1. Cơ sở lí luận. Môn Lịch sử trong nhà trường phổ thông có chức năng và nhiệm vụ quan trọng trong việc đào tạo và giáo dục thế hệ trẻ, không chỉ có vậy học lịch sử, biết lịch sử giúp cho con người sống có trách nhiệm với xã hội, với đất nước, giữ gìn và phát huy bản sắc của dân tộc Việt Nam. “Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” Tổ khoa học xã hội Hồ Chí Minh 2

. Nhưng trong thực tế cũng không ít người cho rằng: Môn Lịch sử

. Nhưng trong thực tế cũng không ít người cho rằng: Môn Lịch sử là bộ môn học thuộc nặng về ghi nhớ những sự kiện, năm tháng dài lê thê và xếp vào môn phụ, vì vậy ảnh hưởng không tốt vào mục tiêu đào tạo và giáo dục thế hệ trẻ. Trong quá trình giảng dạy của giáo viên và kết quả học tập của học sinh, tổ Khoa học xã hội đã định môn Lịch sử không những là môn khoa học mà còn có ưu thế hình thành nhân sinh quan cho học sinh rèn luyện tư duy sáng tạo, đặc biệt giúp cho học sinh từ hiểu biết lịch sử rút ra kinh nghiệm quý giá sẽ xây đắp cho tương lai. Để đạt được kết quả trên thì giáo viên không ngừng đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện dạy học dựa vào hoạt động tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh với sự tổ chức và hướng dẫn thích hợp của giáo viên, nhằm phát triển tư duy độc lập, góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu, khả năng tự học, tự bồi dưỡng hứng thú học tập, tạo niềm tin và vui thích trong các giờ học lich sử. Qua đó khắc phục những cách học thuộc lòng, một cách máy móc, thuộc nhưng không nhớ được kiến thức trọng tâm của bài học. Tổ khoa học xã hội 3

1. 2. Cơ sở thực tiễn. Thực trạng hiện nay đối với học sinh

1. 2. Cơ sở thực tiễn. Thực trạng hiện nay đối với học sinh ở vùng miền núi, điều kiện học tập rất khó khăn cộng với trình độ nhận thức còn thấp, nên đòi hỏi mỗi giáo viên phải tìm tòi các phương pháp dạy học khác nhau để nâng cao chất lượng bộ môn, tạo hứng thú học tập của các em. Đối với bản thân đang công tác giảng dạy bộ môn Lịch sử ở trường, sau một thời gian đứng lớp tôi nhận thấy trong quá trình học tập, học sinh tỏ ra rất hứng thú và nhớ lâu những kiến thức khi chính các em là người tự khám phá, tự biết hệ thống và tự ghi chép một cách lôgic. Ngược lại, nếu bắt các em phải ghi nhớ kiến thức một cách thụ động, dồn nén thì sẽ dẫn đến sự chán nản, ỷ lại, lười học. . . Vì vậy qua đợt tập huấn ( hè 2011), tôi đã vận dụng phương pháp sử dụng sơ đồ (bản đồ) tư duy vào trong môn học Lịch sử khối 7 ở trường THCS-BTCX Trà Don. Tổ khoa học xã hội 4

II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 2. 1. Phương pháp lập sơ đồ tư duy:

II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 2. 1. Phương pháp lập sơ đồ tư duy: 2. 1. 1. Sơ đồ tư duy là gì? - Sơ đồ tư duy là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, tóm tắt những ý chính của một nội dung, hệ thống hóa một chủ đề… bằng cách kết hợp việc sử dụng hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết…Đặc biệt đây là một sơ đồ mở, việc thiết kế sơ đồ là theo mạch tư duy của mỗi người. - Việc ghi chép thông thường theo từng hàng chữ khiến chúng ta khó hình dung tổng thể vấn đề, dẫn đến hiện tượng đọc sót ý, nhầm ý. Còn sơ đồ tư duy tập trung rèn luyện cách xác định chủ đề rõ ràng, sau đó phát triển ý chính, ý phụ một cách logic. Tổ khoa học xã hội 5

Sơ đồ tư duy có ưu điểm: Ø Dễ nhìn, dễ viết. Ø Kích

Sơ đồ tư duy có ưu điểm: Ø Dễ nhìn, dễ viết. Ø Kích thích hứng thú học tập và khả năng sáng tạo của học sinh. Ø Phát huy tối đa tiềm năng ghi nhớ của bộ não. Ø Rèn luyện cách xác định chủ đề và phát triển ý chính, ý phụ một cách logic. Tổ khoa học xã hội 6

v Bản đồ tư duy sẽ giúp học sinh: 1. Sáng tạo hơn 2.

v Bản đồ tư duy sẽ giúp học sinh: 1. Sáng tạo hơn 2. Tiết kiệm thời gian 3. Ghi nhớ tốt hơn 4. Nhìn thấy bức tranh tổng thể 5. Phát triển nhận thức, tư duy, … Tổ khoa học xã hội 7

2. 1. 2. Cách lập một bản đồ tư duy. - Bước 1: Bắt

2. 1. 2. Cách lập một bản đồ tư duy. - Bước 1: Bắt đầu từ trung tâm với hình ảnh của chủ đề, hay có thể với một từ khóa được viết in hoa, viết đậm. Một hình ảnh có thể diễn đạt được cả ngàn từ và giúp ta sử dụng trí tưởng tượng của mình. Một hình ảnh ở trung tâm sẽ giúp ta tập trung được vào chủ đề và làm cho ta hưng phấn hơn. - Bước 2: Nối các nhánh chính (cấp một) đến hình ảnh trung tâm, nối các nhánh cấp hai đến các nhánh cấp một, nối các nhánh cấp ba đến nhánh cấp hai…. bằng các đường kẻ, đường cong với màu sắc khác nhau. Tổ khoa học xã hội 8

- Bước 3: Mỗi từ/ảnh/ý nên đứng độc lập và được nằm trên một

- Bước 3: Mỗi từ/ảnh/ý nên đứng độc lập và được nằm trên một đường kẻ hay đường cong. - Bước 4: Tạo ra một kiểu bản đồ riêng cho mình (Kiểu đường kẻ, màu sắc, và bố trí thông tin đều quanh hình ảnh trung tâm) Tổ khoa học xã hội 9

2. 1. 3. Cách ghi chép trên bản đồ tư duy. • • Nghĩ

2. 1. 3. Cách ghi chép trên bản đồ tư duy. • • Nghĩ trước khi viết. Viết ngắn gọn Viết có tổ chức Viết lại theo ý của mình, nên chừa khoảng trống để có thể bổ sung ý (nếu sau này cần) ü Điều cần tránh khi ghi chép trên bản đồ tư duy. Tổ khoa học xã hội 10

ü Điều cần tránh khi ghi chép trên bản đồ tư duy. • Ghi

ü Điều cần tránh khi ghi chép trên bản đồ tư duy. • Ghi lại nguyên cả đoạn văn dài dòng. • Ghi chép quá nhiều ý vụn vặt không cần thiết. • Dành quá nhiều thời gian để ghi chép. Tổ khoa học xã hội 11

2. 2. Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học. • Cho HS

2. 2. Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học. • Cho HS làm quen với bản đồ tư duy bằng cách giới thiệu cho HS một số “bản đồ” cùng với dẫn dắt của GV để các em làm quen. • Tập “đọc hiểu” BĐTD, sao chỉ cần nhìn vào BĐTD bất kỳ HS nào cũng có thể thuyết trình được nội dung một bài học hay một chủ đề, một chương theo mạch lôgic của kiến thức. Tổ khoa học xã hội 12

§ Hướng cho HS có thói quen khi tư duy lôgic theo hình thức

§ Hướng cho HS có thói quen khi tư duy lôgic theo hình thức sơ đồ hoá trên BĐTD. + Từ một vấn đề hay chủ đề chính đưa ra các ý lớn thứ nhất, ý lớn thứ hai, thứ ba. . . mỗi ý lớn lại có các ý nhỏ liên quan với nó, mỗi ý nhỏ lại có các ý nhỏ hơn. . . các nhánh này như “bố mẹ” rồi “con, cháu, chắt, chút chít”. . . các đường nhánh có thể là đường thẳng hay đường cong Tổ khoa học xã hội 13

§ Cho HS thực hành vẽ BĐTD trên giấy: Chọn key words ( Từ

§ Cho HS thực hành vẽ BĐTD trên giấy: Chọn key words ( Từ chìa khóa)- tên chủ đề hoặc hình vẽ của chủ đề chính cho vào vị trí trung tâm, chẳng hạn: Văn hóa. Trung Quốc thời phong kiến, Nhân vật Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Nước Đại Việt Thời Lý- Trần, Nguyễn Trãi, Cải cách của Lê Thánh Tông. Hồ quí Ly, , . . . để HS có thể tự mình ghi tiếp kiến thức vào tiếp các nhánh “con”, “cháu”, “chắt”. . . theo cách hiểu của các em. Tổ khoa học xã hội 14

§ Vẽ sơ đồ tư duy theo nhóm hoặc từng cá nhân. - Đối

§ Vẽ sơ đồ tư duy theo nhóm hoặc từng cá nhân. - Đối với giáo viên, để thiết kế một sơ đồ tư duy đối với một bài học, chúng ta có thể thiết kế bằng bảng vẽ trên giấy, hoặc hệ thống kiến thức bằng sơ đồ trên bảng, hoặc có thể dùng phần mềm i-Mindmap. Đối với phần mềm này giáo viên có thể thực hiện thành một giáo án hay một bài giảng điện tử với kiến thức được xây dựng thành một sơ đồ, qua đó còn có thể kết hợp để trình chiếu những nội dung cần lưu ý hay những đoạn phim có liên quan được liên kết với sơ đồ. Qua đó có thể giúp học sinh hệ thống được kiến thức vừa học, khắc sâu được kiến thức trọng tâm. Tổ khoa học xã hội 15

- Đối với học sinh, trước hết giáo viên phải giới thiệu một số

- Đối với học sinh, trước hết giáo viên phải giới thiệu một số sơ đồ tư duy cho các em làm quen, sau đó hướng các em từ từ xây dựng các sơ đồ riêng cho mình. Bước đầu, chỉ yêu cầu học sinh xác định được vấn đề trọng tâm, sau đó hệ thống các kiến thức liên quan thành sơ đồ phân nhánh, rồi từ đó học sinh sẽ thiết kế thành những sơ đồ theo tư duy của mỗi cá nhân. Có thể áp dụng dùng sơ đồ trước hay sau khi học một bài học, với bài học mới, có thể cho học sinh xây dựng theo một nhóm, rồi dựa vào sơ đồ học sinh sẽ thảo luận, sau đó nhóm sẽ trình bày kiến thức theo hình thức thuyết trình dựa trên sơ đồ đã xây dựng, sau bài học thì có thể yêu cầu học sinh tự hệ thống lại kiến thức bằng sơ đồ theo cách riêng của mình. Tổ khoa học xã hội 16

3. 2. Thiết kế một số sơ đồ tư duy trong môn lịch sử

3. 2. Thiết kế một số sơ đồ tư duy trong môn lịch sử lớp 7: - Phương tiện để thiết kế sơ đồ khá đơn giản, chỉ cần giấy, bìa, bảng phụ, phấn màu, bút chì màu, tẩy, …hoặc dùng phần mềm Mindmap, vì vậy có thể vận dụng với điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường hiện nay. Điều quan trọng là giáo viên hướng cho học sinh có thói quen lập sơ đồ tư duy trước hoặc sau khi học một bài hay một chủ đề, một chương, để giúp các em có cách sắp xếp kiến thức một cách khoa học, lôgic. Tổ khoa học xã hội 17

Đối với một bài học, để xây dựng được sơ đồ tư duy đảm

Đối với một bài học, để xây dựng được sơ đồ tư duy đảm bảo nội dung kiến thức, có thể hệ thống kiến thức một cách đầy đủ và logic, thì giáo viên cần phải xác định được mục tiêu của bài, nêu được nội dung chính của bài đảm bảo theo chuẩn kiến thức kĩ năng, qua đó hướng học sinh lưu ý trọng tâm, định hướng được nội dung bài học cần nắm để có thể tự hệ thống lại bằng sơ đồ. Một số ví dụ mimh họa của chuyên đề: Tổ khoa học xã hội 18

19

19

Tổ khoa học xã hội 20

Tổ khoa học xã hội 20

Tổ khoa học xã hội 21

Tổ khoa học xã hội 21

III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ: Qua việc nghiên cứu, xây dựng và giải quyết

III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ: Qua việc nghiên cứu, xây dựng và giải quyết vấn đề như trên, tôi thấy tuy chỉ mới áp dụng sơ đồ (bản đồ ) tư duy vào trong dạy học môn Lịch sử khối 7 nhưng bước đầu đã mang lại hiệu quả. Đó là, góp phần phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, và tư duy sáng tạo của học sinh, mỗi học sinh có thể tự học theo cách hiểu, cách tư duy trong mỗi bài học ở trên lớp, cũng như học ở nhà. Phương pháp này được vận dụng hiệu quả nhất chủ yếu trong các bài ôn tập, làm bài tập lịch sử và trong phần củng cố của bài nên giúp học sinh hệ thống lại kiến thức đã học một cách lôgic, khoa học. Tổ khoa học xã hội 22

Qua chuyên đề, đối với đơn vị là vấn đề hết sức mới mẻ,

Qua chuyên đề, đối với đơn vị là vấn đề hết sức mới mẻ, hơn nữa lại mới chỉ áp dụng. Kính mong , lãnh đạo phòng GD& ĐT, quý đồng nghiệp gần xa góp ý để chuyên đề này càng hoàn thiện hơn, đồng thời tìm ra những phương pháp dạy học hiệu quả cho môn Lịch sử trên địa bàn huyện nhà. ********************** Tổ khoa học xã hội 23