KHOA IU DNG MN iu Dng Cp Cu

  • Slides: 27
Download presentation
KHOA ĐIỀU DƯỠNG MÔN: Điều Dưỡng Cấp Cứu - Hồi Sức Đề tài: Chăm

KHOA ĐIỀU DƯỠNG MÔN: Điều Dưỡng Cấp Cứu - Hồi Sức Đề tài: Chăm sóc người bệnh Sốc Tim GVHD: Nguyễn Phúc Học SVTH: Trần Hoài Thương Trần Thị Ngọc Oanh Lê Xuân Cường Trần Thị Hoài Thương Bùi Thị Na Na Nguyễn Thị Thảo Ly Trần Thị Như Ý Nguyễn Thị Vân Anh Nguyễn Thị Hạnh Phương Nguyễn Tăng Thị Linh Hoàng Thị Thương Hiền Nguyê n Thi Câ m Hă ng

Mục Tiêu Học Tập • Định nghĩa • Cơ chế bệnh sinh • Nguyên

Mục Tiêu Học Tập • Định nghĩa • Cơ chế bệnh sinh • Nguyên nhân • Triệu chứng lâm sàn • Chẩn đoán • Xử trí cấp cứu • Quy trình chăm sóc

Định nghĩa Sốc là hội chứng suy sụp toàn thân khởi đầu bằng giảm

Định nghĩa Sốc là hội chứng suy sụp toàn thân khởi đầu bằng giảm tưới máu hệ thống cấp đẫn đến thiếu oxy mô và rối loạn chức năng các cơ quan sống. Sốc tim là tình trạng giảm cung lượng tim không đáp ứng được nhu cầu oxy của các tổ chức trong cơ thể. Chẩn đoán sốc tim đặt ra sau khi đã loại trừ các sốc khác: sốc giảm thể tích, sốc phản vệ, sốc nhiễm khuẩn.

Cơ chế bệnh sinh

Cơ chế bệnh sinh

Nguyên nhân Giảm sức co bóp cơ tim - Thiếu máu cục bộ cơ

Nguyên nhân Giảm sức co bóp cơ tim - Thiếu máu cục bộ cơ tim (đặc biệt là nhồi máu cơ tim cấp). - Bệnh cơ tim do nhiễm khuẩn (liên cầu nhóm B, bệnh Chagas, …), nhiễm vi rút (enterovirus, adenovirus, HIV, vi rút viêm gan C, parvovirus B 19, vi rút Herpes, EBV, CMV). - Bệnh cơ tim do miễn dịch, do chuyển hóa. - Bệnh cơ tim do nguyên nhân nội tiết: cường hoặc suy giáp. - Bệnh cơ tim do ngộ độc. - Giai đoạn cuối của bệnh cơ tim giãn hay bệnh van tim.

Nguyên nhân Tăng hậu gánh (nguyên nhân tắc nghẽn) - Tắc động mạch phổi

Nguyên nhân Tăng hậu gánh (nguyên nhân tắc nghẽn) - Tắc động mạch phổi nặng. - Hẹp động mạch chủ.

Nguyên nhân - Ép tim cấp do tràn dịch màng ngoài tim cấp. -

Nguyên nhân - Ép tim cấp do tràn dịch màng ngoài tim cấp. - Tổn thương cơ học của tim. - Hở van động mạch chủ, hở van hai lá cấp. - Thủng vách liên thất. - Rối loạn nhịp tim: cơn nhịp nhanh, đặc biệt là cơn nhịp nhanh thất hoặc nhịp quá chậm do bloc nhĩ thất.

Triệu chứng lâm sàng Tình trạng sốc: Huyết áp tâm thu < 80 mm.

Triệu chứng lâm sàng Tình trạng sốc: Huyết áp tâm thu < 80 mm. Hg khi không có mặt các thuốc vận mạch hoặc < 90 mm. Hg khi có mặt các thuốc vận mạch và ít nhất kéo dài > 30 phút. Giảm cung lượng tim (chỉ số tim < 2, 0 l/phút/m 2) mà không liên quan đến giảm thể tích tuần hoàn (PAWP > 12 mm. Hg)

Triệu chứng lâm sàng Giảm tưới máu tuần hoàn Khám lâm sàng Người bệnh

Triệu chứng lâm sàng Giảm tưới máu tuần hoàn Khám lâm sàng Người bệnh xanh tái, khó thở, thờ ơ ngoại cảnh hoặc rối loạn tâm thần, mạch nhanh, huyết áp tụt, vã mồ hôi… Xét nghiệm Ngoài các xét nghiệm chung cần thực hiện các xét nghiệm

Triệu chứng lâm sàng Điện tâm đồ Siêu âm tim Định lượng các men:

Triệu chứng lâm sàng Điện tâm đồ Siêu âm tim Định lượng các men: - CK, CK-MB - GOT, GPT trong 1 -2 ngày đầu - Lactat máu tăng trên 1, 5 mmol/l (phản ánh tình trạng thiếu oxy do giảm tưới máu tổ chức). Toan chuyển hóa và toan lactat khi lactat máu tăng kéo dài từ 2 -4 mmol/l. Lactat máu trên 4 mmol/l trong các trường hợp nặng

Triệu chứng lâm sàng Thăm dò huyết động: áp lực tĩnh mạch trung tâm

Triệu chứng lâm sàng Thăm dò huyết động: áp lực tĩnh mạch trung tâm tăng, áp lực mao mạch phổi bít tăng (trên 15 mm. Hg), cung lượng tim giảm, chỉ số tim giảm dưới 2, 2 lít/phút/m 2.

Chẩn đoán xác định - Chẩn đoán lâm sàng dựa vào các tiêu chuẩn

Chẩn đoán xác định - Chẩn đoán lâm sàng dựa vào các tiêu chuẩn sau: + Huyết áp tâm thu ≤ 90 mm. Hg kéo dài hoặc phải sử dụng thuốc vận mạch để duy trì huyết áp tâm thu ≥ 90 mm. Hg hoặc huyết áp tâm thu giảm trên 30 mm. Hg so với huyết áp tâm thu nền của bệnh nhân. + Có bằng chứng của giảm tưới máu các cơ quan (nước tiểu dưới 30 ml/giờ hoặc chi lạnh/vã mồ hôi hoặc có biến đổi ý thức. + Bằng chứng tăng áp lực đổ đầy thất trái (phù phổi) - Các thông số thăm dò huyết động: + Chỉ số tim (CI) dưới 2, 0 l/ph/m 2 da khi không sử dụng trợ tim hoặc dưới 2, 2 l/ph/m 2 da khi có sử dụng thuốc trợ tim.

Chẩn đoán phân biệt các tình trạng sốc dựa vào: tiền sử bệnh, các

Chẩn đoán phân biệt các tình trạng sốc dựa vào: tiền sử bệnh, các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng. Sốc nhiễm khuẩn - Có tình trạng nhiễm khuẩn kèm theo phải có thời gian xuất hiện kéo dài. - Áp lực tĩnh mạch trung tâm giảm, áp lực mao mạch phổi bít giảm. - Chỉ số tim bình thường hoặc tăng. - Sức cản mạch hệ thống và sức cản mạch phổi giảm.

Chẩn đoán Sốc giảm thể tích - Hoàn cảnh xuất hiện nhanh: ỉa chảy,

Chẩn đoán Sốc giảm thể tích - Hoàn cảnh xuất hiện nhanh: ỉa chảy, nôn nhiều, đái nhiều hoặc viêm tụy cấp nặng. - Áp lực tĩnh mạch trung tâm giảm, áp lực mao mạch phổi bít giảm. Sốc phản vệ - Tình huống xuất hiện thường khá đột ngột liên quan đến thuốc hoặc thức ăn. - Áp lực tĩnh mạch trung tâm giảm, áp lực mao mạch phổi bít giảm. - Có thể có các dấu hiệu khác của dị ứng. như đỏ da, sẩn, ngứa…

Xử trí cấp cứu Mục đích: - Đưa người bệnh ra khỏi tình trạng

Xử trí cấp cứu Mục đích: - Đưa người bệnh ra khỏi tình trạng sốc. - Điều trị nguyên nhân sốc. - Tránh sốc tái phát Biện pháp: - Thở oxy qua mũi, hoặc hô hấp hỗ trợ qua mặt nạ, thông khí nhân tạo qua nội khí quản - Dùng thuốc trợ tim và nâng HA để tăng cung lượng tim và tăng HA. - Dùng các thuốc giảm đau, thuốc an thần, thuốc chống đông máu( tùy theo nguyên nhân gây sốc). - Điều trị rối loạn nhịp tim: điều trị bằng thuốc hoặc bằng sốc điện. - Điều chỉnh cân bằng nước và điện giải.

Quy trình chăm sóc Nhận định : - Nhanh chóng nhận định tình trạng

Quy trình chăm sóc Nhận định : - Nhanh chóng nhận định tình trạng bệnh nhân : như ý thức, mạch, HA, nhiệt độ, nhịp thở, dấu hiệu tím, nước tiểu. - Nhận định các dấu hiệu của sốc , cơn đau thắt ngực , vị trí, hướng lan… - Quan sát để phát hiện khó thở , da, môi, đầu chi - Đo HA( chú ý xem tình trạng dùng thuốc vận mạch của người bệnh) kiểm tra xem áp kẹp có tụt không - Đo điện tâm đồ phát hiện bất thường trong các sốc tim như cơ đau thắt ngực - Siêu âm, doppler tim để đánh giá chính xác tổn thương của các van tim

Quy trình chăm sóc Chuẩn đoán điều dưỡng: Đau ngực liên quan đến thiếu

Quy trình chăm sóc Chuẩn đoán điều dưỡng: Đau ngực liên quan đến thiếu lượng máu nuôi cơ tim Lo lắng do đau, khó thở hoặc lo lắng tình trạng bệnh

Quy trình chăm sóc Lập kế hoạch chăm sóc: - Đảm bảo hô hấp

Quy trình chăm sóc Lập kế hoạch chăm sóc: - Đảm bảo hô hấp cho người bệnh - Xử trí nguyên nhân - Thực hiện y lệnh - Theo dõi dấu hiệu sinh tồn liên tục, theo dõi kết quả xét nghiệm - Chăm sóc toàn thân, nuôi dưỡng và giáo dục sức khỏe.

Quy trình chăm sóc Thực hiện kết hoạch chăm sóc: - Đảm bảo hô

Quy trình chăm sóc Thực hiện kết hoạch chăm sóc: - Đảm bảo hô hấp cho người bệnh: + Cho người bệnh nằm nghỉ ngơi ở phòng thoáng mát, nằm thẳng đầu nghiêng nếu bênh nhân nôn + Thở oxy theo y lệnh , thông thường 4 -6 lít/phút qua ống thông mũi hoặc qua mặt nạ + Hút đờm giãi , dịch tiết hô hấp( nếu có) + Chuẩn bị dụng cụ sẵn sàng để giúp bác sĩ đặt nội khí quản hoặc mở khí quản cấp cứu + Trường hợp nặng cho người bệnh thở máy qua nội khí quản hoặc mặt nạ

Quy trình chăm sóc - Đảm bảo tuần hoàn cho người bệnh: + Dùng

Quy trình chăm sóc - Đảm bảo tuần hoàn cho người bệnh: + Dùng thuốc trợ tim để tăng cung lượng tim Sử dụng thuốc nâng HA để đưa HA về mức bình thường + Cân bằng lượng dịch vào- ra, truyền dịch, bồi phụ nước điện giải + Đặt ống thông tĩnh mạch trung tâm để theo dõi áp lực tĩnh mạch trung tâm

Quy trình chăm sóc - Xử trí nguyên nhân gây sốc: Xác định nguyên

Quy trình chăm sóc - Xử trí nguyên nhân gây sốc: Xác định nguyên nhân gây sốc rất quan trọng. Dùng các thuốc điều trị nguyên nhân để làm giảm các triệu chứng lâm sàng cấp. Ví dụ: dopamin, dobutamin, adrenalin, noradrenalin, isuprel là các thuốc được xem xét dùng trong từng trường hợp cụ thể để nâng HA, điều trị rối loạn nhịp. - Thực hiện y lệnh: Thực hiện đầy đủ các y lệnh thuốc của bác sĩ Thực hiện các xét nghiệm thăm dò , đánh giá chức năng của tim như : điện tâm đồ, siêu âm tim, xét nghiệm men tim

Quy trình chăm sóc Theo dõi: Theo dõi sát mạch, HA( tốt nhất nên

Quy trình chăm sóc Theo dõi: Theo dõi sát mạch, HA( tốt nhất nên theo dõi bằng monitor để đánh giá tình trạng người bệnh một cách liên tục và chính xác) Theo dõi nhịp thở , tình trạng khó thở của người bệnh. Theo dõi lượng dịch vào ra trong 24 h. Theo dõi cơn đau thắt ngực của người bệnh trong trường hợp sốc do nhồi máu cơ tim Theo dõi tình trạng tri giác, tình trạng ý thức của người bệnh Theo dõi kết quả các xét nghiệm

LƯỢNG GIÁ Câu 1: Một số nguyên nhân của sốc tim, ngoại trừ: A.

LƯỢNG GIÁ Câu 1: Một số nguyên nhân của sốc tim, ngoại trừ: A. Nhồi máu cơ tim. B. Hở van 2 lá cấp. C. Sốt xuất huyết. D. Ngộ độc thuốc.

LƯỢNG GIÁ Câu 2: Sốc tim do nhồi máu cơ tim cấp thường không

LƯỢNG GIÁ Câu 2: Sốc tim do nhồi máu cơ tim cấp thường không thấy dấu hiệu này: A. Cơn đau ngực điển hình. B. Nghe tiếng tim mờ , gan to. C. Các men tim tăng D. Xuất hiện sóng Q và đoạn ST tăng

LƯỢNG GIÁ Câu 3: Triệu chứng sốc tim do ép tim cấp ngoại trừ

LƯỢNG GIÁ Câu 3: Triệu chứng sốc tim do ép tim cấp ngoại trừ A. Khó thở dữ dội. B. Tĩnh mạch cổ nổi. C. Tăng HA. D. Nghe tiếng tim mờ, gan to.

LƯỢNG GIÁ Câu 4: Lập kế hoạch chăm sóc người bệnh sốc tim(nội dung

LƯỢNG GIÁ Câu 4: Lập kế hoạch chăm sóc người bệnh sốc tim(nội dung quan trọng nhất): A. Tiêm thuốc vận mạch quay. B. Đo nhiệt độ cho người bệnh. C. Đảm bảo hô hấp cho người bệnh. D. Hướng dẫn người bệnh vận động sau sốc.

Cảm ơn Thầy và các bạn đã lắng nghe …

Cảm ơn Thầy và các bạn đã lắng nghe …