Chng 10 nh Gi Nguy Hi Risk Assessment

  • Slides: 15
Download presentation
Chương 10: Đánh Giá Độ Nguy Hại (Risk Assessment)

Chương 10: Đánh Giá Độ Nguy Hại (Risk Assessment)

Giới Thiệu về Độ Nguy Hại Độ nguy hại là gì? - Khả năng

Giới Thiệu về Độ Nguy Hại Độ nguy hại là gì? - Khả năng gây chết hay thương tổn - Khả năng của một đáp ứng sinh học không mong muốn (sự nhiễm độc) phát sinh do sự tiếp xúc với một độc chất Làm sao bày tỏ? Qua xác suất ( ví dụ, P = 0, 00001) hoặc sự kiện (1 trong 100. 000) của một đáp ứng nào đó đối với sự tiếp xúc với độc chất đã cho

n Tình hình thực tế hiện nay ra sao? - Mỗi cá nhân hiểu

n Tình hình thực tế hiện nay ra sao? - Mỗi cá nhân hiểu độ nguy hại theo một cách riêng do hiểu biết khác nhau về độc chất, nguồn tiếp xúc và sự nhiễm độc -Những điều quan trọng khi nói đến sự nhận thức của cá nhân về độ nguy hại là sự lựa chọn hoặc kiểm soát đối với sự tiếp xúc với một độc chất, suy nghĩ về khả năng tồi tệ của nó và về tương quan lợi ích–nguy hại của độc chất

n Các nhà khoa học có một trách nhiệm xã hội đối với sự

n Các nhà khoa học có một trách nhiệm xã hội đối với sự giáo dục cho tầng lớp không chuyên môn về phương pháp, kết qủa và sự lý giải của những thử nghiệm về sự nhiễm độc cũng như những nghiên cứu dịch tễ học liên quan đến độ nguy hại của những độc chất môi trường n Những khác biệt to lớn trên bình diện toàn cầu— thường được phác họa bởi những đường biên giới địa lý chính trị—phần lớn là do ảnh hưởng của văn hóa, xã hội và những yếu tố chính trị

Đánh Giá Độ Nguy Hại Là gì? Qúa trình xem xét những số liệu

Đánh Giá Độ Nguy Hại Là gì? Qúa trình xem xét những số liệu của độc học và dịch tễ học liên quan đến độc chất đang bị nghi ngờ và sau đó, nếu được cho phép, đánh giá mức độ tiếp xúc có thể chấp nhận được Đặc trưng? Có bốn bước: (1) nhận biết độc chất, (2) đánh giá độc chất, (3) đánh giá sự tiếp xúc và (4) đánh giá độ nguy hại Work well? Not always. Đó là vì khoa học, với tư cách là một phương pháp học, rất hữu hiệu khi đưa ra và trả lời những câu hỏi về thế giới tự nhiên (bước 1), nhưng khoa học không chỉ ra cho một nhà độc học môi trường biết làm thế nào để đưa ra được một kết luận và phải làm gì với những câu trả lời trong các bước 2 -4. Điều này tạo cho những người làm công việc đánh giá sự nguy hại một ý thức trách nhiệm nghiêm trọng bởi vì cuối cùng con người có thể sẽ gặp nguy hiểm

°Nhận Biết Độc Chất Để làm gì? Để trả lời câu hỏi: tác nhân

°Nhận Biết Độc Chất Để làm gì? Để trả lời câu hỏi: tác nhân có gây một ảnh hưởng có hại không? Phải làm sao? - Sự tra cứu các tài liệu đang có về các thí nghiệm sự nhiễm độc và dịch tễ học là cách có thể dùng để nhận biết một độc tố - Khi không có tài liệu thích hợp, phải tiến hành các thử nghiệm sự nhiễm độc (chỉ độc học mô tả, không cần cơ chế)

Đánh Giá Độc Chất Phải chú ý cẩn thận đến sự khác nhau về

Đánh Giá Độc Chất Phải chú ý cẩn thận đến sự khác nhau về tuổi, giống, chế độ ăn uống, nhịp ngày đêm, tình trạng hóc môn, và khả năng chuyển hóa sinh học. Những câu hỏi có thể đặt ra là: 1 - Loại thử nghiệm gì đã được tiến hành—có nên làm một thử nghiệm sự nhiễm độc mãn tính thay vì cấp tính, hoặc một thử nghiệm để xác định hoạt tính gây quái thai? 2 - Đáp ứng gì đã được đo lường—khả năng có thể quan sát được những đáp ứng tương tự ở con người là bao nhiêu? 3 - Những kết qủa của thử nghiệm có giá trị khoa học không—có thể có được những kết quả đó trong một phòng thí nghiệm khác bằng cách dùng những phương pháp đã được dùng cho thử nghiệm sự nhiễm độc? 4 - Có vấn đề gì hay không trong các phương pháp thử nghiệm, sự lựa chọn đối tượng thử nghiệm, liều đem dùng, các kết quả công bố và trong cách hiểu kết quả? (Chú ý đến tính ngoại suy được cho người)

n Đánh Giá Sự Tiếp Xúc n Với một sự hoạch định thực nghiệm

n Đánh Giá Sự Tiếp Xúc n Với một sự hoạch định thực nghiệm tốt, có thể điều chỉnh sự tiếp xúc một cách thích hợp đối với độc chất nghi ngờ trong quá trình thử nghiệm sự nhiễm độc. Các nhà độc học mô tả thường xác định trước các thông số của sự tiếp xúc, bao gồm loài tiếp xúc, con đường xâm nhập, liều, độ lặp lại liều, và khoảng thời gian khi cho liều n Sự đánh giá phải thông qua sự kiểm tra những tiếp xúc gần đây có sự so sánh với những sự tiếp xúc trước đây dưới những điều kiện khác. Sự tiếp xúc với những độc tố không gây ung thư được biểu diễn bằng liều ngày tối đa (maximum daily dose, viết tắt MDD, mg/kg/ngày), trong khi đó với chất gây ung thư là liều ngày trung bình suốt đời (lifetime average daily dose, viết tắt LADD, mg/kg/ngày/suốt đời)

° Đánh Giá Độ Nguy Hại n Đánh giá độ nguy hại đòi hỏi

° Đánh Giá Độ Nguy Hại n Đánh giá độ nguy hại đòi hỏi một sự kết hợp các kết luận về sự nhiễm độc (nhận biết độc tố và đánh giá liều–đáp ứng) và đánh giá sự tiếp xúc (MDD hoặc LADD). n Độ nguy hại được xấp xỉ bằng phương trình sau: R=Tx. E với R = độ nguy hại (risk), T = sự nhiễm độc (toxicity) và E = sự tiếp xúc (exposure) n Tuy nhiên, vì mối quan hệ liều–đáp ứng là không tuyến tính mà có đặc trưng của đường dạng sigma, sự tiếp xúc sẽ được biểu diễn chính xác hơn qua một hàm f như ở phương trình dưới đây: R = T x f(E) Phương trình này là cơ sở của sự bày tỏ độ nguy hại (risk statement) dưới dạng, chẳng hạn, 1 trong 1000 cá thể sẽ phát triển sự nhiễm độc (một chứng bệnh nào đó) nếu bị tiếp xúc bằng một liều nào đó (MDD hay LADD) của độc chất trong một thời gian nhất định

Quản Lý Sự Nguy Hại - Sự nguy hại thường được đưa ra dưới

Quản Lý Sự Nguy Hại - Sự nguy hại thường được đưa ra dưới dạng một lời cảnh báo mà tránh một sự lý giải chi tiết. -Mục đích của sự quản lý mối nguy hại là để xem xét các số liệu về đánh giá sự nguy hại và, ở những nơi cần thiết, khuyến khích những hoạt động tự giác điều chỉnh nhằm vào sức khỏe cộng đồng và các nhu cầu kinh tế-xã hội. Các cơ quan công quyền phải tìm cách vượt qua những ảnh hưởng gây ra bởi sự nhận thức bất lợi trong cộng đồng và sự cứng ngắt trong luật lệ để đi đến những quyết định có trách nhiệm

Một phương thức “lành mạnh” để xác định sự nguy hại có thể chấp

Một phương thức “lành mạnh” để xác định sự nguy hại có thể chấp nhận được là tìm câu trả lời cho những câu hỏi sau: n Có phải hợp chất đó là thực sự cần thiết? n Có thể thay thế bằng những hợp chất ít độc hơn được không? n Liều lượng thực tế mà công chúng phải tiếp xúc? n Có thể kết luận gì về hai mặt song là lợi ích và tác hại nếu tiếp tục dùng hợp chất đó? n Sự tiếp nhận của môi trường đối với hợp chất đó như thế nào? n Sự khai thác một chất cần thiết nào đó có làm kiệt quệ nguồn tài nguyên môi trường? n Nếu phải dùng, chúng ta có kỹ thuật nào để đảm bảo rằng chúng ta dùng hợp chất đó một cách an toàn không?

Độ An Toàn Là gì? Là khả năng mà một đáp ứng sinh học

Độ An Toàn Là gì? Là khả năng mà một đáp ứng sinh học không mong muốn (sự nhiễm độc) sẽ không xảy ra khi tiếp xúc với một độc chất. Nó là nghịch đảo xác suất của độ nguy hại (tức là 1/P). Ví dụ, khi độ nguy hại của sự nhiễm độc đối với một sự tiếp xúc đã cho là P = 0, 00001, độ an toàn sẽ bằng 1 chia cho 0, 00001 (hay 1/0, 00001). Từ đó, có thể kết luận là trong 100. 000 đối tượng tiếp xúc, chỉ có 1 sẽ chịu những đáp ứng có hại

n Công thức Liều An Toàn Cho Người (Safe Human Dose, SHD)

n Công thức Liều An Toàn Cho Người (Safe Human Dose, SHD)

Các kết luận chung cho môn học °Vai trò của chuyên ngành độc học

Các kết luận chung cho môn học °Vai trò của chuyên ngành độc học môi trường không chỉ là nhận biết các độc chất môi trường và cách thức gây hại của chúng, mà còn giúp đỡ trong việc đánh giá và xác định những vấn đề liên quan đến độ nguy hại và độ an toàn chấp nhận được—liều an toàn cho con người và các loài khác °Các số liệu của độc học môi trường sẽ thúc dục chúng ta hạn chế hay ngăn cấm sự sử dụng các tác nhân độc hại cho thực vật và động vật trong hệ sinh thái của chúng ta. Số phận của tất cả các loài, kể cả chính bản thân chúng ta, phụ thuộc vào khả năng của chúng ta trong việc nhận biết và kiểm soát một cách có hiệu qủa những tác hại gây nên bởi các độc chất môi trường từ khi chúng còn đang rất nhỏ

Chúc May Mắn !

Chúc May Mắn !