HNG DN QUYT TON THU THU NHP DOANH

  • Slides: 31
Download presentation
HƯỚNG DẪN QUYẾT TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP NĂM 2017 CHI CỤC THUẾ

HƯỚNG DẪN QUYẾT TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP NĂM 2017 CHI CỤC THUẾ TP. THANH HÓA Tháng 03/2018

CĂN CỨ PHÁP LÝ 1 - Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ

CĂN CỨ PHÁP LÝ 1 - Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ hướng dẫn và thi hành Luật thuế TNDN; 2 - Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/08/2014 của Bộ Tài chính để cải cách đơn giản các thủ tục về thuế; 3 - Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số các quy định về thuế; 4 - Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015 của Bộ Tài chính về thuế thu nhập doanh nghiệp.

MỘT SỐ NỘI DUNG LƯU Ý KHI QUYẾT TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

MỘT SỐ NỘI DUNG LƯU Ý KHI QUYẾT TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP NĂM 2017

I - CHI PHÍ ĐƯỢC TRỪ VÀ KHÔNG ĐƯỢC TRỪ KHI XÁC ĐỊNH THU

I - CHI PHÍ ĐƯỢC TRỪ VÀ KHÔNG ĐƯỢC TRỪ KHI XÁC ĐỊNH THU NHẬP CHỊU THUẾ Các khoản chi phí được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN thực hiện theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015 của Bộ Tài chính. - Cần lưu ý một số nội dung sau đây: 1 - Điều chỉnh điều kiện xác định khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế về chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với khoản chi có hoá đơn mua HH, DV (bao gồm hóa đơn GTGT và hóa đơn bán hàng) từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT):

I - CHI PHÍ ĐƯỢC TRỪ VÀ KHÔNG ĐƯỢC TRỪ KHI XÁC ĐỊNH THU

I - CHI PHÍ ĐƯỢC TRỪ VÀ KHÔNG ĐƯỢC TRỪ KHI XÁC ĐỊNH THU NHẬP CHỊU THUẾ Thông tư số 173/2016/TT-BTC có hiệu lực thi hành từ ngày 15/12/2016. Theo đó bỏ quy định: “chứng từ thanh toán qua N. hàng được chuyển tiền từ tài khoản của bên mua sang tài khoản của bên bán phải là tài khoản đã đăng ký hoặc thông báo với cơ quan thuế”. Trường hợp doanh nghiệp ủy quyền cho cá nhân là người lao động của DN sử dụng thẻ ngân hàng, thẻ tín dụng mang tên cá nhân để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ cho người bán sau đó về thanh toán lại với DN nếu có đủ hồ sơ, chứng từ chứng minh hàng hóa, dịch vụ được sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN gồm: Hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ mang tên D. nghiệp; Hồ sơ liên quan đến việc ủy

I - CHI PHÍ ĐƯỢC TRỪ VÀ KHÔNG ĐƯỢC TRỪ KHI XÁC ĐỊNH THU

I - CHI PHÍ ĐƯỢC TRỪ VÀ KHÔNG ĐƯỢC TRỪ KHI XÁC ĐỊNH THU NHẬP CHỊU THUẾ Quyền của DN cho cá nhân thanh toán với người bán và thanh toán lại với DN; chứng từ chuyển tiền từ tài khoản của DN cho cá nhân và chứng từ chuyển tiền từ thẻ của cá nhân cho người bán thì DN được kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào và được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN. (Công văn số 3977/TCT-DNL ngày 05/09/2017 của TCT)

I- CHI PHÍ ĐƯỢC TRỪ VÀ KHÔNG ĐƯỢC TRỪ KHI XÁC ĐỊNH THU NHẬP

I- CHI PHÍ ĐƯỢC TRỪ VÀ KHÔNG ĐƯỢC TRỪ KHI XÁC ĐỊNH THU NHẬP CHỊU THUẾ 2. Về chi phí khấu hao tài sản cố định: a) Chi phí khấu hao đối với TSCĐ trong năm 2017 đươc quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp theo chế độ quản lý tài sản cố định ban hành kèm theo Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013 và TT số 147/2016/TT-BTC ngày 13/10/2016 sửa đổi Thông tư số 45/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính. Ngày 12/04/2017 Bộ Tài chính ban hành Thông Tư số: 28/2017/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số Điều của TT số: 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013 và Thông tư số: 147/2016/TT-BTC ngày 13/10/2016 của BTC hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích K. hao TSCĐ như sau:

I - CHI PHÍ ĐƯỢC TRỪ VÀ KHÔNG ĐƯỢC TRỪ KHI XÁC ĐỊNH THU

I - CHI PHÍ ĐƯỢC TRỪ VÀ KHÔNG ĐƯỢC TRỪ KHI XÁC ĐỊNH THU NHẬP CHỊU THUẾ - Bỏ quy định tại Khoản 1, Điều 1 Thông tư số 147/2016/TT-BTC: đối với các tài sản là nhà hỗn hợp vừa sử dụng làm tài sản hoạt động của doanh nghiệp vừa để bán, để cho thuê theo quy định của pháp luật thì doanh nghiệp phải xác định, tách riêng phần tài sản (diện tích) tài sản để bán, để cho thuê và không được hạch toán là TSCĐ và không được trích khấu hao. Trường hợp không xác định, tách riêng được phần tài sản để bán, để cho thuê thì DN không hạch toán toàn bộ tài sản là TSCĐ và không được trích khấu hao. - Sửa đổi, bổ sung: đối với các tài sản là nhà hỗn hợp vừa dùng phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của

I - CHI PHÍ ĐƯỢC TRỪ VÀ KHÔNG ĐƯỢC TRỪ KHI XÁC ĐỊNH THU

I - CHI PHÍ ĐƯỢC TRỪ VÀ KHÔNG ĐƯỢC TRỪ KHI XÁC ĐỊNH THU NHẬP CHỊU THUẾ doanh nghiệp, vừa dùng để bán hoặc cho thuê theo quy định của pháp luật thì doanh nghiệp phải xác định và hạch toán riêng phần giá trị của nhà hỗn hợp theo từng mục đích sử dụng, cụ thể như sau: + Đối với phần giá trị tài sản (diện tích) tòa nhà hỗn hợp dùng để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và dùng để cho thuê (trừ trường hợp cho thuê tài chính): doanh nghiệp thực hiện ghi nhận giá trị của phần tài sản (diện tích) là TSCĐ, quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định theo quy định.

I - CHI PHÍ ĐƯỢC TRỪ VÀ KHÔNG ĐƯỢC TRỪ KHI XÁC ĐỊNH THU

I - CHI PHÍ ĐƯỢC TRỪ VÀ KHÔNG ĐƯỢC TRỪ KHI XÁC ĐỊNH THU NHẬP CHỊU THUẾ + Đối với phần giá trị tài sản (diện tích) trong tòa nhà hỗn hợp dùng để bán thì doanh nghiệp không được hạch toán là tài sản cố định và không được trích khấu hao và theo dõi như một tài sản để bán. Tiêu thức để xác định giá trị từng loại tài sản và phân bổ khấu hao tài sản đối với từng mục đích sử dụng được căn cứ vào tỷ trọng giá trị của từng phần diện tích theo từng mục đích sử dụng trên giá trị quyết toán công trình; hoặc căn cứ vào diện tích thực tế sử dụng theo từng mục đích sử dụng để hạch toán.

I - CHI PHÍ ĐƯỢC TRỪ VÀ KHÔNG ĐƯỢC TRỪ KHI XÁC ĐỊNH THU

I - CHI PHÍ ĐƯỢC TRỪ VÀ KHÔNG ĐƯỢC TRỪ KHI XÁC ĐỊNH THU NHẬP CHỊU THUẾ + Đối với các doanh nghiệp có nhà hỗn hợp mà không xác định tách riêng được phần giá trị tài sản (diện tích) phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vừa để bán, để cho thuê thì doanh nghiệp không hạch toán toàn bộ phần giá trị tài sản (diện tích) này là tài sản cố định và không được trích khấu hao theo quy định. + Đối với các tài sản được dùng chung liên quan đến công trình nhà hỗn hợp như sân chơi, đường đi, nhà để xe việc xác định giá trị của từng loại tài sản và giá trị khấu hao các tài sản dùng chung cũng được phân bổ theo tiêu thức để xác định giá trị từng loại tài sản và phân bổ khấu hao nhà hỗn hợp”.

I - CHI PHÍ ĐƯỢC TRỪ VÀ KHÔNG ĐƯỢC TRỪ KHI XÁC ĐỊNH THU

I - CHI PHÍ ĐƯỢC TRỪ VÀ KHÔNG ĐƯỢC TRỪ KHI XÁC ĐỊNH THU NHẬP CHỊU THUẾ c) Chi phí khấu hao đối với công trình trên đất. Căn cứ công văn 920/CT-THDT ngày 06/03/2018 của Cục Thuế thanh Hóa về thực hiện chính sách thuế. Theo đó: + Tài sản là công trình trên đất xây dựng để phục vụ SXKD thuộc đối tượng nộp lệ phí trước bạ để chứng minh quyền sở hữu tài sản của doanh nghiệp. Trường hợp DN không kê khai nộp lệ phí trước bạ thì không được trích khấu hao TSCĐ để tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

I - CHI PHÍ ĐƯỢC TRỪ VÀ KHÔNG ĐƯỢC TRỪ KHI XÁC ĐỊNH THU

I - CHI PHÍ ĐƯỢC TRỪ VÀ KHÔNG ĐƯỢC TRỪ KHI XÁC ĐỊNH THU NHẬP CHỊU THUẾ + Đối với công trình trên đất như Trụ sở văn phòng, nhà xưởng, cửa hàng phục vụ cho hoạt động SXKD của DN chỉ được trích khấu hao TSCĐ để tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN nếu đáp ứng được điều kiện quy định tại Tiết e, Khoản 2 Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC. Trường hợp không đáp ứng đầy đủ được các điều kiện đã quy định mà DN không kê khai nộp lệ phí trước bạ thì DN không được trích khấu hao TSCĐ để tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

I - CHI PHÍ ĐƯỢC TRỪ VÀ KHÔNG ĐƯỢC TRỪ KHI XÁC ĐỊNH THU

I - CHI PHÍ ĐƯỢC TRỪ VÀ KHÔNG ĐƯỢC TRỪ KHI XÁC ĐỊNH THU NHẬP CHỊU THUẾ 4 - Về chi trả lãi tiền vay Không được tính vào chi phí được trừ chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ (đối với doanh nghiệp tư nhân là vốn đầu tư) đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp kể cả trường hợp DN đã đi vào SXKD. Chi trả lãi tiền vay trong quá trình đầu tư đã được ghi nhận vào giá trị của tài sản, giá trị công trình đầu tư. Trường hợp DN đã góp đủ vốn điều lệ, trong quá trình kinh doanh có khoản chi trả lãi tiền vay để đầu tư vào doanh nghiệp khác thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

I - CHI PHÍ ĐƯỢC TRỪ VÀ KHÔNG ĐƯỢC TRỪ KHI XÁC ĐỊNH THU

I - CHI PHÍ ĐƯỢC TRỪ VÀ KHÔNG ĐƯỢC TRỪ KHI XÁC ĐỊNH THU NHẬP CHỊU THUẾ Một số điểm lưu ý sau: a. Trường hợp doanh nghiệp ký hợp đồng vay của chi nhánh ngân hàng Việt Nam tại nước ngoài (phát sinh tại nước ngoài) có phát sinh khoản lãi vay phải trả cho chi nhánh ngân hàng Việt Nam tại nước ngoài thì khi thanh toán trả lãi vay doanh nghiệp phải có trách nhiệm khấu trừ thuế nhà thầu của chi nhánh ngân hàng Việt Nam tại nước ngoài để nộp vào ngân sách Nhà nước và được tính vào chi phí khi tính thuế TNDN. (CV số 5588/TCT-DNL ngày 05/12/2017 của TCT về chính sách thuế).

I - CHI PHÍ ĐƯỢC TRỪ VÀ KHÔNG ĐƯỢC TRỪ KHI XÁC ĐỊNH THU

I - CHI PHÍ ĐƯỢC TRỪ VÀ KHÔNG ĐƯỢC TRỪ KHI XÁC ĐỊNH THU NHẬP CHỊU THUẾ b. Về chi phí trả lãi tiền vay cho hợp đồng vay do chủ doanh nghiệp tư nhân đứng tên trên hợp đồng vay. Trường hợp cá nhân là chủ doanh nghiệp tư nhân (người đại diện theo pháp luật của chủ doanh nghiệp tư nhân), tự chịu trách nhiệm toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp tư nhân, đã góp đủ vốn đầu tư theo đăng ký, có thực hiện vay vốn theo hướng dẫn tại Thông tư số 39/2016/TT-NNHN ngày 30/12/2016 của ngân hàng Nhà nước, nếu khoản chi phí lãi vay mà cá nhân chủ doanh nghiệp tư nhân đã trả cho tổ chức tín dụng liên quan đến hoạt động sản xuất

I - CHI PHÍ ĐƯỢC TRỪ VÀ KHÔNG ĐƯỢC TRỪ KHI XÁC ĐỊNH THU

I - CHI PHÍ ĐƯỢC TRỪ VÀ KHÔNG ĐƯỢC TRỪ KHI XÁC ĐỊNH THU NHẬP CHỊU THUẾ kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân và có đủ chứng từ theo quy định của pháp luật thì khoản chi phí trả lãi tiền vay này được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN. (CV số 5396/BTC-TCT ngày 25/04/2017 của BTC về chính sách thuế TNDN).

I - CHI PHÍ ĐƯỢC TRỪ VÀ KHÔNG ĐƯỢC TRỪ KHI XÁC ĐỊNH THU

I - CHI PHÍ ĐƯỢC TRỪ VÀ KHÔNG ĐƯỢC TRỪ KHI XÁC ĐỊNH THU NHẬP CHỊU THUẾ 5 - Trích lập các khoản dự phòng DN không được tính vào chi phí được trừ các khoản trích dự phòng không đúng quy định. - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính, dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng bảo hành SP, hàng hóa, công trình xây lắp thực hiện theo hướng dẫn tại TT số 228/2009/TT-BTC ngày 07/12/2009 của BTC, được sửa đổi bổ sung tại TT số 34/2011/TT-BTC ngày 14/03/2011 và TT số 89/2013/TT-BTC ngày 28/06/2013 của BTC. - Dự phòng thẩm định giá thực hiện theo TT số 38/2014/TT-BTC ngày 28/03/2014 của Bộ Tài chính.

I - CHI PHÍ ĐƯỢC TRỪ VÀ KHÔNG ĐƯỢC TRỪ KHI XÁC ĐỊNH THU

I - CHI PHÍ ĐƯỢC TRỪ VÀ KHÔNG ĐƯỢC TRỪ KHI XÁC ĐỊNH THU NHẬP CHỊU THUẾ 6 - Chi phí trả thù lao trả cho các cá nhân làm đại lý bán xổ số tự chọn Trường hợp khoản thù lao mà đại lý của Công ty Vietlott hoặc các tổ chức ký hợp đồng hợp tác kinh doanh chi trả cho các cá nhân để triển khai điểm bán vé xổ số thì bộ chứng từ để tính vào chi phí hợp lý là các hợp đồng hợp tác kinh doanh, chứng từ thanh toán, biên bản xác nhận doanh thu và hoa hồng đã tạm ứng, chứng từ khấu trừ thuế TNCN. (CV số 5318/TCT-DNL ngày 17/11/2017 của TCT và thay thế công văn số 4361/TCT-DNL ngày 26/9/2017 của TCT).

II - VỀ VIỆC TRÍCH LẬP, SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ QUỸ PHÁT TRRIEENR

II - VỀ VIỆC TRÍCH LẬP, SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ QUỸ PHÁT TRRIEENR KHCN Tại khoản 3 Điều 14 Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BKHCN-BTC ngày 28/6/2016 của liên Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Tài chính hướng dẫn về nội dung chi và quản lý Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp có quy định: “Trong thời hạn 05 năm, kể từ khi trích lập, tổng số tiền đã sử dụng và số tiền nộp về Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia hoặc Quỹ phát triển KH và CN của các bộ chủ quản, tỉnh, thành phố nơi DN đăng ký nộp thuế không hết 70% số quỹ đã trích lập kể cả nhận điều chuyển (nếu có) thì DN phải nộp ngân sách Nhà nước phần thuế TNDN tính trên số tiền quỹ còn lại và phần lãi phát sinh từ số thuế TNDN đó.

III - VỀ THUẾ SUẤT THUẾ TNDN Thuế suất thuế TNDN phổ thông áp

III - VỀ THUẾ SUẤT THUẾ TNDN Thuế suất thuế TNDN phổ thông áp dụng năm 2017 là 20%

 IV - VỀ VIỆC ƯU ĐÃI THUẾ TNDN 6. 1. Ưu đãi thuế

IV - VỀ VIỆC ƯU ĐÃI THUẾ TNDN 6. 1. Ưu đãi thuế TNDN đối với doanh nghiệp có thu nhập từ chế biến nông sản, thủy sản. Từ kỳ tính thuế năm 2015, DN có hoạt động CB nông sản, thủy sản nếu đáp ứng các điều kiện quy định tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP của Chính phủ và TT số 96/2015/TT-BTC của BTC thì được hưởng ưu đãi thuế TNDN đối với thu nhập từ hoạt động CB nông sản, thủy sản theo quy định. Trường hợp trong cùng một thời gian, DN vừa được hưởng ưu đãi thuế TNDN do đáp ứng điều kiện về ưu đãi CB nông sản, thủy sản, vừa đáp ứng điều kiện ưu đãi khác thì DN được lựa chọn áp dụng mức ưu đãi thuế có lợi nhất tương ứng với một điều kiện ưu đãi. (CV số 3091/BTC-TCT ngày 08/3/2017 của BTC)

IV - VỀ VIỆC ƯU ĐÃI THUẾ TNDN 6. 2. Miễn thuế TNDN đối

IV - VỀ VIỆC ƯU ĐÃI THUẾ TNDN 6. 2. Miễn thuế TNDN đối với thu nhập khác của hoạt động trồng trọt, chế biến nông sản. Trường hợp doanh nghiệp đang được miễn thuế đối với hoạt động trồng trọt, chế biến nông sản có thu nhập từ tiền lãi do khách hàng thanh toán chậm so với thời hạn thanh toán ghi trong hợp đồng mua bán thì đây là khoản thu nhập khác không liên quan đến lĩnh vực được ưu đãi. Khoản thu nhập này không được miễn thuế TNDN. (Công văn số 1234/TCT-CS ngày 03/4/2017 của TCT)

IV - VỀ VIỆC ƯU ĐÃI THUẾ TNDN 6. 3. Về việc nộp thuế

IV - VỀ VIỆC ƯU ĐÃI THUẾ TNDN 6. 3. Về việc nộp thuế TNDN đối với các cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc tại các địa phương khác đang được hưởng ưu đãi thuế TNDN. Trường hợp C. ty có các nhà máy SX và CB tại địa phương khác với trụ sở chính, đang trong thời gian được hưởng ưu đãi thuế TNDN thì C. ty phải tính riêng số thuế TNDN từ hoạt động SXKD của nhà máy tại địa phương khác để kê khai nộp thuế riêng và không thực hiện phân bổ số thuế TNDN phải nộp tại các địa phương theo tỷ lệ % chi phí. Số thuế TNDN phải nộp tại các địa phương trong thời gian được hưởng ưu đãi thuế TNDN được xác định trên cơ sở phần thu nhập phát sinh tại các địa phương. (Công văn số 5021/TCT-CS ngày 30/10/2017 của TCT).

V- MỘT SỐ LƯU Ý KHI KHAI QUYẾT TOÁN THUẾ TNDN 1 - Về

V- MỘT SỐ LƯU Ý KHI KHAI QUYẾT TOÁN THUẾ TNDN 1 - Về mẫu biểu hồ sơ khai quyết toán thuế TNDN năm 2017. cụ thể:

V- MỘT SỐ LƯU Ý KHI KHAI QUYẾT TOÁN THUẾ TNDN 2 - Về

V- MỘT SỐ LƯU Ý KHI KHAI QUYẾT TOÁN THUẾ TNDN 2 - Về thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm 2017 và xử phạt chậm nộp hồ sơ quyết toán thuế. Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế TNDN chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm, theo đó thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế chậm nhất là trước 24 giờ ngày 31/03/2018, nếu chậm nộp thì sẽ bị xử phạt về chậm nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại Thông tư số 166/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài Chính. 3 - Về việc xử lý doanh nghiệp nộp hồ sơ quyết toán thuế TNDN không kèm báo cáo tài chính có kiểm toán (đối với DN bắt buộc phải nộp báo cáo tài chính có kiểm toán):

V- MỘT SỐ LƯU Ý KHI KHAI QUYẾT TOÁN THUẾ TNDN Trường hợp người

V- MỘT SỐ LƯU Ý KHI KHAI QUYẾT TOÁN THUẾ TNDN Trường hợp người nộp thuế là đối tượng bắt buộc phải kiểm toán Báo cáo tài chính, khi nộp hồ sơ khai quyết toán thuế TNDN cho cơ quan thuế, có Báo cáo tài chính nhưng không đính kèm Báo cáo kiểm toán thì cơ quan thuế không tiếp nhận hồ sơ Trường hợp quá thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định, người nộp thuế mới nộp hồ sơ khai thuế thì bị xử phạt theo quy định tại Thông tư số 166/2013/TTBTC của Bộ Tài chính về hành vi nộp chậm hồ sơ khai thuế so với thời hạn quy định

V - MỘT SỐ LƯU Ý KHI KHAI QUYẾT TOÁN THUẾ TNDN 4 -

V - MỘT SỐ LƯU Ý KHI KHAI QUYẾT TOÁN THUẾ TNDN 4 - Xác định số thuế TNDN tạm nộp trong năm kê khai trên tờ khai quyết toán: Số thuế TNDN tạm nộp trong năm kê khai trên tờ khai quyết toán được xác định theo chứng từ nộp thuế TNDN trong năm tài chính (từ ngày đầu năm tài chính** cho đến ngày thứ 30 kể từ ngày kết thúc năm tài chính) sau khi đã bù trừ hết với các khoản thuế nợ năm trước chốt đến ngày 31/1 (năm tài chính trùng năm dương lịch) và các khoản thuế phát sinh trong năm từ hoạt động SXKD, hoạt động chuyển nhượng bất động sản (có cùng tiểu mục).

VI - VỀ ỨNG DỤNG HỖ TRỢ NGƯỜI NỘP THUẾ LẬP BÁO CÁO TÀI

VI - VỀ ỨNG DỤNG HỖ TRỢ NGƯỜI NỘP THUẾ LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ngày 15/3/ 2018, Tổng cục Thuế đã có công văn số: 845/TCT-CNTT thông báo về kế hoạch nâng cấp các ứng dụng đáp ứng Thông tư số 133/2016/TT-BTC. Theo đó: + Từ ngày 13/3/2018, Tổng cục thuế đã có Thông báo chuẩn định dạng tờ khai XML của các bộ Báo cáo tài chính dùng cho các doanh nghiệp tự kết xuất tờ khai BCTC dưới dạng file XML để gửi qua mạng đáp ứng Thông tư số 133/2016/TT-BTC. Bao gồm: - Bộ báo cáo tài chính dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động liên tục (Mẫu B 01 a);

VI - VỀ ỨNG DỤNG HỖ TRỢ NGƯỜI NỘP THUẾ LẬP BÁO CÁO TÀI

VI - VỀ ỨNG DỤNG HỖ TRỢ NGƯỜI NỘP THUẾ LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH - Bộ báo cáo tài chính dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động liên tục (Mẫu B 01 b); - Bộ báo cáo tài chính dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động không liên tục; - Bộ báo cáo tài chính dành cho doanh nghiệp siêu nhỏ + Từ ngày 23/3/2018, Tổng cục thuế sẽ nâng cấp và triển khai ứng dụng hỗ trợ NNT lập Báo cáo tài chính bằng ứng dụng Hỗ trợ kê khai thuế (HTKK) và gửi đến Cơ quan Thuế bằng hình thức điện tử qua ứng dụng i. HTKK, e. Tax hoặc các nhà cung cấp dịch vụ TVAN.

Số điện thoại hỗ trợ: 02373 854 680 02373 718 087

Số điện thoại hỗ trợ: 02373 854 680 02373 718 087