HNG DN CNG TI NGHIN CU KHOA HC

  • Slides: 20
Download presentation
HƯỚNG DẪN ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TS BSCK 2 Nguyễn

HƯỚNG DẪN ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TS BSCK 2 Nguyễn Tiến Lý; Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng TPHCM lychinh@gmail. com 091 3316590

1. Tên đề tài: - Tên đề tài nên viết ngắn gọn nhưng nêu

1. Tên đề tài: - Tên đề tài nên viết ngắn gọn nhưng nêu được vấn đề cơ bản cần giải quyết. - Không ghi tên đề tài quá dài và chứa đựng quá nhiều mục tiêu.

2. Đặt vấn đề Mục tiêu: Cho biết tại sao bạn muốn làm nghiên

2. Đặt vấn đề Mục tiêu: Cho biết tại sao bạn muốn làm nghiên cứu này? - Xác định rõ vấn đề cần nghiên cứu và mức độ ảnh hưởng của vấn đề. - Xác định tính ứng dụng thực tiễn và lâu dài khi vấn đề này được trực tiếp hay gián tiếp can thiệp. - Xác định câu hỏi nghiên cứu.

3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu: Cho biết bạn sẽ làm những gì

3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu: Cho biết bạn sẽ làm những gì trong nghiên cứu? - Thường có 2 mục tiêu. - Các mục tiêu luôn bắt đầu câu bằng động từ xác định. - Mỗi mục tiêu cần ngắn gọn, rõ ràng và bao gồm đối tượng, nơi tiến hành, thời gian cũng như đặc điểm của thiết kế nghiên cứu hỗ trợ.

4. Tổng quan Mục tiêu: Làm sáng tỏ + bàn luận kiến thức và

4. Tổng quan Mục tiêu: Làm sáng tỏ + bàn luận kiến thức và những gì đã được làm từ trước đến nay liên quan đến đề tài cần nghiên cứu.

Chú ý - Tài liệu tham khảo trong và ngoài nước phải gắn kết

Chú ý - Tài liệu tham khảo trong và ngoài nước phải gắn kết với câu hỏi nghiên cứu. - Các tham khảo cần đủ về số lượng và tốt về chất lượng, số liệu thống kê tin cậy, tạp chí uy tín. - Xử dụng tài liệu, bảng biểu, hình ảnh có chọn lọc và cập nhật. Cách trích dẫn và lý luận phải đồng nhất từ đầu đến cuối. - Trong những nghiên cứu tìm mối liên quan nhân quả cần mô tả kỹ đặc tính cũng như cách đo lường của từng biến số độc lập và các biến số phụ thuộc sẽ xử dụng trong nghiên cứu.

Chú ý Khi trích dẫn ý tưởng trong các bài báo phải sử dụng

Chú ý Khi trích dẫn ý tưởng trong các bài báo phải sử dụng hành văn của chính mình. Không được copy nguyên văn của các tác giả khác, tránh bê dịch nguyên văn. - Sau khi trích dẫn tài liệu cần bàn luận: Điểm mạnh, điểm yếu của các tác giả trước đây; Tại sao cần làm nghiên cứu này theo hướng của mình; Nhấn mạnh điểm gì mình có thể làm tốt hơn các tác giả trước. - Cần có một phần mô tả tầm quan trọng của nghiên cứu liên quan đến sức khoẻ cộng đồng, xã hội. - Sắp xếp tổng quan theo trình tự khoa học, mạch lạc luôn bám sát vào mục tiêu nghiên cứu. -

5. Phương pháp nghiên cứu Mục tiêu: Cho biết sẽ làm nghiên cứu như

5. Phương pháp nghiên cứu Mục tiêu: Cho biết sẽ làm nghiên cứu như thế nào.

5. 1 Thiết kế nghiên cứu a. Xác định rõ thiết kế nghiên cứu.

5. 1 Thiết kế nghiên cứu a. Xác định rõ thiết kế nghiên cứu. b. Giải thích tại sao chọn thiết kế này. c. Chứng minh thích hợp để giải quyết mục tiêu nghiên cứu. d. Chứng minh thích hợp với điều kiện cơ sở nghiên cứu và quỹ thời gian người nghiên cứu.

5. 2 Đối tượng nghiên cứu • Xác định rõ đối tượng nghiên cứu:

5. 2 Đối tượng nghiên cứu • Xác định rõ đối tượng nghiên cứu: bệnh nhân, vật liệu nghiên cứu… • Tiêu chuẩn lựa chọn: độ tuổi, giới, nguyên nhân, hồ sơ kèm theo… • Tiêu chuẩn loại trừ: • Loại trừ trong tình huống từ chối

5. 3 Phương pháp nghiên cứu a. b. c. d. e. f. Nhân sự,

5. 3 Phương pháp nghiên cứu a. b. c. d. e. f. Nhân sự, vai trò của tác giả có phù hợp với thiết kế và cỡ mẫu. Công cụ nghiên cứu có độ tin cậy. Ví dụ bảng câu hỏi đã qua kiểm chứng chưa? Trình tự các bước tiến hành nghiên cứu có tuân thủ nghiêm ngặt theo thiết kế nghiên cứu. Cách lấy mẫu, thu thâp thông tin, giải quyết các vấn đề trên thực địa phù hợp với thực tế. (tính thực tiễn) Kỹ thuật chuyên môn có được chấp nhận hay chuẩn hoá chưa. Có đặt lợi ích bệnh nhân lên hàng đầu không? Ví dụ: làm gì khi đối tượng từ chối tham gia nghiên cứu, bỏ cuộc, phản ánh lên lãnh đạo; làm gì khi phát hiện bệnh trong cộng đồng; làm gì khi mẫu thử bị lỗi phải bỏ đi.

Thông thường • Hồi cứu hay tiến cứu. • Quy trình thực hiện của

Thông thường • Hồi cứu hay tiến cứu. • Quy trình thực hiện của hồi cứu, thời gian tiến hành… • Quy trình thực hiện của tiến cứu, thời gian tiến hành… • Mô tử kỹ thuật chuẩn sẽ áp dụng trong nghiên cứu. • Tiêu chuẩn đánh giá kết quả (gần, xa) sẽ được áp dụng trong nghiên cứu.

5. 4 Cỡ mẫu và năng lực mẫu. a. Công thức tính cỡ mẫu

5. 4 Cỡ mẫu và năng lực mẫu. a. Công thức tính cỡ mẫu hay năng lực mẫu được trình bày và lý giải rõ nguồn gốc các thông số đưa vào. b. Công thức phù hợp với thiết kế và mục tiêu nghiên cứu. c. Giải thích rõ nếu có hiệu chỉnh cỡ mẫu trong các trường hợp như: thay đổi tỉ lệ cỡ mẫu trong casecontrol, hiệu ứng mẫu trong tỉ lệ cộng đồng, mất dấu trong đoàn hệ tiền cứu… d. Có khả năng lấy đủ mẫu (tính khả thi) e. Nếu có sẵn mẫu, dùng nguồn số liệu thứ phát thì cần tính năng lực mẫu.

5. 5 Phân tích thống kê a. Kế hoạch thu thập, lưu trữ và

5. 5 Phân tích thống kê a. Kế hoạch thu thập, lưu trữ và làm sạch số liệu. b. Mô tả thứ tự các bước tiến hành phân tích số liệu c. Mỗi mục tiêu chuyên biệt có kiểu phân tích, phép kiểm riêng biệt. Luôn bắt đầu bằng thông kê mô tả, sau đó đến thông kê phân tích. Nêu rõ kế hoạch dùng phép kiểm gì. Hoạch định rõ khoảng tin cậy bao nhiêu sẽ được sử dụng. d. Các bảng biểu sẽ được trình bày ở phần kết quả.

6. Kết quả nghiên cứu: - Phù hợp mục tiêu, phương pháp nghiên cứu

6. Kết quả nghiên cứu: - Phù hợp mục tiêu, phương pháp nghiên cứu - Bảng biểu minh họa chính xác, khoa học, rõ ràng, dễ nhìn, cân đối. Tránh trùng lắp (vừa biểu đồ hình cột vừa bảng)… - Có nêu tóm tắt một vài kết quả chính của nghiên cứu trong phần bảng kết quả nghiên cứu.

7. Bàn luận: - Giải thích, biện luận, luận cứ phương pháp thống kê

7. Bàn luận: - Giải thích, biện luận, luận cứ phương pháp thống kê những đặc điểm chính của kết quả nghiên cứu. - So sánh, đối chiếu kết quả nghiên cứu với những đề tài nghiên cứu trước đó.

8. Kết luận: Nêu tóm tắt một số điểm chính của kết quả nghiên

8. Kết luận: Nêu tóm tắt một số điểm chính của kết quả nghiên cứu phù hợp với mục tiêu nghiên cứu, nêu bật được những điểm mới, tính cấp thiết, thời sự, thực tiễn của đề tài, sự đóng góp của kết quả nghiên cứu cho sự phát triển khoa học, (chuyên ngành), kinh tế, xã hội.

9. Y đức a. Luôn đặt quyền lợi, sự an toàn và bảo mật

9. Y đức a. Luôn đặt quyền lợi, sự an toàn và bảo mật cho đối tượng nghiên cứu lên hàng đầu. b. Bản thoả thuận nghiên cứu hợp lệ với đối tượng. c. Được hội đồng khoa học kĩ thuật hoặc cấp tương đương tại cơ sở nghiên cứu phê duyệt cho phép thực hiện nghiên cứu sau khi xem đề cương. d. Trong đề cương chứng minh không vi phạm y đức.

10. Tài liệu tham khảo a. Dùng một format thống nhất theo bộ Giáo

10. Tài liệu tham khảo a. Dùng một format thống nhất theo bộ Giáo dục và Đào tạo. b. Tài liệu tham khảo liệt kê phải được trích dẫn trong luận văn, không thừa không thiếu. c. Sắp xếp theo thứ tự a b c, tài liệu ngoài nước đặt trước, trong nước đặt sau.

Thí dụ • Bài báo từ tạp chí: Rosson. G. D. , Buncke G.

Thí dụ • Bài báo từ tạp chí: Rosson. G. D. , Buncke G. M. , Bunke H. J. ; Great toe transplant versus thumb replant for isolated thumb amputation: critical analysis of functional outcome. Microsugery. 2008; 28 (8): 598 -605. • Tài liệu tham khảo từ một cuốn sách: O’Neill MA, York WS (2003) The composition and structures of primary cell walls. In JKC Rose, ed, The Plant Cell Wall, Annual Plant Reviews, Vol 8. CRC Press, Boca Raton, FL, pp 1– 54. • Tài liệu tham khảo từ một báo cáo Hội nghị: P. W. Shor, Proceedings of the 35 th Symposium on the Foundation of Computer Science, IEEE Computer Society Press, Los Alamitos, 1994, p. 124.