ST I CNG St l hin tng tng

  • Slides: 16
Download presentation
SỐT

SỐT

ĐẠI CƯƠNG Sốt là hiện tượng tăng thân nhiệt quá 38, 80 C (đo

ĐẠI CƯƠNG Sốt là hiện tượng tăng thân nhiệt quá 38, 80 C (đo ở miệng) hoặc 38, 20 C (đo ở trực tràng). ” “Nội khoa cơ sở” tập 1 (2003) Trường Đại học Y khoa Hà Nội. Thực tế: Nhiệt độ ở nách > 370 C thì coi là sốt. Cách lấy nhiệt độ ở nách: đầu nhiệt kế vào tận cùng của hõm nách > 5 phút. Nhiệt độ ở nách thấp hơn nhiệt độ ở miệng khoảng 0, 50 C.

Nguyên nhân 1. Các bệnh nhiễm khuẩn: 2. Các bệnh không nhiễm khuẩn có

Nguyên nhân 1. Các bệnh nhiễm khuẩn: 2. Các bệnh không nhiễm khuẩn có sốt: bệnh của hệ thống tạo máu, bệnh mô liên kết: luput ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp, viêm động mạch, viêm tắc tĩnh mạch, viêm nút quanh động mạch, viêm động mạch tế bào khổng lồ 3. Rối loạn điều hoà nhiệt: trúng nóng

Khai thác những đặc điểm của sốt. 1. Khởi phát. - Đột ngột: đang

Khai thác những đặc điểm của sốt. 1. Khởi phát. - Đột ngột: đang khoẻ mạnh, người bệnh đột nhiên bị sốt cao ngay như trong cúm, sốt rét cơn, viêm bể thận, viêm mật quản, viêm phổi hoặc các nhiễm khuẫn ở nơi khác. - Hoặc dần sau một thời gian mệt mỏi, khó chịu rồi mới bắt đầu sốt và nhiệt độ tăng lên dần như trong thương hàn, lao, bệnh thấp khớp.

2. Tính chất: - Chỉ sốt như trong thương hàn, lao, viêm màng não,

2. Tính chất: - Chỉ sốt như trong thương hàn, lao, viêm màng não, viêm não, sởi, thuỷ đậu… - Khởi phát bằng một cơn rét run rồi sốt liên tục trong những ngày sau như trong viêm phổi, sốt hồi quy, sốt do xoắn khuẩn hoặc cúm. - Có những cơn rét run dữ dội, kèm theo sau là sốt ra mồ hôi, sau đó lại hết để tái phát lại nhiều lần trong ngày hoặc trong những ngày sau như trong: sốt rét cơn, viêm bể thận, viêm đường mật, các ổ nung mủ sâu, nhiễm khuẩn máu.

3. Diễn biến: - Sốt liên tục hoặc sốt kiểu hình cao nguyên hay

3. Diễn biến: - Sốt liên tục hoặc sốt kiểu hình cao nguyên hay gặp trong bệnh thương hàn, sốt mò và một số trường hợp sốt rét tiên phát. - Sốt dao động hoặc sốt nhiều cơn trong ngày thường gặp trong nhiễm khuẩn huyết, viêm đường mật, viêm bể thận, các ổ mủ sâu và các trường hợp sốt rét nặng đe doạ vào ác tính.

-Sốt tái phát gặp trong một số bệnh nhiễm khuẩn như: Leptospirosis, thương hàn,

-Sốt tái phát gặp trong một số bệnh nhiễm khuẩn như: Leptospirosis, thương hàn, sốt mò, Leishmaniasis, sốt rét. - Sốt có chu kỳ: chu kỳ hàng ngày gặp trong bệnh sốt rét do Plasmodium falciparum, chu kỳ cách nhật do P. vivax, cách 2 ngày do P. malariae.

Thăm khám thực thể Sốt chỉ là một triệu chứng và nhiều khi lại

Thăm khám thực thể Sốt chỉ là một triệu chứng và nhiều khi lại là triệu chứng phụ của nhiều bệnh. Do vậy, khi thăm khám một bệnh nhân sốt phải tỉ mỉ và toàn diện để tìm ra những triệu chứng “đặc trưng” của từng bệnh, đó là những triệu chứng rối loạn chức năng và những triệu chứng tổn thương thực thể.

Những rối loạn chức năng: 1. Tình trạng tinh thần. - Các biểu hiện

Những rối loạn chức năng: 1. Tình trạng tinh thần. - Các biểu hiện nhỏ: nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, ngủ kém - Các biểu hiện quan trọng: mê sảng, hôn mê, các động tác bất thường (bắt chuồn) và cơn co giật (thường xảy ra ở trẻ em khi sốt cao (bất cứ do nguyên nhân gì). 2. Tình trạng tim mạch: khi sốt, tim đập nhanh lên, trung bình cứ thân nhiệt tăng 10 C thì nhịp tim tăng từ 20 đến 15 nhịp trong một phút; riêng trong thương hàn có thể có sự phân ly mạch nhiệt độ.

3. Tình trạng hô hấp: thông thường sốt đi đôi với tăng nhịp thở

3. Tình trạng hô hấp: thông thường sốt đi đôi với tăng nhịp thở (sốt tăng 1 OC thì nhịp thở trong một phút tăng lên 2 -3 lần). Nếu có cản trở hô hấp thì bệnh nhân sẽ biểu hiện khó thở phải rướn người lên, rút lõm hố trên đòn, cánh mũi phập phồng ở trẻ em, môi tím tái do thiếu ôxy. Ở nhiều bệnh có thể có ho ra đờm hoặc khái huyết. . .

4. Tình trạng thải nước tiểu: trong khi sốt người bệnh thường tiểu rất

4. Tình trạng thải nước tiểu: trong khi sốt người bệnh thường tiểu rất ít. Khi sắp hồi phục, người bệnh tiểu nhiều hơn, thường báo hiệu cho sự khỏi bệnh. 5. Tình trạng tiêu hoá: rối loạn chức năng hệ thống tiêu hoá thường biểu hiện bằng các triệu chứng như nôn, tiêu chảy, đi kiết lỵ hoặc táo bón. Một số bệnh lý hoặc biến chứng của bệnh gây xuất huyết ống tiêu hoá có thể đi ngoài ra máu hoặc nôn ra máu. Màu sắc và tình trạng của máu cũng có thể gợi ý vị trí xuất huyết hoặc căn nguyên bệnh.

6. Tình trạng mất nước và điện giải: do hiện tượng thở nhiều, ra

6. Tình trạng mất nước và điện giải: do hiện tượng thở nhiều, ra mồ hôi khi người bệnh sốt. Biểu hiện bằng: khát nước, tiểu ít, môi khô rộp, lưỡi khô, da khô nhăn nheo. 7. Tình trạng chảy máu: - Da và niêm mạc. - Hoặc các phủ tạng, nôn ra máu, tiêu ra máu, tiểu ra máu.

Khám phát hiện các triệu chứng thực thể: Phải kiểm tra kỹ các tổn

Khám phát hiện các triệu chứng thực thể: Phải kiểm tra kỹ các tổn thương ở da, niêm mạc, móng tay, móng chân. Sờ nắn hệ thống hạch lympho ngoại vi xem có sưng to lên không. Nghe kỹ tim, phổi để phát hiện những tạp âm bệnh lý. Sờ gan, sờ lách theo tư thế thẳng và nghiêng để xem kích thước có to lên không. Chú ý kiểm tra kỹ xem có khối u nào trong ổ bụng không. Thăm khám trực tràng và các bộ phận trong tiểu khung của phụ nữ để có thể phát hiện khối u hoặc áp xe. Kiểm tra tinh hoàn ở nam giới để phát hiện u hoặc nang.

CÁC XÉT NGHIỆM CẬN L M SÀNG: - Công thức máu, tốc độ lắng

CÁC XÉT NGHIỆM CẬN L M SÀNG: - Công thức máu, tốc độ lắng máu: bạch cầu tăng nhiều cùng với đa nhân trung tính mà tốc độ lắng máu nhanh: hội chứng nhiễm khuẩn. - Ký sinh trùng sốt rét, những người đang ở hoặc vừa mới ở một vùng còn sốt rét, thử máu khi đang lên cơn rét. - Cấy máu: nên lấy máu khi người bệnh đang sốt và chưa dùng các thuốc kháng sinh. - Một số huyết thanh chẩn đoán: Widal-thương hàn, Martin Pettit-sốt do Leptospira, Weil Felix-sốt do Ricketsia.

- X quang phổi: để phát hiện những tổn thương nhỏ bé mà lâm

- X quang phổi: để phát hiện những tổn thương nhỏ bé mà lâm sàng có thể đã bỏ qua. - Nước tiểu: protein, tế bào (để phát hiện các bệnh ở hệ thống thận, tiết niệu).