Thc hin CTGDPT hin hnh theo nh hng

  • Slides: 27
Download presentation
Thực hiện CTGDPT hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm

Thực hiện CTGDPT hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh

Những đổi mới GDTr. H trong những năm qua 1)Từ năm 2013: triển khai

Những đổi mới GDTr. H trong những năm qua 1)Từ năm 2013: triển khai áp dụng phương pháp "Bàn tay nặn bột" và các PPDH tích cực (CV 3535); 2) Từ năm học 2011 – 2012: triển khai hoạt động NCKH của HS trung học; tổ chức Cuộc thi KHKT cấp quốc gia (VISEF); tham dự Intel ISEF và các cuộc thi, hội trợ, triển lãm quốc tế về sáng tạo KHKT; 3) Từ năm học 2012 -2013: Cuộc thi vận dụng KT liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn dành cho HS; Cuộc thi dạy học chủ đề tích hợp dành cho GV; 4) Từ năm học 2012 -2013 triển khai GD thông qua di sản 5) Ngày 25/6/2013, Bộ đã có Công văn số 791/HD-BGDĐT hướng dẫn về Thí điểm phát triển CTGD nhà trường theo định hướng phát triển năng lực HS.

Những đổi mới GDTr. H trong những năm qua 6) Từ năm 2014 triển

Những đổi mới GDTr. H trong những năm qua 6) Từ năm 2014 triển khai thí điểm mô hình dạy học gắn với SX-KD-DV và bảo vệ môi trường tại địa phương; 7) Tăng cường chỉ đạo việc hướng dẫn HS vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết các vấn đề thực tiễn thông qua "Dạy học dựa trên dự án", tổ chức các "Hoạt động trải nghiệm sáng tạo"; 8) Ban hành công văn số 5555/BGDĐT-GDTr. H ngày 08/10/2014 hướng dẫn SHCM về đổi mới PPDH và KTĐG; tổ chức và quản lý các hoạt động chuyên môn của qua mạng; 9) Đưa trang mạng “Trường học kết nối” vào hoạt động chính thức từ ngày 31/10/2014. 10) Triển khai mô hình trường học đổi mới đồng bộ PPDH, KTĐG

Những đổi mới GDTr. H trong những năm qua 11) Đổi mới kiểm tra

Những đổi mới GDTr. H trong những năm qua 11) Đổi mới kiểm tra và đánh giá chất lượng giáo dục theo hướng phát triển năng lực học sinh được thực hiện Ø Ban hành Công văn số 8773/BGDĐT-GDTr. H ngày 30/12/2010 Hướng dẫn biên soạn đề kiểm tra theo ma trận; Ø Chuyển từ chú trọng kiểm tra kết quả ghi nhớ KT cuối kỳ, cuối năm sang coi trọng kết hợp kết quả đánh giá phong cách học và năng lực vận dụng kiến thức trong quá trình GD và tổng kết cuối kỳ, cuối năm học để hướng tới phát triển năng lực của HS; Ø Coi trọng đánh giá để giúp đỡ HS về PPHT, động viên sự cố gắng, hứng thú HT của HS trong quá trình dạy học, . . . Ø Đa dạng hóa chủ thể, sản phẩm, phương pháp, hình thức KTĐG. . Bộ GDĐT ban hành Công văn số 4612/BGDĐT-GDTr. H là nhằm thực hiện đồng bộ các hoạt động đổi mới nói trên.

Nội dung chủ yếu của việc thực hiện CT GDPT hiện hành theo định

Nội dung chủ yếu của việc thực hiện CT GDPT hiện hành theo định hướng phát triển năng lực học sinh (Công văn số 4612/BGDĐT-GDTr. H) 1. Thực hiện có hiệu quả việc xây dựng KHGD nhà trường 2. Đổi mới PPDH, hình thức tổ chức dạy học 3. Đổi mới phương pháp, hình thức KT-ĐG 4. Tăng cường chỉ đạo, quản lý hoạt động dạy học/giáo dục

1. Thực hiện có hiệu quả việc xây dựng KHGD nhà trường q KHGD

1. Thực hiện có hiệu quả việc xây dựng KHGD nhà trường q KHGD nhà trường là gì? Ø Là KH tổ chức thực hiện CT GDPT của cấp học do Bộ GDĐT ban hành phù hợp với ĐK thực tế của địa phương và nhà trường, tuân thủ mục tiêu GD và yêu cầu chuẩn CT quốc gia theo định hướng phát triển PC và NL HS. Ø Do nhà trường, tổ chuyên môn, GV xây dựng riêng cho trường mình. Ø Có thể thay đổi nội dung, cách thức, tư liệu, thời lượng, hình thức dạy học… phù hợp và có hiệu quả. Ø KHGD cần tăng cường NL thực hành, vận dụng KT-KN, hoạt động trải nghiệm; GD đạo đức, rèn luyện KNS, hiểu biết XH, thực hành pháp luật… do nhà trường ban hành sau khi báo cấp quản lý trực tiếp của cơ sở GD.

1. Thực hiện có hiệu quả việc xây dựng KHGD nhà trường q Xây

1. Thực hiện có hiệu quả việc xây dựng KHGD nhà trường q Xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường như thế nào? a) Rà soát nội dung dạy học trong SGK hiện hành. - Tinh giản những nội dung dạy học có KT-KN vượt quá mức độ cần đạt được quy định trong CTGDPT hiện hành; - Điều chỉnh để tránh trùng lặp nội dung giữa các môn học, HĐGD; bổ sung, cập nhật những thông tin mới phù hợp thay cho những thông tin cũ, lạc hậu; - Không dạy những nội dung, bài tập, câu hỏi vượt quá mức độ cần đạt về KT-KN của CTGDPT.

1. Thực hiện có hiệu quả việc xây dựng KHGD nhà trường q Xây

1. Thực hiện có hiệu quả việc xây dựng KHGD nhà trường q Xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường như thế nào? b) Căn cứ CTGDPT hiện hành, - Lựa chọn các chủ đề, rà soát nội dung các bài học trong SGK hiện hành tương ứng với chủ đề đó để sắp xếp lại thành một số bài học tích hợp của từng môn học hoặc liên môn; - (từ đó) xây dựng KHGD cho từng môn học, hoạt động giáo dục theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất HS phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường. - Tổng hợp kế hoạch

1. Thực hiện có hiệu quả việc xây dựng KHGD nhà trường q Nguyên

1. Thực hiện có hiệu quả việc xây dựng KHGD nhà trường q Nguyên tắc xây dựng KHGD nhà trường a) Nâng cao được kết quả thực hiện mục tiêu giáo dục của CT GDPT hiện hành. b) Đảm bảo tính lôgic của mạch kiến thức và tính thống nhất giữa các môn học và HĐGD. c) Đảm bảo tổng thời lượng của các môn học và các HĐGD trong mỗi năm học không ít hơn thời lượng quy định trong CT hiện hành. d) Đảm bảo tính khả thi với quyết tâm cao, tinh thần chủ động, tích cực, sáng tạo của các cơ sở giáo dục. e) Có sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa các cơ quan QLGD với các trường phổ thông. f) Góp phần chuẩn bị đổi mới CT, SGK GDPT mới.

2. Đổi mới PPDH, HT tổ chức dạy học (1) DH thông qua tổ

2. Đổi mới PPDH, HT tổ chức dạy học (1) DH thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập, từ đó giúp HS tự khám phá những điều chưa biết chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức được sắp đặt sẵn. => GV là người tổ chức và chỉ đạo - HS tiến hành các hoạt động học tập như: nhớ lại KT cũ, phát hiện KT mới, vận dụng sáng tạo KT đã biết vào các tình huống học tập hoặc thực tiễn, . . . => Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của HS, hình thành và phát triển năng lực tự học (sử dụng SGK, nghe, ghi chép, tìm kiếm thông tin, . . . ) => Trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo về tư duy cho HS.

TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động 1. Xuất phát/Khởi động/Dẫn nhập Hoạt động 2.

TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động 1. Xuất phát/Khởi động/Dẫn nhập Hoạt động 2. Nghiên cứu, hình thành kiến thức Hoạt động 3. Hệ thống hóa kiến thức/Luyện tập/Thực hành/TNo Hoạt động 4. Vận dụng kiến thức vào thực tiễn Hoạt động 5. Tìm tòi, mở rộng

Thiết kế các hoạt động học �Mục đích: �Nội dung �Dự kiến sản phẩm

Thiết kế các hoạt động học �Mục đích: �Nội dung �Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh �Kỹ thuật tổ chức hoạt động: - Giáo viên giao nhiệm vụ (nội dung, phương tiện, cách thực hiện, yêu cầu sản phẩm phải hoàn thành) - HS thực hiện nhiệm vụ (qua thực tế, tài liệu, video; cá nhân hoặc nhóm); - Báo cáo, thảo luận (thời gian, địa điểm, cách thức) - Giáo viên nhận xét, đánh giá, “chốt” kiến thức mới.

2. Đổi mới PPDH, HT tổ chức dạy học (2) Chú trọng rèn luyện

2. Đổi mới PPDH, HT tổ chức dạy học (2) Chú trọng rèn luyện cho HS những tri thức phương pháp để HS biết cách đọc SGK, tài liệu HT, tự tìm lại những KT đã có, suy luận để tìm tòi, phát hiện KT mới, . . . Tri thức PP thường là những quy tắc, quy trình, phương thức hành động; Rèn luyện cho HS các thao tác tư duy như: phân tích, tổng hợp, đặc biệt hoá, khái quát hoá, tương tự, quy lạ về quen…=> hình thành, phát triển tiềm năng sáng tạo của HS. Chọn lựa và sử dụng linh hoạt các PPDH chung và PPDH đặc thù của môn học để thực hiện, đảm bảo được nguyên tắc “HS tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức với sự tổ chức, hướng dẫn của GV”.

2. Đổi mới PPDH, HT tổ chức dạy học (3) Tăng cường phối hợp

2. Đổi mới PPDH, HT tổ chức dạy học (3) Tăng cường phối hợp học cá nhân với học hợp tác theo phương châm “tạo ĐK cho HS nghĩ nhiều hơn, làm nhiều hơn và thảo luận nhiều hơn” => Mỗi HS vừa cố gắng tự lực một cách độc lập, vừa hợp tác chặt chẽ với nhau trong quá trình tiếp cận, phát hiện và tìm tòi kiến thức mới => Lớp học trở thành môi trường giao tiếp thầy–trò và trò– trò nhằm vận dụng sự hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân, của tập thể trong giải quyết các nhiệm vụ HT chung (4) Sử dụng đủ, hiệu quả các TBDH; TBDH tự làm phù hợp với nội dung học và đối tượng HS; ứng dụng hợp lý CNTT-TT

2. Đổi mới PPDH, HT tổ chức dạy học Các hình thức tổ chức

2. Đổi mới PPDH, HT tổ chức dạy học Các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục: - Trong/ngoài khuôn viên nhà trường, - Dạy học nhà trường gắn với SX-KD-DV - Học lý thuyết, làm BT/TN-TH/dự án, trò chơi, thảo luận, - Hoạt động trải nghiệm, tham quan, cắm trại, đọc sách, SH tập thể, HĐ phục vụ cộng đồng - Làm việc độc lập, theo nhóm, theo lớp, . . .

3. Đổi mới phương pháp, hình thức KT-ĐG (1) ĐG phải hướng tới sự

3. Đổi mới phương pháp, hình thức KT-ĐG (1) ĐG phải hướng tới sự phát triển PC và NL của HS thông qua mức độ đạt chuẩn KT-KN-TĐ và các biểu hiện NL, PC của HS dựa trên mục tiêu GD; coi trọng ĐG để giúp đỡ HS về phương pháp HT. (2) Chú trọng ĐG thường xuyên, kết hợp ĐG quá trình và ĐG tổng kết cuối kỳ, cuối năm học. Kết hợp ĐG của GV với tự ĐG và ĐG lẫn nhau của HS, ĐG của CMHS và cộng đồng. (3) Đa dạng hóa hình thức, công cụ ĐG: các HĐ trên lớp; hồ sơ HT, vở HT; báo cáo kết quả thực hiện DA HT, NCKH, kết quả TH -TN; bài thuyết trình (viết, trình chiếu, video clip, …) về kết quả thực hiện nhiệm vụ HT. (4) Coi trọng ĐG sự tiến bộ của mỗi HS, không so sánh HS với nhau; coi trọng việc động viên, khuyến khích sự hứng thú, tính tích cực và vượt khó trong học tập, rèn luyện của HS; giúp HS phát huy năng khiếu cá nhân; đảm bảo ĐG kịp thời, công bằng, khách quan, không tạo áp lực cho HS, GV và CMHS.

Nội dung Tiêu chí 1. Kế hoạch và tài liệu dạy học TIÊU CHÍ

Nội dung Tiêu chí 1. Kế hoạch và tài liệu dạy học TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ BÀI HỌC Mức độ phù hợp của chuỗi hoạt động học với mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học được sử dụng. Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản phẩm cần đạt được của mỗi nhiệm vụ học tập. Mức độ phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng để tổ chức các hoạt động học của học sinh. Mức độ hợp lí của phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ chức hoạt động học của học sinh.

2. Tổ chức hoạt động học cho học sinh TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ BÀI

2. Tổ chức hoạt động học cho học sinh TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ BÀI HỌC Mức độ sinh động, hấp dẫn học sinh của phương pháp và hình thức chuyển giao nhiệm vụ học tập. Khả năng theo dõi, quan sát, phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh. Mức độ phù hợp, hiệu quả của các biện pháp hỗ trợ và khuyến khích học sinh hợp tác, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập. Mức độ hiệu quả hoạt động của giáo viên trong việc tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả hoạt động và quá trình thảo luận của học sinh.

3. Hoạt động của học sinh TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ BÀI HỌC Khả năng

3. Hoạt động của học sinh TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ BÀI HỌC Khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của tất cả học sinh trong lớp. Mức độ tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác của học sinh trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập. Mức độ tham gia tích cực của học sinh trong trình bày, trao đổi, thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. Mức độ đúng đắn, chính xác, phù hợp của các kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.

Xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường �Chỉ đạo các tổ chuyên môn

Xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường �Chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng KHGD nhà trường (CV 4612): - Rà soát, tinh giản nội dung dạy học; - Xây dựng KHGD môn học: sắp xếp, xây dựng chủ đề/bài học; - Mỗi chủ đề thường có 4 hoạt động: tìm hiểu thực tiễn, học kiến thức mới, luyện tập, vận dụng. �Chỉ đạo các tổ bộ môn thuộc các lĩnh vực có liên quan (KHTN, KHXH): - Phối hợp xây dựng chủ đề liên môn: Môn này dạy, môn kia thôi; tách thành chủ đề riêng để phối hợp tổ chức tại thời điểm thích hợp (dạy học dự án – cử 1 tổ chịu trách nhiệm chính, còn lại phối hợp); - Xây dựng các chủ đề tổ chức HĐTN cho từng khối: 1 -2 hoạt động/học kỳ: GV bộ môn chịu trách nhiệm nội dung, GV chủ nhiệm chịu trách nhiệm tổ chức. �KHGD nhà trường được tổng hợp từ kế hoạch các môn học.

Sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn về đổi mới PPDH �Tổ trưởng/nhóm trưởng phân công

Sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn về đổi mới PPDH �Tổ trưởng/nhóm trưởng phân công 01 GV chuẩn bị Bài học minh họa để đưa ra tổ/nhóm chuyên môn thảo luận. �Giáo viên được phân công chuẩn bị trình bày Bài học minh họa trước toàn tổ/nhóm, nêu rõ: - Bài học có mấy hoạt động? - Mỗi hoạt động nêu rõ: Mục tiêu, Nội dung hoạt động, Sự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh, Cách thức tổ chức hoạt động. �Tổ trưởng/nhóm trưởng điều hành thảo luận đối với từng hoạt động để bổ sung, hoàn thiện, làm rõ về: - Mục tiêu của hoạt động: thông tin, kiến thức, kỹ năng, năng lực - Nội dung hoạt động: mô tả rõ HS phải đọc, nghe, nhìn, làm gì? - Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: các mức độ hoàn thành - Cách thức tổ chức hoạt động: 4 bước (Giao NV, HS làm, Báo cáo, Kết luận)

Dự giờ, quan sát hoạt động học của học sinh �Vị trí đứng quan

Dự giờ, quan sát hoạt động học của học sinh �Vị trí đứng quan sát: thuận tiện cho việc quan sát hoạt động của HS ; thấy được nét mặt HS; nhìn được vở ghi của HS ; nghe được HS thảo luận với nhau. �Quan sát và ghi chép: - Hành động tiếp nhận nhiệm vụ của HS như thế nào? Những biểu hiện chứng tỏ HS đã hiểu/chưa hiểu và sẵn sàng/chưa sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ? - Hành động của HS khi thực hiện nhiệm vụ: nói, nghe, ghi, làm gì? - Lời nói, hành động khi trình bày kết quả và thảo luận; nghe, ghi được gì trong quá trình báo cáo, thảo luận? - Nghe, ghi được gì khi GV nhận xét, đánh giá, kết luận?

Phân tích hoạt động học của học sinh �Yêu cầu GV dạy minh họa

Phân tích hoạt động học của học sinh �Yêu cầu GV dạy minh họa tự nhận định về những cái đã được/chưa được trong bài học. �Điều hành thảo luận về từng HĐH trong bài học theo các bước sau: - Bước 1: Mô tả hành động của HS. Từng GV nêu ra những gì đã quan sát và ghi được. Tổ trưởng, nhóm trưởng “chốt” lại. - Bước 2: Thảo luận về cái được/chưa được dựa trên bằng chứng về hành động của HS (ghi được vào vở; trình bày, thảo luận được). Tổ trưởng, nhóm trưởng “chốt”, nhấn mạnh cái được/chưa được. - Bước 3: Thảo luận về nguyên nhân được/chưa được dựa trên mục tiêu, nội dung, cách thức tổ chức hoạt động đã thực hiện. Tổ trưởng, nhóm trưởng “chốt” về nguyên nhân. - Bước 4: Thảo luận để bổ sung, hoàn thiện thêm về Kế hoạch bài học và Cách thức tổ chức HĐH của HS (dựa trên những nguyên nhân hạn chế đã xác định. Tổ trưởng, nhóm trưởng kết luận, chuyển sang hoạt động kế tiếp.

4. Tăng cường chỉ đạo, quản lý hoạt động DH, GD a) Sở/phòng GDĐT:

4. Tăng cường chỉ đạo, quản lý hoạt động DH, GD a) Sở/phòng GDĐT: - xem xét, góp ý KHGD của nhà trường trực thuộc để thống nhất trong quản lý, chỉ đạo thực hiện CTGDPT hiện hành; - theo dõi, giám sát quá trình thực hiện KHGD của nhà trường; - quản lý hoạt động dạy học, giáo dục theo các quy định hiện hành và KHGD của nhà trường; - chú trọng các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích, tạo động lực cho GV tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc thực hiện KHGD. Các hoạt động chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra của cấp trên phải dựa trên KHGD của nhà trường;

4. Tăng cường chỉ đạo, quản lý hoạt động DH, GD b) Tập trung

4. Tăng cường chỉ đạo, quản lý hoạt động DH, GD b) Tập trung đổi mới SHCM của tổ/nhóm chuyên môn dựa trên NCBH. Tăng cường các hoạt động dự giờ, rút kinh nghiệm để hoàn thiện từng bước cấu trúc nội dung, KHDH các môn học, HĐGD; PP, HT tổ chức DH và KT, ĐG kết quả HT, rèn luyện của HS theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất. Tăng cường trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về xây dựng KHGD của nhà trường thông qua hội nghị, hội thảo, học tập, giao lưu. Tăng cường tổ chức và quản lý hoạt động chuyên môn trên mạng "Trường học kết nối"; c) Tăng cường công tác TTr, KT việc thực hiện đầy đủ, nghiêm túc quản lý hoạt động DH/GD của các nhà trường theo quy định hiện hành; có hình thức biểu dương, khen thưởng đối với những tập thể, cá nhân thực hiện tốt, xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân làm sai các quy định về thực hiện CT; DT-HT; KTĐG. d) Hồ sơ sổ sách

Câu hỏi thảo luận 1. Thế nào là KHGD nhà trường? Việc thực hiện

Câu hỏi thảo luận 1. Thế nào là KHGD nhà trường? Việc thực hiện việc phân cấp quản lý, tăng quyền chủ động của các trường THPT trong việc thực hiện CTGD, xây dựng và thực hiện KHGD có những thuận lợi và khó khăn gì? Giải pháp khắc phục khó khăn? 2. Hoạt động đổi mới HTDH, PPDH và KTĐG trong trường THPT hiện nay đang có thuận lợi và khó khăn gì? Việc quản lí hoạt động đổi mới PPDH, HTDH, KTĐG cần được thực hiện như thế nào để đạt hiệu quả thiết thực? 3. Việc tổ chức các HĐGD hiện nay trong trường THPT theo hướng trải nghiệm sáng tạo của học sinh có những thuận lợi, khó khăn gì? Đề xuất các biện pháp để tổ chức thực hiện các hoạt động này có hiệu quả? 4. Sinh hoạt chuyên môn dựa trên NCBH, dự giờ phân tích bài học khác gì dự giờ trước đây?

Trân trọng cám ơn! 0984189696 vdchuan@moet. gov. vn nxthanh@moet. gov. vn lthang@moet. gov. vn

Trân trọng cám ơn! 0984189696 vdchuan@moet. gov. vn nxthanh@moet. gov. vn lthang@moet. gov. vn