Nhc Anh cn n em Hnh hoa PPS

  • Slides: 10
Download presentation
Nhạc - Anh còn nợ em Hình hoa & PPS: Nguyễn Hoàng Đào 08/2012

Nhạc - Anh còn nợ em Hình hoa & PPS: Nguyễn Hoàng Đào 08/2012

“Không có tình yêu vĩnh cửu chỉ có những giây phút vĩnh cửu của

“Không có tình yêu vĩnh cửu chỉ có những giây phút vĩnh cửu của tình yêu”. ( Goethe) Bóng đêm đã phủ xuống, Huy không nhận ra mình đang đứng ở đâu, không biết mình đã đi được bao nhiêu cây số. Đói khát và mệt mỏi, đôi chân sưng vù, đau nhức, mắt hoa lên. Chợt thấy ánh sáng vàng mờ nhạt, phát ra từ khung cửa sổ của một ngôi nhà nhỏ. Huy lần dò đi theo hướng đèn, đến bên khung cửa, nhìn thấy một cô bé đang ngồi đọc sách, chợt cô ngước lên thấy Huy, cô kêu to “cướp, cướp” rồi chạy lại góc phòng cầm cây rựa. Huy xua tay, đôi mắt van lơn nhìn cô rồi quỵ xuống nằm mê man… Tỉnh dậy, Huy thấy mình đang nằm trên chiếc phản gỗ, bên cạnh cô bé đang cầm chiếc khăn nhúng nước ấm, lau mặt cho mình. Web - Anh là ai ? ở đâu tới ? Cô bé hỏi. - Anh tên Huy, ở trên “tỉnh” (thành phố Pleiku), anh trốn lính, đang bị vây ráp nên tìm cách thoát chạy.

- À! Mà tại sao anh trốn ? - Anh đang học lớp đệ

- À! Mà tại sao anh trốn ? - Anh đang học lớp đệ nhị. Anh sống với mẹ già và cô em gái. Anh vừa đi học vừa cùng đứa em phụ việc tại các nhà hàng, kiếm tiền nuôi sống gia đình. Anh tới tuổi tổng động viên phải đi lính, nhưng mẹ anh già, yếu, đau bệnh; em gái còn thơ dại nên anh không đành lòng ra đi. Cô bé đăm chiêu, rồi nói: Cũng may, em thấy anh bận đồ học sinh, áo thêu tên trường nên em nghĩ chắc anh không phải là kẻ gian. Anh “xỉu”, em phải kéo anh vô nhà. Anh nặng thấy mồ! - Đây là đâu vậy em? Anh hỏi. ĐL - Đây là Mỹ Thạch*, chỗ có đơn vị Công Binh đang khai thác đá làm đường. Ở lâu, nên nhiều ông lính chiếm đất để lập trang trại. Trang trại này là của bác em, ông nhờ ba em lên coi giùm. Anh may đó, ba em đang lên “tỉnh” chưa về, chứ không… À mà thôi, anh ăn tô cháo này cho đỡ đói.

Trò chuyện, Huy biết cô bé tên Hà Di, trạc 16 tuổi. Tóc ngắn,

Trò chuyện, Huy biết cô bé tên Hà Di, trạc 16 tuổi. Tóc ngắn, nước da bánh mật, khuôn mặt bầu trông cũng dễ thương. Hà Di chờ anh ăn xong bát cháo, rồi nói: - Tối nay anh ra ngoài hiên, ngủ trên cái chỏng tre nghen. Em sẽ kiếm mền gối cho anh, Huy mỉm cười gật đầu. BL Tờ mờ sáng, Hà Di đã đánh thức Huy. - Dậy đi anh. Em sẽ dẫn anh xuống dưới đuôi vườn để trốn. Kẻo lát nữa ba em về thì mệt… NT Huy theo Hà Di băng qua khu vườn rộng 3 - 4 hecta. Những cây ăn trái - mít, ổi, bơ, xoài, cam, sầu riêng… - đã khuếch tán và cho quả, tạo nên khoảng không gian âm u như một khu rừng nhỏ. Có những khoảng vườn trồng bí, bầu, mướp, ổ qua, rau củ… lên đến vài sào. Phải mất vài chục phút, Hà Di mới đưa Huy đến tận cuối vườn. Nơi đây, có một suối đá cạn chảy lửng lờ, hai bên còn hoang sơ. Những cây giang mọc chen chúc, ngọn nghiêng ra suối trông thật nên thơ.

Hà Di đưa cho Huy một túi xách. - Anh trốn tạm đây nhé!

Hà Di đưa cho Huy một túi xách. - Anh trốn tạm đây nhé! Có cơm vắt, một ít thức ăn, một chai nước lọc, anh chịu khó ăn đỡ và một bộ đồ cũ của ba em, lát nữa anh thay đi… Cô bé nói ngập ngừng và dặn thêm: Anh cứ ở đây, có gì rồi tính sau, anh thấy có bóng ai thì bỏ trốn đi nghen. Hà Di về rồi, anh cảm thấy trống vắng, trời đất thật mênh mông, anh nhớ mẹ, em gái và không biết tương lai mình rồi sẽ về đâu! Trưa hôm đó, Hà Di lại đến, cô mang thêm mùng, mền, đèn thắp, tấm poncho để tối anh dựng lều ngủ và một số trái cây vừa mới hái. Cô nói: - Mấy ông cảnh sát đang đứng dưới lộ nhiều lắm…- Huy thở dài… NT Ngày mới lại bắt đầu, hửng sáng, anh tháo lều và các đồ đạc khác đem đi dấu. Ngại gặp những người làm vườn và ba Hà Di, anh lang thang dọc theo con suối, có khi dùng đất đá chặn dòng nước để tát cá, rồi đi tiếp qua những cụm rừng nhỏ chưa khai phá, rình bẫy những con thỏ, con cheo để thêm thức ăn cho mình.

Giữa cảnh mưa nắng bất thường, Huy ngã bệnh, sốt nặng và cứ ngỡ

Giữa cảnh mưa nắng bất thường, Huy ngã bệnh, sốt nặng và cứ ngỡ mình sẽ từ giã cõi đời này. Nhưng rồi, Hà Di lại đến với anh, săn sóc anh đủ điều, nét mặt cô luôn phảng phất buồn và có khi rơi lệ. Bệnh của Huy thuyên giảm dần. Hà Di vẫn chăm sóc anh từng li từng tí, cạo râu, cắt tóc… Anh cảm thấy xao lòng trước sự dịu dàng và ân cần của Hà Di, nhưng vội xua tan ý nghĩ thương yêu khi liên tưởng đến thân phận bọt bèo của mình. NT Ông Tư - Ba của Hà Di - vừa ăn cơm vừa châm bẩm nhìn con gái, thấy lúc này có biểu hiện kỳ lạ, như nấu thêm cơm, làm thêm thức ăn nhưng cô bé chỉ ăn nhỏ nhẻ. Mọi thứ còn nhiều sau khi ăn, nhưng đến bữa ăn chiều thì chúng biến đâu mất… Buổi trưa lại không chịu nghỉ, viện cớ ra vườn hái trái cây… làm tăng nỗi nghi ngờ thắc mắc của ông. Ông quyết phải tìm hiểu cho ra lẻ. Đợi con gái vừa đi khuất sau vùng cây ăn trái, ông Tư xách rựa theo sau. Một cảnh tượng lạ lẫm diễn ra. Con gái ông đang dọn thức ăn trên thảm cỏ xanh, một cậu trai xuất hiện, cô cười nói líu lo; hai bên cùng đối thoại.

Tức giận, ông chạy tới hét lên: - Á, à … tao bắt gặp

Tức giận, ông chạy tới hét lên: - Á, à … tao bắt gặp mày rồi. Mày là thằng nào dám trốn ở đây. Lại dụ dỗ con gái tao. Mày theo tao lên nhà mau, tao sẽ hỏi chuyện, lôi thôi tao chém mất mạng. - Huy run sợ cùng ông Tư về nhà. Hà Di lẻo đẻo theo sau với khuôn mặt tràn đầy lo lắng. Vào nhà, ông Tư ngồi trên chiếc ghế đẩu, Huy đứng khép nép chờ đợi. - Mày phải khai thật, tại sao mày tới đây, nếu không, tao sẽ dẫn mày vô “bót”. - Nghẹn lời, Huy kể lại tình cảnh của mình. Ông Tư rót nước trà ra tách nhiều lần, vừa hớp trà vừa đăm chiêu suy nghĩ. Hà Di vội vàng nói đỡ: - Ba ơi, hoàn cảnh anh ấy tội nghiệp lắm… - À! Con nhỏ này, mày biết gì mà xía vô. Nói vậy, chứ khi nhìn khuôn mặt buồn của con gái và ông dịu đi cơn giận. - Mẹ Hà Di mất sớm khi con bé còn nhỏ, nên bao sự thương yêu, chìu chuộng, ông đều dành cho nó. Chập lâu ông nói:

- Thôi, thằng Huy dọn về đây ở. Tạm thời vô làm công trong

- Thôi, thằng Huy dọn về đây ở. Tạm thời vô làm công trong trại này. Tao sẽ trả lương hàng tháng. Nhưng mày chỉ ở trong trại, không được bước ra ngoài. - Một cơn gió lành thổi qua cuộc đời của Huy -. Từ đó, ngày Huy làm những việc ông Tư giao: làm cỏ, bón phân, trồng tỉa, thu hoạch rau quả… Hà Di thường ra gặp anh, đem cho anh khi thì chai nước lọc, lúc là ly nước chanh, nắm xôi, bánh… Cô liếng thoắng kể anh nghe rất nhiều để anh bớt mệt nhọc. Bù lại, anh thường lấy lá, ngọn cỏ kết thành hình chú nai, con châu chấu, chim hạc, hay bắt cá lia thia bảy màu ở suối, ngắt nhánh lan thủy tiên trong rừng để tặng cô…. Cô đón nhận món quà từ anh với tất cả niềm vui sướng. Những ngày nghỉ, Huy và cô thường ra suối ngồi câu cá, nắm tay nhau vượt qua những phiến đá trơn trợt trên suối, hay cùng đi dạo trong những cánh rừng nhỏ mát rượi. Huy thỉnh thoảng hát cho Hà Di nghe những tình khúc hay… Tình cảm của Huy và Hà Di đã lớn dần theo năm tháng. Đối với gia đình, Huy đã gởi lương của mình về phụ lo cho mẹ và em gái. Lòng Huy bây giờ đã thanh thản hơn mặc dù vì hoàn cảnh chưa thể về sống gần mẹ và em. PK

Hết hè, Hà Di lên tỉnh học, lòng Huy trống vắng. Hà Di bù

Hết hè, Hà Di lên tỉnh học, lòng Huy trống vắng. Hà Di bù đắp cho anh bằng những mảnh giấy có lời thăm hỏi và nỗi nhớ mong - được gởi qua những chiếc xe tải xuống trang trại chở trái cây, bầu bí và rau củ. Ông Tư cảm nhận được tình cảm của đôi trẻ, dù nhiều lần khuyên răn, la rầy nhưng không thể nào ngăn cản. Ông luôn muốn con gái có được người chồng đầy đủ điều kiện để đảm bảo hạnh phúc cho con mình, do đó ông muốn tách Hà Di khỏi Huy. Khi Hà Di đậu tú tài, ông quyết định gởi con vào Saigon trọ học. Huy hụt hẫng và đau buồn… Thời gian sau, nhờ ông Tư giúp đỡ chạy giấy tờ, Huy thoát khỏi đi lính. Huy vào Saigon kiếm việc làm, học thêm và nhất là tìm kiếm Hà Di, nhưng … Web Mười năm sau, Huy thành đạt, trở lại Mỹ Thạch, tìm đến nhà ông Tư, gia đình ông không còn ở đây nữa. Khung cảnh ngày xưa hoàn thay đổi. Mỹ Thạch trở thành vùng đất trồng café và tiêu. Các trang trại cũ đã biến mất. Dò hỏi người xung quanh và được cho biết ông Tư đã về vùng quê ở Bình Định.

Tìm đến nơi, Huy bắt gặp ông Tư trong dáng già yếu, đi phải

Tìm đến nơi, Huy bắt gặp ông Tư trong dáng già yếu, đi phải chống gậy, sống cô đơn trong ngôi nhà nhỏ nhưng khang trang. Hỏi thăm Hà Di, ông Tư cho biết cô học Sư Phạm, ra trường, lấy chồng và đi dạy ở miền Tây. Vợ chồng Hà Di làm ăn khá, thường gởi tiền về chu cấp cho ông. Ông Tư vô nhà lấy ra một xấp thư cũ, ố màu của Hà Di đưa cho Huy, rồi bùi ngùi nói Bác hồi ấy không muốn hai đứa sau này sống với nhau trong cảnh nghèo khổ, nên bác đã giữ lại -. Cầm xấp thư trong tay, nét mực và dòng lệ đã nhạt nhòa theo thời gian và lòng Huy quặn lại. Huy hình dung nỗi đau khổ, dằn vặt và sự chờ đợi của Hà Di trong nhiều năm… u, cũng là số phận, mong Hà Di hạnh phúc. Hà Di mãi là người yêu trong trái tim Huy. Nguyễn Ngọc Anh Pleiku - 8/2012 Web * Mỹ Thạch. Bây giờ là Huyện Chư Sê - Pleiku