c thm TH NGUYN Trch Truyn Kiu Nguyn

  • Slides: 11
Download presentation
Đọc thêm: THỀ NGUYỀN (Trích Truyện Kiều) ( Nguyễn Du )

Đọc thêm: THỀ NGUYỀN (Trích Truyện Kiều) ( Nguyễn Du )

I. Ti m hiê u chung: 1. Vị trí đoạn trích: - Tư câu

I. Ti m hiê u chung: 1. Vị trí đoạn trích: - Tư câu 431 đê n 452. - Thúy Kiều sang nhà Kim Trọng tâm sự. Chiều tà, nàng trở về nhà, được tin cả gia đình sang chơi bên ngoại chưa về, Kiều liền quay trở lại gặp Kim Trọng. 2. Bố cục: Chia làm 2 phần -Phần 1 (14 câu đầu): Kiều quay trở lại gặp Kim Trọng. -Phần 2 (còn lại): Kiều cùng Kim Trọng thề nguyền.

II. Đọc-hiểu văn bản: 1. Kiều quay trở lại nhà Kim Trọng: a. Tâm

II. Đọc-hiểu văn bản: 1. Kiều quay trở lại nhà Kim Trọng: a. Tâm trạng, tình cảm của Kiều: “Cửa ngoài vội rủ rèm the, Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình. ” - Các từ “vội”, “xăm xăm”, “băng” Tô đậm nhịp điệu gấp gáp, khẩn trương trong hành động của Thúy Kiều khi đến với Kim Trọng. →Nhấn mạnh sự dứt khoát, mạnh mẽ, chủ động trong tình yêu của Thúy Kiều. Đồng thời tạo cảm giác Kiều đang chạy đua với thời gian, với số mệnh của mình để đến với tình yêu.

- Lý do về sự chủ động của Thúy Kiều: “Nàng rằng: Khoảng vắng

- Lý do về sự chủ động của Thúy Kiều: “Nàng rằng: Khoảng vắng đêm trường Vì hoa nên phải trổ đường tìm hoa Bây giờ rõ mặt đôi ta Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao. ” + Tiếng gọi của tình yêu mãnh liệt thôi thúc. + Kiều bị ám ảnh bởi định mệnh dành cho người tài sắc nên đã chủ động tìm đến với tình yêu để chống lại định mệnh. Nỗi lo lắng trước tương lai mong manh, mơ hồ, ko vững chắc khiến nàng phải bám víu lấy hiện tại. →Việc để Thúy Kiều chủ động tìm đến và bày tỏ tình yêu là cách nhìn mới mẻ, vượt thời đại của Nguyễn Du về tình yêu đôi lứa. Thể hiện khát vọng tự do yêu đương, tự do hôn nhân trong bối cảnh xã hội phong kiến đầy rẫy những chuẩn mực khắt khe.

b. Tâm trạng và thái độ trân trọng của Kim Trọng: “Sinh vừa tựa

b. Tâm trạng và thái độ trân trọng của Kim Trọng: “Sinh vừa tựa án thiu, Dở chiều như tỉnh dở chiều như mê. Tiếng sen sẽ động giấc hòe, Bóng trăng đã xế hoa lê lại gần. ” - Điển tích: “tiếng sen”, “giấc hòe” → chỉ giấc mơ được gặp người đẹp của Kim Trọng. “Bâng khuâng đỉnh Giáp non thần Còn ngờ giấc mộng đêm xuân mơ màng” - Điển tích: “đỉnh Giáp non thần” ở đây kể rằng vua Sở chơi đất Cao Đường nằm mơ thấy một người đàn bà đẹp, hỏi ở đâu, người đó nói là thần nữ núi Vu Giáp trong bài phú Cao Đường → cả câu thơ ấy có nghĩa là Kim Trọng cảm thấy Kiều xuất hiện như thần nữ núi Vu Giáp.

→ Chàng như nửa tỉnh nửa mơ, chàng không tin Kiều đang ở ngay

→ Chàng như nửa tỉnh nửa mơ, chàng không tin Kiều đang ở ngay trước mặt mình. Khi biết không phải đang mơ, Kim Trọng rất trân trọng, khẩn trương rước Kiều vào nhà. =>Đoạn thơ là màn gặp gỡ của Kiều và Kim Trọng, là cuộc hội ngộ của cặp uyên ước thuở mới yêu. Đó là thứ tình yêu thuần khiết, chân thành và xuất phát từ trái tim.

2. Cảnh Thúy Kiều và Kim Trọng thề nguyền: - Không gian, thời gian:

2. Cảnh Thúy Kiều và Kim Trọng thề nguyền: - Không gian, thời gian: trong nhà Kim Trọng, vào một đêm trăng sáng. - Các hình ảnh tượng trưng: “đài sen”, “lò đào” gợi nên một không gian thơ mộng. -“Tiên thề”, “dao vàng chia đôi”: là những tín vật minh chứng cho quyết tâm chung đôi của Kiều và Kim Trọng, thể hiện ước mong được sánh vai. - Lời thề nguyền của Kiều và Kim Trọng được “vừng trăng” làm nhân chứng.

- Hành động: “ Đinh ninh hai miệng một lời song” đã nói lên

- Hành động: “ Đinh ninh hai miệng một lời song” đã nói lên sự ghi lòng tạc dạ lời thề đồng tâm, đồng lòng đến trăm năm của đôi lứa. Nghi lễ tạo thêm niềm tin vào tình yêu, vào cuộc sống tương lai của hai người. - Lời thề: “Trăm năm tạc một chữ đồng nên xương” → động từ “tạc” đã khiến câu thơ có sức nặng hơn. Mối giao duyên được cả Kiều và Kim Trọng khắc ghi sâu và đến tận xương, lời thề nguyền đã trở thành một niềm sống cho hai tâm hồn. => Lễ thề nguyền diễn ra trong không khí trang nghiêm, thiêng liêng và thơ mộng nhưng rất vội vàng, chóng vánh. Dường như cả hai đang chạy đua với thời gian, với duyên phận nên mọi việc đều rất gấp rút.

III. Tổng kết: 1. Ý nghĩa văn bản: - Khẳng định tình yêu sâu

III. Tổng kết: 1. Ý nghĩa văn bản: - Khẳng định tình yêu sâu sắc, mãnh liệt, tình cảm song phương, trong sáng của Kim Trọng và Thuý Kiều, đặc biệt là Kiều. - Thể hiện quan niệm mới mẻ, táo bạo của Nguyễn Du về tình yêu tự do trong sáng trong xã hội phong kiến. - Khát vọng hạnh phúc, bất chấp lễ giáo phong kiến, vượt lên đương đầu với số phận, tương lai đầy bất trắc đang chờ đợi.

2. Nghệ thuật: - Sử dụng điển tích, điển cố. - Hình ảnh ẩn

2. Nghệ thuật: - Sử dụng điển tích, điển cố. - Hình ảnh ẩn dụ, ước lệ. - Từ láy biểu cảm, gợi hình. - Ngôn ngữ kể, miêu tả kết hợp với ngôn ngữ đối thoại. - Sử dụng không gian và khoảng thời gian nghệ thuật tạo nên không khí thơ mộng, huyền ảo, thiêng liêng của cuộc thề nguyền.

Chúc các em học tốt!

Chúc các em học tốt!