n C Tht Sng Tai Hi Khn Lng

  • Slides: 7
Download presentation
Ăn Cá Thịt Sống Tai Hại Khôn Lường Xã hội ngày càng phát triển,

Ăn Cá Thịt Sống Tai Hại Khôn Lường Xã hội ngày càng phát triển, đời sống ngày càng được nâng cao đã nảy snh nhiều nhu cầu mới. Giờ đây chúng ta không chỉ ăn để no để đủ mà còn phải ngon nữa. Có người thích truy tìm, thưởng thức thực phẩm quý hiếm, có người thích những món ăn phải được chế biến cầu kỳ hơn, kiểu cách hơn, mà phổ biến nhất trong thời gian gần đây là sử dụng thịt tái sống với nhiều món ăn phong phú như: gỏi cá sống, thịt tái sống, lẩu sống v. v… Nhấn space bar đọc tiếp. Xin mở loa lên. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích có thể như ngon miệng hơn, hấp dẫn hơn, có lẽ nhiều người chúng ta không ngờ rằng các món ăn thịt tái sống không hợp vệ sinh có thể mang đến cho con người nhiều mối nguy hiểm, trong đó đáng sợ nhất là lây truyền những bệnh nhiễm trùng, nhiễm các loại ký sinh trùng rất nguy hiểm từ những loại thịt cá, hải sản đã bị nhiễm bệnh mà người sử dụng không thể biết được. Vì thế nhiều nhà dinh dưỡng học đã cảnh báo rằng những người ăn nhiều và ăn thường xuyên thịt tái sống hãy coi chừng những bất ổn cho sức khỏe của mình. Vậy cụ thể ăn thịt tái sống có thể bị nhiễm những loại bệnh gì ? Dấu hiệu biểu hiện của những loại bệnh này ra sao ? Làm sao có thể ăn thịt tái sống mà không bị bệnh ? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thêm sau đây(hai đoạn nầy trích BS Lê Thị Tuyết Phượng). Các bác sĩ Bệnh viện Mắt TP HCM vừa mổ gắp ra một con sán dải heo còn sống dài 5 cm từ mắt bệnh nhân Nguyễn Ngọc D. , 28 tuổi. Nem chua Huỳnh Chiếu Đẳng 10 -Apr-2009

Ấu trùng sán lá phổi trong cua 1. Nhiễm những loại ký sinh trùng

Ấu trùng sán lá phổi trong cua 1. Nhiễm những loại ký sinh trùng độc hại nào ? * Giun xoắn. * Giun đầu gai. * Sán lá nhỏ ở gan. - Người bị nhiễm do ăn cua, cá, thực vật thủy sinh sống hoặc nấu nướng chưa chín. 6 cua thu được ở Yên Bái có chứa ấu trùng sán lá phổi * Sán lá lớn ở gan - Người bị nhiễm do ăn thực vật thủy sinh có mang ấu trùng. * Sán lá phổi. - Người bị nhiễm do ăn cua, tôm sống hoặc nấu nướng chưa chín. * Sán lá ruột - Người bị nhiễm do ăn cá, thực vật thủy sinh (sống dưới nước) (rau muống, rau nhút…) sống hoặc nấu nướng chưa chín. * Sán dãi heo - Bệnh phổ biến ở những người có thói quen ăn thịt heo mang trứng hay đốt sán dãi mà nhân dân ta hay gọi là heo gạo sống hoặc nấu chưa chín. (trích BS Lê Thị Tuyết Phượng).

2. Có thể bị những loại bệnh nhiễm trùng độc hại nào ? *

2. Có thể bị những loại bệnh nhiễm trùng độc hại nào ? * Thương hàn - Người nhiễm bệnh là do ăn trứng sống, thịt gà, thịt vịt, thịt heo, nghêu, sò, ốc, hến… có mang mầm bệnh lại nấu chưa chín. * Dịch tả - Một trong những nguồn lây của dịch tả là do ăn các thực phẩm như cá, tôm, cua, sò, ốc… được đánh bắt ở những nguồn nước bị ô nhiễm mà không được nấu chín kỹ. Nguồn tin: (Click hình trên đọc nguyên bài) (trích BS Lê Thị Tuyết Phượng).

Thông thường cá chỉ được ăn chín mà thôi, tuy vậy cũng có người

Thông thường cá chỉ được ăn chín mà thôi, tuy vậy cũng có người thích dùng cá sống, thí dụ như hai món Sushi và Sashimi của Nhật Bản. Người mình cũng có món gỏi cá sống rất phổ biến tại vùng duyên hải Trung phần. (Theo Nguyễn thượng Chánh, DVM ) Chúng ta tự hỏi liệu việc ăn cá sống có gì nguy hiểm cho sức khỏe hay không? (Click hình trên đọc nguyên bài) Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) ước lượng có lối 40 triệu người trên thế giới đang bị nhiễm ký sinh trùng vì ăn cá sống. Năm 2002, cấp lãnh đạo y tế VN cũng đã tuyên bố là có vào khoảng 5 triệu người VN trong diện nguy hiểm vì có tập quán ăn cá sống, trong số này có lối 500 000 người đã bị nhiễm giun sán từ cá (Reuters Nov 26, 2002). Riêng tại Canada, xác xuất nhiễm ký sinh trùng từ các lát cá (filet) bán ra để làm sushi rất ư là thấp. Việc tiêu thụ thủy hải sản sống hoặc nấu không thật chín lúc nào cũng vẫn là một mối đe dọa cho sức khỏe của chúng ta. Sự an toàn tuyệt đối hay là zero risk không bao giờ có được. /. (Nguyễn thượng Chánh, DVM ) Bàn tay bị sán làm ổ. Bụng bị sán ăn ruồng

(Click hình trên đọc nguyên bài) Thạc sĩ Đỗ Trung Dũng – Phó Trưởng

(Click hình trên đọc nguyên bài) Thạc sĩ Đỗ Trung Dũng – Phó Trưởng Khoa ký sinh trùng đường ruột (Viện Sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng Trung ương) cho biết: Không chỉ ở Khánh Thượng, Ba Vì mà người dân ở một số địa phương như Nam Định, Hòa Bình, Thanh Hóa, Ninh Bình đều có sở thích ăn gỏi cá. Những con cá mè, cá trắm được bắt lên làm sạch. Thịt cá được thái nhỏ rồi rắc thính lên để ăn với rau thơm. Vì tục ăn gỏi cá nên ở những địa phương này, tỷ lệ người dân nhiễm sán lá gan nhỏ rất lớn. Có những vùng, khoảng 30 – 40 % người dân mắc bệnh sán lá gan nhỏ như Nghĩa Hưng (Nam Định), Khánh Thượng (Ba Vì – Hà Nội); Kỳ Sơn (Hòa Bình); Kim Sơn (Ninh Bình). . . Thạc sĩ Dũng cho biết, quá trình vệ sinh của con người, trứng sán lá gan nhỏ bị nhiễm vào ao, hồ, đồng ruộng. . . Sau đó sán lá gan nhỏ nhiễm vào ốc. Sống tại ốc một thời gian, đến giai đoạn ấu trùng thì sán thoát ra ngoài và tìm đến cá để ký sinh. Sán lá gan nhỏ ký sinh trong các thớ cơ của cá, nên khi ăn gỏi cá, vô tình đã chuyển ấu trùng sán lá gan nhỏ vào người. Chúng phát triển thành một con sán trưởng thành và chui vào đường mật của gan để sinh sống. Khác với sán lá gan lớn (ấu trùng bám ở rau thủy sinh) là gây xơ gan, sán lá gan nhỏ lại gây tắc mật, làm cho gan phình to và có thể bị vỡ. (Trích từ webpage trên) Hình những con ký sinh trong thịt cá và trong cơ thể người ăn thịt cá sống.

Muốn tránh bịnh sán gan, ta không nên ăn gỏi cá sống. Đối với

Muốn tránh bịnh sán gan, ta không nên ăn gỏi cá sống. Đối với những người như chúng ta chưa ăn gỏi cá bao giờ, điều này thực dễ làm. Nhưng đối với những người đã ăn gỏi cá, điều này rất khó thực hiện. Ta biết là rượu và thuốc lá rất có hại cho sức khoẻ, có thể đưa tới bịnh ung thư phổi và chai gan, nhưng vẫn có nhiều người hút thuốc và uống rượu. Ăn gỏi cá cũng vậy. Có nhiều bịnh nhân phải lên viện Ký sinh trùng để tẩy sán. Một khi sức khoẻ khá hơn, trở về nhà là lại tiếp tục ăn gỏi cá. Như vậy, ta thấy bịnh sán gan có nhiều triển vọng phát triển như thường trong những vùng có bịnh. Những con ấu trùng vẫn sẽ tiếp tục đóng cục trên các cá nhệch, cá mè và người dân trong vùng cũng vẫn tiếp tục bắt những cá này để làm một mâm gỏi cá sống ngon lành và hấp dẫn. Và những người ngoại cuộc như chúng ta cũng sẽ còn nhiều cơ hội để bàn tán về những hậu quả của bịnh sán gan, cũng như chúng ta đã bàn tán nhiều về những hậu quả tai hại của rượu và thuốc lá. Chỉ trừ khi có một phép lạ xẩy ra. (trích BS Đào Hữu Anh) (Click hình trên đọc nguyên bài) Các nhà phẫu thuật Nhật Bản đã bị choáng khi phát hiện thấy giun nhung nhúc trong đầu một người sành ăn món này. Hiện tại nhiều nơi trên thế giới, các bar và tiệm ăn Nhật Bản với món sushi đã làm ăn rất phát đạt, nhiều người sành ăn món đặc sản phương đông lầm tưởng rằng đây là món bổ, ngon và có trị số calo cao. Theo Pravda ru. (Click tấm ảnh đọc nguyên bài).

Thưa quí bạn sau đây là vài tin đọc mời các xem chơi. Ngày

Thưa quí bạn sau đây là vài tin đọc mời các xem chơi. Ngày xưa chưa biết lửa con người ăn sống mọi thứ. Khi sử dụng được lửa, người ta biết nấu nướng chín trước khi ăn. Việc nầy được coi là một tiến bộ lớn. Ngày nay có người đi ngược lại!!! Hẳn là có người nói Nhật ăn món sushi lâu nay có sao đâu. Thưa đầu bếp làm sushi Nhật phải tốt nghiệp đại học chuyên ngành sau nhiều năm học. Vả lại nhiều vị không biết sushi ở Nhật không phải là món ăn hàng ngày như canh chua cá kho mình đâu. Lâu lâu người ta mới ăn shushi một lần, tỉ như gia đình Việt Nam mình lâu mới ăn bánh xèo một lần. HCĐ.