Ti liu SINH HOT CHI ON THANH NIN

  • Slides: 8
Download presentation
Tài liệu SINH HOẠT CHI ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH TỈNH

Tài liệu SINH HOẠT CHI ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH TỈNH THANH HÓA NỘI DUNG CHÍNH THÁNG 7 2016 “UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN” Truyền thống Thông tin thời sự Sắc màu cơ sở Dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay có nhiều truyền thống quí báu được gìn giữ và lưu truyền. Một trong những truyền thống đạo lí tốt đẹp nhất được thể hiện qua câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”, câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta phải biết ơn những người đã giúp đỡ ta, đây là lời dạy mà mỗi người Việt Nam phải luôn ghi nhớ. Đến ngày nay, lời dạy của người xưa càng sâu sắc hơn. Vậy “Uống nước nhớ nguồn” là như thế nào? “Uống nước” ở đây là thừa hưởng thành quả lao động của những người đi trước, thừa hưởng những gì mà họ đã bỏ công sức để tạo ra, để có được. “Nguồn” chính là nơi xuất phát, nơi khởi đầu của dòng nước, và ở đây “nguồn” chính là những thế hệ trước, những con người mà đã tạo ra “dòng nước” hay nói cách khác là tạo ra thành quả mà chúng ta đã hưởng ngày hôm nay. Cả câu tục ngữ chính là lời răn dạy, nhắc nhở chúng ta, những lớp người đi sau, những thế hệ đang thừa hưởng thành quả phải luôn nhớ ơn công lao của thế hệ trước. Trong vũ trụ, thiên nhiên và xã hội không có sự vật nào mà không có xuất xứ hay nguồn gốc của mình. Tương tự như thế, thành quả không phải tự nhiên có mà phải do lao động mà nên…Chính vì thế mà chúng ta nên biết quí trọng, biết ơn người đã cho ta những gì ta đang có. Lòng biết ơn phải xuất phát từ tình cảm, từ ý thức ghi nhớ công ơn của những người tạo ra thành quả phục vụ cuộc sống của chúng ta, đó chính là “nhớ nguồn”, là đạo lý làm người tất yếu mà mỗi người cần có. 1 THÁNG 7 2016 Tài liệu SINH HOẠT CHI ĐOÀN

TRUYỀN THỐNG Đất nước chúng ta đã phải trải qua 4000 năm đô hộ

TRUYỀN THỐNG Đất nước chúng ta đã phải trải qua 4000 năm đô hộ của phương Bắc, bao nhiêu năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Những mất mát, hi sinh và nhiều hậu quả sau chiến tranh vẫn còn nặng nề cho đến ngày hôm nay. Cha ông ta đã phải đánh đổi cả mạng sống, tuổi thanh xuân, những ước mơ còn dang dở để mang lại sự hòa bình thống nhất cho dân tộc. Công lao đó quá vĩ đại và cần được trân trọng. Những lớp người đi sau đang thừa hưởng công sức và xương máu đó. Chúng ta cần hướng về cội nguồn, hướng về những người đã khuất để tưởng nhớ, biết ơn với tấm lòng thành kính nhất. Dù họ đã về với đất mẹ nhưng họ vẫn luôn sống mãi trong tâm trí của những người ở lại. Hàng năm, cứ đến ngày Thương binh - Liệt sĩ 27 -7 nhân dân cả nước lại nhớ về những người lính đã quên mình vì tổ quốc Việt Nam. Tinh thần xã thân vì nước của nhân dân ta vốn có từ ngàn xưa luôn được phát huy triệt để qua những cuộc đấu tranh bảo vệ bờ cõi trước giặc xâm lược phương Bắc, sức mạnh của những người lính trong thời đại Hồ Chí Minh là sự kết hợp giữ sức mạnh truyền thống và lý tưởng của thời đại. Đó cũng là một hình thức “nhớ nguồn” của chúng ta, thể hiện một tình cảm đẹp, một đạo lý đẹp của dân tộc ta. Lòng biết ơn giúp ta gắn bó hơn với những người đi trước, sẽ trân trọng những thành quả và công sức của tiền nhân, gần gũi hơn với tập thể…và từ đó sẽ tạo nên một xã hội đoàn kết, thân ái hơn giữa mọi người. Điều đó cho ta thấy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” là một truyền thống vô cùng cao đẹp. Nếu con người không có lòng biết ơn thì sẽ trở nên rất ích kỉ, không hiểu biết, thờ ơ với mọi người xung quanh và có thể sẽ trở thành con người ăn bám xã hội. Ví dụ một con người không có lòng biết ơn, không nhớ đến cội nguồn , chỉ biết hưởng thụ mà không làm, không hiểu được lao động là như thế nào về lâu dài sẽ thành kẻ ăn bám, ngồi một chỗ mà hưởng thành quả lao động. Đạo lý ấy chính là lời khuyên nhủ chân tình: con người sống phải có đạo đức nhân nghĩa, thủy chung, vừa là lời ca ngợi truyền thống đạo lí lâu đời của dân tộc Việt. Nó còn là hồi chuông cảnh tỉnh đối với ai đã đối xử một cách vô ơn bạc nghĩa với những người đã tạo ra thành quả cho mình hưởng thụ. Học tập câu tục ngữ này, cụ thể là phải biết ơn, bảo vệ và sử dụng có hiệu quả những gì mà người khác tạo dựng. Là một người con trước hết ta phải biết khắc ghi công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, còn là một người học sinh, biết ơn công ơn dạy dỗ của các thầy cô giáo, sự giúp dỡ của tập thể lớp, trường. Sống trong cuộc đời, ta phải biết khắc ghi công ơn những ai đã cưu mang, giúp đỡ mình khi gặp hoạn nạn khó khăn. Suy rộng ra là con cháu vua Hùng, thuộc dòng dõi Lạc Hồng, ta phải biết tự hào về truyền thống đấu tranh dũng của dân tộc. Thừa hưởng cuộc sống tự do, thanh bình phải biết khắc ghi công ơn của các anh hùng liệt sĩ, khi "bưng bát cơm đầy", ta phải cảm hiểu "muôn phần đắng cay" của những người nông dân. . . 2 THÁNG 7 2016 Tài liệu SINH HOẠT CHI ĐOÀN

TRUYỀN THỐNG Không chỉ biết ơn đối với những lớp người đi trước, ta

TRUYỀN THỐNG Không chỉ biết ơn đối với những lớp người đi trước, ta còn phải ý thức quý trọng giữ gìn những giá trị mà quá khứ đã tạo nên bằng mồ hôi, nước mắt và xương máu, tiếp tục phát triển các thành quả của quá khứ. Nói như Bác: "Các vua Hùng đã có công dựng nước Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". Trong tương lai, hãy đem tài năng của mình ra xây dựng quê hương, hàn gắn vết thương chiến tranh đó chính là cách "trả ơn" quý báu nhất. Vậy để thể hiện lòng biết ơn ta phải làm gì? Là tổ chức được Đảng giao trách nhiệm phụ trách tuyên truyền và phát huy tinh thần đạo lý “ Uống nước nhớ nguồn” Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, tổ chức Đoàn các cấp trong tỉnh đã có nhiều nỗ lực trong việc nghiên cứu, chỉ đạo, từng bước đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của các phong trào. Nhiều loại hình văn hóa, văn nghệ nhằm; tổ chức Lễ thắp nến tri ân kỷ niệm ngày Thương binh - Liệt sỹ tại các nghĩa trang liệt sỹ trên toàn tỉnh vào tối ngày 26/7/2016, phong trào thể dục, thể thao được tổ chức đồng loạt trong các cơ quan đoàn thể trong toàn tỉnh ta. Đến nay, các phong trào thể hiện tinh thần “ Uống nước nhớ nguồn” luôn được nêu cao và phát huy. Nhiều địa phương đã quan tâm đầu tư xây dựng tu bổ các nghĩa trang liệt sĩ, Tổ quốc ghi công, xây dựng đền bà mẹ Việt Nam anh hùng tp Thanh Hóa, . . . Nhằm tưởng nhớ sâu sắc công ơn các liệt sĩ. Tổ chức Đoàn đã tập trung vào tổ chức các phong trào hoạt động của hệ thống Đoàn các cấp, gắn liền với chăm lo bồi dưỡng nghiệp vụ và kỹ năng cho đội ngũ ĐVTN. Bên cạnh việc tuyên truyền và nâng cao nhận thức cho đoàn viên, thanh niên về tinh thần, đạo lý “Đền ơn đáp nghĩa - Uống nước nhớ nguồn” các cấp bộ Đoàn còn tích cực tham gia thực hiện các chương trình hành động quốc gia về các chế độ chính sách ưu đãi, tạo điều kiện cho các gia đình liệt sĩ, các thương binh, bệnh binh vươn lên đóng góp trí tuệ và sức lực của mình cho công cuộc đổi mới và hội nhập kinh tế của đất nước. Với nhiều phong trào thiết thực như: ủng hộ Quỹ "Đền ơn đáp nghĩa", tặng Sổ tiết kiệm tình nghĩa, nhận phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, thương binh, thân nhân liệt sỹ và người có công có hoàn cảnh khó khăn, sống cô đơn không nơi nương tựa… góp phần tác động sâu sắc đến từng ĐVTN, tinh thần hướng về cội nguồn, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, quê hương và gia đình, giúp ĐVTN hình thành phẩm chất, nhân cách, lối sống tốt đẹp. Các hoạt động nhân dịp kỷ niệm 69 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2016) đã khơi dậy mạnh mẽ lòng tự hào dân tộc, tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh giữ ghìn quê hương đất nước giàu đẹp của dân tộc Việt Na ta; đồng thời thể hiện lòng biết ơn, tri ân đối với các liệt sỹ, các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, các thương binh, bệnh binh, gia đình có công với đất nước. 3 THÁNG 7 2016 Tài liệu SINH HOẠT CHI ĐOÀN

TRUYỀN THỐNG Thông qua đó tạo sự chuyển biến sâu sắc về nhận thức,

TRUYỀN THỐNG Thông qua đó tạo sự chuyển biến sâu sắc về nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức, đoàn thể, các ngành, các cấp và toàn dân tham gia thực hiện tốt chính sách đối với người có công và phong trào “Đền ơn đáp nghĩa - Uống nước nhớ nguồn”. Đây cũng là dịp nhằm cổ vũ các tầng lớp nhân dân, tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh tích cực tham gia hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa”, chung tay chung sức tạo nên tình đoàn kết, gắn bó cho người dân tỉnh Thanh Hóa nói chung, cũng như nhân dân Việt Nam nói chung. Đối với thế hệ trẻ thì tinh thần và truyền thống này cần phải phát huy để họ ý thức được điều mình nên làm như thế nào. Phát động các phong trào, các hoạt động nhân các ngày lễ lớn để tưởng nhớ anh hùng liệt sỹ, thăm hỏi các gia đình liệt sỹ có hoàn cảnh khó khăn…Đó là những hành động thiết thực nhất. Như vậy đạo lý uống nước nhớ nguồn là đạo lý tạo nên nét bản sắc của dân tộc Việt Nam. Vì thế chúng ta hãy không ngừng mở rộng trái tim, sống biết ơn quá khứ, biết ơn những người có ảnh hưởng đến bản thân mình. Đồng thời còn phải biết đấu tranh chống lại những biểu hiện vô ơn "ăn cháo đá bát", có thế xã hội sẽ tốt đẹp hơn. Mỗi con người sẽ biết sống chan hòa với nhau bằng những tình cảm chân thành hơn. 4 THÁNG 7 2016 Tài liệu SINH HOẠT CHI ĐOÀN

THÔNG TIN THỜI SỰ Các ngày kỷ niệm trong tháng 7/2016 * (1/7/1915 –

THÔNG TIN THỜI SỰ Các ngày kỷ niệm trong tháng 7/2016 * (1/7/1915 – 1/7/2016): Kỷ niệm 101 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh Ca c chi đoa n câ n quan tâm, ti ch cư c tô chư c các hoạt động dành cho thiếu nhi; tạo sân chơi mang tính chất sinh hoạt cộng đồng lành mạnh, phù hợp để các em được trải nghiệm, vui chơi, giải trí, rèn luyện các kỹ năng, đặc biệt là sự tự tin, tính chủ động, sáng tạo và hòa nhập cộng đồng. Tổ chức trao quà cho trẻ em nghèo vượt khó; tuyên dương động viên khen thưởng các em có thành tích tốt trong học tập; tổ chức gặp mặt, dã ngoại, các hoạt động về nguồn; chuẩn bị tốt cho thiếu nhi tham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao do các cơ quan, ban ngành tổ chức. * Ngày 15 tháng 7: Kỷ niệm 66 năm ngày thành lập lực lượng thanh niên xung phong. Là ngày Bác Hồ sáng lập lực lượng Thanh niên xung phong (TNXP) Việt Nam (15. 7. 1950 -15. 7. 2016) và biểu dương "Cựu thanh niên xung phong giúp nhau làm kinh tế giỏi để thoát nghèo- Vì nghĩa tình đồng đội" do Hội Cựu TNXP Việt Nam. Chính phủ luôn quan tâm đến việc thực hiện chế độ, chính sách và cùng với cả hệ thống chính trị cũng như toàn xã hội chăm lo cho đời sống người có công, trong đó có cựu TNXP, trước hết là các liệt sĩ, thương binh, người nhiễm chất độc da cam, các bà, các chị cô đơn già yếu * Ngày 27 tháng 7: Kỷ niêm 69 năm Ngày thương binh liệt sĩ. Là một ngày Lễ kỉ niệm được tổ chức hàng năm nhằm tưởng niệm về những người thương binh, liệt sĩ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã hi sinh, mất mát qua những cuộc chiến tranh nhằm bảo vệ nền độc lập của nước Việt Nam, tự do cho người Việt Nam và Nhà nước Việt Nam hiện hành. Ngày Lễ này được ghi nhận như là một biểu hiện của truyền thống ”uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa, ăn quả nhớ kẻ trồng cây” ở Việt Nam. Trong ngày này, chính quyền các cấp, các đoàn thể mà trọng tâm là Hội cựu chiến binh tổ chức nhiều hoạt động sôi nổi, rầm rộ, chủ yếu là việc cá nhân, tổ chức, nhà chức trách thăm và tặng quà cho các gia đình thương binh, liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng, dâng hương tri ân tại các Nghĩa trang liệt sỹ … * (28/7/1929 – 28/7/2016) : Kỷ niệm 87 năm ngày thành lập tổ chức Công đoàn Việt Nam Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục sâu rộng nhằm nâng cao nhận thức trong toàn xã hội về truyền thống lịch sử vẻ vang của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam, những quan điểm, chủ trương của Đảng về vị trí, vai trò, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; nhân dịp này rà soát lại mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm của Nghị quyết Đại hội Công đoàn các cấp để chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả. 7 THÁNG 7 2016 Tài liệu SINH HOẠT CHI ĐOÀN

GÓC NHÌN TRẺ Từ ảnh SVTN đội mưa, ngẫm về tư duy "làm tình

GÓC NHÌN TRẺ Từ ảnh SVTN đội mưa, ngẫm về tư duy "làm tình nguyện" * Hai bức ảnh SVTN đội mưa để thực hiện nhiệm vụ: Bức ảnh khiến rất nhiều độc giả xúc động vì tinh thần hi sinh, đội mưa để hoàn thành nhiệm vụ của các SVTN. Cảnh SVTN mặc áo mưa phân luồng giao thông sau giờ thi. 9 THÁNG 7 2016 Tài liệu SINH HOẠT CHI ĐOÀN

GÓC NHÌN TRẺ Hai bức ảnh này được phóng viên Dân trí chụp cùng

GÓC NHÌN TRẺ Hai bức ảnh này được phóng viên Dân trí chụp cùng thời điểm là cuối buổi thi môn Vật lý - kỳ thi THPT Quốc gia vào ngày 3/7, tại hai điểm thi khác nhau. Bức ảnh thứ nhất đã khiến rất nhiều độc giả xúc động vì tinh thần hi sinh, đội mưa để hoàn thành nhiệm vụ của các SVTN. Còn bức ảnh thứ hai ghi lại cảnh sinh viên tình nguyện (SVTN) trường Đại học Thủy lợi đang phân luồng giao thông sau giờ thi. * Tư duy làm tình nguyện: cần khoa học và kỷ luật Nói về tai nạn đáng tiếc của ba nữ sinh Đại học Ngoại thương, đội trưởng đội SVTN Vương Đình Khánh cho hay: "Em cảm thấy sốc khi biết tin và rất thương ba bạn nữ sinh bị thiệt mạng. Các bạn ấy cũng trạc tuổi như em, cũng hăng hái tham gia hoạt động tình nguyện vì cộng đồng. Qua sự việc đáng tiếc như thế này, em nhận thấy chúng ta cần phải rút kinh nghiệm, những người làm lãnh đạo hoạt động tình nguyện cần phải quán triệt sâu sắc hơn nữa về tinh thần kỷ luật cho SVTN và mở rộng những đợt tập huấn cho các bạn tình nguyện viên, đặc biệt là tập huấn kỹ năng xử lý những trường hợp khẩn cấp. Đồng thời, SVTN cũng phải nghiêm túc chấp hành kỷ luật của tổ chức, không qua quýt trong những đợt tập huấn trước chiến dịch bởi chính những kiến thức được tập huấn sẽ là "phao cứu sinh" cho các bạn trên đường làm nhiệm vụ". Cùng chia sẻ về cách thức tổ chức hoạt động tình nguyện sao cho hiệu quả và an toàn, anh Hoàng Hiệp - người đoạt Giải thưởng Tình nguyện quốc gia năm 2013 - Chủ nhiệm câu lạc bộ Tình nguyện xứ Thanh nói: "Hoạt động tình nguyện đã mang lại cho tôi rất nhiều ý nghĩa và kinh nghiệm sống, kinh nghiệm tổ chức hoạt động cho một tập thể. Tuy rằng là hoạt động tự nguyện nhưng phải có kế hoạch khoa học, có quy định rõ ràng để mỗi thành viên biết được mình phải làm gì, làm việc đó ra sao và làm thế nào cho hiệu quả, an toàn. Tôi kể câu chuyện như việc CLB chúng tôi thực hiện chuyến tình nguyện lên các huyện miền núi ở tỉnh Thanh Hoá, là một vùng có điều kiện đi lại khó khăn nên tôi yêu cầu tình nguyện viên phải có một số kĩ năng sống nhất định, đủ điều kiện sức khỏe để tham gia. Trước khi tiến hành, CLB phải tổ chức các buổi thực hành hướng dẫn cho các thành viên, cách sơ cấp cứu khi gặp tai nạn, đuối nước. Khi vào thực tế làm việc thì tôi yêu cầu các thành viên phải tôn trọng kỷ luật. Bởi vì thành viên đa số là sinh viên nên việc đưa các em đi làm tình nguyện cần phải đảm bảo an toàn tuyệt đối. Là người chịu trách nhiệm, tôi luôn đặt lên cao nhất vấn đề an toàn cho tình nguyện viên". * Đừng dập tắt "lửa" tình nguyện "Nếu bây giờ ai đó bảo em không nên đi làm tình nguyện nữa thì điều đó hoàn toàn sai lầm. Tình nguyện là nhiệm vụ ý nghĩa, giúp đỡ những người cần được giúp đỡ chứ không phải là hoạt động vui chơi. Đừng vì một trở ngại nào đó mà dập tắt "lửa" tình nguyện", đội trưởng Vương Đình Khánh nói. "Lửa tình nguyện không bao giờ tắt", đó là điều dễ thấy nhất trong những câu chuyện của những bạn sinh viên đang miệt mài với hoạt động tình nguyện, cũng như sự âm thầm đóng góp sức mình vào phong trào tình nguyện nói chung. 10 THÁNG 7 2016 Tài liệu SINH HOẠT CHI ĐOÀN

GÓC NHÌN TRẺ Bạn Chu Thương Minh Trang (sinh viên Học viện Y dược

GÓC NHÌN TRẺ Bạn Chu Thương Minh Trang (sinh viên Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam) là người đã tham gia hoạt động Tiếp sức mùa thi đến năm thứ 3. Trong kỳ thi lần này, Minh Trang là một trong những tình nguyện viên chương trình "Cùng em đi thi" của Thành đoàn Hà Nội, hỗ trợ những thí sinh có hoàn cảnh khó khăn dự thi THPT Quốc gia. Trang cho biết, trong suốt 3 năm đại học, không năm nào Trang không tham gia hoạt động tình nguyện mùa hè. Năm ngoái, Trang cùng với Đoàn trường Y dược cổ truyền hỗ trợ các thí sinh tại điểm thi ở trường nên đã có nhiều kinh nghiệm. Trang nói: "Là sinh viên học ở Hà Nội đã mấy năm nên em đã có kinh nghiệm sống cũng như học tập cho nên việc hỗ trợ cho các bạn sẽ có thuận lợi nhất định. Bên cạnh đó, em cũng đã từng là thí sinh được các anh chị TNV giúp đỡ rất nhiệt tình nên em muốn tiếp tục giúp đỡ cho nhiều bạn khác giống như em trước đây. Em muốn giúp các bạn có tinh thần thoải mái nhất để tự tin khi vào phòng thi, bởi khi mà mình tự tin thì sẽ có kết quả làm bài tốt nhất". Bạn Nguyễn Trác Tuấn Anh được mệnh danh là tình nguyện viên "tí hon" của trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Năm nay 23 tuổi, Tuấn Anh chỉ cao 1 m 40, nặng 30 kg. Dáng người bé nhỏ khiến cuộc sống, việc học của Tuấn Anh cũng gặp nhiều khó khăn. Lên ĐH sống trong KTX, Tuấn Anh cũng chẳng thể dễ dàng treo được đồ lên dây phơi như các bạn… nhưng cậu vẫn nộp đơn đăng ký vào đội SVTN trường Đại học Bách khoa. Tuấn Anh nói: “Vẫn biết rằng công việc tình nguyện đòi hỏi thể lực tốt, nhưng mình vẫn quyết tâm tham gia và hoàn thành nhiệm vụ. Ở đội SVTN Bách khoa, không chỉ có mình mà còn rất nhiều bạn khác, kể cả bạn nữ cũng có ngoại hình “thấp bé nhẹ cân” nhưng vẫn rất hăng hái đó thôi. Sức trẻ, khát khao cống hiến cho các hoạt động cộng đồng là động lực lớn nhất để chúng mình có thể vượt qua mọi trở ngại”. Ở đội của mình, Tuấn Anh được giao những công việc phù hợp với khả năng của bạn. Bạn rất tự hào vì được đóng góp sức mình cho cộng đồng, làm công việc giúp đỡ các thí sinh giống như chính bạn đã từng được giúp đỡ vài năm trước. Còn rất nhiều việc làm ý nghĩa khác sinh viên tình nguyện trong mùa hè này, xã hội ghi nhận và biết ơn các bạn vì tinh thần cống hiến hết mình ấy. Nguồn: Dantri. com. vn