TP HUN GIO VIN TING ANH LP 5

  • Slides: 13
Download presentation
TẬP HUẤN GIÁO VIÊN TIẾNG ANH LỚP 5 THEO SGK CHƯƠNG TRÌNH MỚI I.

TẬP HUẤN GIÁO VIÊN TIẾNG ANH LỚP 5 THEO SGK CHƯƠNG TRÌNH MỚI I. Mục tiêu của chương trình SGK Tiếng Anh mới. - Day và học TA tiểu học nhằm giúp hs có một công cụ giao tiếp mới, bước đầu có khả năng giao tiếp đơn giản bằng TA một cách tự tin. Tạo tiền đề để các em có thể sử dụng TA trong học tập, hình thành thói quen học tập suốt đời để trở thành những công dân tương lai trong thời kỳ hội nhập. - Sau khi kết thúc chương trình TA. T H, hs có thể giới thiệu đơn giản bằng TA thông qua 4 kỹ năng : Nghe-Nói-Đọc -Viết. Hs có thể đạt được trình độ tương đương cấp độ A 1 của Khung Tham chiếu chung Châu u. Cụ thể là: - Có thể hiểu và sử dụng các kiểu diển đạt quen thuộc hằng ngày và những cụm từ đơn giản nhằm thỏa mãn nhu cầu giao tiếp, cu thể. Các em có thể tự giới thiệu mình hoặc gt người khác, có thể hỏi và trả lời các câu hỏi về thông tin cá nhân nơi ở, những người mà mình biết và những thứ mình có. Có thể gt một cách đơn giản với điều kiện người cùng giao tiếp nói chậm , rõ ràng và sẵn sàng trợ giúp.

Xuất phát từ mục tiêu trên nên điểm mới của CT TA mới là

Xuất phát từ mục tiêu trên nên điểm mới của CT TA mới là phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh, chú trọng vào 2 kỹ năng Nghe và Nói. II. Đường hướng dạy học: 1. Lấy hs làm trung tâm. (xem hs là chủ thể của quá trình dạy-học, hs học tốt nhất thông qua tự khám phá, thông qua tương tác theo cặp nhóm để phát triển kỷ năng nghe-nói- đọc- viết …) 2. Đường hướng giao tiếp. (là học ngôn ngữ để giao tiếp, do đó năng lực gtiếp của dưới các hình thức nghe-nói-đọc-viết phải là đích của quá trình day học, • Phương pháp giảng dạy : - Học qua tương tác. - Học qua trực quan. - Học thông qua trò chơi - Các hình thức tương tác trong lớp học : gv, tương tác với hs , hs-hs cặp, nhóm, hs tự khám phá.

III. Quy trình dạy 4 kỷ năng: Nghe – Nói – Đọc - Viết.

III. Quy trình dạy 4 kỷ năng: Nghe – Nói – Đọc - Viết. 1. Kỷ năng dạy nghe: Các mục dạỵ nghe hiểu trong sgk là: Listen and tick/ listen and number Listen and match/ listen and complete. * Quy trình: ( chia làm 3 giai đoạn: Trước, trong và sau khi nghe) * Trước khi nghe: Gv cần chuẩn bị tâm thế cho hs. (Hs phải hiểu được yc để biết chính xác mình phải nghe gì, làm gì) - Gv giới thiệu tình huống của bài nghe( Dùng tranh ảnh từ sgk, dùng TA đơn giản để giới thiệu, gv đưa ra những câu hỏi gợi mở dẫn dắt để hs cho ý kiến, cho hs dự đoán trước câu trả lời …) * Trong khi nghe: (hs tập trung nghe để hiểu thông tin từ nội dung bài nghe) - Cho hs nghe 2 -3 lần ( lần 1, nghe bao quát và hiểu nội dung chính toàn bài

Lần 2, nghe lựa chọn thông tin để trả lời câu hỏi theo y/c

Lần 2, nghe lựa chọn thông tin để trả lời câu hỏi theo y/c cụ thể) - Cá nhân hs tự so sánh với câu trả lời theo k/q dự đoán trước khi nghe; cho hs thảo luận, so sánh bài làm theo cặp hoặc nhóm- thống nhất kq trong nhóm. - Gv gọi đại diện 1 vài nhóm trình bày k/q ; các nhóm còn lại nhận xét. - Gv cho nghe lại lần 3 để ktra kq. * Sau khi nghe: yc hs nhìn tranh và nói lai nội dung bài nghe - GV có thể đặt một số câu hỏi về nội dung bài nghe - ( Đây là hđ củng cố bài) Lưu ý: - Gv không nên bắt ép hs trả lời khi chưa sẵn sàng. - Câu trả lời của hs dù đúng hay sai cần được kiểm tra bằng cách cho hs nghe lại đĩa.

2. Quy trình dạy nói: - Dạy nói trong sgk ở các mục: (Look

2. Quy trình dạy nói: - Dạy nói trong sgk ở các mục: (Look listen and repeat, look and say, point and say, talk, chant, sing, let’s play ) a. (Look) , listen and repeat. - Đây là phần kết hợp dạy nghe và nói. Mục tiêu chính của phần này là giới thiệu mẫu câu. Phần này ít từ mới nên không nên dạy từ trước) b. Look/point and say. - Đây là bài luyện tập nói có kiểm soát (controlled practice) * Quy trình: • Nêu nhiệm vụ nói, yêu cầu HS quan sát tranh, nhận dạng các nhân vật. • Giới thiệu và giải thích nghĩa của từ ngữ gợi ý. Giới thiệu cấu trúc câu/hiện tượng ngữ pháp nếu có.

- Gợi ý cho HS làm mẫu (hỏi và trả lời theo cặp). GV

- Gợi ý cho HS làm mẫu (hỏi và trả lời theo cặp). GV có thể làm mẫu cùng với HS. - Yêu câu HS nhắc lại (đồng thanh) để nắm được mẫu câu. (chú ý cách phát âm từ, ngữ điệu câu). Đổi vai đối thoại. - HS luyện tập theo cặp (hỏi và trả lời) - GV gọi 1 vài cặp diễn lại, HS khác cho nhận xét. - GV kiểm tra HS có hiểu bài không, cho cả lớp nhắc lại, lưu ý sửa lỗi phát âm. c. Talk Đây là bài luyện tập ít kiểm soát hơn/ tự do hơn (less/ free controlled practice). Quy trình: - Nêu nhiệm vụ nói, HS quan sát tranh, nhận dạng các nhân vật. - Cho HS ôn luyện các từ ngữ và cấu trúc câu đã học (ở phần trên) - GV có thể làm mẫu với cả lớp hoặc cho HS làm mẫu câu đầu tiên. - HS nhắc lại (đồng thanh), lưu ý. : HS đổi vai cho nhau.

- HS luyện tập theo cặp/nhóm. - Gọi 1 hoặc 2 cặp HS trình

- HS luyện tập theo cặp/nhóm. - Gọi 1 hoặc 2 cặp HS trình bày trước lớp. Cả lớp cho nhận xét. - GV hỏi để kiểm tra sự hiểu bài của HS. - Cho cả lớp nhắc lại, lưu ý sửa lỗi phát âm (các âm khó) d. Fun time (Lesson 2/ Lesson 3 - T. A 5) Học tiếng Anh thông qua học hát hoặc tham gia các trò chơi ngôn ngữ sẽ tạo niềm vui, hứng thú và giải trí cho HS. Quy trình: DẠY HÁT GV treo tờ giấy to có viết sẵn lời bài hát trên bảng, yêu cầu HS nghe và nhắc lại theo đúng trọng âm, nhịp điệu đoạn vần có gắn với chủ đề bài học. Củng cố, ôn luyện từ và cấu trúc đã học hoặc giới thiệu từ và cấu trúc ngữ pháp mới nếu có (chú ý luyện phát âm từ, ngữ điệu câu). Cho HS nghe bài hát qua đĩa CD một lượt. HS nghe và nhắc lại từng câu (đúng nhịp điệu và ngữ điệu câu)

- HS học hát từng câu theo GV/CD vài lần để có thể nhớ

- HS học hát từng câu theo GV/CD vài lần để có thể nhớ thuộc lòng. - Gọi 1 hoặc 2 nhóm HS hát lại trước lớp. - khuyến khích hát cá nhân - GV có thể cho nhận xét, khen ngợi các em * DẠY TRÒ CHƠI: Học tiếng Anh thông qua trò chơi để tăng cường kĩ năng giao tiếp, tinh thần hợp tác, quyết đoán và tự tin. * Quy trình: - Nêu mục đích, yêu cầu của trò chơi. Giải thích luật chơi, cách sử dụng các thiết bị hỗ trợ (dùng tiếng Anh đơn giản, có thể kết hợp dùng tiếng Việt). - Cho HS thực hành trò chơi (thường theo nhóm/ cặp/ cá nhân) Chọn nhóm/cặp HS trình diễn trước lớp thể hiện qua hoạt động nghe, nói (hoặc viết) bằng tiếng Anh kết hợp với hành động. HS còn lại quan sát và cho nhận xét. GV đánh giá, cho điểm thành tích của nhóm/cặp HS.

GV có thể hỏi 1 số câu hỏi để kiểm tra sự hiểu nội

GV có thể hỏi 1 số câu hỏi để kiểm tra sự hiểu nội dung trò chơi. GV cho cả lớp nhắc lại nội dung trò chơi, chú ý sửa lỗi phát âm cho HS. 3. DẠY ĐỌC Mục tiêu dạy học của kĩ năng này là nhằm rèn luyện và phát triển kĩ năng đọc hiểu của HS (Đọc để tìm thông tin cụ thể/ tìm ý chính của bài đọc) Bài Đọc là mục 3. Read and do the tasks trong Lesson 3 bao gồm các loại bài tập sau: -Tick T (true) or F (false)/ Tick Yes or No; -Read and tick the right picture/ Read and number the pictures; Read and match the words that go together; Read answer; Read and write short answers; -Read and complete (with the words provided in the box) -Read and find the words that the underlined words refer to;

Quy trình dạy Đọc *Tiến trình dạy một bài Đọc hiểu gồm các bước

Quy trình dạy Đọc *Tiến trình dạy một bài Đọc hiểu gồm các bước cơ bản sau: - Nêu nhiệm vụ bài Đọc hiểu, yêu cầu HS quan sát tranh, nhận dạng nv (dùng tranh ảnhphóng to, đồ vật thật, nếu có, …) Hỏi một số câu hỏi dẫn dắt (guiding questions) có liên quan đến chủ đề của bài đọc. - Giới thiệu và giải thích nghĩa của từ mới. Giới thiệu qua cấu trúc (nếu có) - Yêu cầu HS đọc nhanh các câu hỏi để nắm được yêu cầu về thông tin cần tìm trước khi các em đọc. - Cho HS đọc cá nhân (đọc thầm) và tự trả lời các câu hỏi, GV đi quanh lớp kiểm soát và gợi ý cho hs(nếu cần) - Yêu cầu HS so sánh câu trả lời với bạn theo từng cặp(pair work) - Chỉ định một số HS trình bày kết quả (hỏi và trả lời theo cặp), hs khác nx - Cung cấp đáp án và giải thích nếu cần thiết. - Cho cả lớp đọc lại bài Đọc (đọc đồng thanh) để luyện âm, lưu ý sửa lỗi phát âm (từ mới, âm khó) - Củng cố bài: kiểm tra HS có hiểu bài không bằng cách hỏi thêm 1 số câu hỏi. Có yêu cầu 1 số HS tóm tắt bài đọc (qua hình thức nói hoặc về nhà viết)

4. DẠY VIẾT - Mục tiêu dạy Viết là nhằm rèn luyện và phát

4. DẠY VIẾT - Mục tiêu dạy Viết là nhằm rèn luyện và phát triển kĩ năng viết cho HS. Bài Viết giúp học sinh tái tạo lại từ vựng và đặc biệt cấu trúc câu đã học. Hs có cơ hội tập viết để củng cố từ ngữ phục vụ năng lực giao tiếp hay các chức năng ngôn ngữ theo nội dung chủ đề của bài học. Bài Viết trong SGK ‘TIÊNG ANH 5’ (Tập Một): là mục 3. Write about … trong Lesson 3, bao gồm các loại bài tập sau: Write an e-mail; - Write an invitation - Write a card (to a birthday party); - Write your diary; - Write about your dream job; - Write about your favourite book; - Write in the speech bubbles (based on the previous reading passage); - Write the right words (based on the reading passage); - Write about how you learn English.

*Quy trình dạy Viết -Tiến trình dạy một bài Viết gồm các bước cơ

*Quy trình dạy Viết -Tiến trình dạy một bài Viết gồm các bước cơ bản sau (tích hợp 3 bước lên lớp): - Nêu nhiệm vụ bài Viết. - Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận và hiểu rõ các từ ngữ / câu hỏi dẫn dắt. Một số bài Viết đòi hỏi HS phải đọc lại bài Đọc hiểu hoặc đoạn viết mẫu để nắm bắt ngữ cảnh theo chủ đề. - Giới thiệu và giải thích nghĩa của từ mới (nếu có), khẳng định các mẫu câu đã học ở phần trước. - Làm mẫu câu đầu tiên (lưu ý HS dựa vào từ ngữ gợi ý cho sẵn kết hợp với việc áp dụng các mẫu câu đã học - Cho cá nhân HS tự viết. GV đi quanh lớp kiểm soát và gợi ý cho HS nếu cần thiết (ví dụ: cung cấp từ mới) - Yêu cầu HS so sánh câu trả lời với bạn theo cặp hoặc theo nhóm (pair work/groupwork) - Chỉ định một số HS trình bày kết quả (lên bảng viết lại, sau đó đọc to cho cả lớp), HS khác quan sát và cho nhận xét. Có thể dùng đền chiếu OHP để kiểm tra được nhiều HS. - Cung cấp đáp án và giải thích nếu cần thiết.

-Sửa lỗi chính tả, cú pháp, dấu ngắt câu HS thường mắc phải. *Củng

-Sửa lỗi chính tả, cú pháp, dấu ngắt câu HS thường mắc phải. *Củng cố bài: - Cho HS chép lại bài Viết vào vở hoặc đọc lại các bài viết của một vài cá nhân tiêu biểu. - Yêu cầu HS có thể liên hệ chủ đề bài viết với bản thân và viết thêm (ở nhà).