TNG QUAN CC VN AN TON V AN

  • Slides: 46
Download presentation
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ AN TOÀN VÀ AN NINH HẠT NH N TRÊN

TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ AN TOÀN VÀ AN NINH HẠT NH N TRÊN THẾ GIỚI VÀ MỘT VÀI SUY NGHĨ CHO VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM TỚI PGS. TS. Vương Hữu Tấn Hội Năng lượng nguyên tử Việt Nam Hà Nội, 7 -2018 1

Nội dung 1. Mở đầu 2. ATBX, ATVC, AT quản lý chất thải phóng

Nội dung 1. Mở đầu 2. ATBX, ATVC, AT quản lý chất thải phóng xạ 3. An toàn Cơ sở hạt nhân 4. Chuẩn bị và ƯPSC bức xạ và hạt nhân 5. Sự tương thích QĐPL về AT và ANHN 6. Bồi thường thiệt hại hạt nhân 7. An ninh hạt nhân Designed by Luu Nam Hai 2

1. Mở đầu - An toàn và an ninh hạt nhân là vấn đề

1. Mở đầu - An toàn và an ninh hạt nhân là vấn đề quan tâm của cộng đồng quốc tế trong triển khai ứng dụng năng lượng nguyên tử phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế thường niên đều tiến hành đánh giá các vấn đề lớn về an toàn và an ninh hạt nhân trên thế giới và kiến nghị các hoạt động cần phải được tập trung quan tâm ở phạm vi quốc tế để giải quyết các thách thức đang đặt ra cho công đồng hạt nhân trên toàn thế giới về an toàn và an ninh hạt nhân. - Báo cáo này hệ thống các vấn đề về an toàn và an ninh hạt nhân được IAEA quan tâm gần đây và trên cơ sở đó kiến nghị các nhiệm vụ cụ thể về công tác bảo đảm an toàn và an ninh hạt nhân của Việt Nam. Trên cơ sở đó các cơ quan có liên quan như Hội đồng An toàn hạt nhân quốc gia, Bộ Khoa học và Công nghệ, các Bộ, ngành và địa phương cần quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ có liên quan của mình để tăng cường hơn nữa công tác quản lý nhà nước về an toàn bức xạ và hạt nhân. Designed by Luu Nam Hai 3

Nội dung 1. Mở đầu 2. ATBX, ATVC, AT quản lý chất thải phóng

Nội dung 1. Mở đầu 2. ATBX, ATVC, AT quản lý chất thải phóng xạ 3. An toàn Cơ sở hạt nhân 4. Chuẩn bị và ƯPSC bức xạ và hạt nhân 5. Sự tương thích Quy định PL về AT và ANHN 6. Bồi thường thiệt hại hạt nhân 7. An ninh hạt nhân Designed by Luu Nam Hai 4

2. An toàn bức xạ, an toàn vận chuyển và an toàn quản lý

2. An toàn bức xạ, an toàn vận chuyển và an toàn quản lý chất thải phóng xạ (1/16) 2. 1. An toàn bức xạ 2. 1. 1. Bảo vệ bức xạ cho bệnh nhân - - Ứng dụng bức xạ trong y tế là loại hình ứng dụng NLNT phổ biến nhất và chiếm trọng số cao nhất hiện nay trong các loại ứng dụng NLNT. Xạ trị là một công nghệ hiệu quả trong điều trị ung thư với trên 5 triệu ca điều trị hàng năm trên toàn cầu. Chẩn đoán hình ảnh y học hạt nhân được tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm vừa qua. Tuy nhiên, trong việc ứng dụng các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh vẫn còn đến 20 -50% trường hợp chiếu xạ là không cần thiết và bất hợp lý. Vì vậy việc giảm liều chiếu xạ bệnh nhân vẫn tiếp tục là vấn đề hết sức cần thiết và cấp bách hiện nay. IAEA đã đưa ra khuyến cáo các tiêu chí thích hợp cho việc giảm liều chiếu bệnh nhân, thiết lập hệ thống giám sát quy trình theo dõi liều bệnh nhân và đã tổ chức nhiều Hội nghị chuyên đề về các vấn đề này trong 2 năm qua 5 Designed by Luu Nam Hai

2. An toàn bức xạ, an toàn vận chuyển và an toàn quản lý

2. An toàn bức xạ, an toàn vận chuyển và an toàn quản lý chất thải phóng xạ (2/16) 2. 1. 1. Bảo vệ bức xạ cho bệnh nhân (tt) - Ở trong nước, vấn đề giảm liều bệnh nhân cũng đã được đưa ra trong Hội nghị pháp quy hạt nhân toàn quốc lần thứ 2, tuy nhiên vẫn chưa có các hành động để xử lý các bất cập. Vì vậy, cần phải quan tâm để triển khaitiếp tục các khuyến cáo tại Hội nghị Pháp quy lần thứ 2 cũng như theocác yêu cầu mới của IAEA. Cụ thể như sau: + Kiểm tra việc tổ chức thực hiện chỉ đạo Bộ Y tế về việc bắt buộc các cơ sở y tế phải sử dụng các kết quả chụp ảnh của nhau trong chẩn đoán. + Bộ KH&CN phối hợp với Bộ Y tế triển khai áp dụng quy trình giám sát liều chiếu xạ bệnh nhân và áp dụng các tiêu chí thích hợp của IAEA trong giám sát liều bệnh nhân. + Bộ KH&CN định kỳ tổ chức đánh giá liều chiếu xạ bệnh nhân trong cả nước và đề xuất các giải pháp cụ thể giảm liều bệnh nhân. Designed by Luu Nam Hai 6

2. An toàn bức xạ, an toàn vận chuyển và an toàn quản lý

2. An toàn bức xạ, an toàn vận chuyển và an toàn quản lý chất thải phóng xạ (3/16) 2. 1. 2. An toàn cho nhân viên bức xạ - An toàn cho nhân viên bức xạ là quan tâm chung trên thế giới để giảm thiểu các rủi ro về sức khỏe cho nhân viên bức xạ. Hiện nay số lượng nhân viên bức xạ tăng nhanh cùng với việc đẩy mạnh ứng dụng NLNT. Tuy nhiên, việc đào tạo bổ sung, cập nhật kiến thức về chuyên môn và an toàn bức xạ cho nhân viên bức xạ còn hạn chế, chưa kể có thêm nhiều công nghệ kỹ thuật mới được đưa vào áp dụng trong những năm gần đây. Tất cả các vấn đề này đã đặt ra yêu cầu phải quan tâm nhiều hơn về bảo đảm an toàn cho nhân viên bức xạ. - IAEA đã tổ chức nhiều khóa huấn luyện về an toàn bức xạ trong những năm qua cho các nước và các khu vực, đồng thời xây dựng các hệ thống cơ sở dữ liệu về chiếu xạ nghề nghiệp trong các lĩnh vực y tế, công nghiệp và nghiên cứu. Riêng chụp ảnh phóng xạ công nghiệp có riêng một hệ thống thông tin ISEMIR-IR để chia sẻ thông tin và giúp các cơ sở chụp ảnh phóng xạ giảm liều và tối ưu hóa trong chụp ảnh phóng xạ nhằm giảm liều cho nhân viên bức xạ. Designed by Luu Nam Hai 7

2. An toàn bức xạ, an toàn vận chuyển và an toàn quản lý

2. An toàn bức xạ, an toàn vận chuyển và an toàn quản lý chất thải phóng xạ (4/16) 2. 1. 2. An toàn cho nhân viên bức xạ (tt) - Để làm tốt hơn việc bảo đảm an toàn cho nhân viên bức xạ, IAEA khuyến cáo tăng cường công tác đào tạo, xây dựng các hệ thống quốc gia về bảo vệ sức khỏe và an toàn cho nhân viên bức xạ phù hợp với các tiêu chuẩn an toàn bức xạ mới của IAEA và phát triển các mạng lưới khu vực về ALARA để hỗ trợ cho việc bảo đảm an toàn bức xạ. Đối với Việt Nam các vấn đề sau cần được quan tâm: + Tăng cường công tác kiểm soát chiếu xạ nghề nghiệp. + Xây dựng cơ sở dữ liệu về liều chiếu xạ của nhân viên bức xạ trong cả nước phù hợp với các tiêu chuẩn của IAEA. + Yêu cầu các cơ sở chụp ảnh phóng xạ công nghiệp sử dụng hệ thống thông tin ISEMIR-IR của IAEA trong tối ưu hóa chụp ảnh phóng xạ nhằm giảm liều chiếu xạ cho nhân viên. Designed by Luu Nam Hai 8

2. An toàn bức xạ, an toàn vận chuyển và an toàn quản lý

2. An toàn bức xạ, an toàn vận chuyển và an toàn quản lý chất thải phóng xạ (5/16) 2. 1. 3. Bảo vệ bức xạ cho cộng đồng - Các tai nạn hạt nhân như Chernobyl và Fukushima đã làm phát tán phóng xạ ra môi trường gây nhiễm bẩn phóng xạ cho lương thực phẩm và nước uống. Công tác thông tin tuyên truyền trong các tai nạn như vậy nếu làm không tốt cũng gây ra những lo lắng cho người dân và làm xã hội bất an. IAEA đã phối hợp với các tổ chức như FAO, WHO xuất bản TECDOC về nhiễm bẩn phóng xạ trong lương thực phẩm và nước uống, trong đó đã cung cấp các tiêu chuẩn quốc tế liên quan. - Các nước tiếp tục cải tiến công tác thông tin về rủi ro của nhiễm bẩn phóng xạ cho người dân một cách dễ hiểu nhất tránh các hoang mang lo lắng không cần thiết, phổ biến các tiêu chuẩn hiện hành về chất phóng xạ trong lương thực phẩm và nước uống, và có các biện pháp giám sát chất phóng xạ trong lương thực phẩm và nước uống. Designed by Luu Nam Hai 9

2. An toàn bức xạ, an toàn vận chuyển và an toàn quản lý

2. An toàn bức xạ, an toàn vận chuyển và an toàn quản lý chất thải phóng xạ (6/16) 2. 1. 3. Bảo vệ bức xạ cho cộng đồng (tt) Đối với Việt Nam các nhiệm vụ sau cần được thực hiện: - Ban hành các tiêu chuẩn về hàm lượng các nguyên tố phóng xạ được phép trong các loại lương thực phẩm và nước uống. - Hoàn thiện cơ sở dữ liệu nền hiện nay của quốc gia về lĩnh vực này và lập kế họach quan trắc liên tục trong tương lai. Designed by Luu Nam Hai 10

2. An toàn bức xạ, an toàn vận chuyển và an toàn quản lý

2. An toàn bức xạ, an toàn vận chuyển và an toàn quản lý chất thải phóng xạ (7/16) 2. 1. 4. Bảo vệ bức xạ cho môi trường - Vấn đề quan tâm hiện nay của quốc tế là môi trường biển do ảnh hưởng của các chất thải hoạt độ cao được chôn lập dưới biển trước năm 1972 và chất thải hoạt độ thấp và trung bình chôn lập xuống biển trước năm 1993 và các chất thải công nghiệp vẫn đang được chôn lập xuống biển có chứa các hạt nhân phóng xạ. IAEA đã xây dựng quy định để kiểm soát chất thải công nghiệp chôn lập xuống biển có chứa hạt nhân phóng xạ. Gần đây đã xuất bản tài liệu thống kê về các chất phóng xạ đã chôn lấp xuống biển và do tai nạn của các phương tiên vận chuyển có chứa chất phóng xạ trên biển từ năm 1940 đến nay làm cơ sở cho các nước tham khảo khi tổ chức nghiên cứu về phóng xạ môi trưởng biển. - Việt Nam là quốc gia biển. Do đó nghiên cứu phóng xạ môi trường biển cần được tiếp tục quan tâm. Cục ATBXHN cần đánh giá lại hiện trạng cơ sở dữ liệu về phóng xạ môi trường biển của nước ta và đề xuất các nhiệm vụ nghiên cứu liên quan nhằm hỗ trợ công tác quản lý nhà nước về phóng xạ môi trường biển Designed by Luu Nam Hai 11

2. An toàn bức xạ, an toàn vận chuyển và an toàn quản lý

2. An toàn bức xạ, an toàn vận chuyển và an toàn quản lý chất thải phóng xạ (8/16) 2. 2. Kiểm soát nguồn phóng xạ - Nguồn phóng xạ kín được sử dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống. Trong những năm vừa qua đã xảy ra nhiều vụ mất nguồn phóng xạgây nên tổn thương thậm chí chết người. Vì vậy hầu như các nước đều rất quan tâm thực hiện Bộ quy tắc ứng xử về an toàn và an ninh nguồn phóng xạ cũng như Hướng dẫn xuất nhập khẩu nguồn phóng xạ. IAEA đã có những dự án quốc tế và khu vực để hỗ trợ cho các quốc gia về vấn đề này, trong đó có cả hỗ trợ để chuyển trả nước sản xuất các nguồn phóng xạ đã qua sử dụng. Tuy nhiên, cũng có những cơ sở sản xuất nguồn phóng xạ hiện không còn tồn tại nữa nên việc chuyển tra lại là không thể. Vì vậy, các quốc gia cần phải xây dựng năng lực nội sinh của mình để thực hiện quản lý an toàn và an ninh nguồn phóng xạ. Designed by Luu Nam Hai 12

2. An toàn bức xạ, an toàn vận chuyển và an toàn quản lý

2. An toàn bức xạ, an toàn vận chuyển và an toàn quản lý chất thải phóng xạ (9/16) 2. 2. Kiểm soát nguồn phóng xạ Việt Nam cũng đã xảy ra một số sự cố mất nguồn phóng xạ gần đây. Do đó đây cũng là vấn đề chúng ta rất quan tâm. Cụ thể là các vấn đề sau: - Xem xét lại các quy định về kiểm soát việc nhập khẩu nguồn phóng xạ trên cơ sở phải có cam kết xuất trả lại khi hết hạn sử dụng hoặc cơ sở nhập khẩu phải có bảo đảm tài chính cho việc xử lý sau khi hết hạn sử dụng. - Xem xét lại các quy định về sử dụng an toàn và an ninh nguồn phóng xạ trên cơ sở các khuyến cáo mới của IAEA về Bộ quy tắc ứng xử về an toàn và an ninh nguồn phóng xạ. - Thu gom và lưu giữ tập trung các nguồn phóng xa đã qua sử dụng trong toàn quốc về Kho lưu giữ quốc gia để tránh xảy ra mất cắp do quản lý phân tán như hiện nay. Designed by Luu Nam Hai 13

2. An toàn bức xạ, an toàn vận chuyển và an toàn quản lý

2. An toàn bức xạ, an toàn vận chuyển và an toàn quản lý chất thải phóng xạ (10/16) 2. 3. Vận chuyển an toàn vật liệu phóng xạ - Hai vấn đề được quốc tế quan tâm là vận chuyển nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng và vận chuyển vật liệu phóng xạ hay nguồn phóng xạ khi mà các ứng dụng nguồn phóng xạ ngày một tăng trong đời sống xã hội. IAEA đã bổ sung các quy định (15 thay đổi) về vận chuyển an toàn vật liệu phóng xạ trong năm 2015. Các nước trên thế giới cần quan tâm xây dựng và hoàn thiện các quy định quản lý an toàn vận chuyển vật liệu phóng xạ và xây dựng năng lực giám sát pháp quy đối với hoạt động vận chuyển. Designed by Luu Nam Hai 14

2. An toàn bức xạ, an toàn vận chuyển và an toàn quản lý

2. An toàn bức xạ, an toàn vận chuyển và an toàn quản lý chất thải phóng xạ (11/16) 2. 3. Vận chuyển an toàn vật liệu phóng xạ (tt) - Đối với Việt Nam cần quan tâm các vấn đề sau: + Cập nhật và bổ sung các quy định quản lý an toàn vận chuyển vật liệu phóng xạ dựa trên các khuyến cáo mới của IAEA. + Xây dựng hoặc chấp thuận áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật của các container vận chuyển đối với từng loại nguồn phóng xạ và loại phương tiện vận chuyển. + Xây dựng năng lực kỹ thuật phục vụ cho việc thẩm định an toàn các container vận chuyển khi cấp phép vận chuyển và năng lực kỹ thuật kiểm soát vật liệu phóng xạ vận chuyển qua các cửa khẩu. Designed by Luu Nam Hai 15

2. An toàn bức xạ, an toàn vận chuyển và an toàn quản lý

2. An toàn bức xạ, an toàn vận chuyển và an toàn quản lý chất thải phóng xạ (12/16) 2. 4. An toàn quản lý chất thải và an toàn tháo dỡ - Đây là vấn đề vẫn được quốc tế quan tâm, đặc biệt đối với việc tháo dỡ các thiết bị hạt nhân hết hạn sử dụng (157 nhà máy điện hạt nhân, 170 thiết bị chu trình nhiên liệu hạt nhân và 180 lò nghiên cứu đã đóng cửa chờ tháo dỡ). Định kỳ IAEA đều tổ chức xem xét đánh giá lại Công ước chung về an toàn chất thải phóng xạ và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng. IAEA đang xây dựng tài liệu hướng dẫn đánh giá tích hợp về an toàn quản lý chất thải phóng xạ và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng. Sau tai nạn Fukushima, hiện nay IAEA đang có dự án xây dựng các quy định về tháo dỡ các cơ sở hạt nhân bị hư hại do tai nạn phải thảo dỡ, trong đó có nhiều vấn đề mới liên quan đến các chất thải phóng xạ phi truyền thống cần phải xử lý và quản lý an toàn. Designed by Luu Nam Hai 16

2. An toàn bức xạ, an toàn vận chuyển và an toàn quản lý

2. An toàn bức xạ, an toàn vận chuyển và an toàn quản lý chất thải phóng xạ (13/16) 2. 4. An toàn quản lý chất thải và an toàn tháo dỡ (tt) - Đối với Việt Nam cần quan tâm đến các vấn đề sau: + Cập nhật xem xét lại các quy định về an toàn quản lý chất thải phóng xạ và tháo dỡ cơ sở hạt nhân cả trong luật và các văn bản dưới luật. + Xem xét lại các quy định về đóng gói, dán nhãn và quản lý các chất thải hoạt độ thấp và trung bình của lò phản ứng hạt nhân Đà lạt, chất thải từ hoạt động tinh chế quặng phóng xạ và nguồn phóng xạ đã qua sử dụng. Designed by Luu Nam Hai 17

2. An toàn bức xạ, an toàn vận chuyển và an toàn quản lý

2. An toàn bức xạ, an toàn vận chuyển và an toàn quản lý chất thải phóng xạ (14/16) 2. 5. Phục hồi và bảo vệ môi trường Vấn đề quan tâm của quốc tế là việc phục hồi môi trường của các cơ sở khai thác chế biến quặng uran bảo đảm an toàn cho con người và môi trường. Đối với Việt Nam đây chưa phải là vấn đề cấp bách. Designed by Luu Nam Hai 18

2. An toàn bức xạ, an toàn vận chuyển và an toàn quản lý

2. An toàn bức xạ, an toàn vận chuyển và an toàn quản lý chất thải phóng xạ (15/16) 2. 6. Xây dựng năng lực về bảo đảm an toàn bức xạ, an toàn chất thải phóng xạ và an toàn vận chuyển - Đây là lĩnh vực ưu tiên của các quốc gia. IAEA cũng đã dành một nguồn lực rất lớn cho vấn đề này thông qua việc tổ chức các khóa đào tạo và huấn luyện để hỗ trợ các nước trong xây dựng chính sách, chiến lược, kế hoạch và thực thi các chương trình huấn luyện và đào tạo để nâng cao năng lực. Đối với Việt Nam cần triển khai các nhiệm vụ sau: + Xem xét việc xây dựng chính sách và chiến lược quốc gia về vấn đề huấn luyện và đào tạo chuyên môn nghiệp vụ và an toàn bức xạ trong các lĩnh vực liên quan đến ứng dụng NLNT. + Xây dựng và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động huấn luyện và đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ và an toàn bức xạ, đặc biệt trong y tế. + Xây dựng và thực hiện các chương trình huấn luyện và đào tạo cho các đối tượng khác nhau như cơ quan pháp quy, tổ chức ứng dụng bức xạ, tổ chức vận chuyển, … Designed by Luu Nam Hai 19

2. An toàn bức xạ, an toàn vận chuyển và an toàn quản lý

2. An toàn bức xạ, an toàn vận chuyển và an toàn quản lý chất thải phóng xạ (16/16) 2. 7. Tính hiệu quả pháp quy về an toàn bức xạ, an toàn chất thải và an toàn vận chuyển -Đây là vấn đề mà các nước đều phải quan tâm. IAEA cũng đã có các trợ giúp hiệu quả như tổ chức các đoàn đánh giá pháp quy tích hợp (IRRS), xây dựng hướng dẫn về phát triển cơ sở hạ tầng an toàn bức xạ, xây dựng hệ thống quản lý thông tin pháp quy (RAIS), hướng dẫn xây dựng hệ thống quản lý tích hợp của cơ quan pháp quy, … Đối với Việt Nam cần triển khai các nhiệm vụ sau: + Tổ chức triển khai thực hiện các khuyến cáo của Đoàn IRRS-2014. + Xây dựng Hệ thống quản lý tích hợp của Cục ATBXHN. + Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện cơ sở hạ tầng an toàn bức xạ quốc gia. + Nâng cấp và hoàn thiện hệ thống quản lý thông tin pháp quy RAISVN. Designed by Luu Nam Hai 20

Nội dung 1. Mở đầu 2. ATBX, ATVC, AT quản lý chất thải phóng

Nội dung 1. Mở đầu 2. ATBX, ATVC, AT quản lý chất thải phóng xạ 3. An toàn Cơ sở hạt nhân 4. Chuẩn bị và ƯPSC bức xạ và hạt nhân 5. Sự tương thích Quy định PL về AT và ANHN 6. Bồi thường thiệt hại hạt nhân 7. An ninh hạt nhân Designed by Luu Nam Hai 21

3. An toàn cơ sở hạt nhân (1/6) 3. 1. Nhà máy điện hạt

3. An toàn cơ sở hạt nhân (1/6) 3. 1. Nhà máy điện hạt nhân - Các vấn đề quốc tế quan tâm về an toàn nhà máy điện hạt nhân gồm an toàn vận hành, ngăn ngừa và loại trừ tai nạn nghiêm trọng, an toàn địa điểm và thiết kế, quản lý an toàn, vấn đề quản lý lão hóa, …. Do Việt Nam đã có chủ trương dừng dự án điện hạt nhân nên chúng ta tạm thời chưa dành sự quan tâm nhiều đến các vấn đề này, chủ yếu nên xem xét các quy định pháp quy cần điều chỉnh trong dự án Luật NLNT sửa đổi (nếu chủ trương sửa Luật NLNT được Quốc Hội đồng ý). Designed by Luu Nam Hai 22

3. An toàn cơ sở hạt nhân (2/6) 3. 2. Lò phản ứng nghiên

3. An toàn cơ sở hạt nhân (2/6) 3. 2. Lò phản ứng nghiên cứu - Bộ quy tắc ứng xử về an toàn lò nghiên cứu vẫn là một tài liệu quan trọng phục vụ quản lý an toàn lò nghiên cứu. Tuy nhiên, IAEA vẫn tiếp tục có các cải tiến hơn nữa về một số lĩnh vực như tăng cường hiệu quả pháp quy, bảo vệ bức xạ trong vận hành, lập kế hoạch ứng phó sự cố và lập kế hoạch tháo dỡ lò nghiên cứu. Từ kinh nghiệm của các nước trong vận hành lò phản ứng nghiên cứu, Hội nghị quốc tế về lò nghiên cứu năm 2015 đã đặt ra các nhiệm vụ sau cần phải được quan tâm bao gồm đánh giá an toàn dưới ánh sáng của bài học Fukushima, quản lý lão hóa, thẩm định an toàn định kỳ, tương tác giữa an toàn và an ninh và xây dựng cơ sở hạ tầng đối với các dự án lò phản ứng nghiên cứu mới. - Đối với Việt Nam các vấn đề sau cần được quan tâm: + Chuẩn bị cơ sở hạ tầng cho dự án lò phản ứng nghiên cứu mới. + Quản lý lão hóa và thẩm định an toàn định kỳ của lò phản ứng hạt nhân Đà lạt. Designed by Luu Nam Hai 23

3. An toàn cơ sở hạt nhân (3/6) 3. 3. Thiết bị chu trình

3. An toàn cơ sở hạt nhân (3/6) 3. 3. Thiết bị chu trình nhiên liệu hạt nhân - Thiết bị chu trình nhiên liệu hạt nhân gồm một số loại thiết bị như thiết bị chuyển hóa, làm giàu, chế tạo nhiên liệu, thiết bị lưu giữ nhiên liệu đã cháy trung gian, thiết bị tái chế, thiết bị giám sát chất thải, thiết bị phục vụ nghiên cứu phát triển. Vấn đề quan tâm là quản lý pháp quy các thiết bị chu trình nhiên liệu hạt nhân bao gồm việc thiết lập các chương trình thanh tra an toàn có tính đến các yêu cầu mới sau Fukushima. Đối với Việt Nam chúng ta chưa quan tâm đến vấn đề này. Designed by Luu Nam Hai 24

3. An toàn cơ sở hạt nhân (4/6) 3. 4. Cơ sở hạ tầng

3. An toàn cơ sở hạt nhân (4/6) 3. 4. Cơ sở hạ tầng an toàn của các nước bắt đầu chương trình điện hạt nhân - Để giúp các nước xây dựng cũng như đánh giá hiện trạng về cơ sở hạ tầng cho chương trình điện hạt nhân IAEA đã xuất bản 2 tài liệu quan trọng về “Các điểm mốc trong xây dựng cơ sở hạ tầng cho chương trình điện hạt nhân quốc gia” và “Thiết lập cơ sở hạ tầng an toàn cho chương trình điện hạt nhân quốc gia”. IAEA cũng tổ chức các đoàn đánh giá INIR và IRRS để giúp các nước đi vào phát triển điện hạt nhân đánh giá hiện trạng và đề xuất kế hoạch hoàn thiện cơ sở hạ tầng. Việt Nam đã thực hiện các nhiệm vụ này. Tuy nhiên, hiện nay dự án điện hạt nhân Ninh Thuận đã bị dừng nên chủ trương tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng cần phải được xem xét lại. Designed by Luu Nam Hai 25

3. An toàn cơ sở hạt nhân (5/6) 3. 5. Cơ sở hạ tầng

3. An toàn cơ sở hạt nhân (5/6) 3. 5. Cơ sở hạ tầng an toàn cho dự án lò nghiên cứu mới - Cơ sở hạ tầng an toàn cho dự án lò nghiên cứu mới gồm nguồn nhân lực phù hợp và các năng lực của quốc gia để thực thi các nhiệm vụ pháp quy cho lò nghiên cứu và thực hiện các nhiệm vụ quan trọng liên quan đến an toàn như đánh giá địa điểm, thẩm định thiết kế, đánh giá an toàn, cấp phép, xây dựng, vận hành thử và khai thác sử dụng an toàn lò phản ứng. Đối với Việt Nam các nhiệm vụ sau cần được quan tâm: - Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. - Nâng cao năng lực cho cơ quan pháp quy trong quản lý dự án lò nghiên cứu ở các giai đoạn khác nhau của dự án. - Xây dựng năng lực cho cơ quan vận hành về đánh giá địa điểm, thẩm định thiết kế, đánh giá an toàn, xây dựng, vận hành thử và vận hành chính thức. Designed by Luu Nam Hai 26

3. An toàn cơ sở hạt nhân (6/6) 3. 6. Tính hiệu quả pháp

3. An toàn cơ sở hạt nhân (6/6) 3. 6. Tính hiệu quả pháp quy về an toàn hạt nhân - Đây là vấn đề mà các nước có chủ trương phát triển điện hạt nhân rất quan tâm. IAEA cũng đã có các trợ giúp hiệu quả như tổ chức các đoàn đánh giá pháp quy tích hợp (IRRS), đoán đánh giá cơ sở hạ tầng INIR, xây dựng hướng dẫn về phát triển cơ sở hạ tầng an toàn bức xạ, hướng dẫn xây dựng hệ thống quản lý tích hợp của cơ quan pháp quy, … - Đối với Việt Nam do dự án điện hạt nhân Ninh Thuận dừng triển khai, nên chỉ cần triển khai các nhiệm vụ sau: + Tổ chức triển khai thực hiện các khuyến cáo của Đoàn IRRS-2014, tập trung phục vụ cho dự án lò nghiên cứu mới. + Xây dựng Hệ thống quản lý tích hợp của Cục ATBXHN và nâng cao năng lực cho Cuc ATBXHN để quản lý pháp quy dự án lò nghiên cứu + Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện cơ sở hạ tầng an toàn phục vụ dự án lò nghiên cứu. + Xây dựng năng lực cho chủ đầu tư trong chuẩn bị triển khai dự án lò nghiên cứu và vận hành an toàn lò phản ứng nghiên cứu. Designed by Luu Nam Hai 27

Nội dung 1. Mở đầu 2. ATBX, ATVC, AT quản lý chất thải phóng

Nội dung 1. Mở đầu 2. ATBX, ATVC, AT quản lý chất thải phóng xạ 3. An toàn Cơ sở hạt nhân 4. Chuẩn bị và ƯPSC bức xạ và hạt nhân 5. Sự tương thích QĐPL về AT và ANHN 6. Bồi thường thiệt hại hạt nhân 7. An ninh hạt nhân Designed by Luu Nam Hai 28

4. Chuẩn bị và ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân (1/2)

4. Chuẩn bị và ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân (1/2) Vấn đề mà các quốc gia quan tâm là hoạt động thông tin cho công chúng trong quá trình chuẩn bị và ứng phó sự cố một cách dễ hiểu và sử dụng các công cụ thông tin mới cũng như thông tin cho quốc tế trong trường hợp xảy ra sự cố. Vấn đề chia sẻ thông tin về phóng xạ môi trường trong trường hợp sự cố cũng được các nước quan tâm. IAEA đã phát triển thang sự cố INES để thuận tiên cho các nước thông tin về sự cố liên quan đến nguồn phóng xạ. Ngoài ra, IAEA cũng đã thành lập Tiểu ban kỹ thuật để sửa đổi các tiêu chuẩn an toàn liên quan đến chuẩn bị và ứng phó sự cố. Designed by Luu Nam Hai 29

4. Chuẩn bị và ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân (2/2)

4. Chuẩn bị và ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân (2/2) Đối với Việt Nam cần phải thực hiện các nhiệm vụ sau: - Cập nhật các tiêu chuẩn an toàn mới của IAEA về chuẩn bị và ứng phó sựcố trong các văn bản quy phạm của nước ta. - Phân công cơ quan chủ trì khai thác cơ sở dữ liệu của Hệ thống thông tin quan trắc bức xạ quốc tế (IRMIS) và nghiên cứu áp dụng tiêu chuẩn số liệu trao đổi thông tin bức xạ quốc tế (IRIX) để trao đổi thông tin trong tình trạng sự cố bức xạ và hạt nhân. - Xây dựng các quy định về thông tin đại chúng và thông tin cho quốc tế trong trường hợp sự cố tai nạn bức xạ và hạt nhân. - Tổ chức diễn tập ứng phó sự cố cấp quốc gia để kiểm tra tính hiệu quả pháp quy đối với công tác ứng phó sự cố. Designed by Luu Nam Hai 30

Nội dung 1. Mở đầu 2. ATBX, ATVC, AT quản lý chất thải phóng

Nội dung 1. Mở đầu 2. ATBX, ATVC, AT quản lý chất thải phóng xạ 3. An toàn Cơ sở hạt nhân 4. Chuẩn bị và ƯPSC bức xạ và hạt nhân 5. Sự tương thích QĐPL về AT và ANHN 6. Bồi thường thiệt hại hạt nhân 7. An ninh hạt nhân Designed by Luu Nam Hai 31

5. Vấn đề tương thích giữa các quy định pháp luật về an toàn

5. Vấn đề tương thích giữa các quy định pháp luật về an toàn và an ninh hạt nhân - Theo đánh giá của IAEA, gần 80% các tài liệu tiêu chuẩn an toàn của IAEA đang được phát triển có các điểm chung với an ninh cần được xem xét thẩm định lại và ngược lại 80% các hướng dẫn an ninh có các nội dung liên quan đến an toàn cũng cần phải được thẩm định lại. - Quản lý an toàn và an ninh nguồn phóng xạ đã qua sử dụng đang là vấn đề được quan tâm trên thế giới, đặc biệt các nguồn phóng xạ hoạt độ cao và thời gian sống dài với những nước cơ sở hạ tầng còn yếu kém. Do đó đòi hỏi các nước phải dành sự quan tâm đặc biệt xây dựng quy định quản lý và nâng cao năng lực quản lý pháp quy lâu dài vì khi bị mất an ninh nguồn phóng xạ cũng sẽ dẫn đến mất an toàn. - Quản lý an toàn và an ninh lò nghiên cứu vẫn là chủ đề được quan tâm trên quốc tế. IAEA đã ban hành Tài liệu kỹ thuật về quản lý tương tác giữa an toàn và an ninh của lò nghiên cứu và có chương trình nghiên cứu phối hợp về lĩnh vực này. Designed by Luu Nam Hai 32

5. Vấn đề tương thích giữa các quy định pháp luật về an toàn

5. Vấn đề tương thích giữa các quy định pháp luật về an toàn và an ninh hạt nhân Vấn đề tích hợp hiệu quả các khía cạnh an toàn và an ninh trong ứng phó sự cố vẫn là thách thức đối với các nước. An ninh máy tính là vấn đề lớn đặt ra cho các cơ sở hạt nhân vì hiện tại các hệ thống điều khiển (I&C) trong các cơ sở hạt nhân là số hóa và kết nối mạng máy tính. IAEA đã xây dựng tài liệu hướng dẫn kỹ thuật về lĩnh vực này. Designed by Luu Nam Hai 33

5. Vấn đề tương thích giữa các quy định pháp luật về an toàn

5. Vấn đề tương thích giữa các quy định pháp luật về an toàn và an ninh hạt nhân Đối với Việt Nam các vấn đề cần quan tâm bao gồm: - Đánh gía lại hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về an toàn và an ninh để có thể xem xét điều chỉnh phù hợp ở những nơi có ảnh hưởng tương hỗ giữa an toàn và an ninh. - Hoàn thiện quy định quản lý an ninh các nguồn phóng xạ, đặc biệt các nguồn phóng xạ hoạt độ cao sống dài. - Đánh giá lại hệ thống quản lý an toàn và an ninh của lò phản ứng Đà lạt dựa trên Tài liệu kỹ thuật mới của IAEA. - Xây dựng văn bản quản lý và hướng dẫn về an toàn và an ninh cho lò nghiên cứu. - Xem xét tích hợp các khía cạnh về an toàn và an ninh trong kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân các cấp để có thể kiến nghị bổ sung, sửa đổi cần thiết. - Xây dựng quy định quản lý an ninh máy tính sử dụng trong các cơ sở hạt nhân, trước hết là cho lò nghiên cứu. Designed by Luu Nam Hai 34

Nội dung 1. Mở đầu 2. ATBX, ATVC, AT quản lý chất thải phóng

Nội dung 1. Mở đầu 2. ATBX, ATVC, AT quản lý chất thải phóng xạ 3. An toàn Cơ sở hạt nhân 4. Chuẩn bị và ƯPSC bức xạ và hạt nhân 5. Sự tương thích QĐPL về AT và ANHN 6. Bồi thường thiệt hại hạt nhân 7. An ninh hạt nhân Designed by Luu Nam Hai 35

6. Bồi thường thiệt hại hạt nhân - Chế độ bồi thường dân sự

6. Bồi thường thiệt hại hạt nhân - Chế độ bồi thường dân sự hiệu quả là quan trọng đối với các nước thành viên của IAEA. Mặc dù Công ước chung CSC đã có hiệu lực từ 15/4/2015, nhưng do các nguyên nhân khác nhau mà cho đến nay vẫn chưa đạt được một chế độ bồi thường hạt nhân toàn cầu. Đây là vấn đề mà IAEA và Nhóm chuyên gia bồi thường hạt nhân tiếp tục nghiên cứu, trong đó có cả trách nhiệm của chủ cơ sở sử dụng nguồn phóng xạ thuộc nhóm 1 và 2 đối với việc bồi thường và bảo đảm tài chính cho bồi thường tai nạn. - Đối với Việt Nam chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu về vấn đề này để tư vấn cho Chính phủ tham gia Công ước khi thích hợp và chỉnh sửa các quy định của Luật NLNT cho phù hợp với các quy định quốc tế, bao gồm cả quy định cho các nguồn phóng xạ thuộc nhóm 1 và 2. Designed by Luu Nam Hai 36

Nội dung 1. Mở đầu 2. ATBX, ATVC, AT quản lý chất thải phóng

Nội dung 1. Mở đầu 2. ATBX, ATVC, AT quản lý chất thải phóng xạ 3. An toàn Cơ sở hạt nhân 4. Chuẩn bị và ƯPSC bức xạ và hạt nhân 5. Sự tương thích QĐPL về AT và ANHN 6. Bồi thường thiệt hại hạt nhân 7. An ninh hạt nhân Designed by Luu Nam Hai 37

7. An ninh hạt nhân (2/2) 7. 1. Khuôn khổ pháp lý quốc tế

7. An ninh hạt nhân (2/2) 7. 1. Khuôn khổ pháp lý quốc tế - Bảo vệ thực thể là yếu tố cơ bản của an ninh hạt nhân. Công quốc tế về bảo vệ thực thể và phần sửa đổi đã có hiệu lực từ ngày 8/5/2016 sau khi đạt được 2/3 số nước thành viên ký và phê chuẩn. Phần sửa đổi có ảnh hưởng lớn đến việc giảm thiểu nguy cơ khủng bố do các quy định liên quan đến bảo vệ thực thể trong vận chuyển quốc tế, trong đó có quy định trách nhiệm quốc gia và hợp tác quốc tế giữa các quốc gia về vấn đề này. Công ước quốc tế về chống hành động khủng bố hạt nhân đã có 104 nước tham gia tính đến giữa năm 2016. Việt Nam đã ký và phê chuẩn các Công ước này. - Ngoài 2 văn bản pháp lý quốc tế bắt buộc nêu trên, còn có các văn bản không bắt buộc về an ninh hạt nhân bao gồm Quy tắc ứng xử về an toàn và an ninh nguồn phóng xạ và Hướng dẫn bổ sung xuất nhập khẩu nguồn phóng xạ. Việt Nam cũng đã sử dụng các hướng dẫn này trong xây dựng văn bản quy phạm về an toàn và an ninh nguồn phóng xạ. Tuy nhiên, cần nghiên cứu các sửa đổi bổ sung gần đây của IAEA để cập nhật và hoàn thiện các văn bản quy phạm trong nước. Designed by Luu Nam Hai 38

7. An ninh hạt nhân (2/2) 7. 2. Các vấn đề quan tâm của

7. An ninh hạt nhân (2/2) 7. 2. Các vấn đề quan tâm của IAEA về an ninh hạt nhân - Vấn đề quản lý pháp quy (cấp phép, thanh tra, cưỡng chế) đối với an ninh vật liệu phóng xạ và các thiết bị liên quan tiếp tục được IAEA quan tâm, trong đó đã làm rõ sự khác biệt trong quản lý pháp quy vật liệu phóng xạ với vật liệu hạt nhân và thiết bị hạt nhân. Ngoài ra, IAEA tiếp tục nghiên cứu cải tiến các quy định về an ninh nguồn phóng xạ. - Vấn đề kiểm soát an ninh hạt nhân tại các cửa khẩu tiếp tục được IAEA quan tâm và hỗ trợ cho các nước nâng cao năng lực và phối hợp quốc tế về vấn đề này. Ngoài ra, IAEA cũng xây dựng tài liệu kỹ thuật về đặc trưng của thiết bị giảm sát an ninh cửa khẩu nhằm tăng cường khả năng ghi nhận trên toàn cầu. - IAEA tham gia tổ chức phát triển các phương pháp và quy trình giám định hạt nhân, hỗ trợ xây dựng phòng thí nghiệm về giám định hạt nhân, đào tạo cán bộ cho các nước thành viên về giám định hạt nhân, xây dung cơ sở dữ liệu quốc gia về giám định hạt nhân. Designed by Luu Nam Hai 39

7. An ninh hạt nhân (2/2) 7. 2. Các vấn đề quan tâm của

7. An ninh hạt nhân (2/2) 7. 2. Các vấn đề quan tâm của IAEA về an ninh hạt nhân (tt) - IAEA thường xuyên cập nhật cơ sở dữ liệu về các sự cố và buôn bán bất hợp pháp nguồn phóng xạ (ITDB) với tổng số 29676 sự cố cho đến tháng 6/2016 và riêng trong năm báo cáo là 180 sự cố. IAEA đã có hướng dẫn và đào tạo về khai báo trực tuyến các sự cố về nguồn phóng xạ Web. INF. - IAEA hỗ trợ các nước thành viên phát triển và thực hiện kế hoạch hỗ trợ an ninh hạt nhân tích hợp, trong đó có hỗ trợ cho Việt Nam. - IAEA đã phát triển hệ thống quản lý thống tin an ninh hạt nhân (NUSIMS) nhằm hỗ trợ các nước tự đánh giá về chế độ an ninh hạt nhân quốc gia, theo dõi các tiến bộ đã đạt được và nhận diện các nhu cần phát triển. - IAEA bắt đầu xây dựng hướng dẫn về an ninh máy tính để trợ gíup cho các nước trong thực thi an ninh hạt nhân cho các cơ sở hạt nhân. Designed by Luu Nam Hai 40

7. An ninh hạt nhân (2/2) 7. 2. Các vấn đề quan tâm của

7. An ninh hạt nhân (2/2) 7. 2. Các vấn đề quan tâm của IAEA về an ninh hạt nhân (tt) - Các tài liệu hướng dẫn thực thi và hướng dẫn kỹ thuật liên quan đến an ninh hạt nhân của IAEA được ban hành và sẽ tiếp tục hoàn thiện gồm: an ninh vật liệu hạt nhân trong vận chuyển, giám định hạt nhân, duy trì chế độ an ninh hạt nhân, phát triển khuôn khổ quốc gia ứng phó các sự kiện an ninh hạt nhân, xây dựng năng lực về an ninh hạt nhân, hương dẫn kỹ thuật về an ninh hệ thống I&C của cơ sở hạt nhân, thiết lập hệ thống kiểm soát vật liệu hạt nhân với mục đích an ninh hạt nhân, … - 7 chương trình phối hợp nghiên cứu (CRP) về an ninh hạt nhân đã được IAEA tổ chức và đề nghị các nước tham gia cùng nghiên cứu, trong đó Việt Nam có thể tham gia một số chủ đề nghiên cứu về an ninh lò nghiên cứu, văn hóa an ninh và an ninh nguồn phóng xạ. - Dich vụ tư vấn trợ giúp của IAEA cho các nước thành viên gồm tư vấn về bảo vệ thực thể quốc tế (IPPAS) và tư vấn về an ninh hạt nhân quốc tế (INSServ), trong đó Việt Nam đã sử dụng dịch vụ IPPAS năm 2016. Designed by Luu Nam Hai 41

7. An ninh hạt nhân (2/2) 7. 2. Các vấn đề quan tâm của

7. An ninh hạt nhân (2/2) 7. 2. Các vấn đề quan tâm của IAEA về an ninh hạt nhân (tt) -Phát triển nguồn nhân lực về an ninh hạt nhân của IAEA gồm 2 phần là huấn luyện về an ninh hạt nhân thông qua mạng lưới các trung tâm hỗ trợ và huấn luyện an ninh hạt nhân (NSSC) và đào tạo sau đại học về an ninh hạt nhân thông qua mạng lưới giao dục an ninh hạt nhân quốc tế (INSEN). Nhiều hoạt động huấn luyện và đào tạo đã được IAEA tổ chức bao gồm cả việc xây dung các chương trình đào tạo về an ninh hạt nhân. - Hỗ trợ của IAEA về tăng cường an ninh hạt nhân và giảm thiểu rủi ro bao gồm hỗ trợ các nước xây dựng, sử dụng và duy trì DBT, xây dựng văn hóa an ninh hạt nhân, tăng cường an ninh cho các thiết bị chu trình nhiên liệu hạt nhân, kế toán và kiểm toán vật liệu hạt nhân cho mục tiêu an ninh hạt nhân, bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ, an ninh vận chuyển, an ninh hạt nhân trong các sự kiện lớn của quốc gia, … Designed by Luu Nam Hai 42

7. An ninh hạt nhân (2/2) 7. 3. Đề xuất cho Việt Nam -

7. An ninh hạt nhân (2/2) 7. 3. Đề xuất cho Việt Nam - Tiếp tục thực hiện kế hoạch hỗ trợ an ninh hạt nhân tích hợp của IAEA cho Việt Nam. - Cập nhật các văn bản mới của IAEA vào trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật và hướng dẫn pháp quy của Việt Nam, bao gồm cả sửa đổi Luật NLNT. - Xây dựng và thực hiện kế hoạch kiểm soát an ninh nguồn phóng xạ tại các cửa khẩu. - Xây dựng năng lực và cơ sở dữ liệu về giám định hạt nhân của quốc gia. - Xây dựng và thực hiện các chương trình huấn luyện và đào tạo về an ninh hạt nhân cho các đối tượng có liên quan, xem xét việc tổ chức đào tạo sau đại học về an ninh hạt nhân. Designed by Luu Nam Hai 43

7. An ninh hạt nhân (2/2) 7. 3. Đề xuất cho Việt Nam (tt)

7. An ninh hạt nhân (2/2) 7. 3. Đề xuất cho Việt Nam (tt) - Xây dựng Trung tâm hỗ trợ và huấn luyện an ninh hạt nhân quốc gia theo cam kết của Thủ tướng tại Hội nghị Thượng đỉnh an ninh hạt nhân nhằm hỗ trợ công tác đào tạo về an ninh và giám định hạt nhân. - Xây dựng văn hóa an ninh hạt nhân cho các tổ chức có liên quan. - Tham gia vào một số chương trình nghiên cứu phối hợp của IAEA (CRP) về an ninh hạt nhân. Designed by Luu Nam Hai 44

KẾT LUẬN Báo cáo đã tổng quan các hoạt động của IAEA về an

KẾT LUẬN Báo cáo đã tổng quan các hoạt động của IAEA về an toàn và an ninh hạt nhân trong hai năm qua để giải quyết các vấn đề quan tâm toàn cầu và hỗ trợ giải quyết các vấn đề của các nước thành viên. Trên cơ sở các hoạt động của IAEA và xuất phát từ tình hình trong nước, báo cáo đã đề xuất các nhiệm vụ cụ thể mà Việt Nam cần quan tâm triển khai thực hiện về các lĩnh vực an toàn và an ninh hạt nhân. Với trách nhiệm của Cơ quan pháp quy hạt nhân quốc gia, Cục ATBXHN cần nghiên cứu các đề xuất này và kiến nghị thành các nhiệm vụ cụ thể cần triển khai của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong những năm tới nhằm từng bước hoàn thiện các cơ sở hạ tầng an toàn và an ninh hạt nhân liên quan của Việt Nam theo các tiêu chuẩn an toàn và an ninh hạt nhân của IAEA. Designed by Luu Nam Hai 45

Trân trọng cảm ơn! 46

Trân trọng cảm ơn! 46