Tit 82 NGM TRNG Vng nguyt H Ch

  • Slides: 20
Download presentation
Tiết 82: NGẮM TRĂNG (Vọng nguyệt) Hồ Chí Minh Giáo viên: Nguyễn Thị Hà

Tiết 82: NGẮM TRĂNG (Vọng nguyệt) Hồ Chí Minh Giáo viên: Nguyễn Thị Hà Đông

Trước khi vào học cô lưu ý các em một số việc nhé: 1.

Trước khi vào học cô lưu ý các em một số việc nhé: 1. Chữ màu đỏ các em ghi vào vở học 2. Phần bài tập, cảm nhận, sưu tầm, … làm vào dưới nội dung bài học trong vở học luôn 3. Trong quá trình học các em tự trả lời câu hỏi giáo viên đặt ra trước khi xem gợi ý trả lời. 4. Sau bài học này các em sẽ có một bài tập làm để lấy điểm hệ số 1. Các em làm và nộp qua mail mà gvcn đã cung cấp nhé. 5. Tuần này các em chỉ học hai tiết 81; 82. Tiết 83; 84 là bài viết hai tiết số 5 (làm văn thuyết minh) khi nào đi học lại các em sẽ làm.

Trong thời gian 14 tháng bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam, Hồ

Trong thời gian 14 tháng bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam, Hồ Chí Minh đã viết tập “Nhật Kí Trong Tù” với 133 bài. Đó là một tác phẩm văn chương vô giá. Tiết 85: NGẮM TRĂNG Đặc biệt là những bài thơ viết về trăng. Tiết học hôm nay (Hồ Chí Minh) chúng ta sẽ được chứng kiến một cuộc “Ngắm Trăng” thất đặc biệt của Bác Hồ và cũng qua đó ta thấy vẻ dẹp tâm hồn của Bác thể hiện rất rõ trong bài thơ “Ngắm Trăng”

Tiết 82. Văn bản : NGẮM TRĂNG (Vọng nguyệt ) Hồ Chí Minh I.

Tiết 82. Văn bản : NGẮM TRĂNG (Vọng nguyệt ) Hồ Chí Minh I. Tìm hiểu chung. ( Đọc Chú thích * SGK / 37 + 38 ) Tập “Nhật kí trong tù” của Hồ Chí Minh được sáng tác trong hoàn cảnh như thế nào?

1. Tác giả: Hồ Chí Minh. 2. Tác phẩm: - Trích “Nhật Kí Trong

1. Tác giả: Hồ Chí Minh. 2. Tác phẩm: - Trích “Nhật Kí Trong Tù”. - Bác viết tại nhà tù ở tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Từ tháng 8/1942 ->9/1943. Bài thơ được trích trong tập thơ nào ? Bác viết trong hoàn cảnh nào ? - Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt. Bài thơ được làm theo thể thơ gì ?

Tiết 82: NGẮM TRĂNG (Vọng nguyệt) Hồ Chí Minh I. Tìm hiểu chung -

Tiết 82: NGẮM TRĂNG (Vọng nguyệt) Hồ Chí Minh I. Tìm hiểu chung - Bài thơ được sáng tác trong ngục tù của Tưởng Giới Thạch, in trong tập Nhật kí trong tù - Ngắm trăng được viết bằng chữ Hán, theo thể thơ tứ tuyệt, thể hiện tình yêu thiên nhiên và phong thái ung dung của Hồ Chí Minh

Tiết 82: I. Tìm hiểu chung II. Đọc- hiểu văn bản 1. Nội dung

Tiết 82: I. Tìm hiểu chung II. Đọc- hiểu văn bản 1. Nội dung NGẮM TRĂNG (Vọng nguyệt) Hồ Chí Minh

NGẮM TRĂNG Phiên âm Ngục trung vô tửu diệc vô hoa, Đối thử lương

NGẮM TRĂNG Phiên âm Ngục trung vô tửu diệc vô hoa, Đối thử lương tiêu nại nhược hà? Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt , Nguyệt tòng song khích khán thi gia. Dịch nghĩa Trong tù không rượu cũng không hoa, Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào? Người hướng ra trước song ngắm trăng sáng, Từ ngoài khe cửa, trăng ngắm nhà thơ. Dịch thơ ( bản dịch của Nam Trân) Trong tù không rượu cũng không hoa, Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ; Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ, Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

a. Hoàn cảnh ngắm trăng: Ngục trung vô tửu diệc vô hoa, Đối thử

a. Hoàn cảnh ngắm trăng: Ngục trung vô tửu diệc vô hoa, Đối thử lương tiêu nại nhược hà? - Hai câu thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng? (Điệp từ “vô” nhấn mạnh sự thiếu thốn; Câu hỏi tu từ “Đối thử lương tiêu nại nhược hà? ” thể hiện sự bối rối của một tâm hồn nghệ sĩ) - Câu thơ thứ hai thể hiện điều gì? (Tình yêu thiên nhiên mãnh liệt đã giúp Bác quên đi cảnh thiếu thốn đọa đày nơi tù ngục) - Qua đó, ta thấy tình yêu thiên nhiên trong Bác như thế nào? + Hoàn cảnh ngắm trăng: trong tù, bị đày đọa khổ sở + Không rượu, không hoa để thưởng lãm, khơi gợi nguồn thi hứng + Câu nghi vấn thể hiện tâm trạng xốn xang, bối rối trước cảnh trăng đẹp + Tâm hồn nghệ sĩ đích thực của Người: tình yêu thiên nhiên say đắm, dù là thân tù nhưng vẫn rung động mãnh liệt trước vẻ đẹp của trăng Hoàn cảnh ngắm trăng đặc biệt: trong nhà tù; không rượu, không hoa để thưởng lãm; khơi gợi nguồn thi hứng

b. Những hình ảnh đẹp: Hai câu thơ cuối : Nhân hướng song tiền

b. Những hình ảnh đẹp: Hai câu thơ cuối : Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt, Nguyệt tòng song khích khán thi gia Nhận xét cấu trúc của hai câu cuối

Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt Nguyệt tòng song khích khán thi gia

Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt Nguyệt tòng song khích khán thi gia Người ngắm trăng soi ngoài của sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ. Nhân Song Nguyệt Song Cấu trúc đối xứng Minh nguyệt Thi gia

Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt Nguyệt tòng song khích khán thi gia

Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt Nguyệt tòng song khích khán thi gia Người ngắm trăng soi ngoài của sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ. Sự hài hòa giữa chất THÉP và chất TÌNH Cuộc vượt ngục về tinh thần => chất THÉP Tình cảm giao hòa giữa trăng và người => chất TÌNH

NHÀ TÙ ĐEN TỐI THẾ GIỚI CỦA SỰ TÀN BẠO Song Sắt VẦNG TRĂNG

NHÀ TÙ ĐEN TỐI THẾ GIỚI CỦA SỰ TÀN BẠO Song Sắt VẦNG TRĂNG THƠ MỘNG THẾ GIỚI CỦA TỰ DO VÀ CÁI ĐẸP Song sắt nhà tù đã trở nên bất lực, vô nghĩa - Cấu trúc đối xứng : + Người vượt song sắt nhà tù để đến với vầng trăng tự do + Trăng cũng vượt song sắt nhà tù để ngắm nhà thơ - Cuộc vượt ngục về tinh thần => chất thép - Tình cảm giữa trăng và người => chất tình - Nghệ thuật nhân hóa “ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ” => Kẻ tri âm tìm đến người tri kỉ ( Bác và trăng là đôi bạn tri âm)

b. Những hình ảnh đẹp: Vầng - trăng soi qua song cửa nhà tù

b. Những hình ảnh đẹp: Vầng - trăng soi qua song cửa nhà tù làm rung động tâm hồn nhà thơ - Người tù Hồ Chí Minh với tâm hồn của một nhà thơ luôn hướng về cái đẹp

2. Nghệ thuật người nghệ sĩ lớn, thế giới bên trong và ngoài nhà

2. Nghệ thuật người nghệ sĩ lớn, thế giới bên trong và ngoài nhà tù, …sự đối sánh, tương phản vừa có tác dụng thể hiện sức hút cuarnhuwngx vẻ đẹp khác nhau ở bài thơ này, vừa thể hiện sự hô ứng, cân đối thường thấy trong thơ truyền thống. - Tài năng của chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc lựa chọn ngôn ngữ thơ Qua bài thơ em rút ra được ý nghĩa gì? 3. Ý nghĩa văn bản: Tác phẩm thể hiện tôn sự vinh cái đẹp của nhiên, tự của tâm hồn con người bất chấp hoàn cảnh ngục tù

Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa

Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên Xuân giang, xuân thuỷ, tiếp xuân thiên

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên Xuân giang, xuân thuỷ, tiếp xuân thiên Yên ba thâm xứ đàm quân sự Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền

Một canh… hai canh… lại ba canh Trằn trọc băn khoăn, giấc chẳng thành

Một canh… hai canh… lại ba canh Trằn trọc băn khoăn, giấc chẳng thành Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt, Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh.

Trăng vào cửa sổ đòi thơ Việc quân đang bận xin chờ hôm sau.

Trăng vào cửa sổ đòi thơ Việc quân đang bận xin chờ hôm sau. Chuông lầu chợt tỉnh giấc thu, Ấy tin thắng trận Liên khu báo về.

1. Học thuộc thơ, bài học 2. Tìm thêm các bài thơ của Bác

1. Học thuộc thơ, bài học 2. Tìm thêm các bài thơ của Bác viết về trăng 3. Các em và trang Web của trường (theo chỉ dẫn như hình bên dưới để làm bài kiểm tra và nộp theo địa chỉ gmail của giáo viên dạy Ngữ văn lớp mình. Bài kiểm tra này lấy điểm kiểm tra các em nhé!)