TIM NNG XUT KHU NNG THY SN CA

  • Slides: 34
Download presentation
TIỀM NĂNG XUẤT KHẨU NÔNG, THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM Mr. PHẠM TUẤN LONG

TIỀM NĂNG XUẤT KHẨU NÔNG, THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM Mr. PHẠM TUẤN LONG Phó Trưởng phòng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương Việt Nam (Điện thoại +84. 222. 05. 438; email: longpt@moit. gov. vn)

PHẦN I: TỔNG QUAN VÀ THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM

PHẦN I: TỔNG QUAN VÀ THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM

TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU 486, 2 tr. USD 4, 2 tỷ USD 18, 7

TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU 486, 2 tr. USD 4, 2 tỷ USD 18, 7 tỷ USD 29, 2 tỷ USD 33, 5 tỷ USD 35, 5 tỷ USD (năm 1986) (năm 2000) (năm 2016) (năm 2017) (năm 2018) • Năm 2018, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 480, 2 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu đạt 243, 5 tỷ USD, tăng 13, 2% so với năm 2017; nhập khẩu đạt 236, 7 tỷ USD, tăng 11, 1%; xuất khẩu nhóm hàng nông sản chủ lực đạt 26, 6 tỷ USD, tăng 2% so với năm 2017, chiếm 10, 9% tổng kim ngạch xuất khẩu. • 6 tháng năm 2019, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 122, 42 tỷ USD, tăng 7, 1% so với cùng kỳ 2018; xuất khẩu nhóm hàng nông thủy sản đạt 12, 3 tỷ USD, giảm 7, 7% so với cùng kỳ năm 2017, Trong đó có 5 mặt hàng có kim ngạch đạt trên 1 tỷ USD. • Đến nay, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam được sang hơn 200 thị trường, trong đó có nhiều thị trường phát triển như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc…

MẶT HÀNG VÀ THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM VỀ MẶT HÀNG NĂM

MẶT HÀNG VÀ THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM VỀ MẶT HÀNG NĂM 2018 VỀ THỊ TRƯỜNG NĂM 2018 • Thủy sản: 8, 8 tỷ USD 6 thị trường chủ lực gồm: • Rau quả: 3, 8 tỷ USD 1. Trung Quốc: 7, 26 tỷ USD (chiếm • Cà phê: 3, 5 tỷ USD 27, 3%) 2. Hoa Kỳ: 3, 54 tỷ USD (chiếm 13, 3%) • Hạt điều: 3, 3 tỷ USD 3. EU: 4 tỷ USD (chiếm 15%) • Gạo: 3 tỷ USD 4. ASEAN: 2, 64 tỷ USD (chiếm 10%) • Hồ tiêu: 0, 76 tỷ USD 5. Nhật Bản: 1, 77 tỷ USD (chiếm 6, 6%) 6. Hàn Quốc: 1, 15 tỷ USD (chiếm 4, 3%)

PHẦN II: CÁC NGÀNH HÀNG NÔNG, THỦY SẢN CHỦ LỰC

PHẦN II: CÁC NGÀNH HÀNG NÔNG, THỦY SẢN CHỦ LỰC

TIỀM NĂNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN - Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

TIỀM NĂNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN - Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đứng thứ 5 trên thế giới, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 -2018 đạt 5, 8%/năm. - Thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang 185 nước và vùng lãnh thổ. 3 thị trường chính là EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản chiếm trên 60% tỷ trọng.

TIỀM NĂNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN (tiếp) 2010 5, 02 tỷ USD 2018 8,

TIỀM NĂNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN (tiếp) 2010 5, 02 tỷ USD 2018 8, 8 tỷ USD Tình hình xuất khẩu một số sản phẩm thủy sản Sản phẩm Số thị trường XK Thị trường XK chính Tôm 104 Nhật Bản, Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc và Hàn Quốc (83%) Cá tra - cá basa 142 EU, Hoa Kỳ, ASEAN (50%) Cá ngừ 96 Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản (72%) Mực, bạch tuộc 71 Hàn Quốc, Nhật Bản, EU (78%) Cua và giáp xác khác 15 Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản (84%)

TIỀM NĂNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN (tiếp) MẶT HÀNG CÁ TRA * Có hơn

TIỀM NĂNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN (tiếp) MẶT HÀNG CÁ TRA * Có hơn 100 doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu cá tra, trong đó 20 doanh nghiệp dẫn đầu chiếm tỷ trọng 80% xuất khẩu toàn ngành, nắm giữ 80% sản lượng nguyên liệu (trên 50% doanh nghiệp tự nuôi và trên 20% từ liên kết với nông dân) * Doanh nghiệp kiểm soát tốt nguyên liệu, đảm bảo đáp ứng chế biến xuất khẩu theo nhu cầu thị trường MẶT HÀNG TÔM • Đứng thứ 3 về sản xuất tôm trên thế giới (650. 000 tấn/năm); thuộc 5 nước xuất khẩu tôm hàng đầu thế giới • Là đối tác cung cấp tôm lớn thứ nhất cho Nhật Bản, thứ 3 cho Hoa Kỳ, và thứ 4 cho EU • Dẫn đầu các nước cung cấp tôm trên thế giới về số lượng doanh nghiệp được cấp chứng nhận BAP 4 sao

TIỀM NĂNG XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU 201 0 • • 1, 14 tỷ USD

TIỀM NĂNG XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU 201 0 • • 1, 14 tỷ USD 201 8 3, 3 tỷ USD Xuất khẩu nhân điều của Việt Nam đứng thứ 1 trên thế giới Công nghệ chế biến điều của Việt Nam dẫn đầu thế giới Thị phần của Việt Nam trên thị trường thế giới liên tục tăng Các thị trường xuất khẩu chủ lực liên tục đạt tăng trưởng trong các năm qua như Hoa Kỳ, Hà Lan, Trung Quốc. . . , các thị trường Việt Nam đã ký FTA và được hưởng ưu đãi về thuế quan tuy kim ngạch chưa lớn nhưng đang có sự tăng trưởng đáng kể như Liên bang Nga, Ấn Độ, Úc, New Zealand…

CÁC SẢN PHẨM ĐIỀU VIỆT NAM (tiếp) Điều tẩm mật ong Dầu vỏ điều

CÁC SẢN PHẨM ĐIỀU VIỆT NAM (tiếp) Điều tẩm mật ong Dầu vỏ điều Điều nhân Điều tẩm wasabi Điều vỏ lụa rang muối

TIỀM NĂNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ • Sản lượng cà phê bình quân của

TIỀM NĂNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ • Sản lượng cà phê bình quân của Việt Nam là 1, 7 triệu tấn/năm • Lượng cà phê xuất khẩu trung bình 2011 -2017 đạt 1, 5 triệu tấn/năm • Thị phần xuất khẩu cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới liên tục tăng • Các thị trường xuất khẩu chủ lực liên tục đạt tăng trưởng trong các năm qua như Hoa Kỳ, Đức, I-ta-li-a, Bỉ, Nhật, Pháp, Hà Lan, . . .

CÁC SẢN PHẨM CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM (tiếp) Cà phê nhân Cà phê

CÁC SẢN PHẨM CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM (tiếp) Cà phê nhân Cà phê hòa tan Cà phê bột Cà phê sữa Cà phê hữu cơ

TIỀM NĂNG XUẤT KHẨU VÀ SẢN PHẨM GẠO CỦA VIỆT NAM • Là nước

TIỀM NĂNG XUẤT KHẨU VÀ SẢN PHẨM GẠO CỦA VIỆT NAM • Là nước xuất khẩu đứng thứ 3 thế giới (sau Thái Lan, Ấn Độ) • Sản lượng đạt 7, 5 -8 triệu tấn/năm, kim ngạch xuất khẩu bình quân 2011 -2018 đạt 3 tỷ USD/năm. • Cơ cấu xuất khẩu dịch chuyển từ gạo trắng chất lượng thấp sang gạo chất lượng cao và có giá trị gia tăng cao (gạo trắng chất lượng cao, gạo thơm, gạo nếp). • Thị trường xuất khẩu là 150 nước, chủ yếu là Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Ghana, Bờ Biển Ngà, Singapore, Hô ng Công, Đài Loan, Bangladesh…. , đồng thời đã bước đầu thâm nhập được các thị trường khó tính như Hàn Quốc, Nhật Bản, Hô ng Công, Hoa Kỳ, EU. • Cơ cấu loại gạo xuất khẩu (tỷ trọng %) như sau: Gạo trắng chất lượng cao Gạo trắng chất lượng trung bình Gạo trắng chất lượng thấp Gạo tấm Gạo nếp Gạo thơm Loại khác 21, 65 13, 41 7, 27 3, 58 20, 87 28, 5 4, 72

TIỀM NĂNG XUẤT KHẨU HỒ TIÊU • Là nước sản xuất đứng đầu thế

TIỀM NĂNG XUẤT KHẨU HỒ TIÊU • Là nước sản xuất đứng đầu thế giới (chiếm 50%), xuất khẩu đứng thứ 1 thế giới (chiếm 5060%) • Sản lượng bình quân 140 nghìn tấn/năm, lượng xuất khẩu bình quân đạt 143 nghìn tấn/năm • Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân 2011 -2018 đạt 20%/năm, kim ngạch đạt 1 tỷ USD/năm. Xuất khẩu năm 2018 đạt 233 nghìn tấn, kim ngạch 759 triệu USD • Các thị trường xuất khẩu chủ lực gồm Hoa Kỳ, EU, U. A. E, Ấn Độ, Trung Quốc. . .

CÁC SẢN PHẨM HỒ TIÊU VIỆT NAM (tiếp) Tiêu xanh ngâm dấm Tiêu hạt

CÁC SẢN PHẨM HỒ TIÊU VIỆT NAM (tiếp) Tiêu xanh ngâm dấm Tiêu hạt Tiêu sọ trắng Dầu tiêu Tiêu xay đóng gói

TIỀM NĂNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ • Sản lượng rau bình quân đạt 14,

TIỀM NĂNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ • Sản lượng rau bình quân đạt 14, 6 triệu tấn/năm, sản lượng trái cây đạt 7 triệu tấn/năm với chủng loại đa dạng, phong phú. • Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 -2018 đạt 32, 2%. • Xuất khẩu năm 2018 đạt 3, 8 tỷ USD, tăng 8, 8%. • Thị trường xuất khẩu gần 55 nước, trong đó các thị trường chủ lực, tiềm năng và có dư địa tăng trưởng gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Nga, Đài Loan, Hàn Quốc, Hà Lan, Thái Lan, Singapore. • Sản phẩm rau quả xuất khẩu chủ lực: Trái cây tươi (thanh long, xoài, chôm, vải, nhãn…) Rau (cải ngọt, cải bắp, dưa chuột, ngô, muống, hành, tỏi…) Rau quả đóng hộp (dứa, dưa chuột, chanh, ngô, ớt, rau củ…)

PHẦN III: CƠ HỘI, THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP

PHẦN III: CƠ HỘI, THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP

CƠ HỘI, THUẬN LỢI • Theo lộ trình cam kết tại các FTA, thuế

CƠ HỘI, THUẬN LỢI • Theo lộ trình cam kết tại các FTA, thuế nhập khẩu của các đối tác sẽ tiếp tục được xóa bỏ hoặc cắt giảm, tạo thêm lợi thế cạnh tranh cho hàng nông sản của ta. • Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định FTA Việt Nam - EU sẽ tạo ra sức hút mới cho đầu tư trực tiếp nước ngoài, giúp nước ta có thêm năng lực sản xuất nông thủy sản mới. • Chính phủ và các Bộ, ngành đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp nhằm tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển doanh nghiệp đã và đang tạo ra môi trường ngày càng thuận lợi hơn cho sản xuất nói chung và xuất khẩu nói riêng.

THÁCH THỨC • Thương mại toàn cầu năm 2019 vẫn tiềm ẩn những biến

THÁCH THỨC • Thương mại toàn cầu năm 2019 vẫn tiềm ẩn những biến động khó lường khi quan hệ ngoại giao, kinh tế giữa các nền kinh tế lớn đang trở nên căng thẳng. Nguy cơ về một cuộc chiến thương mại giữa các cường quốc tuy không lớn nhưng vẫn âm ỉ, dẫn đến tâm lý không an tâm cho doanh nghiệp, nhà đầu tư. Chủ nghĩa bảo hộ đang xuất hiện trở lại và thể hiện rõ ràng hơn từ năm 2018. • Nhận thức của người dân cũng như của Chính phủ các nước về bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và bảo vệ môi trường ngày càng cao, dẫn đến việc áp dụng các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm và về bảo vệ môi trường ngày càng khắt khe như EC siết chặt mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật đối với nông sản nhập khẩu, áp dụng các quy định về đánh bắt thủy sản hợp pháp (IUU) và sử dụng gỗ nguyên liệu hợp pháp (FLEGT); nhiều nước ban hành quy định về truy xuất nguồn gốc… • Giá nông sản đã tăng khá tốt trong năm qua nên khả năng trưởng kim ngạch xuất khẩu nhờ yếu tố giá không còn nhiều.

THÁCH THỨC (TIẾP) • Sản xuất một số mặt hàng nông, thủy sản còn

THÁCH THỨC (TIẾP) • Sản xuất một số mặt hàng nông, thủy sản còn manh mún, tự phát, dẫn đến có lúc không kiểm soát được nguồn cung dành cho xuất khẩu, chất lượng nông, thủy sản không đồng đều, rất khó kiểm soát vấn đề an toàn và khó áp dụng các chuẩn mực của thế giới về truy xuất nguồn gốc. Vấn đề an toàn thực phẩm tuy được cải thiện so với trước đây nhưng chưa thật sự bền vững. Đây đó vẫn xuất hiện tình trạng sản phẩm xuất khẩu bị trả về do không đạt chỉ tiêu an toàn thực phẩm (thủy sản, hạt tiêu, gạo), ảnh hưởng tới hình ảnh, thương hiệu của hàng Việt Nam. • Với nông sản, ta đã làm tốt công tác đàm phán để cắt giảm thuế nhập khẩu trên thị trường ngoài (thông qua các Hiệp định FTA song phương và đa phương). Tuy nhiên, việc đàm phán để được công nhận về quản lý chất lượng và quản lý an toàn thực phẩm còn hạn chế. Do vậy, nhiều mặt hàng dù đã được nước ngoài giảm thuế về 0% nhưng nông sản của ta vẫn chưa thâm nhập được (như sữa, thịt lợn, rau quả).

QUY ĐỊNH VỀ CHẤT LƯỢNG ĐỐI VỚI SẢN PHẨM NÔNG SẢN TẠI MỘT SỐ

QUY ĐỊNH VỀ CHẤT LƯỢNG ĐỐI VỚI SẢN PHẨM NÔNG SẢN TẠI MỘT SỐ THỊ TRƯỜNG (Tiếp) HOA KỲ Các hàng rào kỹ thuật đối với nhóm hàng nông sản • Hoa Kỳ đặt ra các quy định yêu cầu về phân tích nguy cơ dịch hại, thực hiện kiểm tra, giám sát vùng trồng, cơ sở đóng gói, cơ sở xử lý kiểm dịch thực vật và yêu cầu xử lý kiểm dịch thực vật (chiếu xạ) đối với các lô hàng trái cây tươi xuất khẩu của Việt Nam. Hoa Kỳ yêu cầu cử chuyên gia sang giám sát xử lý từng lô hàng xuất khẩu, nhất là giám sát quá trình chiếu xạ. Trong những rào cản kỹ thuật, cần quan tâm đến mức giới hạn tối đa dư lượng (MRL). Đã có nhiều mặt hàng nông sản Việt Nam bị cảnh báo ở các thị trường Hoa Kỳ về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật như gạo, thanh long, xoài, hồ tiêu, chè, rau… Trong quá trình sản xuất, nông dân và doanh nghiệp cần nắm vững dịch hại chính trên cây trồng và biện pháp phòng trừ hợp lý; nắm được danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, chọn loại thuốc thích hợp có hiệu lực tốt, thời gian cách ly ngắn; khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cần thực hiện theo tiêu chuẩn GAP, và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO, HACCP. . .

QUY ĐỊNH VỀ CHẤT LƯỢNG ĐỐI VỚI SẢN PHẨM NÔNG SẢN TẠI MỘT SỐ

QUY ĐỊNH VỀ CHẤT LƯỢNG ĐỐI VỚI SẢN PHẨM NÔNG SẢN TẠI MỘT SỐ THỊ TRƯỜNG (Tiếp) HOA KỲ (tiếp) • Quy định cấp mã xác minh theo Luật hiện đại hoá an toàn thực phẩm (Food Safety Modernization Act - FSMA) • Doanh nghiệp muốn xuất hàng vào thị trường Hoa Kỳ, bắt buộc phải được FDA cấp mã xác minh. Mã xác minh này được cấp thông qua một đơn vị là đại diện cho doanh nghiệp xuất khẩu tại Hoa Kỳ hoặc là đơn vị thứ 3 được ủy quyền. Quy định này được áp dụng cho tất cả các trường hợp đăng ký mới, gia hạn hoặc bị hủy mã số xác minh. Những doanh nghiệp có số FDA đã bị hủy, bắt buộc phải đăng ký lại số mới. Mỗi cơ sở thực phẩm phải đăng ký lại với FDA hai năm một lần. Việc đăng ký lại sẽ được yêu cầu phải thực hiện trong quý IV hàng năm và vào năm chẵn. Cơ sở đặt bên ngoài Hoa Kỳ sẽ tiếp tục được yêu cầu phải chỉ định một đại diện tại Hoa Kỳ để FDA liên lạc theo Luật Chống khủng bố năm 2002. • Trước khi hàng đến cảng, doanh nghiệp cần phải khai báo trước thông tin hàng thông qua đơn vị đại diện tại Hoa Kỳ hoặc bên thứ 3 được ủy quyền. • Các doanh nghiệp xuất khẩu cần quan tâm và triển khai đáp ứng đúng và đủ các yêu cầu và quy định của Hoa Kỳ trong: Chương trình xác nhận nhà cung cấp nước ngoài; và Chương trình Hành động về an toàn vệ sinh thực phẩm, và những chương trình chịu sự kiểm tra, giám sát của Cục Quản lý dược phẩm - thực phẩm Hoa Kỳ (FDA).

QUY ĐỊNH VỀ CHẤT LƯỢNG ĐỐI VỚI SẢN PHẨM NÔNG SẢN TẠI MỘT SỐ

QUY ĐỊNH VỀ CHẤT LƯỢNG ĐỐI VỚI SẢN PHẨM NÔNG SẢN TẠI MỘT SỐ THỊ TRƯỜNG (Tiếp) CANADA • Đạo luật An toàn Thực phẩm cho người dân Canada (SFCA): thảo Luật An toàn Thực phẩm (Safe Food for Canadian Act – SFCA) trên Công báo ngày 21 tháng 01 năm 2017. Dự kiến Luật được thông qua và có hiệu lực từ giữa năm 2018, trong đó có các Quy định đối với thực phẩm nhập khẩu. Về Giấy phép • Doanh nghiệp nhập khẩu thực phẩm phải có giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp mới được phép nhập khẩu vào Canada. Giấy phép có giá trị trong vòng 2 năm và có thể bị rút, hủy nếu bị phát hiện không thực hiện đúng quy định. (Phí giấy phép 250 CAD/giấy phép). • Đối với nhóm hàng "rau và hoa quả tươi": doanh nghiệp phải là thành viên của Công ty Giải quyết Tranh chấp về Rau DRC (Vegetable Dispute Resolution Corporation - DRC) mới được phép nhập khẩu. DRC là tổ chức phi lợi nhận, hoạt động trên cơ chế thành viên trong lĩnh vực rau quả tươi, cung cấp dịch vụ trung gian, hòa giải, giải quyết tranh chấp cho các thành viên. Danh sách thành viên của DRC được cập nhật tại trang tin của DRC (http: //fvdrc. com/about/who-weare/members/). Về truy xuất nguồn gốc thực phẩm • Tất cả các doanh nghiệp từ nhập khẩu, xuất khẩu, mua bán thực phẩm giữa các tỉnh/bang và tất cả doanh nghiệp được cấp phép theo SFCA đến người trồng, thu hoạch rau, quả tươi để xuất khẩu hoặc bán xuyên tỉnh/bang đều phải lưu trữ giấy tờ truy xuất nguồn gốc hàng hóa dưới dạng giấy hoặc điện tử. Thông tin truy xuất nguồn gốc phải được nộp trong vòng 24 giờ khi có lệnh của Bộ trưởng. Thời gian nộp thông tin này có thể ít hơn 24 giờ trong trường hợp hàng hóa được xác định có nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe con người hoặc có thể dài hơn 24 giờ nếu hàng hóa được xác định không cần phải thu hồi.

QUY ĐỊNH VỀ CHẤT LƯỢNG ĐỐI VỚI SẢN PHẨM NÔNG SẢN TẠI MỘT SỐ

QUY ĐỊNH VỀ CHẤT LƯỢNG ĐỐI VỚI SẢN PHẨM NÔNG SẢN TẠI MỘT SỐ THỊ TRƯỜNG (Tiếp) ÚC • Tất cả hàng hóa nhập khẩu vào Úc đặc biệt là hàng nông, lâm, thủy sản phải đáp ứng được các yêu cầu về an toàn sinh học và các mặt hàng là thực phẩm thì phải đáp ứng các yêu cầu về an toàn thực phẩm. • Hệ thống các điều kiện nhập khẩu an toàn sinh học (BICON) thực chất là hàng rào kiểm dịch để giúp ngăn ngừa sự thâm nhập của sinh vật hại và dịch bệnh vào Úc. Một khi tất cả các yêu cầu về an toàn sinh học đã được giải quyết, thực phẩm nhập khẩu cũng phải tuân thủ các qui định liên quan đến thực phẩm nhập khẩu của Úc, được qui định trong Luật Kiểm soát Thực phẩm Nhập khẩu năm 1992 (Imported Food Control) và Bộ Luật Tiêu chuẩn Thực phẩm Úc và New Zealand (Australian and New Zealand Food Standard Code). • Luật Kiểm soát Thực phẩm Nhập khẩu cho phép Bộ Nông nghiệp Úc thực hiện Chương trình kiểm tra thực phẩm nhập khẩu (Imported Food Inspection Scheme – IFIS). • Nếu thực phẩm có nguy cơ ở mức độ trung bình đến mức độ cao đối với sức khỏe cộng đồng thì sẽ được phân loại là “thực phẩm hiểm họa”. 100% lô hàng của doanh nghiệp nhập khẩu thực phẩm loại này sẽ bị kiểm tra và xét nghiệm đối với vi khuẩn và chất ô nhiễm. Đối với “thực phẩm hiểm họa”, doanh nghiệp sẽ nhận được thông báo hàng cần xét nghiệm và bị giữ cho đến khi biết kết quả xét nghiệm. • Tất cả thực phẩm khác được xem là có nguy cơ thấp đối với sức khỏe và an toàn của con người được phân loại là “thực phẩm diện giám sát”. Các lô hàng này sẽ có xác suất 5% bị kiểm tra việc có đạt yêu cầu về các tiêu chuẩn thực phẩm của Úc hay không. Đây chính là rào cản lớn nhất đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Úc.

QUY ĐỊNH VỀ CHẤT LƯỢNG ĐỐI VỚI SẢN PHẨM NÔNG SẢN TẠI MỘT SỐ

QUY ĐỊNH VỀ CHẤT LƯỢNG ĐỐI VỚI SẢN PHẨM NÔNG SẢN TẠI MỘT SỐ THỊ TRƯỜNG (Tiếp) NEW ZEALAND • New Zealand quy định nghiêm ngặt nhằm kiểm soát các mặt hàng được nhập khẩu vào nước này để bảo vệ môi trường, động, thực vật và sức khỏe con người. Theo quy định của New Zealand, nông, thủy sản được xếp vào nhóm hàng thực phẩm. Bộ các ngành công nghiệp cơ bản (MPI) là cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực này. • Quy trình nhập khẩu thực phẩm vào New Zealand phải thông qua 7 bước: • i) Đăng ký nhập khẩu thực phẩm tại Cổng thương mại một cửa (tsw. govt. nz); ii) làm các thủ tục thông quan và đóng thuế nhập khẩu với Hải quan; iii) xin chứng nhận an toàn sinh học và thanh toán các khoản lệ phí với MPI; iv) xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm với một số loại thực phẩm theo yêu cầu của MPI; v) cung cấp các thông tin cần thiết như hóa đơn, vận đơn và các hồ sơ, tờ khai khác; vi) lấy mẫu, kiểm hóa, xét nghiệm thực phẩm; vii) cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm trước khi phân phối trên thị trường. • Có thể nói quy trình kiểm soát nhập khẩu thực phẩm vào Niu Di-lân là rất ngặt nghèo và áp dụng với thực phẩm nhập khẩu từ tất cả các nước. • Về cơ bản, việc nhập khẩu thực phẩm theo quy trình trên được điều chỉnh bởi các luật sau: i) Luật An toàn Sinh học 1993; ii) Luật Thực phẩm 2014; iii) Luật Tiêu chuẩn Thực phẩm Úc và Niu Di-lân.

QUY ĐỊNH VỀ CHẤT LƯỢNG ĐỐI VỚI SẢN PHẨM NÔNG SẢN TẠI MỘT SỐ

QUY ĐỊNH VỀ CHẤT LƯỢNG ĐỐI VỚI SẢN PHẨM NÔNG SẢN TẠI MỘT SỐ THỊ TRƯỜNG (Tiếp) TRUNG QUỐC • Chứng thư đi kèm sản phẩm thực phẩm nhập khẩu vào Trung Quốc: Hiện phía Trung Quốc dự kiến sẽ áp dụng vào 01/10/2019. Các công tác chuẩn bị triển khai yêu cầu này cần sớm được thống nhất trong nội bộ các Bộ ngành của Việt Nam trước khi thống nhất triển khai với phía Trung Quốc • Biện pháp quản lý giám sát ghi nhãn thực phẩm xuất nhập khẩu đóng gói sẵn: Đây là yêu cầu mới của phía Trung Quốc cần đưa vào trong kế hoạch triển khai MOU giữa cơ quan quản lý lĩnh vực an toàn thực phẩm trong thương mại song phương nhằm đảm bảo cho các sản phẩm thực phẩm của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc tới đây không gặp trở ngại. Phía ta cũng có thể xem xét có những yêu cầu tương ứng đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài, trong đó có Trung Quốc. • Riêng đối với Quảng Tây, kể từ ngày 01/4/2018, AQSIQ Quảng Tây yêu cầu doanh nghiệp nhập khẩu Trung Quốc khi điền thông tin xin cấp Giấy phép kiểm dịch động thực vật nhập khẩu trên hệ thống điện tử, phải cung cấp thêm hình ảnh bao bì có chứa thông tin truy xuất nguồn gốc chất lượng sản phẩm. Thông tin bao gồm: tên sản phẩm trái cây; nguồn gốc xuất xứ; tên hoặc mã số nhà xưởng đóng gói bằng tiếng Trung hoặc tiếng Anh. Các hồ sơ xin Giấy phép của doanh nghiệp Trung Quốc trước thời điểm này vẫn được cấp phép theo quy định cũ. Kể từ 01/5/2018, tức là sau 01 tháng, AQSIQ sẽ tiến hành giám sát chặt chẽ đối “đối với những hoa quả nhập khẩu có bao bì không đủ thông tin về truy xuất nguồn gốc chất lượng hoa quả”.

QUY ĐỊNH VỀ CHẤT LƯỢNG ĐỐI VỚI SẢN PHẨM NÔNG SẢN TẠI MỘT SỐ

QUY ĐỊNH VỀ CHẤT LƯỢNG ĐỐI VỚI SẢN PHẨM NÔNG SẢN TẠI MỘT SỐ THỊ TRƯỜNG (Tiếp) ĐÀI LOAN • Hiện Đài Loan áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đối với các nông sản: lê, chuối tiêu, nhung hươu, đậu đỏ, sữa dạng lỏng, lạc, tỏi, nấm hương khô; rau kim châm; dừa; cau; dứa; xoài; bưởi; cùi nhãn; gạo. • Đài Loan trước sử dụng kỹ thuật riêng đơn phương kiểm tra một số nông sản xuất khẩu của Việt Nam theo từng lô ví dụ như mặt hàng trà xanh, đậu ván, gần đây là mặt hàng nghệ (01/11/2017) và trà đen và một số loại trà lên men khác (tháng 05/3/2018). • Về kiểm dịch, đa số trái cây tươi Việt Nam bị Đài Loan cấm nhập vì dịch bệnh; về mặt thương mại thì xoài, bưởi, cùi nhãn là những sản phẩm bị Đài Loan áp dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu; về mặt sản xuất thì Đài Loan khá mạnh về xoài, vải, bưởi, chưa kể nếu đàm phán mở được cửa thị trường, thì sản phẩm Việt Nam cũng phải cạnh tranh về mặt chất lượng, giá cả, thương hiệu, tiếp thị…. với sản phẩm cùng loại của Đài Loan.

QUY ĐỊNH VỀ CHẤT LƯỢNG ĐỐI VỚI SẢN PHẨM NÔNG SẢN TẠI MỘT SỐ

QUY ĐỊNH VỀ CHẤT LƯỢNG ĐỐI VỚI SẢN PHẨM NÔNG SẢN TẠI MỘT SỐ THỊ TRƯỜNG (Tiếp) HÀN QUỐC • Từ ngày 01/01/2017, Hàn Quốc đã tiến hành áp dụng cơ chế mới về quản lý danh mục thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) có trong quả hạt có dầu và hoa quả nhiệt đới. Theo đó, nếu dư lượng thuốc BVTV chưa được đăng ký thiết lập mức giới hạn cho phép (Maximum residue limit – M. RLs) thì sẽ bị áp dụng mức mặc định chung là 0. 01 ppm. Mặc dù đây là biện pháp áp dụng chung đối với tất cả các nước, song biện pháp này sẽ hạn chế về số lượng, chủng loại thuốc BVTV được sử dụng trong phòng trừ sâu bệnh tại Việt Nam (nhiều loại thuốc BVTV chưa được đăng ký theo quy định mới của Hàn Quốc sẽ bị áp mức mặc định 0, 01 ppm), sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến xuất khẩu các sản phẩm chủ lực của Việt Nam như: cà phê, lạc nhân, hạt điều và các loại trái cây nhiệt đới v. v… sang thị trường Hàn Quốc. • Hàn Quốc hiện đang áp dụng chính sách bảo hộ đối với mặt hàng sắn tương đối cao theo chế độ hạn ngạch thuế quan với mức thuế ngoài hạn ngạch lên đến 887, 4%. Dựa trên cơ sở dự báo cung cầu trong nước đối với mặt hàng này, hàng năm, Chính phủ Hàn Quốc công bố một lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đối với mặt hàng sắn lát.

QUY ĐỊNH VỀ CHẤT LƯỢNG ĐỐI VỚI SẢN PHẨM NÔNG SẢN TẠI MỘT SỐ

QUY ĐỊNH VỀ CHẤT LƯỢNG ĐỐI VỚI SẢN PHẨM NÔNG SẢN TẠI MỘT SỐ THỊ TRƯỜNG (Tiếp) NHẬT BẢN • (i) Chính sách về Bảo vệ động vật, thực vật (do Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Nhật Bản quản lý). Chính sách bao gồm việc công bố danh mục mặt hàng nhập khẩu của các nước vào Nhật cần có giấy phép. Đối với mặt hàng cần giấy phép được xem xét kỹ từ khâu giống, cùng chăn nuôi, thu hoạch, giết mổ…cho đến khâu vận chuyển, chế biến, đóng gói… Những mặt hàng này thường được phân loại theo khu vực địa lý và quốc gia. • Đối với các loại quả Việt Nam đóng hộp đều được phép nhập khẩu vào Nhật. Tuy nhiên, hiện nay mới có 3 loại quả tươi (Quả thanh long ruột trắng, thanh long ruột đỏ và quả xoài Cát Chu) sau khi trải qua thời gian dài xem xét thử nghiệm mới được Chính phủ Nhật cho phép nhập khẩu. Hiện tại, có 03 loại quả tươi khác đang trong quá trình hoàn thiện thủ tục để được nhập khẩu vào Nhật là quả vải, nhãn và vú sữa. • (ii) Chính sách về An toàn thực phẩm (do Bộ Y tế và Phúc lợi Xã hội Nhật Bản quản lý): Chính sách về an toàn thực phẩm nhập khẩu được thực hiện thống nhất theo quy định chung, không phân biệt quốc gia và vùng lãnh thổ (trừ một số trường hợp đặc biệt như quốc gia và vùng lãnh thổ có dịch bệnh…). Bộ Y tế Nhật xây dựng Luật quy định danh mục chất phải kiểm tra với từng loại mặt hàng theo chỉ số dư lượng cụ thể. Hầu hết các mặt hàng khi nhập khẩu vào Nhật phải bị kiểm tra dư lượng từ 200 chất trở lên. Ví dụ, mặt hàng gạo khi nhập khẩu vào Nhật phải kiểm tra 360 chất, chuối 213 chất…Số lượng chất cũng như chỉ số dư lượng thỉnh thoảng được sửa đổi theo đánh giá mức độ nguy cơ trong từng thời điểm. Kế hoạch, cách thức và phương pháp kiểm tra cũng được Bộ Y tế Nhật hướng dẫn chi tiết gửi các trạm kiểm tra cửa khẩu.

GIẢI PHÁP THÁO GỠ RÀO CẢN, TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG • Bộ Công Thương

GIẢI PHÁP THÁO GỠ RÀO CẢN, TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG • Bộ Công Thương đã và đang phối hợp tích cực với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ động nắm bắt tình hình áp dụng các rào cản kỹ thuật, biện pháp bảo hộ mậu dịch của các nước nhập khẩu kịp thời thông tin cho các đơn vị liên quan và các doanh nghiệp, đồng thời đấu tranh có hiệu quả đối với các rào cản kỹ thuật, thương mại bất hợp lý trong các cuộc họp song phương, phiên họp của các Ủy ban liên Chính phủ, diễn đàn khu vực (ASEAN, APEC) và đa phương (WTO). • Quá trình đàm phán tháo gỡ rào cản kỹ thuật, thương mại đối với từng mặt hàng gặp nhiều khó khăn và mất nhiều thời gian (thường từ 5 - 7 năm/mặt hàng), tuy nhiên tính đến nay, Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng kể trong việc mở cửa thị trường, tạo thêm “sân chơi” cho các mặt hàng nông thủy sản (cụ thể, ta đã kiện và đã thắng kiện Hoa Kỳ tại WTO trong vụ áp thuế chống bán phá giá bất hợp lý đối với tôm xuất khẩu của Việt Nam; đã hoàn tất việc thâm nhập thị trường mới cho một số trái cây của Việt Nam như thanh long, chôm, nhãn, vải, xoài vào Hoa Kỳ; măng cụt vào Trung Quốc; vải, xoài vào Úc; xoài, thanh long vào Nhật Bản, Hàn Quốc, Niu-di-lân; các loại trái cây tươi vào ASEAN, EU, Trung Đông, Đông u, Ca-na-đa; thịt gà chế biến vào Nhật Bản…).

GIẢI PHÁP THÁO GỠ RÀO CẢN, TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG • Hiện nay, hai

GIẢI PHÁP THÁO GỠ RÀO CẢN, TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG • Hiện nay, hai Bộ vẫn đang tích cực tiếp tục đàm phán hỗ trợ mở cửa thị trường cho tôm tươi nguyên con vào Úc; thịt lợn vào Trung Quốc, Phi-líp-pin, Xinh-gapo; trứng gia cầm muối vào Hồng Kông, Xinh-ga-po; vú sữa vào Hoa Kỳ; bưởi, na vào Trung Quốc; nhãn, vải, chôm vào Hàn Quốc, Nhật Bản, Niu-di-lân, Bờ-ra-xin, Ác-hen-ti-na… • Riêng đối với xuất khẩu nông thủy sản sang các nước có chung biên giới, Bộ Công Thương đã phối hợp với các cơ quan hữu quan: (i) tăng cường quản lý và giải quyết kịp thời những vướng mắc phát sinh trong hoạt động xuất khẩu, nhất là xuất khẩu trái cây; (ii) phối hợp với các tỉnh giáp biên tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu một số mặt hàng quan trọng như gạo, đường; (iii) trao đổi với phía bạn để giải quyết kịp thời nguy cơ ùn tắc tại cửa khẩu khi một số nông sản xuất khẩu vào chính vụ. . . (từ cuối năm 2015 đến nay không còn tình trạng ùn tắc tại khu vực cửa khẩu các tỉnh biên giới phía Bắc).

GIẢI PHÁP THÁO GỠ RÀO CẢN, TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG • Quy hoạch vùng

GIẢI PHÁP THÁO GỠ RÀO CẢN, TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG • Quy hoạch vùng trồng cây lương thực/cây ăn quả, chăn nuôi gia súc/gia cầm. Khuyến khích nông dân, doanh nghiệp hợp tác liên kết sản xuất theo chuỗi để kiểm soát chất lượng nông sản hiệu quả. • Xây dựng và hoàn thiện bộ tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn thực phẩm, kiểm dịch và tăng cường khả năng đàm phán, thương thảo với các thị trường xuất khẩu để có những tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp. Đồng thời, có chế tài đủ mạnh để ngăn chặn các hành vi vi phạm, lạm dụng thuốc thú y, bảo vệ thực vật, nâng cao hiệu quản lý về chất lượng, an toàn thực phẩm, … trong sản xuất chế biến nông sản. • Lựa chọn giống cây trồng, vật nuôi tốt, ứng dụng khoa học kỹ thuật phục tráng, lai tạo các giống có chất lượng tốt, giá trị thương mại cao. Tiếp đến, đầu tư phát triển công nghệ thu hoạch - bảo quản - chế biến nông sản nhằm nâng cao giá trị cho nông sản xuất khẩu.

GIẢI PHÁP THÁO GỠ RÀO CẢN, TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG • Nhà nước cần

GIẢI PHÁP THÁO GỠ RÀO CẢN, TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG • Nhà nước cần hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp trong việc rút ngắn thời gian, chi phí thực hiện các thủ tục kiểm tra chuyên ngành, kiểm dịch; Đồng thời, tăng cường công tác nghiên cứu và thông tin chính xác về nhu cầu thị trường để tổ chức sản xuất hợp lý và tổ chức xúc tiến thương mại, quảng bá mặt hàng nông sản đạt hiệu quả. • Bên cạnh đó, nông dân, doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp xuất khẩu đều phải nắm vững và thường xuyên cập nhật các tiêu chí, yêu cầu về chất lượng, an toàn thực phẩm của các nước nhập khẩu. • Các doanh nghiệp cần tăng cường đầu tư, đổi mới công nghệ, dây chuyền sản xuất, áp dụng các tiêu chuẩn tiên tiến, quản lý chặt chẽ về chất lượng, an toàn thực phẩm, …trong nuôi, trồng, sản xuất, chế biến nông sản.

Trân trọng cảm ơn sự lắng nghe của quý vị đại biểu! Cục Xuất

Trân trọng cảm ơn sự lắng nghe của quý vị đại biểu! Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương Việt Nam Số 54 Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam