Ti liu SINH HOT CHI ON THANH NIN

  • Slides: 11
Download presentation
Tài liệu SINH HOẠT CHI ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH TỈNH

Tài liệu SINH HOẠT CHI ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH TỈNH THANH HÓA THÁNG 8 2016 “THANH NIÊN TIẾN LÀM THEO LỜI BÁC” NỘI DUNG CHÍNH Truyền thống Thông tin thời sự Sắc màu cơ sở HỒ CHÍ MINH - MỘT TẤM GƯƠNG MẪU MỰC VỀ ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG Sinh thời, Hồ Chí Minh coi đạo đức là nền tảng của người cách mạng, cũng giống như gốc của cây, ngọn nguồn của sông, suối; người cách mạng phải có đạo đức cách mạng mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng. Vì vậy, việc chăm lo, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cách mạng là công việc thường xuyên của toa n Đảng, toàn dân, của mỗi gia đình và mỗi người trong xã hội. Là người sáng lập và rèn luyện Đảng ta, Hồ Chí Minh hiểu rất rõ rằng: “Tất cả các đảng cách mạng đã bị tiêu vong cho tới nay, đều bị tiêu vong vì tự cao tự đại, vì không biết nhìn rõ cái gì tạo ra sức mạnh của mình, vì sợ sệt không dám nói lên những nhược điểm của mình”, nên nhấn mạnh: Then chốt trong công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng là thật thà tự phê bình và phê bình để mới gột rửa những tư tưởng, quan điểm, hành vi sai trái với phẩm chất đạo đức của người cách mạng, góp phần nâng cao sức chiến đấu của Đảng, loại bỏ những phần tử xấu ra khỏi Đảng, “cốt để đoàn kết và thống nhất nội bộ”. Đồng thời yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên phải rèn luyện đạo đức cách mạng, thực hiện cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, đoàn kết, thương yêu, nuôi dưỡng và phát triển tình thương yêu đồng chí, chống bệnh công thần, ham địa vị, kèn cựa và cục bộ và kiên quyết chữa cái bệnh hẹp hòi để luôn trong Đảng luôn đoàn kết và thống nhất. 1 THÁNG 8 2016 Tài liệu SINH HOẠT CHI ĐOÀN

TRUYỀN THỐNG Quan tâm và dày công xây dựng Đảng ta thành một khối

TRUYỀN THỐNG Quan tâm và dày công xây dựng Đảng ta thành một khối trong sạch, vững mạnh gắn liền với việc chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, Hồ Chí Minh đã luôn gắn lợi ích giai cấp, dân tộc với đoàn kết quốc tế để tranh thủ và phát huy nguồn sức mạnh nội lực của dân tộc và thời đại, để đảm bảo đưa sự nghiệp cách mạng đến thắng lợi. Thật đặc biệt song không phải ngẫu nhiên, trước khi từ biệt chúng ta trở về với cõi vĩnh hằng, Hồ Chí Minh lại căn dặn những lời đầy tâm huyết trong bản Di chúc lịch sử: “Việc cần làm trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng, làm cho mỗi đảng viên, mỗi đoàn viên, mỗi chi bộ đều ra sức làm tròn nhiệm vụ Đảng giao phó cho mình, toàn tâm, toàn ý, phục vụ nhân dân” và “các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí trong Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”. Thấm nhuần sâu sắc và nhận thức rõ vai trò, sức mạnh của đạo đức cách mạng và quy luật phát triển của nó, đồng thời coi đạo đức là cái gốc, cái căn bản, là nền tảng của người cách mạng, nên trong bất cứ hoàn cảnh nào, thời điểm nào của sự nghiệp cách mạng, Hồ Chí Minh cũng luôn rèn luyện đạo đức cách mạng “như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”. Hồ Chí Minh từng nói: Đảng ta là đạo đức, là văn minh, là thống nhất, là độc lập, là hoà bình, ấm no, do đó, cán bộ, đảng viên của Đảng phải tiêu biểu cho trí tuệ, lương tâm, danh dự của dân tộc và thời đại. Vì vậy, “để làm mực thước cho dân”, người cộng sản Hồ Chí Minh đã luôn thực hành gương mẫu “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”, coi khinh sự xa hoa, tôn trọng giản dị trong nếp sống, v. v. . Đặc biệt, với vị thế một nguyên thủ quốc gia (1945 -1969), Người vẫn tuyệt nhiên không cầu danh lợi, không màng phú quý, chỉ nhận sự ủy thác của nhân dân và cùng nhân dân Việt Nam vượt mọi gian khó, đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, dân chủ và giàu mạnh. Hồ Chí Minh thường xuyên quan tâm đến việc giáo dục đạo đức cho mọi đối tượng trong xã hội, từ công nhân, nông dân đến trí thức, văn nghệ sĩ; từ các cụ phụ lão đến phụ nữ, thanh niên, nhi đồng; từ đồng bào các dân tộc đến đồng bào các tôn giáo…Theo Người, đạo đức phải được thể hiện trong mọi lĩnh vực hoạt động, từ sinh hoạt, học tập, lao động, đến lãnh đạo, quản lý; trong cả ba mối quan hệ chủ yếu, đối với mình, đối với việc, đối với người… Cùng với việc đề cập đạo đức công dân, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến đạo đức của cán bộ, đảng viên, vì “cán bộ là cái gốc của mọi công việc; muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay cán bộ kém” và Người đã kiên trì giáo dục đạo đức mới - đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên, nhằm ngăn chặn, khắc phục những hiện tượng suy thoái về đạo đức và lối sống; đặc biệt nhằm chống lại những khuynh hướng sai lệch về quyền lực như quan liêu, cậy thế, cậy quyền lợi dụng quyền lực, lạm dụng quyền lực, say mê quyền lực, chạy theo quyền lực, tranh giành quyền lực, tham quyền cố vị… vốn là những tệ nạn, nguy cơ làm sụp đổ sự nghiệp của một người, thậm chí của cả một Đảng. Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ngày càng giữ vị trí nổi bật trong đời sống tinh thần của xã hội, trong xây dựng con người Việt Nam mới xã hội chủ nghĩa, góp phần quan trọng điều chỉnh hành vi của mỗi người Việt Nam theo hướng chân, thiện, mỹ. Tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là lời giải về bài toán đạo đức của nhân loại mà giá trị của nó không thể phai mờ, đã góp sức “phục hưng” và “cải tạo một thời đại”. Trong tầm nhìn của nhân loại tiến bộ, Hồ Chí Minh là một trong những tấm gương sáng nhất về cuộc đời của một con người “đầy tình yêu nhân dân, đầy yêu thương con trẻ, dạt dào tình yêu Tổ quốc, yêu những người lao động, yêu Đảng, yêu chủ nghĩa xã hội và lý tưởng cộng sản chủ nghĩa”. Cho dù chặng đường cách mạng mới có thể và nhất định sẽ hình thành những giá trị đạo đức mới, thì những giá trị đạo đức Hồ Chí Minh vẫn còn ổn định, vẫn là nền tảng vững chắc cho các quan hệ xã hội mới. 2 THÁNG 8 2016 Tài liệu SINH HOẠT CHI ĐOÀN

TRUYỀN THỐNG TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO

TRUYỀN THỐNG TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH Qua 5 năm triển khai thực hiện Chỉ thị 03 đã tạo ra đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn Đoàn và tuổi trẻ cả nước; lan tỏa đến từng chi đoàn, chi hội, chi đội, từng đoàn viên, thanh thiếu nhi ở các khu vực, đối tượng. Những năm qua, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã có nhiều cách làm hay, ý tưởng sáng tạo, tạo chuyển biến sâu sắc trong nhận thức, rèn luyện, tu dưỡng của tuổi trẻ. Thông qua đó, đoàn viên, thanh niên ngày càng nhận thức rõ giá trị to lớn và tự giác học tập, làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Bác Hồ một cách thường xuyên, nghiêm túc. Việc thực hiện Chỉ thị cũng được cụ thể hóa và trở thành nội dung Các cấp bộ đoàn đăng ký và thực hiện 2. 273 công trình thanh niên cấp tỉnh, 19. 065 công trình thanh niên cấp huyện, 226. 941 phần việc thanh niên làm theo lời Bác; hàng trăm chương trình, dự án xây cầu, làm đường giao thông nông thôn, làng thanh niên lập nghiệp, đảo thanh niên, chòi tránh lũ, nhà nhân ái, trường học cho học sinh vùng cao, trang trại trẻ, hợp tác xã thanh niên… góp phần tham gia phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết những khó khăn, bức xúc của cộng đồng. Các nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được cụ thể hóa trong các hoạt động tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng, vì an sinh xã hội, thu hút đông đảo đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên, trí thức trẻ, thầy thuốc trẻ, nhà khoa học trẻ, thanh niên Việt Nam ở nước ngoài tham gia với các chương trình tiêu biểu như: “Tình nguyện mùa Đông”, “Xuân tình nguyện”, “Tháng Thanh niên”, “Chiến dịch thanh niên tình nguyện hè”, “Tiếp sức mùa thi”, “Tiếp sức đến trường”, “Tiếp sức lao động trẻ”, “Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng”, hiến máu tình nguyện, tình nguyện đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn. . . Thông qua việc tổ chức thực hiện Chỉ thị 03, đã xuất hiện nhiều điển hình tiên tiến, nhiều thanh niên tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức Bác Hồ. Các bạn học sinh, sinh viên, các nhà khoa học, trí thức trẻ, công chức trẻ, doanh nhân trẻ, bác sĩ trẻ, văn nghệ sỹ trẻ, vận động viên trẻ… với những kết quả xuất sắc trong học tập, sáng tạo, với nhiều sáng chế, phát minh, thành tựu làm rạng danh đất nước. Nhiều tấm gương dũng cảm quên mình vì chủ quyền lãnh thổ, vì an ninh Tổ quốc; những ngư dân trẻ đang kiên cường ngày đêm vươn khơi bám biển, bảo vệ chủ quyền biển đảo. Nhiều thanh niên làm kinh tế giỏi, đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng đất nước. Nhiều bạn trẻ khuyết tật với ý chí, quyết tâm, nghị lực tuyệt vời vượt lên hoàn cảnh sống khó khăn. . . Từ năm 2011 đến nay, Trung ương Đoàn tổ chức xét và trao “Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu” cho 50 thanh thiếu niên tiêu biểu nhất cả nước trên các lĩnh vực và 60 gương mặt trẻ triển vọng; “Giải thưởng 26 -3” cho 313 Đoàn cơ sở và Bí thư Đoàn cơ sở tiêu biểu toàn quốc; “Giải thưởng Người thợ trẻ giỏi” cho 243 thanh niên công nhân; Giải thưởng “Lương Định Của” cho 1. 350 thanh niên nông thôn tiêu biểu trong sản xuất kinh doanh; các giải thưởng Trần Văn Ơn, Lý Tự Trọng, Sao Tháng Giêng, Kim Đồng, Sao vàng đất Việt, Sao Đỏ, Doanh nhân trẻ khởi nghiệp xuất sắc… được xét trao trên cơ sở thực hiện tốt việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. 3 THÁNG 8 2016 Tài liệu SINH HOẠT CHI ĐOÀN

TRUYỀN THỐNG Ban Bí thư Trung ương Đoàn đã triển khai thực hiện Kế

TRUYỀN THỐNG Ban Bí thư Trung ương Đoàn đã triển khai thực hiện Kế hoạch thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị khoá XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” trong cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu nhi giai đoạn 2016 - 2021 nhằm tạo sự thống nhất cao về nhận thức và hành động trong toàn Đoàn và thế hệ trẻ về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc la m thường xuyên, liên tục, là trách nhiệm của mỗi cán bộ, đoàn viên thanh niên nhất là của người đứng đầu các cấp của Đoàn, Hội, Đội. Đ/c Lê Quốc Phong - Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất BCH Trung ương Đoàn phát biểu kết luận hội nghị toàn quốc Tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 03 -CT/TW của Bộ Chính trị và triển khai Kế hoạch thực hiện Chỉ thị 05 -CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Triển khai Ban Bí thư Trung ương Đoàn xác định những giải pháp thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị trọng tâm như sau: Một là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền và nâng cao nhận thức cho cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu nhi về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Hai là, tổ chức học tập, quán triệt các chuyên đề về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong hệ thống tổ chức Đoàn, Hội, Đội các cấp. Ba là, đề cao trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu và cán bộ chủ chốt Đoàn, Hội, Đội các cấp trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Bốn là, tổ chức các phong trào hành động cách mạng, tạo môi trường, động lực để đoàn viên, thanh thiếu niên phấn đấu học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Năm là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Trong đó, các cấp bộ Đoàn, Hội, Đội xác định nội dung đột phá trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là xây dựng lề lối, tác phong cán bộ Đoàn, thực hiện nghiêm Chỉ thị 01 của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn; chọn xây dựng hình ảnh người cán bộ đoàn trách nhiệm, gương mẫu, trung thực, sâu sát cơ sở làm nội dung đột phá, tạo chuyển biến rõ rệt lề lối, tác phong cán bộ đoàn. 4 THÁNG 8 2016 Tài liệu SINH HOẠT CHI ĐOÀN

TRUYỀN THỐNG KỶ NIỆM 71 NĂM CÁCH MẠNG THÁNG 8 VÀ QUỐC KHÁNH NƯỚC

TRUYỀN THỐNG KỶ NIỆM 71 NĂM CÁCH MẠNG THÁNG 8 VÀ QUỐC KHÁNH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Lực Lượng tự vệ và quần chúng ở Hà Nội chiếm Bắc Bộ phủ, ngày 19/8/1945 Cách đây 71 năm, ngày 19/8/1945 đã đi vào lịch sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam như một mốc đánh dấu một kỷ nguyên mới ra đời - Cách mạng Tháng Tám thành công, Nhà nước dân chủ công nông đầu tiên ở Đông Nam Á được thành lập, mở ra một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Sau thành công của Cách mạng Tháng Tám, ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội) lịch sử trước cuộc mít tinh của gần một triệu đồng bào, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Lâm thời trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố trước quốc dân và thế giới: nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (Nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) đưa nước ta từ một nước thuộc địa nửa phong kiến trở thành một nước độc lập, tự do, dân chủ. Từ đó, ngày 2/9 hàng năm là Ngày Quốc khánh của nước ta. Thắng lợi vẻ vang của Cách mạng Tháng Tám và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là nguồn sức mạnh to lớn, là tiền đề quan trọng để dân tộc ta, cùng với khí thế và sức mạnh dân tộc đã liên tiếp giành thắng lợi trong các cuộc kháng chiến cứu nước vĩ đại, đánh thắng chủ nghĩa thực dân cũ và mới, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. 71 năm qua, Đảng luôn đặt nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân lên hàng đầu, điều đó được khẳng định qua những thành tựu to lớn của hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, đã làm cho thế và lực của nước ta ngày càng lớn mạnh, cơ sở vật chất, kĩ thuật của nền kinh tế được tăng cường, môi trường hoà bình hợp tác đa phương hóa được mở rộng ổn định, đó là cơ hội lớn để chúng ta tạo ra những bước phát triển mới trong việc hội nhập kinh tế quốc tế, đưa nước ta đứng ngang với các nước trên thế giới. 5 THÁNG 8 2016 Tài liệu SINH HOẠT CHI ĐOÀN

THÔNG TIN THỜI SỰ Đầu năm 1945, quân đội Xô Viết liên tiếp giành

THÔNG TIN THỜI SỰ Đầu năm 1945, quân đội Xô Viết liên tiếp giành thắng lợi trên chiến trường Châu u, giải phóng hàng loạt nước và tiến thẳng vào sào huyệt của phát xít Đức ở Béclin. Ngày 8/5/1945, phát xít Đức đầu hàng vô điều kiện. Ngày 8/8/1945, Liên Xô tuyên chiến với phát xít Nhật, đẩy quân phiệt Nhật vào tình thế thất bại. Ngày 13/8/1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào, nhận định thời cơ khởi nghĩa giành chính quyền đã tới, những điều kiện khởi nghĩa ở Đông Dương đã chín muồi. Uỷ ban khởi nghĩa gửi quân lệnh số 1 cho đồng bào và cho chiến sĩ cả nước ngay trong đêm ấy. Ngày 16/8/1945, đại hội họp ở Tân Trào đã thông qua “ 10 Chính sách lớn của Việt Minh”, thông qua “lệnh tổng khởi nghĩa” quyết định Quốc Kỳ nền đỏ, sao vàng, chọn bài “Tiến quân ca” làm Quốc ca và bầu ra uỷ ban dân tộc giải phóng Trung ương, tức chính phủ lâm thời do Hồ Chí Minh làm chủ tịch. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn thể đồng bào ta hãy đứng dậy đem sức ta mà giải phóng cho ta”. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, hơn 20 triệu nhân dân ta từ Bắc đến Nam đã tiến hành cuốc tổng khởi nghĩa cách mạng tháng tám thành công. Cuộc khởi nghĩa bắt đầu từ 14 đến 18/8, tổng khởi nghĩa giành được thắng lợi ở nông thôn đồng bằng miền Bắc, đại bộ phận miền Trung, một phần miền Nam và các thị xã Bắc Giang, Hải Phòng, Hà Tĩnh, Hội An. Ngày 17/8, ở Hà Nội, tổng hội viên chức chính quyền bù nhìn tổ chức một cuộc mittinh lớn tại Quảng trường nhà hát thành phố, có hàng vạn người tham gia để ủng hộ chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim. Trong mittinh này, dưới sự lãnh đạo của Xứ Uỷ Bắc Kỳ và Thành Uỷ Hà Nội, quần chúng cách mạng đã giương cao lá cờ đỏ sao vàng, chiếm lấy diễn đàn cuộc mittinh, cán bộ Việt Minh đã diễn thuyết báo tin cho đồng bào biết quân phiệt Nhật đã đầu hàng và giới thiệu chủ trương đường lối cứu nước của Việt Minh, kêu gọi nhân dân đánh đổ chính quyền bù nhìn thân Nhật. Cuộc mittinh đã tiến thành cuộc biểu tình, tuần hành thị uy, bắt đầu từ quảng trường nhà hát thành phố và lan khắp nơi trên phố phường Hà Nội. Cả Hà Nội tưng bừng khí thế sục sôi khởi nghĩa. Ngụy quyền cực kỳ bối rối hoang mang, chúng dựng lên cái gọi là “Uỷ ban chính trị” đề nghị với Việt Minh: “Đằng nào các ông cũng thắng, nhưng để điều đình với Đồng Minh sẽ vào Đông Dương giải giáp quân Nhật, đề nghị vùng nông thôn cách thành phố 15 km là thuộc quyền các ông, còn thành phố cần có nhân sĩ, trí thức đứng ra giao dịch với Đồng Minh”. Đại biểu Việt Minh đã trả lời dứt khoát, “giao dịch với Đồng Minh lúc này, ngoài Việt Minh không ai có thể có lực lượng và danh nghĩa cả”. Sáng ngày 19/8, theo lời kêu gọi của Việt Minh, cả Hà Nội vùng dậy dưới rừng cờ đỏ sao vàng xuống đường tiến thẳng về trung tâm Nhà hát thành phố để dự mittinh. Họ vừa đi vừa hô khẩu hiệu: “Đả đảo chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim; thành lập chính phủ dân chủ cộng hòa Việt Nam; Anh em binh lính hãy mang súng gia nhập hàng ngũ chiến đấu bên cạnh Việt Minh; Việt Nam hoàn toàn độc lập”. Cuộc mittinh diễn ra vào ngày 19/8/1945. Sau loạt súng chào cờ và bài Tiến Quân Ca, đại biểu uỷ ban quân sự cách mạng đọc lời hiệu triệu của Việt Minh. Cuộc mittinh trở thành cuộc biểu tình vũ trang tiến vào chiếm phủ khâm sứ, trại lính bảo an và các cơ sở của chính phủ bù nhìn. Từ Hà Nội, làn sóng cách mạng toả đi khắp nơi, cả nước vùng dậy đấu tranh giành chính quyền và liên tiếp giành thắng lợi. 6 THÁNG 8 2016 Tài liệu SINH HOẠT CHI ĐOÀN

THÔNG TIN THỜI SỰ Tuổi trẻ Thanh Hóa phát huy truyền thống anh hùng

THÔNG TIN THỜI SỰ Tuổi trẻ Thanh Hóa phát huy truyền thống anh hùng của Cách mạng Tháng Tám trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay Để làm nên Cách Mạng tháng Tám thành công ở tỉnh nhà, biết bao người con ưu tú của Thanh Hóa đã dũng cảm vượt qua mọi hy sinh gian khổ, chiến đấu quên mình vì quê hương, Tổ quốc; tiêu biểu như: Phạm Văn Hinh, Nguyễn Đức Tẻo, Hoàng Văn Môn, Hoàng Văn Tước (ở chiến khu Ngọc Trạo), Ngô Ngọc Vũ (Thiệu Hoá), …và nhiều chiến sĩ trên các mặt trận chiến đấu với giặc trên chiến tuyến thầm lặng như nữ anh hùng liệt sĩ Nguyễn Thị Lợi… 71 năm đã đi qua nhưng những thành tích, đóng góp cống hiến xuất sắc của tuổi trẻ Thanh Hoá vẫn mãi được ghi trên những trang vàng lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta. Truyền thống đấu tranh dũng đó đã và đang thôi thúc thế hệ trẻ hôm nay tiếp tục góp phần to lớn trong công cuộc đổi mới, xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu mạnh. Phát huy truyền thống anh hùng mà các thế hệ cha anh đi trước đã dày công xây dựng, trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, cùng với tuổi trẻ cả nước, thế hệ trẻ tỉnh Thanh tiếp tục đi đầu đến những nơi núi rừng biên cương hẻo lánh, hải đảo xa xôi, hăng hái xung kích trong học tập, lao động sản xuất, nghiên cứu khoa học, giữ gìn trật tự an ninh và an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền của Tổ quốc. Với khẩu hiệu hành động: "Tuổi trẻ đất Lam sơn, Gian khó chí không sờn, Tình nguyện vì quê hương, Lập thân và kiến quốc”. Trong những năm qua, Đoàn thanh niên các cấp trong tỉnh đã không ngừng nỗ lực, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động; xung kích, sáng tạo để nâng cao chất lượng phong trào như: “Xung kích tình nguyện phát triển kinh tế - xã hội bảo vệ Tổ quốc và Đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp”, “Hiến máu tình nguyện”, “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới và văn minh đô thị”, “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhờ nguồn”, các hoạt động tri ân anh hùng liệt sỹ, thăm tặng quà và khám chữa bệnh miễn phí cho các đối tượng chính sách, gia đình có công với cách mạng, Mẹ Việt Nam anh hùng, ngày chủ nhật xanh, ngày thứ bảy tình nguyện…. đã đem lại nhiều kết quả tích cực, được cấp ủy Đảng, chính quyền, nhân dân ghi nhận, đánh giá cao. Uy tín, vị thế của tổ chức Đoàn trong xã hội ngày càng được nâng cao. Thế hệ thanh niên ngày nay được sống, lao động, học tập trong môi trường hòa bình; được thừa hưởng những thành quả của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và công cuộc đổi mới đất nước; được cống hiến và trưởng thành trong sự ổn định về chính trị, sự phát triển vững chắc của kinh tế - xã hội. Những lợi thế đó là hành trang giúp thanh niên vững bước tham gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Kỷ niệm 71 năm Cách mạng Tháng Tám 1945 và Quốc khánh 2/9, chúng ta càng hiểu rõ giá trị lịch sử, thực tiễn sâu sắc mà cách mạng Tháng Tám đã mang lại. Những thành tích, đóng góp cống hiến xuất sắc của tuổi trẻ Thanh Hoá vẫn mãi được ghi trên những trang vàng lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta. Truyền thống đấu tranh hùng và bài học kinh nghiệm quý giá, tư tưởng mang tầm thời đại của cách mạng Tháng Tám đã và đang thôi thúc thế hệ trẻ hôm nay tiếp tục vận dụng và phát triển vào công cuộc đổi mới và đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. 7 THÁNG 8 2016 Tài liệu SINH HOẠT CHI ĐOÀN

THÔNG TIN THỜI SỰ CHÍNH PHỦ NHIỆM KỲ MỚI RA MẮT QUỐC HỘI Thủ

THÔNG TIN THỜI SỰ CHÍNH PHỦ NHIỆM KỲ MỚI RA MẮT QUỐC HỘI Thủ tứớng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ và các thành viên Chính phủ nhiệm kỳ 2016 -2021 đã ra mắt Quốc hội sáng 28 -7 sau khi kết quả kiểm phiếu được công bố và Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ được thông qua. Chính phủ nhiệm kỳ mới ra mắt Quốc hội đã tiến hành phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ bằng hình thức bỏ phiếu kín. Ngay sau đó, kết quả kiểm phiếu được công bố với 97, 37% đại biểu tán thành. Với 96, 56% đại biểu tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm các Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ nhiệm kỳ 2016 -2021. Ngay sau khi kết quả bỏ phiếu được công bố và Quốc hội thông qua các Nghị quyết trên, Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ và các thành viên Chính phủ nhiệm kỳ 2016 -2021 đã ra mắt Quốc hội. Theo đó, cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV có 27 thành viên gồm: Thủ tướng Chính phủ, 5 Phó Thủ tướng Chính phủ (trong đó có 1 Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao) và 21 Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ. 8 THÁNG 8 2016 Tài liệu SINH HOẠT CHI ĐOÀN

THÔNG TIN THỜI SỰ Khánh thành Khu tưởng niệm đồng chí Lê Hữu Lập

THÔNG TIN THỜI SỰ Khánh thành Khu tưởng niệm đồng chí Lê Hữu Lập Ngày 29/7, tại xã Xuân Lộc, huyện Hậu Lộc Tỉnh đoàn Thanh Hóa đã tổ chức lễ khánh thành khu tưởng niệm đồng chí Lê Hữu Lập – Người thanh niên cộng sản đầu tiên của tỉnh. Tới dự và cắt băng khánh thành có các đồng chí: Đỗ Minh Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy; Trần Quang Đảng - Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; Nguyễn Văn Phát – UV BTV, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Nguyễn Văn Thành UV BTV Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy; đại diện Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, văn phòng Tỉnh ủy, UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh đoàn; các đồng chí nguyên bí thư, phó bí thư Tỉnh đoàn; lãnh đạo huyện Hậu Lộc; cán bộ Đoàn chủ chốt các huyện, thị, thành đoàn và đoàn trực thuộc; các doanh nghiệp, nhà hảo tâm hỗ trợ xây dựng công trình; thân nhân gia đình đồng chí Lê Hữu Lập cùng đông đảo đoàn viên thanh niên (ĐVTN) và nhân dân địa phương. 9 THÁNG 8 2016 Tài liệu SINH HOẠT CHI ĐOÀN

THÔNG TIN THỜI SỰ Các ngày kỷ niệm trong tháng 8/2016 1. Kỷ niệm

THÔNG TIN THỜI SỰ Các ngày kỷ niệm trong tháng 8/2016 1. Kỷ niệm Ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam (19/8/1945 - 19/8/2016): Ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam (19/8/1945 - 19/8/2016) và Ngày hội “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” (19/8/2005 - 19/8/2016). Ngày 19/8/1945, cuộc Tổng khởi nghĩa giành thắng lợi ở Hà Nội. Ở các tỉnh Bắc Bộ đã thành lập Sở Liêm phóng, Trung Bộ lập Sở Trinh sát, Nam Bộ lập Quốc gia tự vệ cuộc. Tuy tên gọi ở 3 miền khác nhau, nhưng các tổ chức đầu tiên của Công an nhân dân đều có chung nhiệm vụ trấn áp bọn phản cách mạng, giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền cách mạng và tài sản của nhân dân. Ngày 19/8/1945 được xác định là Ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam. Ngày 13/6/2005, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 521/QĐ-TTg, Quy định ngày 19 tháng 8 hàng năm là Ngày hội “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”. Ngày 12/12/2005, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký Lệnh số 30/2005/L-CTN công bố Luật Công an nhân dân, trong đó quy định; “Ngày 19/8 hàng năm là Ngày truyền thống của Công an nhân dân và là ngày hội “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” 2. Kỷ niệm 128 năm Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/8/1888 - 20/8/2016): Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/8/1888 -30/3/1980), xuất thân gia đình nông dân tại xã Mỹ Hoà Hưng, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. Sau đây là tóm tắt sự nghiệp cách mạng của chủ tịch Tôn Đức Thắng: - Từ 1914 đến 1918: Tham gia hoạt động cách mạng từ chiến tranh thế giới, lúc đó ở Hải quân Pháp trên Địa Trung Hải. - Từ 1919: Dưới sự lãnh đạo của Công hội Pháp đã tham gia phản chiến và treo cờ đỏ trên chiến hạm ở mặt bể Hắc Hải để chào mừng cách mạng Nga. - Từ 1928: Bị địch bắt, bị đưa ra Côn Đảo với án tù 20 năm khổ sai. Lập chi bộ nhà tù lãnh đạo anh em trong tù đấu tranh, được Xứ uỷ Nam Kỳ thừa nhận là chi bộ đặc biệt và là đảng viên từ đó. - Từ 8/1945: Ở Côn Đảo trở về Nam Bộ làm Uỷ viên Uỷ ban Kháng chiến hành chính Nam Bộ phụ trách về vấn đề lương thực và vũ khí. - Từ 1946: Trúng cử là đại biểu Quốc hội và tham gia phái đoàn Quốc hội sang Pháp. - Từ 1951: Quyền Trưởng ban Thường trực Quốc hội. Tại Đại hội Đảng lần thứ II được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng - Từ tháng 3 - 1951: Chủ tịch Uỷ ban Toàn quốc Mặt trận Liên Việt. - Từ tháng 9 -1955: Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. - Từ tháng 2 - 1977: Chủ tịch danh dự Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. - Từ 1960: Được giữ các chức vụ: Phó trưởng Ban thường trực Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Tổng Thanh tra toàn quốc, Trưởng Ban thường trực Quốc hội, Phó Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà. Tại Đại hội Đảng lần thứ III (9/1960) được bầu làm Uỷ viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương Đảng. - Từ 12/1976 đến 1981: Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV (12 -1976) của Đảng được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương. 10 THÁNG 8 2016 Tài liệu SINH HOẠT CHI ĐOÀN