THOT V NGHT NI DUNG 1 i cng

  • Slides: 17
Download presentation
THOÁT VỊ NGHẸT

THOÁT VỊ NGHẸT

NỘI DUNG 1. Đại cương. 2. Lâm sàng thoát vị nghẹt. 3. Chẩn đoán

NỘI DUNG 1. Đại cương. 2. Lâm sàng thoát vị nghẹt. 3. Chẩn đoán thoát vị nghẹt. 4. Xử trí.

MỤC TIÊU 1. Nắm được các khái niệm về thoát vị thành bụng, thoát

MỤC TIÊU 1. Nắm được các khái niệm về thoát vị thành bụng, thoát vị bẹn, thoát vị đùi. 2. Nắm được khái niệm thoát vị nghẹt, các yếu tố chẩn đoán thoát vị nghẹt, cách xử trí thoát vị nghẹt.

1. ĐẠI CƯƠNG Thoát vị thành bụng là tình trạng các tạng bên trong

1. ĐẠI CƯƠNG Thoát vị thành bụng là tình trạng các tạng bên trong ổ phúc mạc đi ra ngoài ổ phúc mạc trong một túi phúc mạc gọi là “túi thoát vị”, qua các điểm yếu tự nhiên của thành bụng. Các vị trí của thoát vị thành bụng: Lâm sàng hay gặp thoát vị bẹn và thoát vị đùi.

 Thoát vị bẹn là tình trạng các tạng bên trong ổ phúc mạc

Thoát vị bẹn là tình trạng các tạng bên trong ổ phúc mạc đi ra ngoài ổ bụng qua điểm yếu ở thành sau của ống bẹn. TV bẹn chiếm khoảng 80% các loại TV, gặp chủ yếu ở nam (khối TV chui vào ống bẹn, xuống bìu).

 Thoát vị đùi là tình trạng các tạng trong ổ bụng chui qua

Thoát vị đùi là tình trạng các tạng trong ổ bụng chui qua lỗ cơ lược ở bên dưới dây chằng bẹn. TV đùi hiếm gặp (khoảng 6% các loại TV), thường gặp ở nữ, nhất là người chửa đẻ nhiều lần làm cho cơ thành bụng bị yếu. Khối TV thường nằm ở dưới nếp lằn bẹn, có khi chui xuống môi lớn, đôi khi nằm phía trên nếp lằn bẹn.

 Khi bị TV, tạng trong túi TV có thể trở lại vị trí

Khi bị TV, tạng trong túi TV có thể trở lại vị trí ban đầu, cũng có khi không trở về được do cổ túi TV bị thít chặt. Khi tạng TV trong túi TV bị thắt nghẽn ở cổ túi TV thì gọi là thoát vị nghẹt. Hai loại TV hay bị nghẹt là TV bẹn và TV đùi. TV nghẹt gây rối loạn chức năng và rối loạn tuần hoàn tạng TV. Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của tất cả các loại TV thành bụng, đòi hỏi phải cấp cứu kịp thời.

2. L M SÀNG THOÁT VỊ NGHẸT 2. 1. Triệu chứng cơ năng Đau

2. L M SÀNG THOÁT VỊ NGHẸT 2. 1. Triệu chứng cơ năng Đau dữ dội, đột ngột vùng TV, đau toát mồ hôi, có khi bị choáng vì đau. Nhiều BN có thể cho biết: trước đó ở vùng đau vẫn có khối phồng, lúc xuất hiện, lúc mất đi hoặc tự tay đẩy lên được. Nay khối phồng đau và không đẩy lên được. Giai đoạn đầu ( 6 giờ): nôn hoặc buồn nôn. Giai đoạn muộn (sau 6 -12 giờ): có biểu hiện của tắc ruột cơ học (đau bụng, nôn nhiều, bí trung đại tiện).

2. 2. Triệu chứng thực thể Nhìn: khối phồng căng ở vùng bẹn, bìu

2. 2. Triệu chứng thực thể Nhìn: khối phồng căng ở vùng bẹn, bìu (nam)/ở dưới nếp lằn bẹn, môi lớn (nữ). Sờ: sờ nắn nhẹ BN cũng rất đau, đau nhất khi sờ vào cổ túi TV (ở trên cung đùi đối với nam, ở dưới cung đùi đối với nữ), khối TV căng chắc, không đẩy lên được. Giai đoạn muộn: toàn thân có tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc (sốt, môi khô, lưỡi bẩn, mạch nhanh, HA tụt, đái ít); có các triệu chứng của tắc ruột cơ học rõ (bụng trướng, cảm ứng phúc mạc, có thể có dấu hiện rắn bò).

3. CHẨN ĐOÁN THOÁT VỊ NGHẸT Có tiền sử thoát vị bẹn (đùi). Đau

3. CHẨN ĐOÁN THOÁT VỊ NGHẸT Có tiền sử thoát vị bẹn (đùi). Đau đột ngột dữ dội vùng bẹn (có khi đau xuất hiện sau một động tác mạnh và đột ngột như mang vác nặng, nhảy từ trên cao xuống, ho mạnh). Khối TV ở vùng bẹn hay đùi phồng căng, đau và không đẩy lên được. Giai đoạn muộn có triệu chứng của tắc ruột cơ học rõ. Lúc đó phải khám ngay vùng bẹn.

4. XỬ TRÍ PT là phương pháp điều trị chính nhằm giải phóng nhanh

4. XỬ TRÍ PT là phương pháp điều trị chính nhằm giải phóng nhanh tạng TV bị nghẹt (thiếu máu), khâu cổ túi và cắt túi TV. Vì vậy cần chuyển ngay BN đến BV (trước 6 giờ), chú ý giảm đau trước khi chuyển (Atropin 1/4 mg tiêm dưới da). Nếu BN là trẻ nhỏ đến sớm, không đau nhiều, có thể điều trị bảo tồn: Tiêm thuốc giảm đau (Atropin). Cho trẻ ngồi trong chậu nước ấm, ngâm khối TV 15 -20 phút, khối TV có thể tự lên được. Có thể dùng tay xoa nhẹ ở khối TV nhưng không được nắn thô bạo đề phòng vỡ tạng bên trong. Theo dõi sát tình trạng VPM do ruột hoại tử thứ phát.

TỔNG KẾT BÀI HỌC 1. Đại cương Khái niệm TV thành bụng, TV bẹn,

TỔNG KẾT BÀI HỌC 1. Đại cương Khái niệm TV thành bụng, TV bẹn, TV đùi, TV nghẹt. 2. Lâm sàng thoát vị nghẹt Cơ năng: đau đột ngột dữ dội vùng TV, nôn (giai đoạn đầu), dấu hiệu tắc ruột cơ học (giai đoạn muộn). Thực thể: khối thoát vị căng chắc, sờ nắn rất đau, không đẩy lên được; giai đoạn muộn có tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc và biểu hiện tắc ruột rõ.

3. Chẩn đoán thoát vị nghẹt Có tiền sử TV bẹn (đùi). Đau đột

3. Chẩn đoán thoát vị nghẹt Có tiền sử TV bẹn (đùi). Đau đột ngột dữ dội vùng TV. Khối TV ở vùng bẹn (đùi) phồng căng, đau, không đẩy lên được. Giai đoạn muộn có các triệu chứng tắc ruột cơ học rõ. 4. Xử trí Tiêm thuốc giảm đau rồi chuyển ngay lên tuyến trên PT. Trẻ em đến sớm, đau không nhiều: có thể điều trị bảo tồn.

Câu 2: Xử trí TV nghẹt tại tuyến y tế cơ sở? Phương pháp

Câu 2: Xử trí TV nghẹt tại tuyến y tế cơ sở? Phương pháp điều trị bảo tồn TV nghẹt ở trẻ em đến sớm, đau không nhiều? Trả lời: Xử trí tại tuyến y tế cơ sở: …………… tiêm thuốc giảm đau rồi chuyển ngay lên tuyến trên. Điều trị bảo tồn TV nghẹt ở trẻ em đến sớm, đau không Điều trị bảo tồn TV nghẹt ở trẻ nhiều: ………………… tiêm thuốc giảm đau, ngâm khối TV trong chậu nước ấm 15 -20 phút, xoa nhẹ ở khối TV, theo dõi sát tình trạng VPM do ruột hoại tử thứ phát.

C U HỎI ÔN TẬP BÀI Câu 1: Nêu khái niệm về thoát vị

C U HỎI ÔN TẬP BÀI Câu 1: Nêu khái niệm về thoát vị thành bụng, thoát vị bẹn, thoát vị đùi? Câu 2: Thế nào là thoát vị nghẹt? Nêu các dấu hiệu của thoát vị nghẹt? Câu 3: Xử trí thoát vị nghẹt tại tuyến y tế cơ sở như thế nào?

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Y tế (2013), Bệnh học ngoại khoa (dùng

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Y tế (2013), Bệnh học ngoại khoa (dùng cho đào tạo y sỹ trung cấp), NXB Giáo dục Việt Nam, tr. 50 -51. 2. Bộ môn Ngoại, Trường Đại học Y Hà Nội (2006), Bài giảng Bệnh học ngoại khoa, tập II (dùng cho sinh viên đại học y năm thứ 6), NXB Y học, tr. 60 -66. CHUẨN BỊ BÀI BUỔI HỌC SAU Chấn thương thận; Chấn thương niệu đạo; Viêm ruột thừa; Thủng ổ loét dạ dày - tá tràng; Tắc ruột; Lồng ruột cấp tính ở trẻ còn bú; Thoát vị nghẹt.