SNG KIN 1 Khi nim Sng kin l

  • Slides: 25
Download presentation
SÁNG KIẾN 1. Khái niệm: Sáng kiến là giải pháp kỹ thuật, giải pháp

SÁNG KIẾN 1. Khái niệm: Sáng kiến là giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý, giải pháp tác nghiệp, hoặc giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật (gọi chung là giải pháp), được cơ sở công nhận nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây: 1. Có tính mới trong phạm vi cơ sở đó; 2. Đã được áp dụng hoặc áp dụng thử tại cơ sở đó và có khả năng mang lại lợi ích thiết thực; 2. Các đối tượng sau đây không được công nhận là sáng kiến: a) Giải pháp mà việc công bố, áp dụng giải pháp trái với trật tự công cộng hoặc đạo đức xã hội; b) Giải pháp là đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật tính đến thời điểm xét công nhận sáng kiến.

SÁNG KIẾN Nói cách khác: Sáng kiến là những tri thức, kỹ năng, kỹ

SÁNG KIẾN Nói cách khác: Sáng kiến là những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo được tác giả tích lũy trong thực tiễn công tác, giảng dạy, … bằng những hoạt động cụ thể đã khắc phục được những khó khắc mà với những biện pháp thông thường không thể giải quyết được, góp phần nâng cao hiệu quả rõ rệt trong công việc của mình.

SÁNG KIẾN Tính mới: Một giải pháp được coi là có tính mới trong

SÁNG KIẾN Tính mới: Một giải pháp được coi là có tính mới trong phạm vi một cơ sở nếu tính đến trước ngày nộp đơn yêu cầu công nhận sáng kiến, hoặc ngày bắt đầu áp dụng thử hoặc áp dụng lần đầu (tính theo ngày nào sớm hơn), trong phạm vi cơ sở đó, giải pháp đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây: 1. Không trùng với nội dung của giải pháp trong đơn đăng ký sáng kiến nộp trước; 2. Chưa bị bộc lộ công khai trong các văn bản, sách báo, tài liệu kỹ thuật đến mức căn cứ vào đó có thể thực hiện ngay được; 3. Không trùng với giải pháp của người khác đã được áp dụng hoặc áp dụng thử, hoặc đưa vào kế hoạch áp dụng, phổ biến hoặc chuẩn bị các điều kiện để áp dụng, phổ biến; 4. Chưa được quy định thành tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm bắt buộc phải thực hiện.

SÁNG KIẾN Khả năng mang lại lợi ích thiết thực của sáng kiến: Một

SÁNG KIẾN Khả năng mang lại lợi ích thiết thực của sáng kiến: Một giải pháp được coi là có khả năng mang lại lợi ích thiết thực nếu việc áp dụng giải pháp đó có khả năng mang lại hiệu quả kinh tế (ví dụ: nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, nâng cao hiệu quả kỹ thuật), hoặc lợi ích xã hội (ví dụ: nâng cao điều kiện an toàn lao động, cải thiện điều kiện sống, làm việc, bảo vệ môi trường, sức khỏe con người).

SÁNG KIẾN Mục đích: - Là hướng đến một điều gì hay một công

SÁNG KIẾN Mục đích: - Là hướng đến một điều gì hay một công việc nào đó trong nghiên cứu mà người nghiên cứu mong muốn được hoàn thành, nhưng thường thì mục đích khó có thể đo lường hay định lượng, mang tính chiến lược lâu dài của tổ chức, cá nhân hay những định hướng chung, tổng quát không liên quan hay đề cập đến một thành tựu, một kết quả nào trong một thời gian ngắn xác định. - Nói cách khác, mục đích là sự sắp đặt công việc hay một điều gì đó được đưa ra trong nghiên cứu. Mục đích trả lời “nhằm vào việc gì? ”, hoặc “để phục vụ cho điều gì? ” và mang ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu, nhắm đến đối tượng phục vụ sản xuất, nghiên cứu.

SÁNG KIẾN Mục tiêu: - Là thực hiện điều gì hoặc hoạt động nào

SÁNG KIẾN Mục tiêu: - Là thực hiện điều gì hoặc hoạt động nào đó cụ thể, rõ ràng mà người nghiên cứu sẽ hoàn thành theo kế hoạch đã đặt ra trong thời gian nhất định. Mục tiêu có thể đo lường hay định lượng được. - Nói cách khác, mục tiêu là nền tảng hoạt động của đề tài và làm cơ sở cho việc đánh giá kế hoạch nghiên cứu đã đưa ra, và là điều mà kết quả phải đạt được. Mục tiêu trả lời câu hỏi “làm cái gi? ”

SÁNG KIẾN Ví dụ: Phân biệt giữa Mục đích với Mục tiêu của đề

SÁNG KIẾN Ví dụ: Phân biệt giữa Mục đích với Mục tiêu của đề tài Đề tài “Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra hoạt động giảng dạy trong nhà trường”. - Mục đích của đề tài: Để công tác kiểm tra việc giảng dạy của giáo viên trong nhà trường đạt hiệu quả cao. - Mục tiêu của đề tài: + Tìm ra những giải pháp tối ưu cho công tác kiểm tra hoạt động giảng dạy. + Xác định Kiểm tra cái gì? Kiểm tra như thế nào? Kiểm tra thời điểm nào? . . .

SÁNG KIẾN Phân biệt Sáng kiến và Nghiên cứu khoa học Sáng kiến -

SÁNG KIẾN Phân biệt Sáng kiến và Nghiên cứu khoa học Sáng kiến - Thiên về miêu tả nội dung công việc dựa theo kinh nghiệm cá nhân, theo cách nhìn chủ quan của người thể hiện. Nghiên cứu khoa học - Nghiên cứu vấn đề không những chỉ dựa vào kinh nghiệm của bản thân mà còn phải dựa vào thực tế khách quan để điều chỉnh cho phù hợp. Vì vậy, nghiên cứu khoa học phải mang tính khách quan, không phụ thuộc vào bản thân người nghiên cứu.

SÁNG KIẾN Phân biệt Sáng kiến và Nghiên cứu khoa học Sáng kiến -

SÁNG KIẾN Phân biệt Sáng kiến và Nghiên cứu khoa học Sáng kiến - Không nhất thiết phải có những mục như: Lịch sử vấn đề; Cơ sở khoa học; Tài liệu tham khảo; Phụ lục. Nghiên cứu khoa học - Nhất thiết phải có những mục như: Lịch sử vấn đề; Cơ sở khoa học; Tài liệu tham khảo; Phụ lục.

SÁNG KIẾN Phân biệt Sáng kiến và Nghiên cứu khoa học Sáng kiến -

SÁNG KIẾN Phân biệt Sáng kiến và Nghiên cứu khoa học Sáng kiến - Qua thực tiễn, bằng trải nghiệm bản thân, người viết đúc kết kinh nghiệm nhằm giúp mọi người áp dụng dễ dàng để mang lai hiệu quả tốt hơn trong công tác. Nghiên cứu khoa học - Bằng nhận thức của bản thân, tác giả có thể làm mới một vấn đề dựa trên cơ sở khoa học (lí luận và thực tiễn) và được thực hiện bằng (những) phương pháp khoa học.

SÁNG KIẾN Các bước tiến hành viết một sáng kiến 1. Đặt tên đề

SÁNG KIẾN Các bước tiến hành viết một sáng kiến 1. Đặt tên đề tài: Các vấn đề chọn để viết Sáng kiến rất phong phú, đa dạng, bao gồm nhiều lĩnh vực: Kinh nghiệm trong giảng dạy một chương, một bài, một nội dung kiến thức cụ thể; Kinh nghiệm trong giáo dục đạo đức học sinh; Kinh nghiệm trong việc bồi dưỡng, phụ đạo học sinh; Kinh nghiệm trong việc thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao… Khi viết Sáng kiến cần suy nghĩ lựa chọn một tên đề tài phù hợp. Trong nghiên cứu viết Sáng kiến thì việc xác định tên đề tài có ý nghĩa quan trọng nhất, đôi khi nó còn quan trọng hơn cả việc giải quyết đề tài. Việc xác định tên đề tài chính xác có tác dụng định hướng giải quyết vấn đề cho tác giả, giúp tác giả tập trung vào vấn đề cần giải quyết, tránh được lan man, lạc đề.

SÁNG KIẾN Các bước tiến hành viết một sáng kiến 1. Đặt tên đề

SÁNG KIẾN Các bước tiến hành viết một sáng kiến 1. Đặt tên đề tài: Tên đề tài chính là một mâu thuẫn, một vấn đề trong thực tiễn công tác mà tác giả còn phân vân, trăn trở, tìm cách giải quyết, làm sáng tỏ. Tên đề tài nên viết ngắn gọn càng tốt nhưng nêu được vấn đề cơ bản cần giải quyết cũng như phạm vi giới hạn (đối tượng, không gian, thời gian, địa điểm, . . . ). Không nên ghi tên đề tài quá dài và chứa đựng quá nhiều mục tiêu (VD Một số biện pháp, Một

SÁNG KIẾN Các bước tiến hành viết một sáng kiến *Lưu ý: Viết đề

SÁNG KIẾN Các bước tiến hành viết một sáng kiến *Lưu ý: Viết đề cương chi tiết Đây là một công việc rất cần thiết trong việc viết Sáng kiến. Nếu bỏ qua bước này, tác giả sẽ không định hướng được mình cần phải viết cái gì, cần thu thập những tư liệu gì về lý thuyết và thực tiễn, cần trình bày những số liệu ra sao…? Việc chuẩn bị đề cương càng chi tiết bao nhiêu thì công việc viết Sáng kiến càng thuận lợi bấy nhiêu.

SÁNG KIẾN Các bước tiến hành viết một sáng kiến 2. Lĩnh vực áp

SÁNG KIẾN Các bước tiến hành viết một sáng kiến 2. Lĩnh vực áp dụng Sáng kiến: Nêu rõ lĩnh vực có thể áp dụng Sáng kiến và vấn đề mà Sáng kiến giải quyết (VD: Quản lý Giáo dục; Chuyên môn…).

SÁNG KIẾN Các bước tiến hành viết một sáng kiến 3. Mô tả bản

SÁNG KIẾN Các bước tiến hành viết một sáng kiến 3. Mô tả bản chất của Sáng kiến: 3. 1. Tình trạng giải pháp đã biết : Nêu hiện trạng trước khi áp dụng giải pháp mới; phân tích ưu điểm, nhược điểm của giải pháp cũ để cho thấy sự cần thiết của việc đề xuất giải pháp mới để khắc phục nhược điểm của giải pháp cũ.

SÁNG KIẾN Các bước tiến hành viết một sáng kiến 3. Mô tả bản

SÁNG KIẾN Các bước tiến hành viết một sáng kiến 3. Mô tả bản chất của Sáng kiến: 3. 2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến - Mục đích của giải pháp: để giải quyết vấn đề gì? hoặc đạt được mục tiêu gì (phải cụ thể, đo được, khả thi, hiện thực và có thời hạn), mà người nghiên cứu cần đặt ra để định hướng và nỗ lực đạt tới; Mục tiêu trả lời câu hỏi “Nghiên cứu để làm cái gì? , nghiên cứu tới mức độ nào? ”. - Mô tả ngắn gọn, đầy đủ và rõ ràng các bước thực hiện giải pháp; nếu là giải pháp cải tiến, giải pháp đã biết trước đó tại cơ sở thì cần nêu rõ tình trạng của giải pháp đã biết, những nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm của giải pháp đã biết.

SÁNG KIẾN Các bước tiến hành viết một sáng kiến 3. Mô tả bản

SÁNG KIẾN Các bước tiến hành viết một sáng kiến 3. Mô tả bản chất của Sáng kiến: 3. 2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến - Phân tích, so sánh đối chiếu trước và sau khi thực hiện các giải pháp để chứng minh, thuyết phục về hiệu quả mà giải pháp đó mang lại trong thực tế triển khai tại đơn vị; - Bản mô tả nội dung sáng kiến có thể minh họa bằng các bản vẽ, thiết kế, sơ đồ, ảnh chụp mẫu sản phẩm. . . nếu cần thiết;

SÁNG KIẾN Các bước tiến hành viết một sáng kiến 3. Mô tả bản

SÁNG KIẾN Các bước tiến hành viết một sáng kiến 3. Mô tả bản chất của Sáng kiến: 3. 3. Khả năng áp dụng của giải pháp

SÁNG KIẾN Các bước tiến hành viết một sáng kiến 3. Mô tả bản

SÁNG KIẾN Các bước tiến hành viết một sáng kiến 3. Mô tả bản chất của Sáng kiến: 3. 4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp

SÁNG KIẾN Các bước tiến hành viết một sáng kiến 3. Mô tả bản

SÁNG KIẾN Các bước tiến hành viết một sáng kiến 3. Mô tả bản chất của Sáng kiến: 3. 5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có) Là người tham gia áp dụng giải pháp mới cùng với tác giả nhưng không phải là các đồng tác giả. Số Họ và TT tên Ngày tháng năm sinh Nơi công tác (hoặc nơi thường trú) Chức danh Trình độ Nội dung chuyên công việc hỗ môn trợ

SÁNG KIẾN Các bước tiến hành viết một sáng kiến 3. Mô tả bản

SÁNG KIẾN Các bước tiến hành viết một sáng kiến 3. Mô tả bản chất của Sáng kiến: 3. 6. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có yêu cầu bảo mật, VD: Quy trình, bản vẽ thiết kế…), đối với những sáng kiến mang tính kỹ thuật, chuyên môn cao mà sau khi được công nhận sẽ đăng ký bảo hộ độc quyền.

SÁNG KIẾN Các bước tiến hành viết một sáng kiến 3. Mô tả bản

SÁNG KIẾN Các bước tiến hành viết một sáng kiến 3. Mô tả bản chất của Sáng kiến: 3. 7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến (trình độ chuyên môn, cơ sở vật chất…): …………. ……

SÁNG KIẾN Các bước tiến hành viết một sáng kiến 3. Mô tả bản

SÁNG KIẾN Các bước tiến hành viết một sáng kiến 3. Mô tả bản chất của Sáng kiến: 3. 8. Tài liệu kèm theo gồm: Bản vẽ, sơ đồ … (bản) Bản tính toán … (bản) Các tài liệu khác … (bản)

SÁNG KIẾN Các bước tiến hành viết một sáng kiến 4. Hình thức Văn

SÁNG KIẾN Các bước tiến hành viết một sáng kiến 4. Hình thức Văn bản Sáng kiến được đánh máy, in đóng quyê n (đóng bìa, dán gáy): Soạn thảo trên khổ giấy A 4, font chữ Times New Roman, bảng mã Unicode, cỡ chữ 14, dãn dòng (single) đơn (hoặc Multiple 1. 2); lề trái 3 - 3, 5 cm; lề phải 1, 5 - 2 cm; lề trên 2 cm, lề dưới 2 cm. Không có lỗi chính tả, lỗi cú pháp. Các bản mô tả giải pháp (bản sao) phải rõ nét để tránh gây khó khăn cho Hội đồng trong quá trình đọc, nhận xét và đánh giá. Trang bìa 1: In trên bìa cứng (không đóng giấy bóng kính, không dùng bìa màu đỏ, hồng, hoặc giô ng màu mực đỏ).