PHNG GIO DC O TO THNH PH VNH

  • Slides: 13
Download presentation
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ VĨNH YÊN TRƯỜNG TIỂU HỌC LIÊN

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ VĨNH YÊN TRƯỜNG TIỂU HỌC LIÊN BẢO Chào mừng các em đến với bài giảng online Môn: Lịch sử – Lớp: 4 C Giáo viên thực hiện: Đỗ Mai Dung

Kiểm tra bài cũ Câu 1: Nội dung các tác phẩm thơ, văn thời

Kiểm tra bài cũ Câu 1: Nội dung các tác phẩm thơ, văn thời Hậu Lê nói về những điều gì? - Nội dung các tác phẩm thơ, văn thời Hậu Lê phản ánh khí phách anh hùng và niềm tự hào chân chính của dân tộc. Bình Ngô đại cáo (chữ Hán: 平吳大誥) là bài cáo viết bằng văn ngôn do Nguyễn Trãi soạn thảo vào mùa xuân năm 1428, thay lời Bình Định Vương Lê Lợi để tuyên cáo về việc giành chiến thắng trong cuộc kháng chiến với nhà Minh, khẳng định sự độc lập của nước Đại Việt. Đây được coi là bản Tuyên ngôn độc lập thứ hai của Việt Nam, sau bài Nam quốc sơn hà.

Câu 2: Thời Hậu Lê, vua Lê Thánh Tông có tác phẩm tiêu biểu

Câu 2: Thời Hậu Lê, vua Lê Thánh Tông có tác phẩm tiêu biểu nào? A. Ức trai thi tập C. Hồng Đức quốc âm thi tập B. Quốc âm thi ca D. Đại Việt Sử kí toàn thư Hồng Đức quốc âm thi tập là tên gọi của tuyển tập thơ chữ Nôm thường được cho là sáng tác bởi vua Lê Thánh Tông (1442 -1497) cùng với các thành viên của nhóm Tao đàn nhị thập bát tú. Nó được xem là cột mốc thứ hai sau

Thứ tư ngày 22 tháng 4 năm 2020 Lịch sử Bài 8: Trường học,

Thứ tư ngày 22 tháng 4 năm 2020 Lịch sử Bài 8: Trường học, văn thơ, khoa học thời Hậu Lê (Tiết 2) B. Hoạt động thực hành:

1. Trao đổi và ghi vào vở ý đúng trong các câu sau: Bia

1. Trao đổi và ghi vào vở ý đúng trong các câu sau: Bia đá dựng ở Văn Miếu để khắc tên tuổi của những ai? A. Những người đỗ Cử nhân. C. Những người đỗ Tú tài. B. Những người đỗ Tiến sĩ. D. Những người đỗ Trạng nguyên

Bia tiến sĩ Văn Miếu Thăng Long, hay bia tiến sĩ Văn Miếu-Quốc Tử

Bia tiến sĩ Văn Miếu Thăng Long, hay bia tiến sĩ Văn Miếu-Quốc Tử Giám là các bia đá ghi tên những người đỗ Tiến sĩ các khoa thi thời Lê sơ, thời Mạc và thời Lê trung hưng (1442 -1779) tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội, Việt Nam. Các bia đá này đã được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế giới thuộc Chương trình Ký ức Thế giới vào ngày 9/3/2010, tại Macau, Trung Quốc. Sau Mộc bản triều Nguyễn, Bia Tiến sĩ Văn Miếu là di sản tư liệu thứ hai của Việt Nam được đưa vào danh mục Di sản tư liệu thế giới

Ghi tên các nhân vật lịch sử dưới đây vào cột phù hợp: Nguyễn

Ghi tên các nhân vật lịch sử dưới đây vào cột phù hợp: Nguyễn Trãi, Lý Tử Tấn, Ngô Sĩ Liên, Lê Thánh Tông, Lương Thế Vinh, Nguyễn Mộng Tuân. Nhà thơ, nhà văn Nhà khoa học Nguyễn Trãi Lý Tử Tấn Lê Thánh Tông Nguyễn Mộng Tuân Lý Tử Tấn Lương Thế Vinh

Lý Tử Tấn (1378 -1457), thường gọi bằng tên tự là Tử Tấn, người

Lý Tử Tấn (1378 -1457), thường gọi bằng tên tự là Tử Tấn, người làng Triều Đông, huyện Thượng Phúc (Hà Đông), là nhà thơ, làm quan thời Lê sơ, đỗ Thái học sinh khoa Canh Thìn (1400), năm Thánh Nguyên đời Hồ Quý Ly. Lý Tử Tấn làm quan đến Học sĩ viện Hàn lâm các, trải 3 đời vua Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông Ngô Sĩ Liên (chữ Hán: 吳士連; 1400 - 1499) là một nhà sử học thời Lê sơ, sống vào thế kỷ 15. Ông là người đã tham gia khởi nghĩa Lam Sơn và có công lớn trong việc biên soạn bộ Đại Việt sử ký toàn thư – bộ quốc sử chính thống cũ nhất của Việt Nam mà còn được lưu truyền tới ngày nay.

Lương Thế Vinh (chữ Hán: 梁世榮, ; 17 tháng 8 năm 1441 - 2

Lương Thế Vinh (chữ Hán: 梁世榮, ; 17 tháng 8 năm 1441 - 2 tháng 10 năm 1496), còn gọi là Trạng Lường, tên tự là Cảnh Nghị, tên hiệu là Thụy Hiên, là một nhà toán học, Phật học, nhà thơ Việt Nam thời Lê sơ. Ông đỗ trạng nguyên dưới triều Lê Thánh Tông và làm quan tại viện Hàn Lâm. Ông là một trong 28 nhà thơ của hội Tao Đàn do vua Lê Thánh Tông lập năm 1495. Lê Thánh Tông (chữ Hán: 黎聖宗 25 tháng 8 năm 1442 – 3 tháng 3 năm 1497) là hoàng đế thứ năm của Hoàng triều Lê nước Đại Việt. Ông trị vì từ ngày 26 tháng 6 năm 1460 đến khi qua đời năm 1497, tổng cộng 37 năm, là vị hoàng đế trị vì lâu nhất thời Hậu Lê – giai đoạn Lê sơ trong lịch sử Việt Nam.

Em hãy kể tên các tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Trãi mà em

Em hãy kể tên các tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Trãi mà em biết Trả lời: Các tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Trãi mà em biết là: Quốc âm thi tập là tên gọi phổ biến dành cho tuyển tập thơ chữ Nôm của danh sĩ Nguyễn Trãi sáng tác có thể ở thời kỳ đầu của nhà Lê sơ. Bình Ngô đại cáo (1428) là bài cáo của Nguyễn Trãi viết thay lời Bình Định vương Lê Lợi để tuyên cáo kết thúc cuộc kháng chiến chống Minh, giành lại độc lập cho Đại Việt.

Ức Trai thi tập (1480) hoặc Ức Trai tập là một trong các tập

Ức Trai thi tập (1480) hoặc Ức Trai tập là một trong các tập thơ chữ Hán đặc sắc của Nguyễn Trãi. Quân trung từ mệnh tập (chữ Hán: 軍中詞命集) là tập hợp các văn kiện lịch sử – binh vận – ngoại giao bằng chữ Hán do Nguyễn Trãi soạn thảo theo sự ủy thác và trên danh nghĩa của Lê Lợi trong khởi nghĩa Lam Sơn (1418– 1428)

Dư địa chí (chữ Hán: 輿地誌), còn gọi là Ức Trai di tập Nam

Dư địa chí (chữ Hán: 輿地誌), còn gọi là Ức Trai di tập Nam Việt dư địa chí (抑齋遺集南越輿地誌), Đại Việt địa dư chí (大越地輿誌), An Nam vũ cống (安南禹貢 ), Nam Quốc vũ cống (南國禹貢) hoặc Lê triều cống pháp (黎朝貢法), là sách địa chí do Ức Trai Nguyễn Trãi, danh thần của nhà Hậu Lê, biên soạn vào năm 1435. Cuốn sách viết bằng chữ Hán, ghi chép sơ lược về địa lý hành chính và tự nhiên của Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử.