NHIT LIT CHO MNG CC THY C GIO

  • Slides: 9
Download presentation
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG CÁC THẦY , CÔ GIÁO ĐẪ VỀ DỰ GIỜ THĂM

NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG CÁC THẦY , CÔ GIÁO ĐẪ VỀ DỰ GIỜ THĂM LỚP

Tiết 55 ĐIỆP NGỮ I. Điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ 1.

Tiết 55 ĐIỆP NGỮ I. Điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ 1. Tìm hiểu ví dụ : Những từ ngữ nào được lặp đi lặp lại trong các ví dụ sau : (a) Thương thay thân phận con tằm Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ Thương thay lũ kiến li ti Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi Thương thay hạc lánh đường mây Chim bay mỏi cánh bết ngày nào thôi Thương thay con cuốc giữa trời Dầu kêu ra máu có người nào nghe (Ca dao) (b) Bước tới đèo Ngang bóng xế tà Cỏ cây chen đá lá chen hoa (Qua đèo Ngang – Bà Huyện Thanh Quan) (c) Đêm nay Bác không ngủ 3 lần ( Minh Huệ) - Ví dụ (a) Thương thay Lặp lại từ ngữ - Ví dụ (b) chen - Ví dụ (c) Đêm nay Bác không ngủ Lặp lại câu * Tác dụng : Nhằm làm nổi bạt ý, gây cảm xúc mạnh

Tiết 55 ĐIỆP NGỮ Ghi nhớ : Khi nói hoặc viết người ta có

Tiết 55 ĐIỆP NGỮ Ghi nhớ : Khi nói hoặc viết người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý , gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ , từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ.

Tiết 55 ĐIỆP NGỮ * Luyện tập : (a) Phát hiện phép điệp ngữ

Tiết 55 ĐIỆP NGỮ * Luyện tập : (a) Phát hiện phép điệp ngữ trong ví dụ sau : Số cô chẳng giàu thì nghèo Ngày ba mươi tết thịt treo trong nhà Số cô có mẹ có cha Mẹ cô đàn bà, cha cô đàn ông Số cô có vợ có chồng Sinh con đầu lòng chẳng gái thì trai (b) Bài tập 3. a Hãy chỉ ra các từ ngữ được lặp lại trong đoạn văn sau. Sự lặp lại đó có tác dụng biểu cảm hay không ? Phía sau nhà em có một mảnh vườn. Mảnh vườn ở phía sau nhà em, em trồng rất nhiều loài hoa. Em trồng hoa cúc. Em trồng hoa thược dược, Em trồng hoa đồng tiền. Em trồng hoa hồng. Em trồng cả hoa lay ơn nữa. Ngày Phụ nữ Quốc tế, em hái hoa sau vườn nhà em tặng mẹ em. Em hái hoa tặng chị em… Lỗi diễn đạt lặp từ ngữ không có tác dụng biểu cảm * Chú ý : Cần phân biệt phép tu từ điệp ngữ với lỗi lặp từ ngữ trong khi nói và viết.

II. Các dạng điệp ngữ 1. Tìm hiểu bài tập : Hãy chỉ ra

II. Các dạng điệp ngữ 1. Tìm hiểu bài tập : Hãy chỉ ra các từ ngữ được lặp lại trong các ví dụ và nhận xét về vị trí của các từ ngữ ấy: (a) Bước tới đèo Ngang bóng xế tà Cỏ cây chen đá lá chen hoa. Bà Huyện Thanh Quan = > Từ ngữ lặp lại đứng cách nhau bởi các từ ngữ khác (b) Anh đã tìm em, rất lâu, rất lâu Cô gái ở Thạch Kim Thạch Nhọn, Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm Sách giấy mở tung trắng cả rừng chiều […] Chuyện kể từ nỗi nhớ sâu xa Thương em, thương em biết mấy Phạm Tiến Duật = > Từ ngữ lặp lại đứng nối tiếp nhau (c) Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy Thấy xanh những mấy ngàn dâu Ngàn dâu xanh ngắt một màu Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai ? Đoàn Thị Điểm = > Từ ngữ lặp lại đứng ở cuối câu trên , đầu câu dưới

Tiết 55 ĐIỆP NGỮ Ghi nhớ : Điệp ngữ có nhiều dạng : Điệp

Tiết 55 ĐIỆP NGỮ Ghi nhớ : Điệp ngữ có nhiều dạng : Điệp ngữ cách quãng , điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng).

Tiết 55 ĐIỆP NGỮ III. Luyện tập Bài 2 : SGK Trg 153 Tìm

Tiết 55 ĐIỆP NGỮ III. Luyện tập Bài 2 : SGK Trg 153 Tìm điệp ngữ trong đoạn văn sau và nói rõ đó là những dạng điệp ngữ gì ? Vậy mà giờ đây anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi. ( Khánh Hoài) - Điệp ngữ : xa nhau => Điệp ngữ cách quãng - Điệp ngữ : một giấc mơ => Điệp ngữ chuyển tiếp Bài 1 : SGK Trg 153 Tìm điệp ngữ trong đoạn văn sau và cho biết tác giả muốn nhấn mạnh điều gì ? Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do!Dân tộc đó phải được độc lập ! Hồ Chí Minh - Điệp ngữ : một dân tộc đã gan góc. - Điệp ngữ : dân tộc đó phải được = > Tác dụng : Tác giả muốn nhấn mạnh ý chí kiên cường bất khuất và quyết tâm chống thực dân Pháp, chống phát xít, từ đó khẳng định quyền tất yếu mà dân tộc đó phải được hưởng ( tự do – độc lập ) => tạo cho người đọc niềm tin tưởng vào điều mà tác giả muốn truyền đạt.

Tiết 55 ĐIỆP NGỮ * Các bước phân tích phép điệp ngữ. - Giới

Tiết 55 ĐIỆP NGỮ * Các bước phân tích phép điệp ngữ. - Giới thiệu phép điệp ngữ trong đoạn thơ, đoạn văn. - Chỉ ra điệp ngữ và cấu tạo; thuộc dạng điệp ngữ nào - Giúp nhấn mạnh nội dung nào trong đoạn thơ , đoạn văn? Người viết sử dụng điệp ngữ đó nhằm mục đích gì ? - Tác dụng chung của điệp ngữ trong đoạn. + Làm cho cách diễn đạt mang đặc điểm nào ? + Thể hiện cảm xúc , thái độ nào của người viết. + Tác động đến người đọc như thế nào

Tiết 55 ĐIỆP NGỮ Bài 4 : SGK Trg 153 Viết một đoạn văn

Tiết 55 ĐIỆP NGỮ Bài 4 : SGK Trg 153 Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng điệp ngữ và cho biết em sử dụng điệp ngữ đó nhằm mục đích gì trong đoạn văn. Trao đổi bài viết với các bạn khác. Nêu nhận xét về cách sử dụng điệp ngữ trong bài của bạn.