NGUYN NHUNG thc hin Li ngi vit Vit

  • Slides: 24
Download presentation
NGUYÊN NHUNG thực hiện

NGUYÊN NHUNG thực hiện

Lời người viết: " Viết lại một câu chuyện cũ, khi thời gian và

Lời người viết: " Viết lại một câu chuyện cũ, khi thời gian và không gian của câu chuyện đã trôi đi như một giấc mơ. " Lịch sử như một cây đinh mà người viết văn máng vào đó chiếc áo của thời cuộc"( câu nói này của một nhà văn không nhớ tên). " CHUYẾN TÀU LÚC HOÀNG HÔN", xinh như một bông hoa nhỏ giữa bãi cỏ đời đã khô héo vì cơn nắng hè nghiệt ngã, gợi nhớ cho tôi một nỗi buồn nhè nhẹ của tháng Tư năm ấy. " Ngày Mai chào đời bố không có nhà, sau này nghe bà ngoại kể thì một người hàng xóm tốt bụng đã đưa mẹ đi bảo sanh viện lúc nửa đêm vì không tìm được chiếc xích lô nào chở khách vào giờ ấy. Mẹ sinh Mai rất dễ, lúc bà đến nhà thương thì Mai đã nằm bên mẹ ngủ thin thít.

Bà thương Mai nhất nhà, vì Mai bé nhất mà lại sinh vào đúng

Bà thương Mai nhất nhà, vì Mai bé nhất mà lại sinh vào đúng lúc bố đi xa, mẹ suốt ngày lặn lội ngoài chợ để kiếm ăn, anh Tí phải đi học , ở nhà chỉ có hai bà cháu. Lúc Mai độ ba bốn tuổi, mỗi lần chuyến tàu từ ngoại ô chạy vào ga ở trong thành phố, bà lại dắt cháu ra ngóng chuyén tàu về để đón bố. Một lát, khi con tàu rùng chạy ngang bên kia đường sau những rặng cây, trên hai đường ray mỏng manh rồi mất hút sau khu chợ thì bà lại dắt cháu vào. Thời gian lừng lững đi, đã bao nhiêu buổi chiều bà cháu ra trước sân đợi chuyến tàu về, bà nói bố đi hướng ấy, thì sẽ về hướng này, cho nên ngày nào cả hai bà cháu cũng đợi.

Mai đợi bố lâu lắm, lâu thật là lâu, anh Tí đã học lớp

Mai đợi bố lâu lắm, lâu thật là lâu, anh Tí đã học lớp Bốn và Mai cũng sửa soạn đi Mẫu giáo mà bố vẫn chưa về. Thỉnh thoảng, người đưa thư ghé vào đem thư của bố đưa cho bà, bà đọc xong đưa cho mẹ rồi hai người đều rươm rướm nước mắt. Nghe nói bố ở xa lắm, cứ đi hết con đường tàu này cũng chưa tới. Một lần, mẹ để Mai ở nhà với bà đi tìm bố, dẫn cả anh Tí theo, không nhớ mẹ đi bao lâu nhưng lúc về, anh Tí đi bộ phồng cả chân, người đen thủi đen thùi và gầy teo như cây sậy bên kia đường xe lửa.

Anh Tí kể chuyện bố. Ở đấy chỉ rừng là rừng, suối là suối,

Anh Tí kể chuyện bố. Ở đấy chỉ rừng là rừng, suối là suối, có con rắn bò ngang đường đi và cả đàn bướm tung tăng bên dòng suối. Ở đấy chỉ có đàn ông, những người giống như bố, người nào cũng gầy như bộ xương biết đi. Mai không thích bố gầy như bộ xương người trong sách học của anh Tí, bố phải đẹp phải oai như mấy tấm hình bố mặc quần áo đẹp, có đeo cây súng ngắn bên hông mẹ vẫn dấu trong tủ.

Lúc Mai năm tuổi mẹ cho Mai đi trường Mầm Non, Mai bắt đầu

Lúc Mai năm tuổi mẹ cho Mai đi trường Mầm Non, Mai bắt đầu học lớp Mẫu giáo. Mấy đứa bạn Mai đứa nào cũng có bố, chúng nó được bố chở về nhà bằng xe đạp hay xe gắn máy, thích ghê. Mai chỉ được đi bộ với bà, vì bà không biết chạy xe, hơn nữa, nhà chỉ có mỗi chiếc xe đạp cũ để mẹ chở hàng ra chợ, mỗi lần mẹ đạp xe, chiếc xe lại kêu lên cót két. Mỗi ngày, mẹ lại gò lưng đẩy chiếc xe lên dốc để ra đường cái, bà nhìn theo chắc lưỡi, Mai vẫn hay đứng ngoắc mẹ, Mai vẫy mãi cho đến khi bóng mẹ khuất sau dãy nhà cao phiá xa.

Lúc lớn hơn, Mai hay thắc mắc hỏi bà về bố. Sao bố lâu

Lúc lớn hơn, Mai hay thắc mắc hỏi bà về bố. Sao bố lâu về thế? Bố làm gì mà không gửi quà về cho Mai và nhất là mỗi lần đọc thư bố, mẹ lại khóc? Những lần như thế bà lại thở dài rươm rướm nước mắt, Mai sợ bà khóc lắm nên không dám hỏi nữa, nhưng có lần bà cũng nói cho Mai biết là bố phải xa nhà vì vận nước. . Mai chả biết vận nước ra sao, buồn hay vui, nhưng chắc là buồn rồi, vì nếu không thế thì tại sao bố lại đi lâu quá vậy.

Ở nhà, bà cháu thơ thẩn chơi với nhau, bà lại hay đọc thơ

Ở nhà, bà cháu thơ thẩn chơi với nhau, bà lại hay đọc thơ cho Mai nghe, bài nào Mai cũng thuộc cả. Có một bài mà ngay từ khi Mai còn nằm võng, bà vẫn hay ru cho cháu ngủ: " Thuở trời đất nổi cơn gió bụi, Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên, Xanh kia thăm thẳm từng trên, Vì ai gây dựng cho nên nỗi này. " ( Chinh phụ ngâm khúc) Mai rất thông minh, năm tuổi đã biết hỏi bà thế nào là "khách má hồng" , thế nào là "nổi cơn gió bụi". Bà chỉ cười rồi bảo " khách má hồng là mẹ cháu đấy ". Chắc là mẹ khổ lắm, vì mẹ phải ngồi chợ suốt ngày, nắng cũng như mưa, mà sao bố mãi cũng chưa thấy về để chở mẹ đi chợ như bố của con Hạnh nhà hàng xóm.

Có một lần mẹ đi thăm bố, lúc về, bố gửi cho Mai một

Có một lần mẹ đi thăm bố, lúc về, bố gửi cho Mai một chiếc lược gỗ rất xinh, bố khắc cả hình con bướm trên cành hoa và cả tên Mai nữa. Mai chưa bao giờ nhận qùa của bố, chiếc lược ấy Mai không dùng chải tóc, cứ để dành trong chiếc hộp nhỏ cạnh đầu giường, mỗi lần nghĩ về bố Mai lại lấy ra xem. Mai nói với con Hạnh là Mai cũng có bố, bố của Mai lại đẹp hơn bố của nó, hai đứa cãi nhau hoài vì vậy, nhưng mỗi lần con Hạnh hỏi Mai là bố đâu thì Mai không trả lời được. Mai chỉ bắt chước bà trả lời bố đi xa vì " vận nước ". Cả hai đứa đều ngơ ngẩn không hiểu " vận nước " là cái gì. .

Năm Mai học lớp Một thì bố về. Buổi chiều khi tan trường, bà

Năm Mai học lớp Một thì bố về. Buổi chiều khi tan trường, bà đón Mai ngoài cổng, bà cười tít mắt lại, chưa bao giờ Mai thấy bà vui như thế: "Nhanh lên, bố con về rồi đấy. " Mai đứng sựng lại. Mong bố về từ lâu, vậy mà nghe bà nói Mai thấy có cái gì đó là lạ. Một chốc, Mai hỏi bà: " Mẹ có biết là bố về chưa hở bà? " Bà cười, gật đầu: " Có, bà có nhắn người ra chợ gọi mẹ rồi. "

" Anh Tí có biết bố về chưa hở bà? " " Có, anh

" Anh Tí có biết bố về chưa hở bà? " " Có, anh Tí đang ở nhà với bố đấy. " Nghĩ sao, Mai phụng phịu đứng lại: " Sao bố không đến trường đón con hở bà? Bạn con có đầy bố đón ở ngoài cổng đó, bà có thấy không? " Bà gắt, nắm chặt tay Mai kéo đi: " Mau lên, chỉ nhiều chuyện. Bố còn mệt nên không đón con được, nhớ không được nhõng nhẽo đấy nhé. Bố con không được khoẻ, bà phải nấu cháo gà cho bố ăn đấy. "

Mai ngạc nhiên, hỏi bà: " Bà không để con gà đẻ trứng nữa

Mai ngạc nhiên, hỏi bà: " Bà không để con gà đẻ trứng nữa à? " Bà lắc đầu: " Không. Bố con về là bà mừng rồi, không có bố mới buồn chứ không có gà mình lại nuôi con khác. " Lúc bà cháu về đến nhà thì mẹ cũng ở nhà, bố mẹ đang nói chuyện với nhau, Mai thấy mẹ đang quạt cho bố nữa. Mẹ trắng trẻo còn bố thì đen nhẻm, lại gầy như bộ xương. Thấy Mai vào, bố vội vàng ôm lấy Mai rồi cứ thế hôn lên má con bằng cái cằm lởm chởm đầy râu, Mai sợ hãi đứng im, đôi mắt to long lanh nước mắt.

Bố xấu quá, không giống chút nào với bố trong hình của mẹ, Mai

Bố xấu quá, không giống chút nào với bố trong hình của mẹ, Mai đẩy bố ra rồi chạy đến với bà, bà cười ôm cháu vào lòng, bảo Mai: " Bố con đấy, con có thương bố không? " Mai nhìn bố, lắc đầu: " Chỉ thương bà, thương mẹ, thương anh Tí thôi. " Bố cười, hỏi: " " Không thương bố à? " Mai sợ hãi lắc đầu. Bố lại cười, cái miệng bố đầy răng trắng nhởn, nhìn bố như " ông kẹ ". Bà nói: " Rồi nó sẽ quen, lâu nay không có bố nên chỉ biết có bà với mẹ. Tội nghiệp, chiều nào nghe còi xe lửa cũng cứ bắt bà ra đằng trước để đón bố. Bây giờ thì không phải ngóng nữa, khiếp thật, bảy tám năm chứ ít gì. . . "

Mai theo bà xuống bếp xem bà nấu cơm, hôm nay bà đã cho

Mai theo bà xuống bếp xem bà nấu cơm, hôm nay bà đã cho gà vào nồi, lúc nào bà cũng có sẵn vài con gà để lấy trứng cho cháu ăn và để chờ bố về làm thịt. Bố về, cả nhà ai cũng vui, chỉ trừ Mai nhìn bố bằng đôi mắt e dè, sợ sệt, mỗi lần nhìn bố dù bố chỉ cười Mai vẫn bối rối quay đi, chỉ chực khóc. Hàng xóm đến thăm đầy nhà, ai cũng mừng cho bố còn sống sót trở về. Mẹ lăng xăng pha trà mời khách, còn bà thì phe phẩy chiếc quạt, bà cười luôn, mặt bà có bao nhiêu nếp nhăn.

Trời đã về chiều, mặt trời sắp đi ngủ, tiếng còi xe lửa vọng

Trời đã về chiều, mặt trời sắp đi ngủ, tiếng còi xe lửa vọng lại nghe o o như gọi người ở nhà nhớ kẻ ra đi. Theo thói quen, Mai vẫn thơ thẩn ra đứng ngoài hiên đợi bố. Mai nhớ một cái gì quen, khi chiều nào bà cháu cũng dắt nhau ra trước cửa đợi người đi trở lại. Con tàu lù lù tới, hụ còi inh ỏi, rồi chạy từ từ vào sân ga tận trong thành phố, Mai vẫn cứ ngóng trông theo. Mẹ đứng sau lưng Mai tự lúc nào, giọng âu yếm: " Vào ăn cơm đi con, làm gì đứng đây một mình thế? "

Mai ôm lấy mẹ, khóc oà: " Con chờ bố. " Mẹ ngạc nhiên,

Mai ôm lấy mẹ, khóc oà: " Con chờ bố. " Mẹ ngạc nhiên, hôn lên trán con: " Bố đã về rồi, vào nhà với bố đi, bố đang hỏi con gái bố đâu. Thôi nín ngay, không có bố lại cười con gái hay nhè đấy. " Mai xịu mặt, lắc đầu : " Không phải bố, bố trong hình khác cơ. . . "

Mẹ ôm Mai vào lòng, ngậm ngùi : " Tại bố khổ quá đấy

Mẹ ôm Mai vào lòng, ngậm ngùi : " Tại bố khổ quá đấy con. Bố không đủ cơm ăn, lại làm việc vất vả cho nên người bố không còn được như xưa, con phải thương bố chứ!" « Sao bố không ở nhà với mẹ mà đi làm gì cho khổ, hở mẹ? » . Mẹ xiết chặt Mai vào lòng, cười như mếu : " Tại " vận nước " thôi con ạ. "

Mai gật đầu như đã hiểu ra, cái " vận nước " mà bà

Mai gật đầu như đã hiểu ra, cái " vận nước " mà bà hay nói là vậy, nó biến con người đẹp đẽ như bố trở thành một người xấu xí thế kia. Mai còn quá nhỏ để chưa hiểu nổi rằng , "ai " đã làm cho cái " vận nước " kinh khủng đến thế ! Nguyên Nhung