MI TRNG CNG NGH I Khi nim 1

  • Slides: 26
Download presentation
MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHỆ I/ Khái niệm: 1. Công nghệ: v Môi trường công

MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHỆ I/ Khái niệm: 1. Công nghệ: v Môi trường công nghệ của một quốc gia là khung cảnh quốc gia, trong đó diễn ra các hoạt động công nghệ. v Môi trường công nghệ bao gồm các yếu tố có tác dụng thúc đẩy hay kìm hãm quá trình phát triển công nghệ. 1

MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHỆ v Môi trường công nghệ là một trong các yếu

MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHỆ v Môi trường công nghệ là một trong các yếu tố để giải thích các vấn đề phát sinh trong quá trình phát triển công nghệ như: Sự thành bại trong chuyển giao công nghệ. Hiệu quả sử dụng khác nhau của cùng một công nghệ tại các nước khác nhau. Sự không đồng đều về trình độ công nghệ của các quốc gia, của các khu vực khác nhau trên thế giới.

MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHỆ v Các nước đang phát triển có môi trường công

MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHỆ v Các nước đang phát triển có môi trường công nghệ phát triển thấp hơn các nước phát triển, do các yếu tố sau: 1 Sự tích lũy kiến thức khoa học công nghệ. 2 Thiếu các nhà khoa học và kỹ thuật giỏi. 3 Các chính sách liên quan đến khoa học công nghệ chưa được quan tâm đúng mức, do chưa nhận thức hết tầm quan trọng của khoa học và công nghệ trong phát triển kinh tế - xã hội. 4 Các hệ thống phát triển khoa học và công nghệ như giáo dục, đào tạo, phổ biến kiến thức khoa học, hoạt động nghiên cứu triển khai thiếu hiệu quả. 5 Cấu trúc xã hội chưa hiện đại.

MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHỆ II/ Cơ sở hạ tầng công nghệ: v Cơ sở

MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHỆ II/ Cơ sở hạ tầng công nghệ: v Cơ sở hạ tầng công nghệ của một quốc gia bao gồm 5 thành phần sau: 1. Nền tảng tri thức về khoa học và công nghệ: a. Tri thức khoa học - công nghệ: Tri thức khoa học là những hiểu biết được tích lũy một cách hệ thống nhờ hoạt động nghiên cứu khoa học. Hoạt động Nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu Khoa học Cơ bản Nghiên cứu Ứng dụng Triển khai Công nghệ

MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHỆ b. Vai trò của tri thức khoa học - công

MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHỆ b. Vai trò của tri thức khoa học - công nghệ: Vai trò của tri thức đối với công nghệ có thể thấy rõ ở sự khác nhau giữa các nước phát triển và đang phát triển. Các nước phát triển với nền tảng tri thức khoa học sâu rộng là nguyên nhân tạo ra nền công nghệ phát triển, ngược lại với sự yếu kém của nền công nghệ tại các nước đang phát triển là kết quả tất yếu của nền khoa học kém phát triển.

MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHỆ v Mối quan hệ hữu cơ giữa Khoa học và

MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHỆ v Mối quan hệ hữu cơ giữa Khoa học và Công nghệ: Nhà khhoa học Cung cấp kiến thức Nhà công nghệ Rút ngắn thời gian Phương tiện, công cụ Công nghệ mới Xã hội

MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHỆ 2. Các cơ quan nghiên cứu triển khai: a. Khái

MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHỆ 2. Các cơ quan nghiên cứu triển khai: a. Khái niệm nghiên cứu triển khai(R&D): Nghiên cứu và triển khai là một công việc sáng tạo, được tiến hành một cách có hệ thống nhằm tăng cường cơ sở kiến thức và sử dụng các kiến thức đó để tạo ra các ứng dụng mới. b. Nghiên cứu triển khai bao gồm hai giai đoạn là: 1. Giai đoạn nghiên cứu: hình thành do nhu cầu thực tiễn. 2. Triển khai thực nghiệm: dựa vào các nguyên lý, giải pháp của nghiên cứu ứng dụng để đưa ra các hình mẫu.

MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHỆ 3. Nhân lực khoa học công nghệ: a. Khái niệm:

MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHỆ 3. Nhân lực khoa học công nghệ: a. Khái niệm: Nhân lực khoa học và công nghệ bao gồm các nhà khoa học, các kỹ sư và các nhân viên kỹ thuật trong các bộ phận R&D của tổ chức, doanh nghiệp. b. Cơ cấu nhân lực công nghệ: 1. Nhà sáng chế, đổi mới. 2. Kỹ sư, nhà quản lý, 3. Kỹ thuật viên, 4. Công nhân lành nghề. Các nước phát triển Các nước đang phát triển 70 – 80% 20% 5. Công nhân không qua đào tạo. 20 – 30% 80%

MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHỆ 4. Chính sách khoa học công nghệ: a. Khái niệm:

MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHỆ 4. Chính sách khoa học công nghệ: a. Khái niệm: Là một hệ thống các mục tiêu và biện pháp nhằm phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ quốc gia. Bao gồm các văn bản quy định luật lệ, thể chế từ định hướng chiến lược cho đến các khía cạnh cụ thể của mọi hoạt động kinh tế, xã hội ở tầm vĩ mô và vi mô nhằm đạt được mục tiêu phát triển khoa học công nghệ.

MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHỆ v Các mục tiêu của chính sách khoa học và

MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHỆ v Các mục tiêu của chính sách khoa học và công nghệ là “thúc đẩy” và “định hướng”, cụ thể như: 1. Thiết lập các tổ chức để tích lũy kiến thức và kỹ năng công nghệ. 2. Cải thiện cơ cấu hạ tầng công nghệ. 3. Thúc đẩy đổi mới khoa học và công nghệ. 4. Hỗ trợ các đề tài nghiên cứu có tính chiến lược cơ bản đã được chọn làm nền móng cho các công nghệ mới trong tương lai. 5. Xây dựng điều kiện để phát triển các công nghệ mới.

MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHỆ 5. Nền văn hóa công nghệ quốc gia: a. Khái

MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHỆ 5. Nền văn hóa công nghệ quốc gia: a. Khái niệm: Nền văn hóa công nghệ trong một quốc gia là thái độ của cộng đồng nhìn nhận các vấn đề công nghệ một cách khoa học. b. Vai trò: Trong xã hội có nền văn hóa công nghệ cao, người dân được tiếp xúc với các thành tựu của công nghệ, do đó hiểu rõ vai trò của công nghệ và phát triển công nghệ, ủng hộ phát triển công nghệ tìm tòi, sáng tạo, cung cấp các ý tưởng công nghệ cho các nhà công nghệ.

MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHỆ c. Xây dựng nền văn hóa công nghệ cao: cần

MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHỆ c. Xây dựng nền văn hóa công nghệ cao: cần tiến hành các công việc sau: 1. Nâng cao mức phổ cập giáo dục. 2. Xây dựng nền giáo dục có định hướng khoa học công nghệ cho tất cả mọi người. 3. Sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng đưa tinh thần khoa học và công nghệ mới đến đông đảo người dân. 4. Khuyến khích các hoạt động sáng tạo, nâng cao nhận thức của người dân về lợi ích của khoa học công nghệ trong đời sống hàng ngày.

MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHỆ III/ Các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường công

MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHỆ III/ Các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường công nghệ của các nước đang phát triển: v Các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường công nghệ được chia thành 6 nhóm như sau: 1. Điều kiện các phương tiện vật chất. 2. Tiềm năng của con người về năng lực công nghệ. 3. Sự tích lũy kinh nghiệm và tri thức. 4. Tính hiệu quả của cơ cấu tổ chức. 5. Sự hỗ trợ của nền văn hóa và chính sách công nghệ. 6. Các mối quan hệ quốc tế và những ràng buộc.

MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHỆ IV/ Phân tích môi trường công nghệ của các nước

MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHỆ IV/ Phân tích môi trường công nghệ của các nước đang phát triển: 1. Các yếu tố xác định môi trường công nghệ: v Theo Trung tâm chuyển giao công nghệ khu vực Châu Á Thái Bình Dương - APCTT có thể phân tích môi trường công nghệ theo 7 nhóm sau: 1. Tinh trạng phát triển kinh tế - xã hội: GDP/người/năm, hệ thống giáo dục, chất lượng công nghệ… 2. Tình trạng của cơ sở hạ tầng vật chất và các dịch vụ hỗ trợ: chất lượng dịch vụ công cộng, hạ tầng công nghệ, …

MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHỆ 3. Nguồn cán bộ khoa học và công nghệ và

MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHỆ 3. Nguồn cán bộ khoa học và công nghệ và chi phí cho nghiên cứu triển khai: nguồn vốn cho nghiên cứu và thiết kế R&D, chất lượng đội ngũ làm khoa học công nghệ, … 4. Tình trạng khoa học – công nghệ trong hệ thống sản xuất: Tỷ lệ đóng góp ngành/GDP, hành hóa xuất khẩu/ nhập khẩu có hàm lượng công nghệ cao, … 5. Tình trạng khoa học - công nghệ trong hệ thống giáo dục – đào tạo: Tài liệu KH-KT phục vụ chuyên ngành, hệu quả đào tạo, … 6. Những tiến bộ và cố gắng trong các lĩnh vực đã chọn: Số lượng và trình độ đội ngũ KH-CN, vị trí trong khu vực/thế giới, … 7. Cam kết ở cấp vĩ mô đối với KH-CN cho phát triển: kế hoạch phát triển CN.

MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHỆ 2. Phương pháp xác định chỉ số môi trường công

MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHỆ 2. Phương pháp xác định chỉ số môi trường công nghệ: v Các yếu tố để phân tích môi trường công nghệ được chia làm 2 loại: 1. Các yếu tố định lượng(yếu tố khách quan). 2. Các yếu tố định tính(yếu tố chủ quan) v Chỉ số môi trường công nghệ (CMC) (Technology Climate Index – TCI) được xác định như sau: CMC = a * CMCk + b * CMCc Trong đó: - CMCk là số đo yếu tố định lượng của môi trường công nghệ quốc gia, với: 0 <= CMCk <= 1

MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHỆ - CMCc là số đo yếu tố định tính của

MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHỆ - CMCc là số đo yếu tố định tính của môi trường công nghệ quốc gia, với: 0 <= CMCc <= 1 - a, b là các trọng số phản ánh tầm quan trọng tương đối giữa chỉ số định lượng và chỉ số định tính trong chỉ số môi trường công nghệ, với: a+b=1 - Các chỉ số định lượng có nguyên tắc chung là số đo càng cao thì môi trường càng thuận lợi. - Các trọng số a, b có thể xác định nhờ các chuyên gia.

MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHỆ 3. Lợi ích của việc đánh giá môi trường công

MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHỆ 3. Lợi ích của việc đánh giá môi trường công nghệ: v Môi trường công nghệ là điều kiện tiên quyết để có thể phát triển công nghệ, đặc biệt phát triển công nghệ nội sinh. v Xây dựng một môi trường thuận lợi cho phát triển công nghệ là nguyện vọng của hầu hết các quốc gia. v Để xây dựng môi trường công nghệ, việc xác định các yếu tố tạo nên môi trường, các nhân tố ảnh hưởng đến các yếu tố đó, phương pháp đo lường để đánh giá có ý nghĩa hết sức quan trọng. v Phương pháp APCTT đưa ra để đánh giá môi trường công nghệ đã đáp ứng được các nhu cầu cấp thiết này.

MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHỆ v Câu hỏi ôn tập: 1/ Trình bày các thành

MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHỆ v Câu hỏi ôn tập: 1/ Trình bày các thành phần của môi trường công nghệ ? 2/ Trình bày phương pháp xác định chỉ số môi trường công nghệ ?