LUT PHNG CHNG HIVAIDS q LUT PHNG CHNG

  • Slides: 23
Download presentation
LUẬT PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS q LUẬT PHÒNG, CHỐNG NHIỄM VI RÚT G Y RA

LUẬT PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS q LUẬT PHÒNG, CHỐNG NHIỄM VI RÚT G Y RA HỘI CHỨNG SUY GIẢM MIỄN DỊCH MẮC PHẢI Ở NGƯỜI (HIV/AIDS) q QUYỀN TRẺ EM q CHỈ THỊ VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC P/C HIV/AIDS TRONG NGÀNH GIÁO DỤC

Quyền của người nhiễm HIV Nghĩa vụ của người nhiễm HIV Những hành vi

Quyền của người nhiễm HIV Nghĩa vụ của người nhiễm HIV Những hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến HIV/AIDS

Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của người nhiễm HIV 1. Người nhiễm HIV

Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của người nhiễm HIV 1. Người nhiễm HIV có các quyền sau đây: a) Sống hòa nhập với cộng đồng và xã hội; b) Được điều trị và chăm sóc sức khoẻ; c) Học văn hoá, học nghề, làm việc; d) Được giữ bí mật riêng tư liên quan đến HIV/AIDS; đ) Từ chối khám bệnh, chữa bệnh khi đang điều trị bệnh AIDS trong giai đoạn cuối; e) Các quyền khác theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của người nhiễm HIV (tt) 2. Người nhiễm

Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của người nhiễm HIV (tt) 2. Người nhiễm HIV có các nghĩa vụ sau đây: a) Thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm HIV sang người khác; b) Thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính của mình cho vợ, chồng hoặc cho người chuẩn bị kết hôn với mình biết; c) Thực hiện các quy định về điều trị bằng thuốc kháng HIV; d) Các nghĩa vụ khác theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 8. Những hành vi bị nghiêm cấm 1. Cố ý lây truyền hoặc

Điều 8. Những hành vi bị nghiêm cấm 1. Cố ý lây truyền hoặc truyền HIV cho người khác. 2. Đe dọa truyền HIV cho người khác. 3. Kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV. 4. Cha, mẹ bỏ rơi con chưa thành niên nhiễm HIV; người giám hộ bỏ rơi người được mình giám hộ nhiễm HIV. 5. Công khai tên, địa chỉ, hình ảnh của người nhiễm HIV hoặc tiết lộ cho người khác biết việc một người nhiễm HIV khi chưa được sự đồng ý của người đó, trừ trường hợp quy định tại Điều 30 của luật này. 6. Đưa tin bịa đặt về nhiễm HIV đối với người không nhiễm HIV.

Điều 8. Những hành vi bị nghiêm cấm (tt) 7. Bắt buộc xét nghiệm

Điều 8. Những hành vi bị nghiêm cấm (tt) 7. Bắt buộc xét nghiệm HIV, trừ trường hợp quy định tại Điều 28 của luật này. 8. Truyền máu, sản phẩm máu, ghép mô, bộ phận cơ thể có HIV cho người khác. 9. Từ chối khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh vì biết hoặc nghi ngờ người đó nhiễm HIV. 10. Từ chối mai táng, hoả táng người chết vì lý do liên quan đến HIV/AIDS. 11. Lợi dụng hoạt động phòng, chống HIV/AIDS để trục lợi hoặc thực hiện các hành vi trái pháp luật. 12. Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật.

Điều 14. Phòng, chống HIV/AIDS tại nơi làm việc (tt) 2. Người sử dụng

Điều 14. Phòng, chống HIV/AIDS tại nơi làm việc (tt) 2. Người sử dụng lao động không được có các hành vi sau đây: a) Chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc gây khó khăn trong quá trình làm việc của người lao động vì lý do người lao động nhiễm HIV; b) Ép buộc người lao động còn đủ sức khỏe chuyển công việc mà họ đang đảm nhiệm vì lý do người lao động nhiễm HIV; c) Từ chối nâng lương, đề bạt hoặc không bảo đảm các quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động vì lý do người lao động nhiễm HIV; d) Yêu cầu xét nghiệm HIV hoặc xuất trình kết quả xét nghiệm HIV đối với người dự tuyển lao động, từ chối tuyển dụng vì lý do người dự tuyển lao động nhiễm HIV, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 28 của luật này.

Điều 15. Phòng, chống HIV/AIDS trong cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo

Điều 15. Phòng, chống HIV/AIDS trong cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân 1. Cơ sở giáo dục có trách nhiệm tổ chức giảng dạy cho học sinh, sinh viên, học viên về phòng, chống HIV/AIDS. 2. Cơ sở giáo dục không được có các hành vi sau đây: a) Từ chối tiếp nhận học sinh, sinh viên, học viên vì lý do người đó nhiễm HIV; b) Kỷ luật, đuổi học sinh, sinh viên, học viên vì lý do người đó nhiễm HIV; c) Tách biệt, hạn chế, cấm đoán học sinh, sinh viên, học viên tham gia các hoạt động, dịch vụ của cơ sở vì lý do người đó nhiễm HIV; d) Yêu cầu xét nghiệm HIV hoặc yêu cầu xuất trình kết quả xét nghiệm HIV đối với học sinh, sinh viên, học viên hoặc người đến xin học.

Điều 26. Tư vấn trước và sau khi xét nghiệm HIV 1. Các trường

Điều 26. Tư vấn trước và sau khi xét nghiệm HIV 1. Các trường hợp xét nghiệm HIV đều phải được tư vấn trước và sau khi xét nghiệm HIV. 2. Cơ sở xét nghiệm HIV có trách nhiệm tổ chức việc tư vấn trước và sau khi xét nghiệm HIV. 3. Chỉ những người đã được tập huấn về tư vấn phòng, chống HIV/AIDS mới được thực hiện việc tư vấn trước và sau khi xét nghiệm HIV.

Điều 27. Xét nghiệm HIV tự nguyện 1. Việc xét nghiệm HIV được thực

Điều 27. Xét nghiệm HIV tự nguyện 1. Việc xét nghiệm HIV được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của người được xét nghiệm. 2. Người tự nguyện xét nghiệm HIV phải từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự. 3. Việc xét nghiệm HIV đối với người dưới 16 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó.

Điều 28. Xét nghiệm HIV bắt buộc 1. Xét nghiệm HIV bắt buộc đối

Điều 28. Xét nghiệm HIV bắt buộc 1. Xét nghiệm HIV bắt buộc đối với trường hợp có trưng cầu giám định tư pháp hoặc quyết định của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân hoặc Toà án nhân dân. 2. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc xét nghiệm HIV bắt buộc trong một số trường hợp cần thiết để chẩn đoán và điều trị cho người bệnh. 3. Chính phủ quy định danh mục một số nghề phải xét nghiệm HIV trước khi tuyển dụng. 4. Kinh phí xét nghiệm đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này do ngân sách nhà nước chi trả.

Điều 41. Chăm sóc người nhiễm HIV 1. Người nhiễm HIV được chăm sóc

Điều 41. Chăm sóc người nhiễm HIV 1. Người nhiễm HIV được chăm sóc tại gia đình, cơ sở y tế của Nhà nước. 2. Trẻ em nhiễm HIV bị bỏ rơi, người nhiễm HIV không nơi nương tựa, không còn khả năng lao động được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội của Nhà nước. 3. Tổ chức tôn giáo, tổ chức phi chính phủ và các tổ chức khác được thành lập cơ sở chăm sóc người nhiễm HIV. 4. UBND các cấp có trách nhiệm huy động cộng đồng tham gia tổ chức các hình thức chăm sóc người nhiễm HIV dựa vào cộng đồng. 5. Chính phủ quy định chế độ chăm sóc người nhiễm HIV quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN CỦA TRẺ

CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN CỦA TRẺ

CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ QUYỀN TRẺ EM Ø Việt Nam là nước thứ

CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ QUYỀN TRẺ EM Ø Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới và là nước đầu tiên ở Châu Á phê chuẩn Công ước vào ngày 20. 02. 1990 Ø Công ước vê quyền trẻ em bao gồm: §Quyền được sống (Điều 6) § Quyền được có gia đình (Điều 10) § Quyền được bảo vệ khi không có gia đình (Điều 20) § Quyền được bảo vệ tránh mọi hình thức ngược đãi của người nuôi trẻ (Điều 19)

CHỈ THỊ VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS TRONG NGÀNH GIÁO DỤC

CHỈ THỊ VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS TRONG NGÀNH GIÁO DỤC

1. Củng cố hệ thống tổ chức chỉ đạo phòng, chống HIV/AIDS ở các

1. Củng cố hệ thống tổ chức chỉ đạo phòng, chống HIV/AIDS ở các cấp quản lý giáo dục và các cơ sở giáo dục. 2. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và của ngành giáo dục về phòng, chống HIV/AIDS cho người học, nhà giáo, cán bộ, nhân viên. -Chỉ thị số 54/CT-TW ngày 30 tháng 11 năm 2005 của Ban Bí thư Trung ương đảng về tăng cường lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới; -Luật phòng, chống HIV/AIDS; -Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 ban hành kèm theo Quyết định số 36/2004/QĐTTg ngày 17 tháng 3 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ.

3. Tăng cường truyền thông, giáo dục : a) giảng dạy chính khóa về

3. Tăng cường truyền thông, giáo dục : a) giảng dạy chính khóa về phòng chống HIV/AIDS theo chương trình và kế hoạch giảng dạy; b) Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa về phòng, chống HIV/AIDS; c) Tổ chức Tháng hành động phòng, chống HIV/AIDS và ngày Thế giới phòng, chống HIV/AIDS (01/12) hàng năm; d) Xây dựng góc truyền thông, tư vấn thân thiện về sức khỏe sinh sản và phòng, chống HIV/AIDS. 4. Lồng ghép nội dung phòng chống HIV/AIDS vào các hoạt động của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và các hoạt động khác có liên quan như: giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản, kỹ năng sống, phòng, chống ma túy, mại dâm và các hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí. 5. Thực hiện các biện pháp dự phòng toàn diện lây nhiễm HIV trong các cơ sở giáo dục. Nâng cao ý thức trách nhiệm và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ y tế trường học về phòng, chống HIV/AIDS.

6. Thực hiện nghiêm túc các quy định về chống kỳ thị, phân biệt

6. Thực hiện nghiêm túc các quy định về chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV: a) Các cơ sở giáo dục cam kết không kỳ thị và phân biệt đối xử với người học, nhà giáo, cán bộ, nhân viên nhiễm HIV hoặc bị ảnh hưởng bởi HIV; b) Đảm bảo quyền được học tập, làm việc, sống hòa nhập cộng đồng của người nhiễm hoặc bị ảnh hưởng bởi HIV; c) Tuyên truyền, giáo dục lòng nhân ái, chia sẻ đối với người nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV; d) Huy động người nhiễm HIV tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS của cơ sở giáo dục; đ) Cơ sở giáo dục không được yêu cầu xét nghiệm HIV, xuất trình kết quả xét nghiệm HIV đối với người học, người đến xin học, nhà giáo, cán bộ, nhân viên, người dự tuyển lao động; Không được từ chối tiếp nhận, kỷ luật, tách biệt, hạn chế, cấm đoán người học, nhà giáo, cán bộ, nhân viên tham gia các hoạt động, dịch vụ của cơ sở chỉ vì lý do người đó nhiễm HIV.

7. Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, giáo viên làm công

7. Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, giáo viên làm công tác phòng, chống HIV/AIDS tại các cấp quản lý giáo dục và các cơ sở giáo dục. 8. Tăng cường đầu tư ngân sách cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. 9. Phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể tại địa phương để triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, chống kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV. 10. Kiểm tra, giám sát, đánh giá và báo các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trong ngành giáo dục theo quy định. 11. Biểu dương, khen thưởng và xử lý các tập thể và cá nhân vi phạm Luật phòng, chống HIV/AIDS và các quy định tại Chỉ thị này.

Chăm sóc hô trơ về tinh thần ä Sự hiểu biết , tình thương

Chăm sóc hô trơ về tinh thần ä Sự hiểu biết , tình thương của các thành viên trong gia đình và cộng đồng dành cho trẻ vô cùng quan trọng , đặc biệt là những trẻ mô côi ä Đảm bảo cho trẻ được đến trường , được vui chơi như những trẻ bình thường khác ä Khi trẻ đã lớn , đã đủ hiểu biết cần phải có sự chuẩn bị về tâm lý để thông báo tình trạng nhiễm HIV cho trẻ ä Khi trẻ đến tuổi vị thành niên, cần được giáo dục đầy đủ về tình dục an toa n ä Giáo dục trẻ không chơi các trò chơi bạo lực có nguy cơ gây châ n thương, không đánh nhau cũng không că n nhau dù không lây truyê n HIV

Giảm kỳ thị cách nào? ä ä ä Giảm kỳ thị = Giúp cộng

Giảm kỳ thị cách nào? ä ä ä Giảm kỳ thị = Giúp cộng đồng vượt qua những cảm xúc sợ hãi của chính mình Cung cấp kiến thức để loại trừ những nhận thức không chính xác Thay đổi hình ảnh về người có HIV/AIDS trong mắt mọi người: ä Không dùng những hình ảnh ghê sợ để diễn tả về người có HIV/AIDS ä Tạo điều kiện để người có HIV/AIDS tham gia vào các hoạt động truyền thông, chia sẻ kinh nghiệm sống.

Giảm kỳ thị và phân biệt đối xử trẻ OVC ä Mục tiêu của

Giảm kỳ thị và phân biệt đối xử trẻ OVC ä Mục tiêu của các hoạt động giảm kỳ thị và phân biệt đối xử trẻ OVC: Giúp những đối tượng liên quan: ä Hiểu rõ cơ sơ khoa ho c, thư c tê vê viê c không lây nhiê m qua tiê p xu c giư a ca c tre em trong trươ ng ho c ä Hiểu rõ những tô n thương về tâm lý khi trẻ bị cô lập. ä Cùng góp phần tạo sự đồng thuận trong dư luận để làm giảm sự kỳ thị và phân biệt đối xử với trẻ nhiễm HIV trong cộng đồng.