KIM TRA BI C Em hiu th no
KIỂM TRA BÀI CŨ ? Em hiểu thế nào là nói quá? Cho ví dụ?
1. Vì vậy, tôi để sẵn mấy lời này, phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lê – nin và các vị anh hùng khác, thì đồng bào cả nước, đồng chí trong Đảng và bầu bạn khắp nơi đều khỏi cảm thấy đột ngột. 2. Bác đã đi rồi, sao Bác ơi! Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời. 3. Lượng con ông Độ… bố mẹ chẳng còn Þ đi gặp, đi, chẳng còn = chết Giảm cảm giác đau buồn
1. Giảm cảm giác đau buồn Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng. (Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu) => Bầu sữa = Vú Tránh cảm giác thô tục, gây cười
1. Giảm cảm giác đau buồn 2. Tránh cảm giác thô tục - Con dọa này lười lắm. - Con dạo này không được chăm chỉ lắm. 3. Tránh cảm giác nặng nề, thiếu tế nhị
Nói giảm nói tránh là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI - Khi gặp tình huống thấy bạn xả rác bừa bãi trong lớp học thì em sẽ nói với bạn thế nào? - Trường hợp nào thì mình nên nói giảm nói tránh, và trường hợp nào thì không nên nói giảm nói tránh?
TRẢ LỜI: - Bạn không được vứt rác bừa bãi trong lớp như thế! => Khi cần động viên, khích lệ, nhận xét một vấn đề nào đó thì nên nói giảm nói tránh. Khi cần phê bình những hành động sai trái, làm sáng tỏ sự thật, … thì không nên nói giảm nói tránh.
* CÁC KIỂU NÓI GIẢM NÓI TRÁNH Tình huống 1: a. Anh ấy đã đi rồi b. Anh ấy đã chết rồi => Nói giảm nói tránh bằng cách dùng từ đồng nghĩa
* CÁC KIỂU NÓI GIẢM NÓI TRÁNH Tình huống 2: a. Bài thơ của anh dở lắm b. Bài thơ của anh chưa được hay lắm => Nói giảm nói tránh bằng cách phủ định từ trái nghĩa
* CÁC KIỂU NÓI GIẢM NÓI TRÁNH Tình huống 3: a. Anh còn kém lắm b. Anh cần phải cố gắng hơn nữa => Nói giảm nói tránh bằng cách nói vòng
CÁC KIỂU NÓI GIẢM NÓI TRÁNH Tình huống 4: a. Anh ấy bị thương nặng thế thì không sống được lâu nữa đâu chị ạ. b. Anh ấy thế thì không được lâu nữa đâu chị ạ. => Nói giảm nói tránh bằng cách nói trống (tỉnh lược)
CÁC KIỂU NÓI GIẢM NÓI TRÁNH - Nói giảm nói tránh bằng cách dùng từ đồng nghĩa - Nói giảm nói tránh bằng cách phủ định từ trái nghĩa - Nói giảm nói tránh bằng cách nói vòng - Nói giảm nói tránh bằng cách nói trống (tỉnh lược)
1. Điền các từ ngữ nói giảm nói tránh sau đây vào chỗ trống /. . . /: đi nghỉ, khiếm thị, chia tay nhau, có tuổi, đi bước nữa. đi nghỉ a. Khuya rồi, mời bà. . . . khiếm thị b. Đây là lớp học cho trẻ em. . . có tuổi rồi, nên chú ý giữ gìn sức khỏe. c. Mẹ đã. . .
2. Trong mỗi cặp câu dưới đây, câu nào có sử dụng cách nói giảm nói tránh? a 1. Anh phải hòa nhã với bạn bè! a 2. Anh nên hòa nhã với bạn bè! b 1. Anh ra khỏi phòng tôi ngay! b 2. Anh không nên ở đây! c 1. Xin đừng hút thuốc trong phòng! c 2. Cấm hút thuốc trong phòng!
3. Khi chê trách một điều gì, để người nghe dễ tiếp nhận, người nói thường nói giảm nói tránh bằng cách phủ định điều ngược lại với nội dung đánh giá. Hãy vận dụng cách nói giảm nói tránh như thế để đặt các tình huống sau: N 1: - Dáng người chị béo lắm, không làm người mẫu được đâu. - Các chiến sĩ đã chết để bảo vệ quê hương. N 2: - Em hát tồi lắm, không tham gia được đâu. - Tai của bạn bị điếc, nên ngồi gần chỗ thầy N 3: -Trông những đứa trẻ bị mù này thật đáng thương - Anh cút khỏi nhà tôi ngay. N 4: - Nó học dốt lắm. - Bạn mặc váy này xấu lắm, không đi đám cưới được đâu. .
GỢI Ý TRẢ LỜI N 1: - Dáng chị không được thon thả lắm, không nên làm người mẫu. - Các chiến sỹ đã hy sinh để bảo vệ quê hương. N 2: - Em hát chưa được hay lắm, không nên tham gia. - Tai của bạn nghe không được rõ lắm, bạn nên ngồi gần thầy hơn. N 3: - Trông những đứa trẻ bị khiếm thị thật đáng thương. - Anh không nên ở đây nữa. N 4: - Nó học không được tốt lắm. - Cái váy này không phù hợp lắm, bạn không nên mặc đi đám cưới.
2 1 3 8 7 4 6 5
Chúc mừng bạn, bạn đem lại cho nhóm của bạn điểm mười.
Chúc mừng bạn, bạn đem lại cho nhóm của bạn điểm mười.
- Câu nói sau có vận dụng biện pháp nói giảm nói tránh không? “Con Rùa nó bò lật ngửa cũng còn nhanh hơn cậu đó. ” ĐÁP ÁN: - Câu nói trên không có sử dụng (thiếu lịch sự khi giao tiếp, xem thường bạn, coi bạn như con rùa chậm chạp).
Hãy đặt một câu có sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh? * Gợi ý: 1. Tóc bạn không được mượt cho lắm. 2. Bạn học toán chưa được tốt cho lắm
. -Tìm từ ngữ thể hiện biện pháp tu từ nói giảm nói tránh trong câu thơ sau? Đã ngừng đập, một trái tim Đã ngừng đập, một cánh chim đại bàng. (Thu Bồn) ĐÁP ÁN: “Ngừng đập”
- Có mấy cách nói giảm nói tránh? Nêu rõ cách? ĐÁP ÁN: + Có 4 cách - Dùng từ đồng nghĩa - Dùng cách nói vòng - Dùng cách nói trống ( tỉnh lược) - Dùng cách nói phủ định từ trái nghĩa
Nếu em là người làm nhân chứng ở tòa trong một sự việc nào đó. Em có nói giảm nói tránh không? Vì sao? ĐÁP ÁN: - Em không nói giảm nói tránh - Vì nói như vậy không đúng với sự thật làm ảnh hưởng đến việc xét xử của sự việc đó.
Về nhà: - Học bài, làm các bài tập còn lại vào vở. - Soạn “ Câu ghép”
- Slides: 30