H Ch Minh 1890 1969 Tn tht l

  • Slides: 9
Download presentation
Hồ Chí Minh (1890 -1969) - Tên thật là Nguyễn Tất Thành - Quê

Hồ Chí Minh (1890 -1969) - Tên thật là Nguyễn Tất Thành - Quê ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An - Là vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc và nhà thơ lớn của đất nước. - Là chiến sĩ cộng sản quốc tế. - Là danh nhân văn hoá thế giới.

- Tháng 8/1942 Hồ Chí Minh từ Pác Bó (Cao Bằng) bí mật lên

- Tháng 8/1942 Hồ Chí Minh từ Pác Bó (Cao Bằng) bí mật lên đường sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ của quốc tế cho cách mạng Việt Nam. Khi đến gần thị trấn Túc Vinh thì người bị chính quyền địa phương bắt giữ và giải tới giải lui gần 30 nhà giam của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Trong thời gian đó, người đã viết “Nhật ký trong tù” bằng chữ Hán gồm 133 bài, phần lớn là thơ tứ tuyệt. Bác Hồ viết “Nhật ký trong tù” để ngâm ngợi cho khuây trong khi chờ đợi tự do. Có thể nói “Nhật ký trong tù” là viên ngọc quý trong kho tàng văn học Việt Nam.

VỌNG NGUYỆT Ngục trung vô tửu diệc vô hoa, Đối thử lương tiêu nại

VỌNG NGUYỆT Ngục trung vô tửu diệc vô hoa, Đối thử lương tiêu nại nhược hà? Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt, Nguyệt tòng song khích khán thi gia. NGẮM TRĂNG Trong tù không rượu cũng không hoa, Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ; Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ, Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ. Hồ CHí Minh

- Hai câu đầu Ngục trung vô tửu diệc vô hoa, Đối thử lương

- Hai câu đầu Ngục trung vô tửu diệc vô hoa, Đối thử lương tiêu nại nhược hà? Trong tù không rượu cũng không hoa, Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ;

GHẺ LỞ Đầy mình đỏ tím như hoa gấm, Sột soạt luôn tay tựa

GHẺ LỞ Đầy mình đỏ tím như hoa gấm, Sột soạt luôn tay tựa gảy đàn; Mặc gấm bạn tù đều khách quí, Gảy đàn trong ngục thảy tri âm. Hồ Chí Minh

- Hai câu cuối Nhân / hướng song tiền / khán / minh nguyệt,

- Hai câu cuối Nhân / hướng song tiền / khán / minh nguyệt, Nguyệt / tòng song khích / khán / thi gia. Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ, Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ. - Nhận xét về nét nghệ thuật đặc sắc của hai câu thơ ?

Hình ảnh song sắt tượng trưng cho sức mạnh tàn bạo của nhà tù

Hình ảnh song sắt tượng trưng cho sức mạnh tàn bạo của nhà tù đen tối còn vầng trăng là thế giới của cái đẹp, là bầu trời tự do. Nhưng với cuộc ngắm trăng, song sắt nhà tù đã trở nên bất lực, vô nghĩa trước tâm hồn tự do của người tù cách mạng Þ Hai câu thơ cuối còn cho thấy sức mạnh tinh thần kỳ diệu của người chiến sĩ. Người chiến sĩ ấy dường như không chút bận tâm về những cùm xích, đói rét, muỗi rệp, ghẻ lở …của chế độ nhà tù khủng khiếp, cũng bất chấp song sắt thô bạo của nhà tù, để tâm hồn bay bổng tìm đến đối diện đàm tâm với vầng trăng tri kỷ

Nghệ thuật - Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, phép đối, nhân hóa, lời

Nghệ thuật - Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, phép đối, nhân hóa, lời thơ giản dị Nội dung - Tình yêu thiên nhiên say mê và phong thái ung dung của bác Hồ ngay cả trong cảnh ngục tù tối tăm

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Học thuộc bài thơ và phân tích 1. 2.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Học thuộc bài thơ và phân tích 1. 2. 2. 3. 4. 5. Trả lời các câu hỏi Tinh thần cổ điển và tinh thần thép, chất nghệ sĩ và chất chiến sĩ được kết hợp như thế nào trong bài thơ ? Có người nói bài thơ là cuộc vượt ngục thành công và kỳ lạ của Hồ Chí Minh, ý kiến em như thế nào ? 3. Chép lại những câu thơ về trăng của Bác, so sánh với hình ảnh trăng trong bài “ Vọng nguyệt” 6. - Soạn bài “ Đi đường” và trả lời các câu hỏi trong SGK